Trên thế giới, phụ nữ chiếm hơn một phần hai nhân loại và có những đóng góp
vô cùng to lớn cho sự phát triển của các quốc gia, cho hạnh phúc và bình yên của mỗi
gia đình. Mặc dù có công lao lớn như vậy đối với đất nước và mái ấm gia đình, song
do những đặc trưng về thể chất và giới tính, phụ nữ vẫn thuộc nhóm dễ bị tổn thương,
chịu nhiều thiệt thòi trong đời sống xã hội, đặc biệt là đời sống chính trị của đất nước;
là nạn nhân chủ yếu của bất bình đẳng giới trên nhiều lĩnh vực nên rất cần được xã
hội quan tâm, bảo vệ một cách toàn diện. Vì thế, năm 1979, Đại hội đồng Liên hiệp
quốc đã thông qua Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ
(CEDAW) và được xem như Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền đối với phụ nữ. Lần
đầu tiên trên bình diện quốc tế, việc lý giải về vấn đề phân biệt đối xử đối với phụ nữ
cũng như việc hình thành một chương trình hành động với qui mô lớn đã được thiết
lập, đây là cơ sở pháp lý quan trọng đi đến việc chấm dứt sự phân biệt đối xử đối với
phụ nữ trên mọi lĩnh vực.
Bên cạnh đó, thông qua các Hội nghị thế giới về phụ nữ đã khẳng định được sự
cần thiết phải bảo đảm nhân quyền cho phụ nữ và sự bình đẳng về giới tính, tạo điều
kiện thuận lợi cho người phụ nữ được thụ hưởng các quyền cơ bản để có được vị trí
xứng đáng như một đối tác bình đẳng với nam giới trên tất cả các phương diện của
cuộc sống. Theo đó, trên phạm vi toàn cầu và ở mỗi quốc gia cần thiết phải thiết lập
và hoàn thiện cơ chế bảo đảm và bảo vệ các quyền của phụ nữ.
Mô hình Nhà nước pháp quyền XHCN mà Việt Nam đang xây dựng và hoàn
thiện, luôn theo đuổi quyết tâm tôn trọng quyền con người và coi đây là một trong
những ưu tiên đặc biệt mang tính đặc trưng của chế độ XHCN. Vì thế, trong Văn
kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII năm 2021, Đảng đã khẳng định quan điểm
cơ bản để xây dựng đất nước là phải hướng đến “Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung
tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước”; đồng thời yêu cầu “Nhà
nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người,
quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm”1. Chính những quan điểm nhất quán của
Đảng và Nhà nước Việt Nam là nền tảng vững chắc bảo đảm cho quyền con người
và bình đẳng giới luôn được thực thi hiệu quả trong thực tiễn đời sống xã hội.
188 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo đảm pháp lý về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------
MAI THỊ DIỆU THÚY
BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CHÍNH TRỊ
CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
----------
MAI THỊ DIỆU THÚY
BẢO ĐẢM PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CHÍNH TRỊ
CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số: 9 38 01 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN MINH ĐOAN
HÀ NỘI, năm 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này được thực hiện bởi bản thân tác
giả. Nội dung và các số liệu được sử dụng trong luận án trung thực. Các luận điểm,
nội dung của Luận án chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu độc lập
nào khác.
Tác giả luận án
Mai Thị Diệu Thúy
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối với GS.TS.
Nguyễn Minh Đoan là người hướng dẫn khoa học của tôi. Thầy đã tận tình hướng
dẫn về khoa học, động viên khích lệ giúp cho tôi có thể vượt qua những khó khăn
để hoàn thành bản luận án này.
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quí thầy cô trong Ban giám hiệu,
Khoa Pháp luật Hành chính, Phòng đào tạo Sau đại học – Trường Đại học Luật Hà
Nội, cùng Ban giám hiệu, quí thầy cô và các đồng nghiệp tại Trường Đại học Luật,
Đại học Huế, gia đình, bạn bè đã động viên, ủng hộ, chia sẻ để tác giả có những
điều kiện tốt nhất trong suốt thời gian học tập và hoàn thành bản luận án.
