Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng như hiện
tượng nóng lên toàn cầu đã và đang đe dọa đến các đồng bằng ven biển
trên thế giới, ước tính mực nước biển sẽ dâng thêm từ 20 cm đến 45 cm
vào năm 2030 và 2090 (Khang et al., 2008). Sự biến đổi này cũng làm
gia tăng hàm lượng các khí độc vào môi trường như CO2, NO2, CH4 và
tăng nhiệt độ 1-4°C trong thế kỷ tiếp theo (IPCC, 2013). Theo IPCC
(2007) thì đồng bằng sông Cửu Long được dự đoán là một trong mười
đồng bằng trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nhất của BĐKH. Vì thế,
BĐKH ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản
Việt Nam, nhất là nuôi trồng thủy sản do động vật thuỷ sản là loài biến
nhiệt nên nhiệt độ là yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp đến đời sống. Điều hòa pH hay cân bằng axít - bazơ trong máu của
động vật là một cơ chế quan trọng giúp sinh vật thích nghi với những
thay đổi của môi trường sống cũng như những thay đổi ngay bên trong
cơ thể sinh vật. Đa số các loài động vật, bao gồm động vật sống dưới
nước, pH ngoại bào của cơ thể sẽ giảm khi nhiệt độ cơ thể tăng lên
(Truchot, 1987; Ultsch and Jackson, 1996; Stinner and Hartzler, 2000;
Burton, 2002; Wang and Jackson, 2016). Bên cạnh sự thay đổi về nhiệt
độ thì hàm lượng khí CO2 trong ao nuôi thủy sản cũng tăng cao do tác
động của BĐKH và hiệu ứng nhà kính. Theo Boyd (1998) hàm lượng
CO2 trong ao nuôi tăng cao gây ảnh hưởng đến đời sống động vật thủy
sinh. Khi áp suất riêng phần của CO2 trong nước (PwCO2) lớn hơn
PaCO2 cá sẽ kiềm hãm quá trình thải CO2 qua màng, làm tăng CO2
trong máu từ đó làm giảm khả năng hô hấp của cá và dẫn đến sự thay
đổi mạnh các phản ứng sinh lý của cơ thể cá (Truchot, 1987). Một số
nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với loài thủy
sản có cơ quan hô hấp phụ như nghiên cứu của Damsgaard et al. (2015),
Gam et al. (2018) trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá thát
lát (Chitala ornata) về ảnh hưởng của CO2 đối với việc điều chỉnh axít -
bazơ đã cho thấy 2 loài này có khả năng điều chỉnh axít - bazơ cao hơn
so với các loài hô hấp khí trời khác. Ngoài ra, khi nhiệt độ tăng cao thì
cá cũng tăng cường trao đổi chất trong cơ thể và sự phân huỷ các hợp
chất độc hại. Đặc biệt, nitrit là sản phẩm của chu trình nitơ, được hình
thành từ ammonia trong điều kiện oxy hòa tan thấp là một chất độc
được ghi nhận đối với động vật thủy sinh do làm giảm oxy trong máu
qua hình thành methaemoglobin có màu nâu đỏ dẫn đến sự xáo trộn hô
hấp, quá trình sinh lý và tăng trưởng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về
tác động của nitrit trong môi trường lên các đặc điểm sinh học cũng như
khả năng điều hòa axít - bazơ của các loài cá hô hấp khí trời vùng nhiệt2
đới vẫn còn rất ít. Cho đến nay, chỉ có vài nghiên cứu trên các loài cá có
cơ quan hô hấp phụ như cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá lóc
(Channa striata) của Lefevre et al. (2011 và 2012) và cá thát lát
(Chitala ornata) của Gam et al. (2017) đã ghi nhận được các kết quả
tiêu biểu về khả năng chịu đựng nitrit cao trong việc giảm hấp thụ nitrit
thông qua mang và các cơ chế khử nitơ hiệu quả.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của CO2, nhiệt độ và nitrit lên sự cân bằng axít - Bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản
Mã ngành: 62 62 03 01
PHAN VĨNH THỊNH
ẢNH HƯỞNG CỦA CO2, NHIỆT ĐỘ VÀ NITRIT LÊN SỰ
CÂN BẰNG AXÍT-BAZƠ VÀ CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ
MÁU CỦA LƯƠN ĐỒNG (Monopterus albus Zuiew, 1793)
Cần Thơ, 2019
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Người hướng dẫn chính: Gs.Ts. Nguyễn Thanh Phương
Người hướng dẫn phụ: Gs.Ts. Tobias Wang
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
Họp tại: ..
