Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt và chỉ có thể
tồn tại, phát triển bền vững trên thị trường khi kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, HQKD
đối với các doanh nghiệp luôn được quan tâm hàng đầu, là mục tiêu sống còn của các
doanh nghiệp và nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì tầm quan
trọng như vậy nên tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của doanh nghiệp cần
phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, trong đó có một yếu tố không thể thiếu, đó là
cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động SXKD đều có một cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý nhất định. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có vai trò quyết định
toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
phù hợp sẽ giúp mọi người thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình một cách
thuận lợi, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao, hướng tới thực hiện mục tiêu chung của
doanh nghiệp. Mặt khác, nó còn giúp cho doanh nghiệp đó thích nghi với môi trường
kinh doanh đầy biến động, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó,
HQKD của doanh nghiệp tăng lên. Ngược lại, nếu một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
không phù hợp, bộ máy chồng chéo nhau sẽ dẫn đến sự trì trệ, mâu thuẫn và kém hiệu
quả, có thể dẫn tới sự phá sản của doanh nghiệp. Có thể nói, đây là nhân tố quyết định
sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc hoàn
thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý góp phần nâng cao HQKD là mục tiêu của bất kỳ
doanh nghiệp nào, và các doanh nghiệp lâm nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật ấy
237 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh tại các công ty lâm nghiệp nhà nước trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
NCS Phạm Thị Huế
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ
bảo tận tình của tập thể, cá nhân trong và ngoài trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Trước tiên, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới cố PGS.TS. Vũ Đình Thắng và PGS.TS.
Nguyễn Bá Ngãi, những người thầy đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi để tôi có
thể hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Ban Chủ nhiệm và tập thể cán bộ giảng viên Khoa Bất Động sản và Kinh tế Tài
nguyên, đặc biệt là các thầy cô thuộc bộ môn Kinh tế nông nghiệp; Ban Lãnh đạo và
tập thể cán bộ Viện Đào tạo Sau Đại học đã giúp đỡ để tôi hoàn thành quá trình học
tập và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Tổng cục lâm nghiệp, Bộ
nông nghiệp và phát triển nông thôn; các công ty lâm nghiệp tại các tỉnh; các cơ quan,
tổ chức, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thu thập số liệu, tư liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, các
cán bộ viên chức Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh nơi tôi công tác đã ủng hộ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè, luôn động viên,
ủng hộ, giúp đỡ tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
NCS. Phạm Thị Huế
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ ......................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3
3.1. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Đóng góp của luận án .......................................................................................... 3
5. Kết cấu của luận án ............................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
KHOA HỌC VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ, ẢNH HƯỞNG CỦA
CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ ĐẾN HIỆU QUẢ ................................. 5
KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP ............................................................ 5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ............................................................. 5
1.1.1. Các trường phái lý thuyết về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và sự ảnh hưởng
của nó đến hiệu quả kinh doanh ............................................................................... 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ......................................... 7
1.2. Cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và ảnh hưởng của cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp .................. 14
1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp ........................................ 14
1.2.2. Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp ............................................... 31
1.2.3. Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh trong
doanh nghiệp ......................................................................................................... 44
1.3. Cơ sở thực tiễn về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và hiệu quả kinh doanh
tại các công ty lâm nghiệp ..................................................................................... 52
1.3.1. Cơ sở pháp lý liên quan đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và hiệu quả kinh
doanh tại các công ty lâm nghiệp ........................................................................... 52
iv
1.3.2. Kinh nghiệm hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý trong các đơn vị kinh doanh
rừng trên Thế giới và tại Việt Nam ........................................................................ 58
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ......................... 63
2.1. Phương pháp tiếp cận .................................................................................... 63
2.2. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 63
2.3. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 64
2.3.1. Thiết kế tổng thể .......................................................................................... 64
2.3.2. Tổng thể nghiên cứu .................................................................................... 64
2.3.3. Mẫu nghiên cứu ........................................................................................... 65
2.4. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu .............................................................. 66
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 66
2.4.2. Phương pháp xử lý, phân tích dữ liệu ........................................................... 68
2.5. Giới thiệu thang đo và mô hình hồi quy tuyến tính ...................................... 70
2.5.1. Giới thiệu các biến và thang đo đo lường các biến ....................................... 70
2.5.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo ..................................................................... 74
2.5.3. Giới thiệu mô hình hồi quy tuyến tính đa biến ............................................. 75
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC CÔNG TY LÂM
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM ......................... 77
3.1. Đặc điểm của ngành lâm nghiệp và các công ty lâm nghiệp tại Việt Nam .. 77
3.1.1. Đặc điểm của ngành lâm nghiệp .................................................................. 77
3.1.2. Đặc điểm chung của các công ty lâm nghiệp ................................................ 78
