Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, giai đoạn 1960 – 1970, dân số thành thị của Hàn Quốc tăng lên nhanh chóng, trung bình mỗi năm tăng khoảng 7%, trong đó chứng kiến hàng trăm nghìn người từ các tỉnh nghèo di cư đến các thành phố lớn như thủ đô Seoul. Đồng thời các tập đoàn lớn (Chaebol) của Hàn Quốc cần rất nhiều lao động giá rẻ và người nhập cư chính là mục tiêu chính mà họ muốn thu hút. Có khoảng 51,2% người di cư đến Thủ đô Seoul là do công việc đã gia tăng tỷ lệ đô thị hóa của nơi này lên 72% (Mobrand, 2006). Tuy nhiên sự xuất hiện của quá nhiều người nhập cư đến đã gây ra những ảnh hưởng về mặt kinh tế - xã hội của người dân thành thị như giá cả hàng hóa leo thang, thiếu nhà cho thuê, trường học đông đúc. Chính quyền thủ đô Seoul muốn giảm bớt gánh nặng này và đã có những chính sách ưu đãi cho cư dân thành thị bằng trợ giá sản phẩm, ưu đãi đầu tư vào các dịch vụ công. Để quản lý người di cư, Hàn Quốc cũng sử dụng chính sách hộ khẩu. Tuy nhiên, việc kiểm soát dòng di cư của chính quyền Seoul không gay gắt như Trung Quốc. Vì vậy trong giai đoạn này, di cư nội địa của Hàn Quốc diễn ra mạnh mẽ với khoảng gần nửa triệu người di cư trong giai đoạn 1965 – 1970 đến thủ đô Seoul (Lee & Farber, 1985). Để giảm tải áp lực cho dân số Thủ đô, chính phủ Hàn Quốc đã mở rộng quy hoạch và di dời nhà máy, trường học, bệnh viện ở trung tâm thủ đô ra khu vực các tỉnh lân cận, tạo nên vùng thủ đô Seoul.
Vùng thủ đô Seoul thường được người dân Hàn Quốc gọi là Sudogwon, một khu vực bao gồm hai thành phố chính (Seoul, Incheon) cùng tỉnh Gyeonggi ở phía Tây Bắc và những thành phố vệ tinh xung quanh khác như: Suwon, Goyang, Seongnam, Bucheon chiếm diện tích 11,8% tổng diện tích cả nước. Vùng này phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, dịch vụ và là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước đã thu hút rất nhiều người dân từ các tỉnh xa đến sinh sống và làm việc. Nếu như năm 1970, vùng thủ đô Seoul chỉ chiếm 28,7% dân số cả nước, con số này tăng liên tục, đến năm 1990 dân số của khu vực chiếm 42,8% dân số cả nước và đến năm 2019 dân số toàn khu vực ước tính lên đến 27 triệu người, tương ứng khoảng 49,2% dân số Hàn Quốc với hơn một nửa trong số đó là người di cư từ nơi khác đến. Ngoài di cư lao động nội địa, vùng thủ đô Seoul còn đón nhận một lượng rất lớn LĐNC từ nước ngoài do việc thiếu nhân lực trình độ thấp của các Tập đoàn lớn vào những năm 1990s và xu hướng già hóa dân số chung của Hàn Quốc. Việc tăng dân số và DCLĐ đã góp phần nên sự giàu có và phát triển kinh tế của nơi này, tuy nhiên cũng tạo áp lực về chi phí sinh hoạt, mật độ dân số, tính cạnh tranh cao trong tất cả các lĩnh vực (Seol, 2018). Để giải quyết sự bùng nổ dân số của vùng thủ đô Seoul, năm 2007 chính quyền Hàn Quốc đã lên kế hoạch thiết lập một trung tâm hành chính kinh tế xã hội mới, đến năm 2012 thành phố Sejoing được thành lập, cách thủ đô Seoul về phía Nam 150km với 39 bộ và cơ quan trực thuộc chính phủ, khoảng 10 cơ quan nhà nước được di dời về đây, trong đó có văn phòng Thủ tướng. Khu vực này đã được đầu tư 160 nghìn tỷ won để xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, khí đốt, bệnh viện, trường học và di dời các nhà máy xí nghiệp, trung tâm công nghệ cao, công nghệ thông tin đến đây. Từ đó thu hút người dân, nhà đầu tư, doanh nghiệp và LĐDC chuyển đến đây sinh sống và làm việc, giảm bớt gánh nặng cho vùng thủ đô Seoul (Kang, 2012). Bên cạnh đó, chính phủ Hàn Quốc và chính quyền Seoul đã ban hành chính sách nhà ở cho người nhập cư như chương trình nhà ở công cộng hoặc “Chương trình kế hoạch mua nhà lần đầu” với mức vay lên đến 70% tổng giá trị căn nhà hoặc 100 triệu won với lãi suất thấp (6%-6,5%/ năm).
