Luận án Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội

1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 1.2.1. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án Qua tổng quan các công trình khoa học nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận án, nghiên cứu sinh khái quát một số giá trị chủ yếu sau: Một là, về lý luận. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau: Quan niệm về ASXH và bảo đảm ASXH, các tác giả đã có một số điểm chung trong quan niệm về ASXH là hệ thống các chính sách hỗ trợ người dân đang phải đối mặt hoặc bị đe dọa bởi sự thiếu thốn nguồn thu nhập do mất khả năng lao động, hay không tìm được việc làm, điều đó ảnh hưởng đến các khoản chi tiêu khác và cuộc sống hàng ngày của NLĐ. Bên cạnh đó, tác giả đã luận giải nội dung của ASXH trên một số khía cạnh chính như: giải quyết việc làm; BHXH, BHYT, BHTN; Trợ giúp xã hội và dịch vụ xã hội cơ bản. Trong luận giải vai trò của ASXH, có tác giả cho rằng: ASXH có vai trò quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước; đồng thời khẳng định cần đặt chính sách ASXH ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ. Ở mỗi công trình, các tác giả đều có chung nhận định: chính sách ASXH là một nội dung cơ bản của chính sách xã hội; bảo đảm ASXH là bảo đảm cho các chính sách của Nhà nước đến được với người dân và được thụ hưởng đầy đủ, nhất là với người dân ở các nước có thu nhập thấp, các nước đang phát triển dựa trên sự trợ giúp quốc tế và nỗ lực của Nhà nước. Bên cạnh đó, một số công trình đã nghiên cứu và khẳng định mối quan hệ giữa bảo đảm ASXH với phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, có công trình nghiên cứu cũng khẳng định về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng để bảo đảm ASXH cho NLĐ ngày càng tốt hơn. Do đó, muốn cho doanh nghiệp phát triển, đời sống của NLĐ được cải thiện đòi hỏi phải quan tâm cả hai, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và NLĐ được quan tâm và được thụ hưởng các chính sách ASXH.

doc201 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN TUẤN DŨNG B¶O §¶M AN SINH X· HéI CHO NG¦êI LAO §éNG TRONG C¸C DOANH NGHIÖP Nhá Vµ VõA TR£N §ÞA BµN THµNH Phè Hµ NéI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯ￿I H 1. PGS.TS Đặng V2. TS Hoàng Văn Phai HÀ NỘI - 2024 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ NGUYỄN TUẤN DŨNG B¶O §¶M AN SINH X· HéI CHO NG¦êI LAO §éNG TRONG C¸C DOANH NGHIÖP Nhá Vµ VõA TR£N §ÞA BµN THµNH Phè Hµ NéI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS Nguyễn Trọng Xuân 2. TS Đỗ Hồng Quân HÀ NỘI - 2024 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, chính xác và có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2024 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Tuấn Dũng MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM AN SINH Xà HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 35 2.1. Một số vấn đề chung về an sinh xã hội 35 2.2. Quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội 42 2.3. Kinh nghiệm bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số địa phương nước ngoài, trong nước và bài học rút ra cho thành phố Hà Nội 53 Chương 3: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM AN SINH Xà HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2018 - 2023 76 3.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội 76 3.2. Thành tựu, hạn chế bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội 79 3.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội 102 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM AN SINH Xà HỘI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2035 118 4.1. Quan điểm bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035 118 4.2. Giải pháp bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035 138 KẾT LUẬN 164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 165 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166 PHỤ LỤC 181 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 An sinh xã hội ASXH 2 Bảo hiểm thất nghiệp BHTN 3 Bảo hiểm xã hội BHXH 4 Bảo hiểm y tế BHYT 5 Doanh nghiệp nhỏ và vừa DNNVV 6 Hội đồng nhân dân HĐND 7 Lao động - Thương Binh và Xã hội LĐTB&XH 8 Người lao động NLĐ 9 Sử dụng lao động SDLĐ 10 Ủy ban nhân dân UBND DANH MỤC CÁC BẢNG TT Nội dung Trang Bảng 3.1: Số lượng DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2022. 