Luận án Bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam

Trong lịch sử phát triển đấu giá tài sản ở Việt Nam, loại tài sản đầu tiên được đưa ra bán đấu giá là tài sản THADS và trở thành loại tài sản đấu giá “truyền thống”.Việc đấu giá tài sản THADS không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là “bán đấu giá” mà còn có ý nghĩa trong việc bảo đảm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành trên thực tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong giai đoạn thi hành án. Tuy nhiên, hiện nay các tổ chức đấu giá “không muốn bán” đấu giá tài sản THADS, các khách hàng “không muốn mua” tài sản THADS, đặc biệt là tài sản THADS là bất động sản. Các khách hàng cho rằng đây là một loại tài sản không chỉ “phức tạp về pháp lý” mà còn chứa đựng quá nhiều“rủi ro”! Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều tài sản THADS là bất động sản được đấu giá thành nhưng không bàn giao được tài sản cho khách hàng đã làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đấu giá và làm cho loại tài sản này ngày càng “ế ẩm” hơn trong nền kinh tế thị trường. Theo báo cáo công tác thi hành án năm 2017, tổng số việc đã kê biên, định giá lại và đấu giá nhưng không thành là 7.535 việc, trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở lên là 5.225 việc [78, tr.14 ]. 06 tháng đầu năm 2018 đấu giá tài sản kê biên vẫn còn là điểm nghẽn, toàn quốc có 5.603 việc tương ứng với số tiền là 7.144 tỷ 138 triệu 714 nghìn đồng đã kê biên, định giá nhưng chưa xử lý được, trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở lên là 3.911 việc. Có 628 vụ việc đã bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản cho người trúng đấu giá [79, tr.21]. Hội nghị sơ kết công tác THADS 06 tháng đầu năm 2018 vừa qua đã đánh giá kết quả về tiền đạt thấp và giảm sâu so với cùng kỳ năm 2017 là vấn đề đáng quan ngại trong việc hoàn thành các chỉ tiêu về tiền trong 06 tháng cuối năm 2018. Vì vậy, việc nhận diện và kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong công tác bán đấu giá tài sản THADS là vấn đề hết sức cấp bách. Một thực tế cho thấy, những bản án, quyết định của Tòa án tuyên nghĩa vụ trả tiền, sau khi kê biên tài sản của người phải thi hành án để thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà tài sản kê biên không bán được thì bản án, quyết định đó sẽ được xếp vào diện “án tồn đọng”, án “trên giấy”! Đặc biệt trong bối cảnh hoạt động THADS cần phải giải quyết cấp bách nợ xấu của Ngân hàng, tổ chức tín dụng để giữ vững ổn định, giảm tỉ lệ nợ xấu thì việc nhiều tài sản bán đấu giá không thành đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn cho hệ thống tín dụng, Ngân hàng, quyền lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Điều này dẫn đến mục tiêu bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự, kinh tế đã được đặt ra trong Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24 tháng 5 năm2 2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 khó được thực hiện trên thực tế. Mặt khác, việc nhiều bản án, quyết định không thi hành được trên thực tế hoặc thi hành trong thời gian quá dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc:“Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh” theo đúng yêu cầu Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra [11, tr.4]. Chính vì vậy, Luật THADS năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Nghị định số 62/NĐ-CP ngày 18/7/2015 hướng dẫn một số điều của Luật THADS đã tập trung cao độ vào việc giải quyết những vướng mắc, bất cập trong việc đấu giá tài sản THADS để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào hoạt động đấu giá tài sản THADS. Bên cạnh đó, Luật ĐGTS cũng được Quốc Hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2017; Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm nợ xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 15/8/2017. Tuy nhiên, kết quả đấu giá tài sản THADS cũng không mấy khả quan, tiến độ đấu giá tài sản THADS vẫn kéo dài, lượng án tồn đọng vẫn cao không mang lại hiệu quả như mong đợi làm giảm lòng tin trong nhân dân đối với pháp luật của Nhà nước, tác động tiêu cực đến chính trị, kinh tế, trật tự xã hội trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập kinh tế - quốc tế. Vì vậy, xác định những bất cập trong cơ chế đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế này là việc làm hết sức cần thiết để “tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác THADS, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, giải quyết căn bản tình trạng án tồn đọng” [10, tr.3]. Do đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam” làm đề tài luận án của nghiên cứu sinh.