220 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 64 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỒNG THANH MAI
ẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2024
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỒNG THANH MAI
ẢNH HƯỞNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
Mã số: 9 34 04 04
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Tô Thế Nguyên
2. TS. Trần Văn Đức
HÀ NỘI - 2024
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để
bảo vệ trong bất cứ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Đồng Thanh Mai
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo; sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình; sự tài trợ về vật chất và tinh thần của nhiều cá nhân và tổ chức.
Tôi xin gửi lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc tới hai giảng viên là PGS.TS
Tô Thế Nguyên và TS. Trần Văn Đức đã hướng dẫn, dành nhiều công sức và thời gian
cùng thảo luận với tôi về khung phân tích, phương pháp nghiên cứu và trình bày kết
quả nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết hơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & Phát triển Nông thôn, Bộ môn Kinh tế, Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập,
thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Bắc Ninh, Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Sở
Lao động và Thương binh xã hội tỉnh Bắc Ninh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
Bắc Ninh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình hai bên nội ngoại đã
luôn đồng hành, sát cánh và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thời gian hoàn thành
luận án.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi hạn chế, thiếu
sót nhất định khi thực hiện luận án, kính mong quý thầy, cô, bạn bè, đồng nghiệp và
những người quan tâm tiếp tục đóng góp ý kiến để vấn đề nghiên cứu ngày càng được
hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Đồng Thanh Mai
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................ vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. viii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................. x
Danh mục hộp .................................................................................................................. xi
Danh mục hình ................................................................................................................. xi
Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii
Thesis abstract ................................................................................................................ xiv
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................... 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.4. Những đóng góp mới của luận án ......................................................................... 4
1.4.1. Những đóng góp về lý luận và học thuật .............................................................. 4
1.4.2. Những đóng góp về thực tiễn ................................................................................ 4
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................................... 4
Phần 2. Cơ sở lý luận - thực tiễn và tổng quan tài liệu ................................................ 5
2.1. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế của
nơi nhập cư ........................................................................................................... 5
2.1.1. Các khái niệm có liên quan ................................................................................... 5
2.1.2. Vai trò của di cư lao động với các vấn đề kinh tế ................................................. 8
2.1.3. Lý luận về di cư lao động ................................................................................... 10
2.1.4. Lý luận về phát triển kinh tế ............................................................................... 14
iv
2.1.5. Nội dung nghiên cứu ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế
của nơi nhập cư ................................................................................................... 18
2.2. Cơ sở thực tiễn về ảnh hưởng của di cư lao động đến phát triển kinh tế ............ 26
2.2.1. Cơ sở thực tiễn trên thế giới................................................................................ 26
2.2.2. Cơ sở thực tiễn tại Việt Nam .............................................................................. 30
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc cải thiện ảnh hưởng của di cư lao
động tới phát triển kinh tế ................................................................................... 37
2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan và khoảng trống
nghiên cứu ........................................................................................................... 39
2.3.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan ............................................................. 39
2.3.2. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 44
Tóm tắt phần 2 ................................................................................................................ 45
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 46
3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh ........................................................ 46
3.1.1. Vị trí địa lý của tỉnh Bắc Ninh ............................................................................ 46
3.1.2. Lịch sử hình thành tỉnh Bắc Ninh ....................................................................... 47
3.1.3. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh .......................................................... 47
3.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ......................................................... 49
3.2.1. Cách tiếp cận ....................................................................................................... 49