80 Bảng 3.2: Lợi nhuận trước thuế của các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội phân theo ngành kinh tế. 81 Bảng 3.3: Thu nhập bình quân của NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội phân theo ngành kinh tế. 83 Bảng 3.4: Số lượng NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội được đóng BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn 2018 - 2023. 86 Bảng 3.5: Thu nhập bình quân một tháng của NLĐ trong doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp. 96 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TT Nội dung Trang Biểu đồ 2.1: Tháp bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV. 47 Biểu đồ 3.1: DNNVV tạm ngừng kinh doanh giai đoạn 2018 - 9T.2023. 93 Biểu đồ 3.2: Doanh nghiệp DNNVV giải thể giai đoạn 2018 - 9T.2023. 94 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Bảo đảm ASXH có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần bảo đảm các điều kiện sống và phát triển tốt nhất cho người dân, giúp giảm bớt gánh nặng chi phí trong giáo dục, y tế, bảo hiểm, trợ cấp xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững. Mặt khác, bảo đảm ASXH còn tạo ra môi trường sống an toàn, bình đẳng và công bằng cho người dân, thể hiện quyền cơ bản của con người, chủ nghĩa nhân đạo của Nhà nước, tinh thần đoàn kết của xã hội. Đồng thời, bảo đảm ASXH còn giúp người dân được phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục các rủi ro và biến cố xã hội, giảm nghèo đói, tổn thương, giữ được mức thu nhập tối thiểu để thoát dần khỏi hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Đối với nước ta, sau 38 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đã khẳng định, quyền được bảo đảm ASXH cho người dân là một tất yếu, có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đối với đời sống của NLĐ nói riêng, trong đó có NLĐ trong các DNNVV. Vai trò của bảo đảm ASXH còn được Văn kiện Đại hội XIII của Đảng xác định: “Phát triển hệ thống ASXH toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân với các chính sách phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân, bảo đảm trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế” [ 39, tr.150]. Quán triệt quan điểm của Đại hội, Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 42-NQ/TW ngày 24/11/2023 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng chính sách xã hội, điều chỉnh cách tiếp cận từ bảo đảm và ổn định sang ổn định và phát triển; gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân và bảo đảm ASXH. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo 6 dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Sau 16 năm mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/2008/QH12, đời sống của người dân Thủ đô từng bước đổi khác, kinh tế - xã hội ngày một phát triển, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới không ngừng tăng lên hằng năm. Theo báo cáo của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tính đến ngày 31/12/2022, Hà Nội có 189.037 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 5,32% so với năm 2021 và bình quân giai đoạn 2018 - 2022 tăng 7,18%/năm [124, tr.46]. Trong đó, số lượng DNNVV chiếm 97,2%, đóng góp khoảng 50% GRDP của Thành phố. Nhận thức sâu sắc vai trò bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV, thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố Hà Nội đã chủ động đề ra nhiều chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV đạt được nhiều kết quả tích cực: việc làm của NLĐ tăng, thu nhập ổn định; tỷ lệ NLĐ được đóng BHXH, BHYT, BHTN cao, bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực vẫn còn tồn tại một số hạn chế: một bộ phận NLĐ vẫn không đủ việc làm, thu nhập không ổn định; mức độ bao phủ bảo hiểm chưa tốt; bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản có mặt còn hạn chế. Trong thời gian qua, mặc dù đã có một số công trình nước ngoài và trong nước nghiên cứu về bảo đảm ASXH; tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống dưới góc độ kinh tế chính trị về bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại, chỉ rõ những nguyên nhân, mâu thuẫn và đề xuất quan điểm, giải pháp bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Kinh tế Chính trị của mình. 7 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội; qua đó đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035. * Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án; khái quát giá trị các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề đặt ra luận án tập trung nghiên cứu. Làm rõ những vấn đề lý luận về ASXH, những trụ cột và vai trò của ASXH; bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội; nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV ở một số địa phương nước ngoài, trong nước, trên cơ sở đó rút ra bài học cho thành phố Hà Nội. Đánh giá thực trạng bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2023; chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết từ thực trạng bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV. * Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án nghiên cứu bảo đảm ASXH trên 3 nội dung chính: Bảo đảm việc làm, thu nhập; BHXH, BHYT, BHTN; Bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản (Nghiên cứu chính sách nhà ở xã hội). Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội. 8 Về thời gian: các số liệu được khảo sát từ năm 2018 đến 2023; quan điểm, giải pháp đến năm 2035. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm ASXH. * Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên cơ sở các báo cáo, số liệu thống kê của các cơ quan quản lý nhà nước thành phố Hà Nội; các số liệu khảo sát thực tế của nghiên cứu sinh; đồng thời kế thừa kết quả, tư liệu, số liệu của các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố. * Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; luận án sử dụng phương pháp đặc thù của kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hóa khoa học để nghiên cứu; ngoài ra luận án còn sử dụng các phương pháp hệ thống hóa; phân tích - tổng hợp; thống kê, so sánh; logic kết hợp với lịch sử. Chương 1, luận án sử dụng phương pháp logic kết hợp với lịch sử để tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án theo từng nội dung nghiên cứu; trên cơ sở đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học và rút ra những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu. Chương 2, luận án sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học kết hợp các phương pháp phân tích - tổng hợp để rút ra những quan niệm và luận giải những vấn đề lý luận về ASXH, những trụ cột và vai trò của ASXH; nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa 9 bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, chương 2 của luận án sử dụng phương pháp logic kết hợp với lịch sử khi khảo sát các tư liệu, tài liệu và kinh nghiệm thực tiễn bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV ở một số địa phương nước ngoài và trong nước, từ đó rút ra bài học cho thành phố Hà Nội. Chương 3, luận án sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, phân tích - tổng hợp, thống kế, so sánh để đánh giá thực trạng bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018 - 2023. Đồng thời, sử dụng phương pháp logic kết hợp với lịch sử để phân tích nguyên nhân và chỉ ra các mâu thuẫn cần tập trung giải quyết. Chương 4, luận án sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, khái quát hóa những vấn đề đã nghiên cứu ở chương 2 và chương 3, làm cơ sở đề xuất quan điểm, giải pháp bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035. 5. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, xây dựng quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thứ hai, chỉ ra những mâu thuẫn cần tập trung giải quyết từ thực trạng bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội. Thứ ba, đề xuất quan điểm và giải pháp bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2035. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án * Ý nghĩa lý luận Luận án hệ thống hóa và bổ sung thêm lý luận và thực tiễn về bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV; cung cấp thêm những luận chứng, luận cứ để thành phố Hà Nội tham khảo trong xây dựng chủ trương, biện pháp bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV. 10 * Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý trong bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV nói chung, bảo đảm ASXH cho NLĐ trong các DNNVV trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. Đồng thời, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy những nội dung có liên quan ở các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm: Phần mở đầu; 04 chương (10 tiết); kết luận; danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 11 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. 1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài, trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về an sinh xã hội James Midgley (2011), “Grassroots Social Security in Asia: Mutual Aid, Microinsurance and Social Welfare” (ASXH cơ sở ở châu Á: Hỗ trợ lẫn nhau, bảo hiểm vi mô và phúc lợi xã hội) [134]. Cuốn sách đã cung cấp một số nghiên cứu quan trọng về ASXH và thông tin chi tiết về các hiệp hội trong sự tác động lẫn nhau ở các khu vực: Nam Á, Sri Lanka, Thái lan, Mông Cổ, Indonesia và Philippines. Bên cạnh đó, tác giả đã làm rõ vai trò của các hiệp hội trong cung cấp, bảo vệ thu nhập có hiệu quả cho người dân và làm thế nào để các hoạt động của các hiệp hội này có thể đóng góp vào việc xây dựng chiến lược ASXH toàn diện; đóng góp rõ rệt cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và cải thiện mức sống cho người dân. Jonathan Peterson (2012), “Social Security For Dummies Audiobook” “Sách âm thanh: ASXH dành cho người không chuyên” [136]. Ở công trình này, tác giả đã đề cập đến các vấn đề ASXH của Hoa Kỳ với một số nội dung: giải thích lịch sử, quy định và những thay đổi đáng kể ASXH Hoa Kỳ, cũng như cân nhắc về tương lai của chương trình; phân tích toàn diện các chương trình được tài trợ bởi cơ quan quản lý ASXH; những thách thức và cân nhắc cho những người có hoàn cảnh đặc biệt. Trên cơ sở đó, tác giả cho rằng, để giúp người dân hiểu được những nội dung chính trong chính sách ASXH, Chính phủ cần giúp người dân hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật, những chính sách được thụ hưởng khi tham gia các quỹ bảo hiểm bắt buộc. Bởi theo tác giả, không phải người dân nào cũng được tiếp cận đầy đủ các thông tin, nắm được các quy định của pháp luật về ASXH. 12 Joseph Matthews Attorney, Dorothy Matthews Berman (2013), Social Security, Medicare & Government Pensions (ASXH, Medicare và lương hưu của chính phủ) [137]. Các tác giả đã đi vào làm rõ quan niệm, nội dung về ASXH bao gồm: ASXH, chăm sóc y tế, nhà ở xã hội. Từ việc phân tích những lợi ích của hệ thống BHYT, cách thức để bảo đảm BHYT tốt nhất và nhà ở xã hội, tác giả đi đến khẳng định: chăm sóc y tế và đảm bảo nhà ở xã hội là yếu tố quan trọng, cốt lõi của chính sách ASXH; giúp cho người dân được bảo đảm ngày càng tốt hơn về sức khỏe, về nhu cầu nhà ở và là vấn đề bức thiết đối với họ. Do đó, theo các tác giả, để thực hiện tốt chính sách ASXH cần làm tốt công tác chăm sóc y tế và bảo đảm nhà ở xã hội và cần phát huy vai trò của Chính phủ, của cộng đồng doanh nghiệp. Olga Chesalina (2020), Extending Social Security Schemes for ‘Non- employees’: A Comparative Perspective (Mở rộng các chương trình ASXH cho: một nghiên cứu so sánh) [ 139]. Trong phần mở đầu, các tác giả đã nêu chiến lược hiện có để mở rộng khả năng tiếp cận chế độ ASXH cho những người không phải là nhân viên và việc xây dựng công việc nền tảng. Đồng thời, nghiên cứu các chiến lược đổi mới nhằm mở rộng khả năng tiếp cận bảo trợ xã hội cho NLĐ cũng như những lợi thế và hạn chế của bảo trợ xã hội đem lại. Bên cạnh đó, theo tác giả, BHXH không nhất thiết phải gắn với Luật lao động. Bởi