Vào lúc: .. giờ .. ngày .. tháng .. năm ..
Phản biện 1: .
Phản biện 2: .
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
Thư viện Quốc gia Việt Nam.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Phan Vinh Thinh, Nguyen Thanh Phuong, Colin J. Brauner, Do Thi
Thanh Huong, Andrew T. Wood, Garfield T. Kwan, Justin L. Conner,
Mark Bayley and Tobias Wang, 2018. Acid-base regulation in the air-
breathing swamp eel (Monopterus albus) at different temperatures.
Journal of Experimental Biology, 221 (10) jeb172551
2. Phan Vĩnh Thịnh, Đỗ Thị Thanh Hương, Mark Bayley, Tobias
Wang và Nguyễn Thanh Phương, 2018. Ảnh hưởng của nồng độ CO2
cao trong nước lên cân bằng acid và base của lươn đồng, Monopterus
albus (Zuiew, 1973). Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
54(3B): 138-146.
3. Phan Vinh Thinh, Do Thi Thanh Huong, Le Thi Hong Gam,
Christian Damsgaard, Nguyen Thanh Phuong, Mark Bayley and Tobias
Wang, 2019. Renal acid excretion contributes to acid-base regulation
during hypercapnia in air-exposed swamp eel (Monopterus albus).
Journal of Experimental Biology: jeb.198259 doi: 10.1242/jeb.198259
Published 11 April 2019
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) cũng như hiện
tượng nóng lên toàn cầu đã và đang đe dọa đến các đồng bằng ven biển
trên thế giới, ước tính mực nước biển sẽ dâng thêm từ 20 cm đến 45 cm
vào năm 2030 và 2090 (Khang et al., 2008). Sự biến đổi này cũng làm
gia tăng hàm lượng các khí độc vào môi trường như CO2, NO2, CH4 và
tăng nhiệt độ 1-4°C trong thế kỷ tiếp theo (IPCC, 2013). Theo IPCC
(2007) thì đồng bằng sông Cửu Long được dự đoán là một trong mười
đồng bằng trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nhất của BĐKH. Vì thế,
BĐKH ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản
Việt Nam, nhất là nuôi trồng thủy sản do động vật thuỷ sản là loài biến
nhiệt nên nhiệt độ là yếu tố quan trọng gây ảnh hưởng trực tiếp và gián
tiếp đến đời sống. Điều hòa pH hay cân bằng axít - bazơ trong máu của
động vật là một cơ chế quan trọng giúp sinh vật thích nghi với những
thay đổi của môi trường sống cũng như những thay đổi ngay bên trong
cơ thể sinh vật. Đa số các loài động vật, bao gồm động vật sống dưới
nước, pH ngoại bào của cơ thể sẽ giảm khi nhiệt độ cơ thể tăng lên
(Truchot, 1987; Ultsch and Jackson, 1996; Stinner and Hartzler, 2000;
Burton, 2002; Wang and Jackson, 2016). Bên cạnh sự thay đổi về nhiệt
độ thì hàm lượng khí CO2 trong ao nuôi thủy sản cũng tăng cao do tác
động của BĐKH và hiệu ứng nhà kính. Theo Boyd (1998) hàm lượng
CO2 trong ao nuôi tăng cao gây ảnh hưởng đến đời sống động vật thủy
sinh. Khi áp suất riêng phần của CO2 trong nước (PwCO2) lớn hơn
PaCO2 cá sẽ kiềm hãm quá trình thải CO2 qua màng, làm tăng CO2
trong máu từ đó làm giảm khả năng hô hấp của cá và dẫn đến sự thay
đổi mạnh các phản ứng sinh lý của cơ thể cá (Truchot, 1987). Một số
nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với loài thủy
sản có cơ quan hô hấp phụ như nghiên cứu của Damsgaard et al. (2015),
Gam et al. (2018) trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) và cá thát
lát (Chitala ornata) về ảnh hưởng của CO2 đối với việc điều chỉnh axít -
bazơ đã cho thấy 2 loài này có khả năng điều chỉnh axít - bazơ cao hơn