3.2.2. Khung phân tích .................................................................................................. 53
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 53
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................ 59
Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 63
4.1. Thực trạng di cư lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........................................ 63
4.1.1. Tình hình di cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ........................................................ 63
4.1.2. Tình hình di cư lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.......................................... 68
4.1.3. Các chính sách và chiến lược của Bắc Ninh liên quan tới di cư lao động .......... 78
4.2. Ảnh hưởng của di cư lao động tới phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh ............................................................................................................. 83
4.2.1. Ảnh hưởng di cư lao động đến nguồn lực cho phát triển kinh tế trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh ............................................................................................... 83
v
4.2.2. Ảnh hưởng di cư lao động đến kết quả phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh ............................................................................................................. 99
4.3. Giải pháp cải thiện ảnh hưởng của di cư lao động tới phát triển kinh tế
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................................................................ 129
4.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ..................................................................................... 129
4.3.2. Các định hướng ................................................................................................. 130
4.3.3. Giải pháp đề xuất .............................................................................................. 131
Tóm tắt phần 4 .............................................................................................................. 147
Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 148
5.1. Kết luận............................................................................................................. 148
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 149
5.2.1. Đối với Nhà nước và các Bộ ngành .................................................................. 150
5.2.2. Đối với chính quyền tỉnh Bắc Ninh .................................................................. 150
5.2.3. Đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ...................................... 150
Danh mục công trình có liên quan đến luận án ............................................................. 151
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 152
Phụ lục .......................................................................................................................... 165
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
ASXH An sinh xã hội
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CCKT Cơ cấu kinh tế
CCN Cụm công nghiệp
CMKT Chuyên môn kỹ thuật
CNH Công nghiệp hóa
CNH-HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNTT Công nghệ thông tin
CN-XD Công nghiệp-Xây dựng
CPI Chỉ số giá tiêu dùng
DCLĐ Di cư lao động
DCLĐ Di cư lao động
ĐTH Đô thị hoá
FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng thu nhập nội địa
GNP Tổng thu nhập quốc dân
GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn
ICOR Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
ILO Tổ chức lao động quốc tế
IMRA Tỷ lệ lao động di cư trong lực lượng lao động
IOM Tổ chức di cư quốc tế
KCN Khu công nghiệp
KTXH Kinh tế xã hội
KT-XH Kinh tế xã hội
LĐNC Lao động nhập cư
LĐNC Nhập cư lao động
LĐ-TBXH Lao động thương binh xã hội
LGRDP Logarit của tổng sản phẩm trên địa bàn
vii
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
LIMRA Logarit của tỷ lệ lao động di cư trong lực lượng lao động
LLLĐ Lực lượng lao động
LUNEM Logarit của tỷ lệ thất nghiệp
NLTS Nông-lâm-thủy sản
NSĐP Ngân sách địa phương
NSLĐ Năng suất lao động
NSNN Ngân sách nhà nước
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PTBV Phát triển bền vững
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TM-DV Thương mại-Dịch vụ
TTKT Tăng trưởng kinh tế
UBND Ủy ban nhân dân
UNEM Tỷ lệ thất nghiệp
viii
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1. Các lý thuyết phát triển kinh tế ........................................................................... 16
3.1. Biến động dân số của tỉnh Bắc Ninh ................................................................... 47
3.2. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của tỉnh Bắc Ninh ......................................... 49
3.3. Thu thập dữ liệu thứ cấp ..................................................................................... 54
3.4. Đối tượng và nội dung tham vấn ......................................................................... 55
3.5. Số mẫu điều tra ................................................................................................... 56
4.1. Quy mô di cư của tỉnh Bắc Ninh ......................................................................... 63
4.2. Số người nhập cư và xuất cư từ các cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .................................................................................. 66
4.3. Lý do di chuyển của người di cư theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà
ở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ............................................................................... 67
4.4. Số lượng lao động di cư của tỉnh Bắc Ninh ước lượng theo kết quả Tổng
điều tra dân số và nhà ở các năm ........................................................................ 69