vì, luật BHXH đưa ra những chiến lược khác nhau mở rộng bảo trợ xã hội cho những người không phải là người làm công bằng cách ngắt kết nối bảo trợ xã hội khỏi tình trạng việc làm. Các hình thức việc làm mới làm cho sự phụ thuộc cá nhân vào người SDLĐ như một cơ sở không chỉ cho việc đưa vào phạm vi của pháp luật lao động mà còn để đưa vào chế độ BHXH. Sara Stendahl, Thomas Erhag (2022), XI. Temporary Changes and Long- Term Problems-Regulating the Swedish Labour Market and Social Security System during the COVID-19 Pandemic (Những thay đổi tạm thời và những vấn đề dài hạn - điều tiết thị trường lao động và hệ thống ASXH Thụy điển trong đại dịch Covid 19 (trong cuốn Bảo vệ Sinh kế: So sánh toàn cầu về các luật xã hội ứng phó khủng hoảng Covid 19) [143]. Các tác giả đã nêu bật những tác động của 13 đại dịch Covid-19 đối với xã hội Thụy Điển đã làm tăng nhanh nhu cầu về dịch vụ. Theo số liệu thống kê năm 2020, NLĐ ở Thụy Điển có tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, nhất là NLĐ làm việc ở các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, lĩnh vực nhiều lao động làm việc bán thời gian. Để giải quyết các vấn đề trên thị trường lao động, đặc biệt là khắc phục rủi ro trước tình trạng thất nghiệp hàng loạt, chính phủ Thụy Điển đã tập trung nguồn lực trợ cấp cho NLĐ như: cho NLĐ nghỉ phép, kết hợp với các hình thức hỗ trợ đối với người SDLĐ thông qua hệ thống ASXH, chính phủ tăng cường hỗ trợ tài chính bằng cách nới lỏng các điều kiện về phúc lợi xã hội cho NLĐ và người tự do kinh doanh, bao gồm cả việc tăng mức phúc lợi xã hội và hỗ trợ trực tiếp cho người SDLĐ bằng cách trợ cấp chi phí tiền lương để giữ chân nhân viên và bồi thường cho thu nhập bị mất trong cuộc khủng hoảng. Chiến lược này nhằm mục đích ngăn ngừa việc sa thải và tình trạng thất nghiệp do công nhân nghỉ việc tạm thời và không nằm trong các quy định về ASXH. Adrianna Binaś (2023), Emergency solutions in the field of social security caused by the COVID-19 pandemic in selected countries that are parties of the European Code of Social Security (Các giải pháp khẩn cấp trong lĩnh vực ASXH do đại dịch COVID-19 gây ra ở một số quốc gia là thành viên của Bộ luật ASXH châu Âu) [129]. Ở công trình này, tác giả đã nghiên cứu các giải pháp khẩn cấp trong lĩnh vực ASXH được các nước châu Âu ký kết thông qua Bộ luật ASXH; đây cũng được xem là công cụ chính đặt ra các nguyên tắc ASXH trong Hội đồng châu Âu. Dựa trên thông tin được phân tích chuyên sâu về các biện pháp thực hiện ở Thụy Điển, Vương Quốc Anh, Bỉ, Tây Ban Nha và Estonia liên quan đến bốn lĩnh vực hỗ trợ chính là: hệ thống chăm sóc sức khỏe, bảo vệ việc làm, hỗ trợ tài chính cho người SDLĐ và hỗ trợ cho các DNNVV và chuyển giao xã hội. Tuy nhiên, liên quan đến chính sách chăm sóc y tế, các quy định của Bộ luật chưa được áp dụng đầy đủ, còn chậm trễ. Chính vì vậy, tác giả đã đề xuất hệ thống các biện pháp để phát triển hệ thống ASXH, cho phép các quốc gia phản ứng tốt hơn và nhanh hơn trong thời kỳ khủng hoảng và sau đó giảm thiểu tác động kinh tế, xã hội một cách hiệu quả hơn. 14 Guangzhu Jin, Zhenhui Huang (2023), “On the corporate governance effect of social security funds” (Tác động đối với quản trị doanh nghiệp của quỹ ASXH) [132]. Bài báo chỉ ra, với sự cải thiện của thị trường vốn Trung Quốc, các quỹ ASXH đã dần tăng số lượng và có vai trò ngày càng lớn trong quản trị doanh nghiệp. Hoạt động của quỹ ASXH không chỉ dừng lại ở chỗ “hỗ trợ”, “khích lệ” mà còn tham gia tích cực vào công tác quản trị, ảnh hưởng trực tiếp đối với các quyết định của doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Nếu quỹ ASXH không thể bảo toàn và gia tăng giá trị, sẽ ảnh hưởng đến nguồn tiền hỗ trợ cuộc sống của người dân, ảnh hưởng đến sự ổn định của toàn xã hội, với những hậu quả khó lường. Từ đó, các tác giả khuyến nghị, quỹ ASXH cần được tham gia thị trường vốn, nắm giữ cổ phiếu của các công ty niêm yết, tích cực tham gia quản trị doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng giá cổ phiếu của công ty nhằm đạt được mục tiêu cơ bản là bảo toàn và gia