pdf253 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................. 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ ................................................................................................ 26 1.1. Khái niệm, đặc điểm bán đấu giá tài sản ........................................................ 26 1.1.1. Khái niệm bán đấu giá tài sản ................................................................ 26 1.1.2. Đặc điểm bán đấu giá tài sản ................................................................. 30 1.2. Khái niệm, đặc điểm bán đấu giá tài sản THADS ......................................... 36 1.2.1. Khái niệm bán đấu giá tài sản THADS. .................................................. 36 1.2.2. Đặc điểm bán đấu giá tài sản THADS .................................................... 44 1.3. Cơ sở khoa học của việc xây dựng pháp luật bán đấu giá tài sản THADS .. 48 1.3.1. Thi hành nghĩa vụ dân sự, bảo đảm hiệu lực thi hành của bản án, quyết định .................................................................................................................... 48 1.3.2. Bảo vệ quyền con người của các chủ thể trong giai đoạn THADS ........ 49 1.3.3. Bảo đảm tài sản được đưa ra bán đấu giá tuân theo các quy luật giá trị, cạnh tranh, cung - cầu ...................................................................................... 52 1.4. Nội dung của bán đấu giá tài sản THADS ..................................................... 54 1.4.1. Tài sản THADS đưa ra bán đấu giá ....................................................... 54 1.4.2. Chủ thể trong bán đấu tài sản THADS ................................................... 55 1.4.3. Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản THADS ......................................... 60 1.4.4. Quyền nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS ................................................................................................... 69 1.4.5. Bảo đảm hoạt động bán đấu giá tài sản THADS .................................... 77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 81 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM .. 82 2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tài sản THADS được ra bán đấu giá, chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS ...... 82 2.1.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về tài sản THADS được đưa ra bán đấu giá ............................................................... 83 2.1.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS .............................................................................. 86 2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản THADS ....................................................................... 87 2.2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục các hoạt động trước khi tiến hành bán đấu giá THADS ......... 87 2.2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục các hoạt động để tổ chức đấu giá tài sản THADS .................. 94 2.2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động sau khi bán đấu giá tài sản THADS.107 2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS ............................................................................................................................. 115 2.3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể có thẩm quyền đưa tài sản THADS ra đấu giá ........................................................................................... 115 2.3.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền bán đấu giá tài sản THADS.117 2.3.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong bán đấu giá tài sản THADS ............................................................................................................ 120 2.4. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bảo đảm hoạt động bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam .................................... 128 2.4.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về điều kiện tiêu chuẩn, đào tạo, bồi dưỡng ĐGV ............................................... 128 2.4.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về đạo đức nghề nghiệp ĐGV, thù lao dịch vụ đấu giá tài sản THADS ............. 130 2.4.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về cơ chế quản lý, xử lý vi phạm, kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản THADS.133 2.4.4. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về cơ chế phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hoạt động bán đấu giá tài sản THADS. .................................................................................. 137 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 141 CHƯƠNG 3 YÊU CẦU VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM ............................ 142 3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam. 142 3.1.1. Yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi. ....................................... 142 3.1.2. Yêu cầu về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia. ...................................................................................... 143 3.1.3. Yêu cầu bảo đảm tính cụ thể, chặt chẽ tuân theo trình tự, thủ tục chung về đấu giá tài sản ............................................................................................ 144 3.1.4. Yêu cầu về bảo đảm tính hiệu quả trong nền kinh tế thị trường và xu hướng hội nhập kinh tế - quốc tế ..................................................................... 145 3.1.5. Yêu cầu về đáp ứng cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN .......................................................................... 146 3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam ............................................................................................................................. 146 3.2.1. Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về tài sản THADS ra đấu giá, chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS ...................................................... 146 3.2.2. Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản THADS ...................................................................................................... 149 3.2.3. Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về quyền nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS ............................ 162 3.2.4. Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về bảo đảm hoạt động bán đấu giá tài sản THADS ................................................................................................. 170 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 180 KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 181 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ...................................................................................................... 182 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 183 PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................. 189 NỘI DUNG CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................... 190 PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................. 206 HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM ...................................................................... 206 PHỤ LỤC 3 ............................................................................................................. 208 SỐ LIỆU THỐNG KÊ KẾT QUẢ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ KHÔNG THÀNH ................................................................................... 208 TỪ NĂM 2014 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2018 .............................................. 208 PHỤ LỤC 4 ............................................................................................................. 209 SỐ LIỆU THỐNG KÊ DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ ...................... 209 TẠI VIỆT NAM ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2018 ....................................................... 209 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong lịch sử phát triển đấu giá tài sản ở Việt Nam, loại tài sản đầu tiên được đưa ra bán đấu giá là tài sản THADS và trở thành loại tài sản đấu giá “truyền thống”.Việc đấu giá tài sản THADS không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là “bán đấu giá” mà còn có ý nghĩa trong việc bảo đảm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành trên thực tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong giai đoạn thi hành án. Tuy nhiên, hiện nay các tổ chức đấu giá “không muốn bán” đấu giá tài sản THADS, các khách hàng “không muốn mua” tài sản THADS, đặc biệt là tài sản THADS là bất động sản. Các khách hàng cho rằng đây là một loại tài sản không chỉ “phức tạp về pháp lý” mà còn chứa đựng quá nhiều“rủi ro”! Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều tài sản THADS là bất động sản được đấu giá thành nhưng không bàn giao được tài sản cho khách hàng đã làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đấu giá và làm cho loại tài sản này ngày càng “ế ẩm” hơn trong nền kinh tế thị trường. Theo báo cáo công tác thi hành án năm 2017, tổng số việc đã kê biên, định giá lại và đấu giá nhưng không thành là 7.535 việc, trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở lên là 5.225 việc [78, tr.14 ]. 06 tháng đầu năm 2018 đấu giá tài sản kê biên vẫn còn là điểm nghẽn, toàn quốc có 5.603 việc tương ứng với số tiền là 7.144 tỷ 138 triệu 714 nghìn đồng đã kê biên, định giá nhưng chưa xử lý được, trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở lên là 3.911 việc. Có 628 vụ việc đã bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản cho người trúng đấu giá [79, tr.21]. Hội nghị sơ kết công tác THADS 06 tháng đầu năm 2018 vừa qua đã đánh giá kết quả về tiền đạt thấp và giảm sâu so với cùng kỳ năm 2017 là vấn đề đáng quan ngại trong việc hoàn thành các chỉ tiêu về tiền trong 06 tháng cuối năm 2018. Vì vậy, việc nhận diện và kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong công tác bán đấu giá tài sản THADS là vấn đề hết sức cấp bách. Một thực tế cho thấy, những bản án, quyết định của Tòa án tuyên nghĩa vụ trả tiền, sau khi kê biên tài sản của người phải thi hành án để thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà tài sản kê biên không bán được thì bản án, quyết định đó sẽ được xếp vào diện “án tồn đọng”, án “trên giấy”! Đặc biệt trong bối cảnh hoạt động THADS cần phải giải quyết cấp bách nợ xấu của Ngân hàng, tổ chức tín dụng để giữ vững ổn định, giảm tỉ lệ nợ xấu thì việc nhiều tài sản bán đấu giá không thành đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn cho hệ thống tín dụng, Ngân hàng, quyền lợi ích hợp pháp của người được thi hành án. Điều này dẫn đến mục tiêu bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự, kinh tế đã được đặt ra trong Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24 tháng 5 năm 2 2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 khó được thực hiện trên thực tế. Mặt khác, việc nhiều bản án, quyết định không thi hành được trên thực tế hoặc thi hành trong thời gian quá dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc:“Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh” theo đúng yêu cầu Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra [11, tr.4]. Chính vì vậy, Luật THADS năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Nghị định số 62/NĐ-CP ngày 18/7/2015 hướng dẫn một số điều của Luật THADS đã tập trung cao độ vào việc giải quyết những vướng mắc, bất cập trong việc đấu giá tài sản THADS để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào hoạt động đấu giá tài sản THADS. Bên cạnh đó, Luật ĐGTS cũng được Quốc Hội thông qua và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2017; Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm nợ xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 