so với các loài hô hấp khí trời khác. Ngoài ra, khi nhiệt độ tăng cao thì
cá cũng tăng cường trao đổi chất trong cơ thể và sự phân huỷ các hợp
chất độc hại. Đặc biệt, nitrit là sản phẩm của chu trình nitơ, được hình
thành từ ammonia trong điều kiện oxy hòa tan thấp là một chất độc
được ghi nhận đối với động vật thủy sinh do làm giảm oxy trong máu
qua hình thành methaemoglobin có màu nâu đỏ dẫn đến sự xáo trộn hô
hấp, quá trình sinh lý và tăng trưởng. Tuy nhiên, những nghiên cứu về
tác động của nitrit trong môi trường lên các đặc điểm sinh học cũng như
khả năng điều hòa axít - bazơ của các loài cá hô hấp khí trời vùng nhiệt
2
đới vẫn còn rất ít. Cho đến nay, chỉ có vài nghiên cứu trên các loài cá có
cơ quan hô hấp phụ như cá tra (Pangasianodon hypophthalmus), cá lóc
(Channa striata) của Lefevre et al. (2011 và 2012) và cá thát lát
(Chitala ornata) của Gam et al. (2017) đã ghi nhận được các kết quả
tiêu biểu về khả năng chịu đựng nitrit cao trong việc giảm hấp thụ nitrit
thông qua mang và các cơ chế khử nitơ hiệu quả.
Lươn đồng (Monopterus albus) là cá hô hấp khí trời bắt buộc được nuôi
phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Lươn đồng phân bố rộng
rãi khu vực Đông Nam Á (Rosen and Greenwood, 1976). Môi trường
sống của lươn thường ở những nơi nước tĩnh, thiếu oxy, nhiều các khí
độc như CO2 và H2S (Graham, 1997). Mang lươn bị tiêu biến đáng kể
và không có hiệu quả cao trong quá trình trao đổi chất của lươn. Thay
vào đó, sự hấp thụ oxy xảy ra chủ yếu trên các biểu mô mạch máu trong
khoang miệng và thực quản (Shih, 1940; Rainboth, 1996; Iversen et al.,
2013; Damsgaard et al., 2014). Những nghiên cứu về phản ứng sinh lý
của lươn với các điều kiện môi trường thay đổi vẫn còn rất ít, đặc biệt là
nghiên cứu điều hòa axít - bazơ trong máu trước sự ảnh hưởng của
nhiệt độ tăng, CO2 hay nitrit trong nước cao đến các loài cá nhiệt đới
vẫn rất hạn chế. Chính vì thế, nghiên cứu tác động của nhiệt độ, CO2 và
nitrit lên lươn đồng cũng như tìm hiểu cơ chế thích nghi của lươn khi
môi trường thay đổi rất cần thiết góp phần cho sự phát triển bền vững
của ngành thủy sản.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu được thực hiện nhằm cung cấp cơ sở khoa học về cơ chế
điều hòa axít - bazơ trong máu lươn dưới tác động riêng lẻ và kết hợp
của CO2, nhiệt độ và nitrit tăng cao. Ngoài ra, nghiên cứu cũng khảo sát
sự thay đổi sinh lý của lươn đồng dưới những tác động của điều kiện
sống như trên.
1.3 Các nghiên cứu chính của luận án
a) Khảo sát sự ảnh hưởng của CO2 cao lên sự điều hòa axít - bazơ trong
máu và một số chỉ tiêu sinh lý máu của lươn (Monopterus albus) ở 2
kích cỡ.
b) Ảnh hưởng của sự gia tăng nhiệt độ lên sự điều hòa axít - bazơ của
lươn (Monopterus albus) ở 2 kích cỡ.
c) Nghiên cứu sự ảnh hưởng kết hợp của CO2 và nhiệt độ lên sự cân
bằng axít-bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn (Monopterus albus)
ở 2 kích cỡ.
d) Nghiên cứu sự ảnh hưởng kết hợp của CO2 và nitrit lên sự cân bằng
axít - bazơ và chỉ tiêu sinh lý máu của lươn (Monopterus albus) ở 2 kích
cỡ.
3
e) Nghiên cứu sự ảnh hưởng kết hợp của nhiệt độ và nitrit lên sự cân
bằng axít - bazơ và chỉ tiêu sinh lý máu của lươn (Monopterus albus) ở
2 kích cỡ.