3.2. Sự tác động của hệ thống chính sách đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của
các công ty lâm nghiệp tại Việt Nam kể từ khi ban hành Nghị quyết
28/2003/NQ/TW đến nay ....................................................................................... 78
3.2.1. Giai đoạn thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW (từ năm 2003 đến năm 2014) ....... 78
3.2.2. Giai đoạn thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW (từ năm 2014 đến nay)............. 87
3.3. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các công ty lâm nghiệp tại
các tỉnh phía Bắc Việt Nam .................................................................................. 94
3.3.1. Các mô hình tổ chức bộ máy quản lý của các công ty lâm nghiệp tại Việt
Nam ...................................................................................................................... 94
3.3.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các công ty lâm nghiệp tại các
tỉnh phía Bắc Việt Nam ......................................................................................... 97
3.4. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các công ty lâm nghiệp tại các tỉnh
phía Bắc Việt Nam .............................................................................................. 114
3.4.1. Khái quát hiệu quả kinh doanh của các công ty lâm nghiệp trong cả nước ........ 114
v
3.4.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các công ty lâm nghiệp tại các tỉnh phía
Bắc Việt Nam ...................................................................................................... 116
3.5. Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh doanh tại
các công ty lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu ................................................ 126
3.5.1. Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là
lợi nhuận của các CTLN trên địa bàn nghiên cứu ................................................ 126
3.5.2. Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với biến phụ thuộc là tỷ
suất lợi nhuận của các CTLN trên địa bàn nghiên cứu ......................................... 138
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN
LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY
LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM ............. 146
4.1. Quan điểm, định hướng hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh của các công ty lâm nghiệp tại Việt Nam ..................... 146
4.1.1. Quan điểm hoàn thiện tổ chức quản lý các công ty lâm nghiệp tại Việt Nam .... 146
4.1.2. Định hướng hoàn thiện tổ chức quản lý các công ty lâm nghiệp tại Việt Nam ..... 148
4.2. Giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhằm nâng cao hiệu
quả kinh doanh của các công ty lâm nghiệp phía Bắc Việt Nam ...................... 150
4.2.1. Giải pháp về tính chính thức trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các
công ty lâm nghiệp phía Bắc Việt Nam ............................................................... 150
4.2.2. Giải pháp về tính tập trung trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các công
ty lâm nghiệp phía Bắc Việt Nam ........................................................................ 153
4.2.3. Giải pháp về tính phức tạp trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các công
ty lâm nghiệp phía Bắc Việt Nam ........................................................................ 159
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 168
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Từ viết đầy đủ
1 CBCNV Cán bộ công nhân viên
2 CTLN Công ty lâm nghiệp
3 HQKD Hiệu quả kinh doanh
4 LTQD Lâm trường quốc doanh
5 NLTQD Nông lâm trường quốc doanh
6 NQ Nghị quyết
7 SXKD Sản xuất kinh doanh
8 TNHH 1 TV Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên
9 TNHH 2 TV Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên
10 TW Trung ương
11 UBND Ủy ban nhân dân
12 VKD Vốn kinh doanh
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng các CTLN được chọn làm mẫu nghiên cứu .............................. 65
Bảng 2.2: Danh sách các CTLN được chọn làm mẫu nghiên cứu............................ 66
Bảng 2.3: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo tính chính thức và tính tập trung ..... 75
Bảng 2.4: Bảng diễn giải các biến trong mô hình hồi quy tuyến tính đa biến .......... 76
Bảng 3.1: Kết quả chuyển đổi loại hình hoạt động của các CTLN tính đến tháng
12/2017 .................................................................................................. 91
Bảng 3.2: Phân tích tương quan (Correlations) với biến phụ thuộc là lợi nhuận .... 127
Bảng 3.3: Hệ số hồi quy (Coefficients) trong mô hình biến phụ thuộc là lợi nhuận 129
Bảng 3.4: Tóm tắt mô hình hồi quy ...................................................................... 130
Bảng 3.5: ANOVAb trong mô hình biến phụ thuộc là lợi nhuận ........................... 133
Bảng 3.6: Phân tích tương quan với biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận ............... 138
Bảng 3.7: Hệ số hồi quy trong mô hình biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận .......... 139
Bảng 3.8: Tóm tắt mô hình hồi quy ...................................................................... 140
Bảng 3.9: ANOVAb trong mô hình biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận ................ 142
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình:
Hình 3.1. Đồ thị thể hiện tính chuẩn của phần dư trong mô hình biến phụ thuộc là
lợi nhuận .............................................................................................. 131
Hình 3.2. Đồ thị thể hiện tính chuẩn của phần dư trong mô hình biến phụ thuộc là tỷ
suất lợi nhuận ....................................................................................... 141
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1. Năm thành phần cơ bản của cơ cấu tổ chức theo Henry Minzberg .......... 20
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ khung lý thuyết............................................................................. 51
Sơ đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 63
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của CTLN có đơn vị hạch toán phụ thuộc . 98
Sơ đồ 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của CTLN không có đơn vị hạch toán phụ
thuộc .................................................................................................... 101
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần ................... 165
Sơ đồ 4.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH 1 TV ............ 166
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cạnh tranh khốc liệt và chỉ có thể
tồn tại, phát triển bền vững trên thị trường khi kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, HQKD
đối với các doanh nghiệp luôn được quan tâm hàng đầu, là mục tiêu sống còn của các
doanh nghiệp và nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì tầm quan
trọng như vậy nên tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến HQKD của doanh nghiệp cần
phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, trong đó có một yếu tố không thể thiếu, đó là
cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp.