tăng giá trị của công ty, nâng cao đời sống người dân và đem lại sự ổn định vững chắc cho xã hội. Sheeja S.R, Rahi.T. B, Athira Ajay (2023), State led social security and inclusion of marine fisherfolk: Analyzing the case of Kerala, India (ASXH do nhà nước lãnh đạo và sự tham gia của ngư dân biển: Phân tích trường hợp Kerala, Ấn Độ) [142]. Nghiên cứu cho thấy, Kerala là bang có những thành tựu nổi bật trong phát triển các lĩnh vực xã hội ở Ấn Độ. Tuy nhiên, ngư dân chiếm gần 3,5% tổng dân số Kerala, vẫn phải chịu tai họa thiên nhiên, sự thiếu thốn vật chất và những bất ổn liên quan đến việc làm. Để đảm bảo tính toàn diện trong phát triển xã hội, trong thập kỷ qua, Nhà nước đã đưa ra một số sáng kiến ASXH như chương trình phúc lợi, trợ cấp, chuyển giao lợi ích trực tiếp, v.v. nhằm giúp mức sống của họ được cải thiện một cách tương xứng. Các tác giả đã phân tích bản chất và vai trò của các biện pháp ASXH do Nhà nước chỉ đạo trong việc đảm bảo tính toàn diện dựa trên dữ liệu được thu thập từ nguồn thống kê của Chính phủ và khảo sát những chuyển biến của các hộ ngư dân được lựa chọn ở quận Thiruvananthapuram của Kerala. Trên cơ sở đánh giá các khía cạnh khác nhau của các chương trình phúc lợi, như tính chất, mức độ nhận thức và số 15 lượng người được hưởng lợi. Các tác giả đề xuất các giải pháp mang lại sự bảo trợ xã hội bền vững và tiếp cận các cộng đồng ven biển thông qua các chiến dịch ASXH mà Nhà nước có thể cam kết đối với sự phát triển toàn diện của ngư dân. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp Ellen O’Brien (2003), Employers’ Benefits from Workers’ Health Insurance, Milbank (Lợi ích của người SDLĐ từ bảo hiểm sức khỏe cho NLĐ) [131]. Tác giả đã phân tích mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người SDLĐ và NLĐ trong việc cung cấp BHYT, tác giả đặt ra câu hỏi: tại sao người SDLĐ phải cung cấp BHYT? Có phải vì NLĐ muốn điều đó? Hay người SDLĐ cung cấp các lợi ích kinh tế về mặt sức khỏe cho NLĐ vì năng suất của họ và lợi nhuận doanh nghiệp phụ thuộc vào nó. Từ đó, tác giả chỉ rõ: tất cả các doanh nghiệp đều cung cấp một chương trình bảo vệ sức khỏe cho NLĐ, mặc dù họ phải đối mặt với những rào cản lớn. Lợi ích mà họ có được ở đây là NLĐ cải thiện được sức khỏe, tăng năng suất lao động, còn người SDLĐ thì tăng lợi nhuận. Sara R.Collins, Karen Davis, Michelie M.Doty, and Alice Ho (2004), Wages, health benefits, and workers’ health (Tiền lương, lợi ích sức khỏe và sức khỏe của NLĐ) [141]. Theo các tác giả, hiện nay những NLĐ ở Mỹ ngày càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận với các dịch vụ y tế, một phần do sự suy giảm kinh tế làm hạn chế tài trợ trong BHYT, cũng như nhu cầu trang bị BHYT cho NLĐ trong các doanh nghiệp. Các tác giả đã so sánh hai nhóm: NLĐ có thu nhập thấp và NLĐ có thu nhập cao trong khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế. Thông qua so sánh cho thấy, người có thu nhập cao luôn thuận lợi hơn trong tiếp cận với dịch vụ y tế. Từ đó các tác giả đã đi đến đề xuất cần ổn định tiền lương, vì đây là yếu tố quan trọng trong bảo đảm lợi ích sức khỏe cho NLĐ. Hagemejer Krzysztof, Behrendt Christina (2009), “Can low-income countries afford basic social security?” (Các nước có thu nhập thấp có khả năng bảo đảm ASXH cơ bản không?) [133]. Ở công trình này, các tác giả cho rằng: bảo đảm ASXH tối thiểu là sự đầu tư để phát triển đất nước, không chỉ giảm 16 nghèo mà còn tăng nhu cầu và mở rộng thị trường trong nước; bảo đảm y tế và giáo dục tốt hơn, nâng cao năng suất lao động, bảo đảm ổn định tình hình chính trị, xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn việc bảo đảm ASXH ở một số nước châu Phi và châu Á trên các vấn đề như: trợ cấp cho người già, người tàn tật; quyền lợi của trẻ em; chăm sóc y tế; các chương trình trợ giúp xã hội, việc làm; hỗ trợ thu nhập; thực tế sự bảo đảm của xã hội và chi tiêu chính phủ cho ASXH. Các tác giả đã chỉ ra, các nước có thu nhập thấp cần xây dựng một hệ thống ASXH tối thiểu, dựa trên sự trợ giúp quốc tế và nỗ lực của các Chính phủ. T. Zavora (2016), “Social responsibility