1.4 Các đóng góp quan trọng và tính ứng dụng của luận án
a) Xác định được vai trò quan trọng của thận trong quá trình điều hòa
axít - bazơ của lươn.
b) Chứng minh được lươn hoàn toàn có khả năng sống trong điều kiện
không khí ẩm tương tự loài lưỡng cư.
c) Xác định được cơ chế điều hòa axít - bazơ của lươn hoàn toàn giống
với cơ chế của các loài bò sát, lưỡng cư khi bị ảnh hưởng của nhiệt độ.
d) Lươn là loài cá hô hấp khí trời thứ hai được xác định có khả năng
điều hòa axít - bazơ và phục hồi pH rất tốt trong điều kiện CO2 cao cũng
như khi nitrit cao và nhiệt độ cao.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 09/2014 đến tháng 12/2017 tại Bộ
môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại
học Cần Thơ (Việt Nam) và Khoa Sinh học, Trường Đại học Aarhus
(Đan Mạch).
Sử dụng nước máy đã khử Clorine cho toàn bộ các thí nghiệm của
nghiên cứu. Trong suốt thí nghiệm, chất lượng nước luôn được duy trì
ổn định trong giới hạn tốt nhất trong suốt thời gian thí nghiệm giúp nâng
cao hiệu quả của các thí nghiệm. Nhiệt độ nước trung bình 27-29°C, pH
nước dao động: 7,7-7,8; oxy hòa tan 90%, CO2 hòa tan <0,4% và
TAN<0,05M
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Lươn đồng (Monopterus albus) trong nghiên cứu được chọn mua từ các
trại nuôi tại huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ và được chuyển về
Phòng thí nghiệm của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Lươn
đồng được trữ từ 3 đến 4 tuần trước khi thí nghiệm. Trong thời gian trữ,
lươn được cho ăn thức ăn tươi sống (cá tạp) 2 lần/ngày theo nhu cầu.
Lươn được ngừng cho ăn 3 ngày trước khi bắt đầu bố trí thí nghiệm.
Lươn dùng cho các thí nghiệm gồm 2 kích cỡ là lươn nhỏ (30 g/con) và
lươn lớn (250-350 g/con).
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Khảo sát các chỉ tiêu môi trường nước trong các bể nuôi lươn
đồng
4
Khảo sát được thực hiện tại 9 bể nuôi lươn đồng với mô hình nuôi có
giá thể (vĩ tre), sử dụng thức ăn tươi sống trong suốt thời gian nuôi.
Lươn đồng được nuôi với mật độ 250 con/m2 trong bể có diện tích 8-10
m2/bể và được thay nước hằng ngày vào buổi sáng (40-50%). Các yếu tố
môi trường được đo dựa theo thời gian nuôi lần lượt là đầu vụ (1 tháng
sau thả giống), giữa vụ (4-5 tháng sau thả giống) và cuối vụ (chuẩn bị
thu hoạch - 9 tháng sau thả giống); mỗi thời điểm chọn 3 bể khác nhau.
Các chỉ số môi trường và thu mẫu nước được thực hiện mỗi 3 giờ và
liên tục trong 24 giờ. Mẫu nước được thu giữa bể và trữ lạnh để phân
tích các chỉ tiêu NO2 và H2S tại phòng thí nghiệm; các chỉ tiêu pH, nhiệt
độ, PwCO2 (áp suất riêng phần CO2 trong nước) được đo trực tiếp bằng
máy OxyGuard Pacific Box, máy YSI để đo oxy hoà tan và nhiệt kế để
đo nhiệt độ nước.
2.3.2 Nội dung 1: Ảnh hưởng của CO2 lên sự cân bằng axít - bazơ và
các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng
a. Thí nghiệm 1: Xác định khả năng đệm non-bicarbonate (βNB)
trong máu trong điều kiện in vitro
Mẫu máu (khoảng 10 mL) được lấy trực tiếp thông qua ống thông động
mạch của 6 con lươn đồng lớn. Sau đó, máu được ly tâm nhẹ với tốc độ
600 rpm trong 3 phút ở 27°C nhằm mục đích tách máu thành hai phần,
phần lắng bên dưới là máu với hematocrit cao (trên 60%) và phần nổi
bên trên với giá trị hematocrit thấp (30%). Mỗi phần máu được cho vào
các bình cầu Eschweiler lắc nhẹ trong suốt thời gian thí nghiệm. Sử
dụng hệ thống máy Wösthoff (Bochum, Đức) để bổ sung vào máu lần
lượt 7, 15 và 30 mmHg CO2 trong ít nhất 30 phút cho mỗi mức CO2.