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành các hoạt động SXKD đều có một cơ cấu tổ
chức bộ máy quản lý nhất định. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý có vai trò quyết định
toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
phù hợp sẽ giúp mọi người thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình một cách
thuận lợi, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao, hướng tới thực hiện mục tiêu chung của
doanh nghiệp. Mặt khác, nó còn giúp cho doanh nghiệp đó thích nghi với môi trường
kinh doanh đầy biến động, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó,
HQKD của doanh nghiệp tăng lên. Ngược lại, nếu một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
không phù hợp, bộ máy chồng chéo nhau sẽ dẫn đến sự trì trệ, mâu thuẫn và kém hiệu
quả, có thể dẫn tới sự phá sản của doanh nghiệp. Có thể nói, đây là nhân tố quyết định
sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc hoàn
thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý góp phần nâng cao HQKD là mục tiêu của bất kỳ
doanh nghiệp nào, và các doanh nghiệp lâm nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Các doanh nghiệp lâm nghiệp nhà nước tại Việt Nam từ năm 2003 trở về trước
có tên là LTQD. Năm 2004 đánh dấu sự bắt đầu của chủ trương đổi mới mạnh mẽ hệ
thống các LTQD bằng Nghị quyết số 28-NQ/TW của BCH TW Đảng ngày 16/03/2003
về việc “tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông lâm trường quốc doanh” và Nghị
định số 200/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về “sắp xếp, đổi mới và phát
triển lâm trường quốc doanh”. Từ đó, các LTQD đều được đổi tên thành CTLN. Đến
năm 2010, tất cả các CTLN một lần nữa lại được đổi tên thành Công ty trách nhiệm
hữu hạn 1 thành viên lâm nghiệp (do Nhà nước làm chủ sở hữu) theo Nghị định số
25/2010/NĐ-CP. Trải qua quá trình sắp xếp, đổi mới, các CTLN đã đạt được nhiều
biến chuyển tích cực. Tuy nhiên, HQKD của các công ty này vẫn còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các CTLN, ngày 12/3/2014 Bộ
chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW về “tiếp tục sắp xếp, đổi mới và
2
phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp”. Nghị quyết
này đã nêu rõ, trong thời gian tới, các CTLN sẽ được sắp xếp thành các loại hình khác
nhau như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách
nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. Việc sắp xếp thành các loại hình khác nhau theo
Nghị quyết 30-NQ/TW sẽ góp phần làm cho các CTLN có sự chuyển biến mạnh mẽ
hơn trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của mình. Cho đến thời điểm tháng 12 năm
2016, các công ty này chưa hoàn tất quá trình chuyển đổi sang loại hình mới và vẫn
hoạt động dưới cùng một loại hình là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên. Mặc
dù các CTLN có tồn tại với cùng một loại hình hay với các loại hình khác nhau thì cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý của các công ty này luôn luôn là khác nhau, và HQKD
cũng vậy. Việc xác định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ảnh hưởng như thế nào đến
HQKD của các CTLN là một câu hỏi lớn cần phải giải quyết. Chính vì vậy, tác giả đã
lựa chọn đề tài: “Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến hiệu quả kinh
doanh tại các công ty lâm nghiệp nhà nước trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt
Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến HQKD,
tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý góp phần
nâng cao HQKD của các CTLN nhà nước tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và phân tích cơ sở khoa học về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý,
HQKD và ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến HQKD trong
doanh nghiệp.
- Phân tích, xác định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của các CTLN trên địa bàn
nghiên cứu.
- Đánh giá HQKD của các CTLN trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến HQKD
tại các CTLN trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhằm
nâng cao HQKD của các CTLN trên địa bàn nghiên cứu.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: đề tài nghiên cứu trong phạm vi các CTLN nhà nước tại các
tỉnh phía Bắc Việt Nam, bao gồm các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc
Trung Bộ.
- Về mặt thời gian: Số liệu thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến
năm 2017.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và ảnh
hưởng của cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến HQKD của các CTLN trên địa bàn các
tỉnh phía Bắc Việt Nam.
4. Đóng góp của luận án
Luận án có một số đóng góp như sau:
Thứ nhất: Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý đến HQKD của các CTLN trên địa bàn các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Cụ thể, nghiên cứu sẽ khám phá ảnh hưởng của tính phức tạp, tính chính thức, tính tập
trung trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến HQKD của các công ty này.
Thứ hai: Nghiên cứu góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về ảnh hưởng của cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý đến HQKD trong