as a factor for social security ensuring of the state” (Trách nhiệm xã hội là yếu tố đảm bảo ASXH của nhà nước) [ 144]. Mở đầu bài viết, tác giả chỉ rõ những mối đe dọa lớn đối với ASXH như: dân số nghèo đói, sự gia tăng mạnh về phân tầng và bất bình đẳng xã hội, sự kém hiệu quả của các chính sách công để cải thiện thu nhập của NLĐ, sự chênh lệch trong cải cách chăm sóc sức khỏe và bảo trợ xã hội do biến đổi dân số. Từ đó, tác giả chỉ ra trách nhiệm xã hội của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong bảo đảm ASXH. Theo tác giả, trách nhiệm xã hội của Nhà nước là xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế và xã hội; xác định ngành kinh tế ưu tiên và bảo đảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế trên cơ sở đổi mới, phát triển. Đồng thời tác giả cho rằng, trách nhiệm của Nhà nước là điều kiện tiên quyết để bảo đảm ASXH, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Ryszard Bodziacki (2018), “The role of non-profit organizations in ensuring social security on a local scale” (Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong đảm bảo ASXH ở địa phương) [ 140]. Ở công trình này, tác giả đã phân tích vai trò của tổ chức phi chính phủ ở Ba Lan như là một chiếc cầu nối giữa Nhà nước, xã hội và khu vực tư nhân trong bảo đảm ASXH cho người dân địa phương. Tác giả cho rằng, tổ chức phi chính phủ hỗ trợ Nhà nước trong các lĩnh vực mà Nhà nước không thể đáp ứng được mong đợi và nhu cầu xã hội. Đồng thời, tổ chức phi chính phủ còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo 17 ASXH để giải cứu, bảo vệ người dân, hỗ trợ các nạn nhân của thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang, chiến tranh cả trong và ngoài nước. Đồng thời, tác giả chỉ ra nhiệm vụ của chính quyền địa phương trong việc xác định các mối đe dọa, phòng ngừa và loại bỏ các mối đe dọa xuất hiện để bảo vệ xã hội và môi trường; đáp ứng yêu cầu của người dân liên quan đến trợ giúp xã hội, các quyền lợi về y tế, giáo dục, văn hóa, Caroline Johansson (2020), Occupational Pensions and Unemployment Benefits in Sweden (Lương hưu và phúc lợi thất nghiệp ở Thụy Điển) [130]. Tác giả đã tập trung phân tích làm rõ vào hai lợi ích của lương hưu và phúc lợi thất nghiệp. Tác giả cho rằng, lương hưu và phúc lợi thất nghiệp đều rất quan trọng và có sự thay đổi đáng kể trong thời gian gần đây; một phần liên quan đến những thay đổi trong dư luận về hệ thống ASXH, một phần do những thay đổi trên thị trường lao động. Tác giả đã minh họa và giải thích hoạt động ngày càng tăng ở cấp ngành liên quan đến lương hưu và phúc lợi thất nghiệp. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy trên thực tế có không ít lao động chưa được giải quyết hoặc thậm chí không được giải quyết, mặc dù đã được thỏa thuận giữa các thành viên và các tổ chức tư nhân. Chính vì vậy, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của Chính phủ trong điều hành để bảo vệ NLĐ nghỉ hưu và bị mất việc làm. Jayeon Lee, Max Koch (2023), The role of work and social protection systems in social-ecological transformations: Insights from deliberative citizen forums in Sweden (Vai trò của hệ thống việc làm và bảo trợ xã hội trong các chuyển đổi sinh thái xã hội: Những hiểu biết sâu sắc từ các diễn đàn thảo luận của công dân ở Thụy Điển) [135]. Công trình đã khai thác kết quả của một dự án nghiên cứu ở Thụy Điển nhằm khám phá một thế hệ mới của chính sách xã hội bền vững về mặt sinh thái và xã hội. Theo lập luận của các tác giả, cuộc sống làm việc thường xuyên được đề cập như một sự thỏa mãn tiêu cực cho nhu cầu của NLĐ. Một mặt, do làm việc quá nhiều và nhiều giờ sẽ dẫn đến thói quen không lành mạnh và kiệt sức. Điều kiện làm việc, việc làm không liên tục, hoặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_bao_dam_an_sinh_xa_hoi_cho_nguoi_lao_dong_trong_cac.doc
  • doc1 BIA LUAN AN.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIENG VIET.doc
  • doc2 TOM TAT TIENG VIET.doc
  • doc3 BIA TOM TAT TIENG ANH.doc
  • doc3 TOM TAT TIENG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Luận văn liên quan