Tại mỗi mức CO2, máu được lấy ra để đo tổng nồng độ CO2 (TCO2) của
huyết tương, pH máu và Hct. Đối với mỗi mẫu máu, βNB được tính
toán từ mối quan hệ tuyến tính giữa HCO3- và pH, và đánh giá ảnh
hưởng của Hct lên mối quan hệ tuyến tính giữa βNB và Hct.
b. Thí nghiệm 2a: Ảnh hưởng của CO2 lên sự cân bằng axít - bazơ
của lươn đồng lớn.
- Bố trí thí nghiệm: lươn thí nghiệm có kích cỡ lớn (250-350 g/con).
Lươn đồng được đặt ống dẫn lưu động mạch và đặt ống thông tiểu. Thí
nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức gồm 6 lươn đồng (6 lần
lặp lại) và được bố trí vào hệ thống bể nhỏ sử dụng máy điểu chỉnh CO2
(Wösthoff, Bochum, Germany). Hệ thống máy Wösthoff có cơ chế điều
chỉnh đúng áp suất CO2 mong muốn cho từng nghiệm thức theo thí
nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện 27°C, oxy hòa tan
>90%. Lươn đồng được bố trí riêng biệt từng bể. Các nghiệm thức được
bố trí như sau:
Nghiệm thức 1: 0,1 mmHg CO2 trong nước
5
Nghiệm thức 2: 0,1 mmHg CO2 trong không khí
Nghiệm thức 3: 30 mmHg CO2 trong nước
Nghiệm thức 4: 30 mmHg CO2 trong không khí
(Áp suất riêng phần CO2 trong nước ở 27°C là 30 mmHg tương đương
với 4% CO2 hòa tan trong nước và cũng tương đương nồng độ CO2 là
49,8 mg/L được đo bằng máy Oxyguard Pacific, Đan Mạch).
- Phương pháp thu mẫu và chỉ tiêu phân tích:
Máu lươn đồng được lấy thông qua ống dẫn lưu tại các thời điểm: 0 giờ,
6 giờ, 12 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ.
Mẫu máu được dùng đo các chỉ tiêu như pH, PaCO2 (áp suất riêng phần
CO2 trong máu cá) và Hb, Hct. Huyết tương dùng để đo hàm lượng
HCO3-Na+, K+, Cl- và áp suất thẩm thấu.
Nước tiểu lươn đồng được phân tích các chỉ tiêu gồm pH, tổng CO2,
TAN, Na+, K+, Cl-.
c. Thí nghiệm 2b: Ảnh hưởng của CO2 lên chỉ tiêu sinh lý máu của
lươn đồng nhỏ
- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 3
nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần tương ứng với 3 bể.
Lươn đồng được bố trí mật độ 50 con/bể. Căn cứ vào hàm lượng CO2
khảo sát từ bể nuôi ngoài thực tế (14 mmHg CO2 cho lươn nhỏ và 30
mmHg CO2 cho lươn lớn) để chọn hàm lượng CO2 cho thí nghiệm. Thí
nghiệm được bố trí gồm 3 nghiệm thức:
Nghiệm thức 1: 0,1 mmHg CO2 trong nước (đối chứng)
Nghiệm thức 2: 14 mmHg CO2 trong nước
Nghiệm thức 3: 30 mmHg CO2 trong nước
Thí nghiệm được bố trí trong hệ thống bể tuần hoàn nước và sử dụng
máy Oxyguard Pacific (Đan Mạch) để điều chỉnh hàm lượng CO2 theo
các nghiệm thức của thí nghiệm. Thí nghiệm được thực hiện trong điều
kiện 27°C, pH nước ban đầu 7,7-7,8 và oxy hòa tan >90%.
- Phương pháp thu mẫu và chỉ tiêu phân tích:
Máu lươn đồng nhỏ được thu trực tiếp từ động mạch đuôi tại các thời
điểm 0 giờ, 3 giờ, 6 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. Mỗi bể thu 6 lươn
đồng.
Máu được phân tích nhanh các chỉ tiêu là pH, pCO2, Hb và Hct và xác
định số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu. Huyết tương được đo các chỉ
tiêu: HCO3
-, ion Na+, K+, Cl- và áp suất thẩm thấu.