4.5. Thời gian cư trú của lao động di cư đến ............................................................. 73
4.6. Tình trạng nhà ở của lao động di cư đến ............................................................. 74
4.7. Kết quả mô hình Probit các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định gắn bó của
lao động di cư với tỉnh Bắc Ninh ........................................................................ 77
4.8. Tỷ lệ lao động di cư trong lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh ...................... 85
4.9. Độ tuổi của lao động di cư đến trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................ 87
4.10. Sự dịch chuyển việc làm theo cơ cấu ngành nghề của lao động di cư đến
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .................................................................................. 90
4.11. Số lao động di cư đến và thu nhập bình quân đầu người .................................... 91
4.12. Trình độ học vấn của lao động di cư trên địa bàn tỉnh ........................................ 92
4.13. Vốn đầu tư phát triển của tỉnh Bắc Ninh ............................................................ 96
4.14. Vốn, lao động di cư của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ...... 97
4.15. Hệ số ICOR của Bắc Ninh .................................................................................. 98
4.16. Tổng sản phẩm trên địa bàn của tỉnh Bắc Ninh và cả nước .............................. 100
4.17. Đóng góp của di cư lao động vào GRDP của tỉnh Bắc Ninh ............................ 103
4.18. Thu nhập, chi tiêu của người di cư lao động đến tỉnh Bắc Ninh ...................... 105
ix
4.19. Mối quan hệ giữa giá trị xuất khẩu ròng và tỷ lệ người di cư lao động đến
trong lực lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh ..................................................... 106
4.20. Thông tin cơ bản của các biến trong mô hình ................................................... 108
4.21. Kết quả hồi quy theo mô hình ARDL giữa các biến LIMRA, LUNEM với
LGRDP trong dài hạn ....................................................................................... 109
4.22. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Ninh ..................................................................... 111
4.23. Di cư lao động và loại đô thị của tỉnh Bắc Ninh (năm 2021) ........................... 115
4.24. Kết quả hồi quy theo mô hình ARDL giữa các biến LIMRA, LGRDP với
LUNEM trong dài hạn ...................................................................................... 120
4.25. Ý kiến của lao động di cư đến về giá cả tiêu dùng đắt đỏ tại tỉnh Bắc Ninh .... 123
4.26. Đối tượng di chuyển cùng của lao động di cư đến trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh ........................................................................................................... 126
4.27. Ảnh hưởng của di cư lao động tới môi trường xã hội và cảnh quan đô thị
trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................................................................ 129
x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Tên biểu đồ Trang
4.1. Dân số từ 5 tuổi trở lên chia theo mức độ di cư, 1999-2019 .............................. 65
4.2. Lao động di cư đến hàng năm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .................................. 70
4.3. Các vùng di cư đi của đối tượng điều tra ............................................................ 71
4.4. Dân tộc của đối tượng điều tra ............................................................................ 72
4.5. Khó khăn của người di cư lao động đến ............................................................. 75
4.6. Nguồn gốc lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh ................... 86
4.7. Mối quan hệ giữa cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động di cư trong lực lượng
lao động của tỉnh Bắc Ninh (1997 – 2021) ......................................................... 88
4.8. Lĩnh vực việc làm của lao động di cư đến trên địa bàn tỉnh ............................... 89
4.9. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động tỉnh Bắc Ninh ............................... 93
4.10. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động di cư và lực lượng lao động
của tỉnh Bắc Ninh, so sánh tại năm 2021 ............................................................ 94
4.11. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh và cả nước ............................... 101
4.12. Đóng góp vào GRDP của di cư lao động đến tại các đơn vị hành chính
cấp huyện của tỉnh Bắc Ninh ............................................................................ 104
4.13. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ di cư lao động trong lực
lượng lao động của tỉnh Bắc Ninh .................................................................... 107
4.14. Mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và tỷ lệ lao động di cư đến trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh .................................................................................................... 112
4.15. Tương quan giữa tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh Bắc Ninh và cả nước .................... 117
4.16. Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lao động di cư trong lực lượng
lao động của tỉnh Bắc Ninh ............................................................................... 119
4.17. So sánh chỉ số giá tiêu dùng của tỉnh Bắc Ninh với cả nước ............................ 122
4.18. Tỷ lệ nghèo của tỉnh Bắc Ninh.......................................................................... 125
4.19. Mối quan hệ giữa lao động di cư và tỷ lệ nghèo ............................................... 125
4.20. Mối quan hệ giữa lao động nhập cư và chi ngân sách địa phương của
Bắc Ninh .................................................