15/8/2017. Tuy nhiên, kết quả đấu giá tài sản THADS cũng không mấy khả quan, tiến độ đấu giá tài sản THADS vẫn kéo dài, lượng án tồn đọng vẫn cao không mang lại hiệu quả như mong đợi làm giảm lòng tin trong nhân dân đối với pháp luật của Nhà nước, tác động tiêu cực đến chính trị, kinh tế, trật tự xã hội trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hội nhập kinh tế - quốc tế. Vì vậy, xác định những bất cập trong cơ chế đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế này là việc làm hết sức cần thiết để “tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác THADS, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, giải quyết căn bản tình trạng án tồn đọng” [10, tr.3]. Do đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam” làm đề tài luận án của nghiên cứu sinh. 2. Mục đích nghiên cứu của Luận án - Luận án xây dựng hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về bán đấu giá tài sản THADS như: khái niệm, đặc điểm của bán đấu giá tài sản, khái niệm, đặc điểm của bán đấu giá tài sản THADS để nhận diện những đặc thù cơ bản trong bán đấu giá tài sản THADS; - Luận án phân tích và lý giải cơ sở khoa học của việc xây dựng pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS để bảo đảm thi hành nghĩa vụ dân sự, bảo đảm thi hành bản án, quyết định, bảo vệ quyền con người trong thi hành án dân sự, bảo đảm tài sản 3 THADS được đưa ra đấu giá tuân theo các quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu trong nền kinh tế thị trường; - Luận án xây dựng các nội dung cơ bản điều chỉnh pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS: tài sản THADS đưa ra bán đấu giá, chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản THADS, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS, bảo đảm hoạt động bán đấu giá tài sản THADS; - Luận án phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam đã đáp ứng được như thế nào trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản THADS đã được đặt ra; - Luận án phân tích, đánh giá điểm mới tích cực trong quy định pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS và tập trung vào việc phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản THADS; - Trên cơ sở phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập trong pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam, luận án đưa ra những yêu cầu và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam. Đồng thời, luận án xây dựng cơ chế bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam được thực hiện bởi tổ chức đấu giá chuyên nghiệp, phù hợp cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án hướng tới những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Xác định đúng và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về bán đấu giá tài sản THADS. - Phân tích, đối chiếu lý luận về bán đấu giá tài sản THADS và để đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS. - Xác định rõ những vướng mắc bất cập, nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập trong pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam và là tiền đề để định hướng đề xuất các yêu cầu, kiến nghị để bảo đảm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này có hiệu quả. - Phân tích chính xác thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam để đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật cụ thể để bảo vệ tốt hơn quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào hoạt động này. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây: - Các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS, gồm các văn bản pháp luật chuyên ngành và các văn bản pháp luật có liên quan đến bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam. - Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS trong các văn bản pháp luật chuyên ngành và các văn bản có liên quan đến bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam khi có Luật THADS năm 2008, Luật THADS được sửa đổi bổ sung năm 2014, Luật ĐGTS có hiệu lực thi hành từ 1/7/2017. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản THADS, nội dung pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2018 . Việc nghiên cứu luận án “Bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam” có thể được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: là một trình tự thủ tục trong THADS, là một hoạt động trong THADS, là một quan hệ pháp luật trong THADS, là một hệ thống các quy phạm pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS.Với luận án “Bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam” nghiên cứu sinh sẽ nghiên cứu các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS trong pháp luật về đấu giá tài sản, pháp luật thi hành án dân sự và một số quy định pháp luật có liên quan có so sánh liên hệ với pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, trong giới hạn cho phép của luận án, luận án chỉ tập trung vào phân tích những vướng mắc, bất cập, những điểm còn hạn chế cần phải khắc phục trong quy định pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam ở những nội dung cơ bản như: tài sản THADS được đưa ra đấu giá, các chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS, trình tự thủ tục bán đấu giá tài sản THADS, quyền, nghĩa vụ trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS, các hoạt động bảo đảm bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Các nội dung trong Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp như: phân tích, chứng minh, so sánh, diễn giải và phương pháp xã hội học, sử dụng kết quả thống kê của Chính phủ, Bộ Tư pháp, Cơ quan THADS và một số cơ quan khác để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu trong Luận án. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu trong Luận án được sử dụng linh hoạt, có sự kết hợp giữa các 5 phương pháp nghiên cứu, tùy theo từng nội dung nghiên cứu, từng vấn đề nghiên cứu và từng phần nghiên cứu được triển khai trong quá trình viết Luận án. Tổng quan vấn đề
Luận văn liên quan