3.3.3 Nội dung 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sự cân bằng axít -
bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng
6
a. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng cấp tính của nhiệt độ lên giá trị pH
ngoại bào của lươn đồng lớn
- Bố trí thí nghiệm: chọn 8 lươn đồng (tương ứng với 8 lần lặp lại) đã
được phục hồi sau đặt ống dẫn lưu động mạch vào từng bể riêng biệt. Ở
mỗi bể được tiến hành nâng nhiệt độ dần từ 20 đến 25, 25 đến 30 và từ
30 đến 35°C. Mỗi mức nhiệt độ được giữ trong 48 giờ sau đó nâng lên
mức nhiệt độ kế tiếp. Lươn đồng được lấy máu sau mỗi 24 và 48 giờ ở
từng mức nhiệt độ. Thí nghiệm sử dụng hearter giúp nâng nhiệt độ nước
đúng mức mong muốn và hệ thống cảm biến nhiệt độ tự ngắt giúp duy
trì ổn định đúng mức nhiệt độ. Nhiệt độ được tăng 1°C/1 giờ cho tất cả
các mức nhiệt độ.
- Các chỉ tiêu phân tích: mẫu máu được phân tích pH, PaCO2, Hb và
Hct. Huyết tương được phân tích các chỉ tiêu HCO3-, ion Na+, K+ Cl- và
áp suất thẩm thấu.
b. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ ảnh hưởng lên pH nội bào
của lươn đồng
Giá trị pH nội bào của lươn đồng được xác định ở 3 vị trí là gan, tim và
cơ. Lươn đồng được bố trí riêng lẻ vào từng bể, mỗi bể được nâng nhiệt
lên từng mức nhiệt độ khác nhau (20, 25, 30 và 35°C). Mỗi mức nhiệt
độ có 8 lươn đồng (tương ứng 8 lần lặp lại) được giữ trong 24 giờ trước
khi tiến hành thu mẫu. Cách nâng nhiệt độ và duy trì nhiệt độ được thực
hiện tương tự thí nghiệm mục 2.3.3.2.a.
Lươn đồng được làm chết nhanh bằng cách hủy tủy trên đỉnh đầu và lấy
mẫu trong 2-4 phút sau khi lươn đồng chết. Tất cả mẫu mô được giữ
trong giấy bạc và bảo quản trong N2 lỏng trước khi được giữ trong điều
kiện -80°C để phân tích
c. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý
máu của lươn đồng nhỏ
- Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức là
1 mức nhiệt độ, được lặp lại 3 lần, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên. Lươn
đồng có kích cỡ 30 g/con, được nuôi với mật độ 50 con/bể trong bể có
30L nước. Cách nâng nhiệt độ và duy trì nhiệt độ được thực hiện tương
tự thí nghiệm mục 3.3.3.2.a
Nghiệm thức 1: đối chứng (27-28ºC)
Nghiệm thức 2: 30ºC
Nghiệm thức 3: 33ºC
Nghiệm thức 4: 36ºC
-Các chỉ tiêu phân tích:
7
Máu lươn đồng được thu trực tiếp từ đuôi tại các thời 0 giờ, 1 ngày, 7
ngày, 14 ngày và 21 ngày. Mỗi bể thu 3 lươn đồng.
Máu được phân tích nhanh các chỉ tiêu là pH, pCO2, Hb và Hct và xác
định số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu. Huyết tương được đo các chỉ
tiêu như HCO3-, ion Na+, K+, Cl- và áp suất thẩm thấu.
2.3.4 Nội dung 3: Ảnh hưởng kết hợp của CO2 và nhiệt độ lên sự
cân bằng axít - bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng
a. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng kết hợp của CO2 và nhiệt độ lên sự cân
bằng axít - bazơ của lươn đồng lớn
- Bố trí thí nghiệm: sử dụng 6 lươn đồng lớn (250-350 g/con) (tương
ứng với 6 lần lặp lại) đã phục hồi sau khi đút ống dẫn lưu động mạch,
mỗi lươn đồng được bố trí vào mỗi bể riêng biệt. Hàm lượng CO2 được
đưa vào các bể qua hệ thống máy điểu chỉnh CO2 (Wösthoff, Bochum,
Germany) sau khi các bể lươn đồng đạt được nhiệt độ mong muốn
(nhiệt độ thí nghiệm). Nhiệt độ được nâng lên và duy trì đúng mức
tương tự thí nghiệm mục 3.3.3.2.a. Thí nghiệm gồm 6 nghiệm: (1) 0
mmHg CO2 ở 25°C, (2) 7 mmHg CO2 ở 25°C, (3) 14 mmHg CO2 ở
25°C, (4) 0 mmHg CO2 ở 35°C, (5) 7 mmHg CO2 ở 35°C và (6) 14
mmHg CO2 ở 35°C.
- Cách lấy máu: máu lươn đồng được lấy thông qua ống dẫn lưu động
mạch tại các thời điểm thu mẫu 0 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. Thời
điểm 0 giờ được tính khi các bể lươn đồng đã đạt được các mức nhiệt độ
mong muốn.
Mẫu máu được phân tích pH, PaCO2, Hb và Hct. Huyết tương được
phân tích các chỉ tiêu HCO3-, ion Na+, K+ Cl- và áp suất thẩm thấu.
b. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của CO2 và nhiệt độ lên sự cân bằng
axít-bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng nhỏ
- Bố trí thí nghiệm: lươn đồng nhỏ (30 g/con) được bố trí mật độ 50
con/bể trong 30 L nước gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp
lại 3 lần. Cách nâng nhiệt độ và duy trì nhiệt độ được thực hiện tương tự
thí nghiệm mục 3.3.3.2.a. Các nghiệm thức gồm: (1) 7 mmHg CO2 ở
25°C, (2) 7 mmHg CO2 ở 35°C, (3) 14 mmHg CO2 ở 25°C, và (4) 14
mmHg CO2 ở 35°C.
- Cách thu mẫu: thu mẫu máu lươn đồng trực tiếp từ động mạch đuôi tại
các thời điểm 0 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. Thời điểm 0 giờ được tính
khi các bể lươn đồng đã đạt được các mức nhiệt độ mong muốn. Mỗi
lần thu 3 con/bể.
Máu được phân tích nhanh các chỉ tiêu là pH, pCO2, Hb và Hct và xác
định số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu. Huyết tương được đo các chỉ
tiêu: HCO3-, ion Na+, K+, Cl- và áp suất thẩm thấu.
8
2.3.5 Nội dung 4: Ảnh hưởng kết hợp của CO2 và nitrit lên sự cân
bằng axít - bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng
a. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng CO2 và nitrit lên sự cân bằng axít -
bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng lớn
- Bố trí thí nghiệm: lươn đồng lớn (250-350 g/con) đã phục hồi sau đút
ống lưu dẫn động mạch. Nồng độ nitrit sử dụng là giá trị LC5 96 giờ =
23,57 mM của lươn đồng đã được báo cáo bởi Huong et al. (2014). Thí
nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 6 lần. Các
nghiệm thức gồm:
Nghiệm thức 1: 0 mmHg CO2 + 0 mM NO2- (đối chứng)
Nghiệm thức 2: 30 mmHg CO2
Nghiệm thức 3: 23,57 mM NO2-
Nghiệm thức 4: 30 mmHg CO2 + 23,57 mM NO2-
- Cách lấy máu: máu lươn đồng được lấy thông qua ống dẫn lưu động
mạch tại các thời điểm thu mẫu 0 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ và 96 giờ.
Mẫu máu được phân tích pH, PaCO2, metHb, Hb và Hct. Huyết tương
được phân tích các chỉ tiêu HCO3-, ion Na+, K+, Cl- và áp suất thẩm
thấu.
Thí nghiệm sử dụng hệ thống trộn khí CO2 của máy điểu chỉnh
Wösthoff, (Bochum, Germany) tương tự 2 thí nghiệm về CO2 bên trên.
Sử dụng muối NaNO2 để bổ sung nitrit vào các nghiệm thức.
b. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng CO2 và nitrit lên sự cân bằng axít -
bazơ và các chỉ tiêu sinh lý máu của lươn đồng nhỏ
- Bố trí thí nghiệm: lươn đồng nhỏ (30 g/con) được bố trí mật độ 50
con/bể trong bể 30 L nước gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức gồm 3
bể tương ứng với 3 lần lặp lại. Sử dung máy đo Oxyguard Pacific
(Oxyguard International A / S, Farum, Đan Mạch) để điều chỉnh đúng
lượng CO2 vào các nghiệm