Xin trân trọng cảm ơn.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án .........................................................................3
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................5
5. Những đóng góp mới của Luận án ..........................................................................5
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .............................................................5
7. Kết cấu của luận án .................................................................................................6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ CỦA LUẬN ÁN ...7
1. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................7
1.1. Những công trình nghiên cứu lý luận về bảo đảm pháp lý quyền chính trị của
phụ nữ ở Việt Nam ......................................................................................................7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quyền phụ nữ, quyền chính trị của phụ nữ .......7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu lý luận về bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ 10
1.2. Tình hình nghiên cứu về thực trạng bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ ...... 12
1.3. Tình hình nghiên cứu về quan điểm và giải pháp tăng cường bảo đảm pháp lý
quyền chính trị của phụ nữ ........................................................................................14
2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài...................................................................16
2.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ .16
2.2. Tình hình nghiên cứu về thực trạng bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ ...... 18
2.3.Tình hình nghiên cứu về quan điểm và giải pháp tăng cường bảo đảm pháp lý
quyền chính trị của phụ nữ ........................................................................................20
3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu đề tài của Luận án .....................................21
3.1. Những kết quả nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển ...............21
3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong Luận án .......................................22
4. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................22
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM PHÁP LÝ QUYỀN CHÍNH
TRỊ CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM ........................................................................24
1.1. Quyền chính trị của phụ nữ và bảo đảm quyền chính trị của phụ nữ ........24
1.1.1. Quyền chính trị của phụ nữ. ............................................................................24
1.1.1.1. Khái niệm .....................................................................................................24
1.1.1.2. Đặc điểm ......................................................................................................26
1.1.1.3. Nội dung các quyền chính trị của phụ nữ ....................................................28
1.1.2. Bảo đảm quyền chính trị của phụ nữ ..............................................................29
1.1.2.1. Khái niệm .....................................................................................................29
1.1.2.2. Các loại bảo đảm quyền chính trị của phụ nữ ..............................................31
1.2. Khái niệm, vai trò bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ ...............36
1.2.1. Khái niệm bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ ................................36
1.2.1.1. Khái niệm .....................................................................................................36
1.2.1.2. Đặc điểm bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ . .............................38
1.2.2. Vai trò của đảm bảo pháp lý quyền chính trị của phụ nữ. ..............................40
1.3. Nội dung của bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ ........................42
1.3.1. Các qui định của pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ .............................42
1.3.2. Hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện các quy định pháp
luật về quyền chính trị của phụ nữ ............................................................................47
1.3.3. Ý thức pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ. ............................................52
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ ........54
1.4.1. Yếu tố chính trị ................................................................................................54
1.4.2. Yếu tố kinh tế ..................................................................................................55
1.4.3. Yếu tố chính sách, pháp luật của Nhà nước ....................................................57
1.4.4. Yếu tố văn hóa xã hội......................................................................................58
1.4.5. Yếu tố tôn giáo ................................................................................................60
1.4.6. Yếu tố trình độ dân trí .....................................................................................61
1.4.7. Yếu tố quốc tế .................................................................................................62
1.4.8. Các yếu tố khác ...............................................................................................63
1.5. Bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ ở một số quốc gia trên thế
giới và những kinh nghiệm gợi mở đối với Việt Nam ..........................................64
1.5.1. Bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ ở một số quốc gia trên thế giới ......... 64
1.5.1.1. Những qui định của pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ .....................64
1.5.1.2. Hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về các
quyền chính trị của phụ nữ. .......................................................................................67
1.5.1.3. Ý thức pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở một số quốc gia trên thế giới ... 68
1.5.2. Những kinh nghiệm gợi mở đối với Việt Nam ...............................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..........................................................................................71
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN BẢO ĐẢM PHÁP LÝ QUYỀN CHÍNH TRỊ CỦA
PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .....................................................................72
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển bảo đảm pháp lý quyền
chính trị của phụ nữ ở Việt Nam ...........................................................................72
2.1.1. Sự hình thành và phát triển thể chế pháp lý bảo đảm quyền chính trị của phụ
nữ ở Việt Nam ...........................................................................................................72
2.1.2. Sự hình thành và phát triển các thiết chế bảo đảm các quyền chính trị của phụ
nữ ở Việt Nam. ..........................................................................................................77
2.1.3. Sự hình thành và phát triển nhận thức, ý thức về bảo đảm quyền chính trị của
phụ nữ ở Việt Nam ....................................................................................................82
2.2. Thực trạng các quy định pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam . 85
2.2.1. Các qui định của pháp luật quốc tế về quyền chính trị của phụ nữ mà Việt
Nam đã tham gia .......................................................................................................85
2.2.2. Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền chính trị của phụ nữ ...........89
2.3. Thực trạng tổ chức và hoạt động thực hiện pháp luật về quyền chính trị
của phụ nữ ở Việt Nam ...........................................................................................99
2.3.1. Tổ chức và hoạt động thực hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ của
các thiết chế mang tính quyền lực nhà nước .............................................................99
2.3.2. Tổ chức và hoạt động thực hiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ của
các thiết chế mang tính xã hội ................................................................................ 108
2.3.3. Hoạt động thi hành pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ Việt Nam của các cá nhân .... 112
2.4. Thực trạng ý thức pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam .... 117
2.4.1. Thực trạng ý thức của các cấp ủy Đảng, Nhà nước và các thiết chế xã hội,
cộng đồng xã hội về quyền chính trị của phụ nữ ................................................... 117
2.4.2. Thực trạng ý thức của các cá nhân về quyền chính trị của phụ nữ .............. 120
2.5. Đánh giá chung về thực trạng bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ
ở Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 122
2.5.1. Những thành tựu đã đạt được và nguyên nhân của những thành tựu .......... 122
2.5.1.1. Những thành tựu trong bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ ...... 122
2.5.1.2. Nguyên nhân của những thành tựu trong bảo đảm pháp lý quyền chính trị
của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay. ........................................................................... 123
2.5.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. ................................... 124
2.5.2.1. Một số hạn chế, khiếm khuyết .................................................................. 124
2.5.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, khiếm khuyết trong việc bảo đảm pháp lý
quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay. ................................................. 126
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................... 134
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN BẢO ĐẢM PHÁP
LÝ QUYỀN CHÍNH TRỊ CỦA PHỤ NỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ........... 135
3.1. Quan điểm hoàn thiện bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ ở Việt
Nam hiện nay ........................................................................................................ 135
3.1.1. Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam để phụ
nữ thực sự bình đẳng với nam giới trong đời sống chính trị, đáp ứng yêu cầu phát
triển đất nước .......................................................................................................... 135
3.1.2. Hoàn thiện bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam phải phù
hợp với yêu cầu của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
hiện nay .................................................................................................................. 136
3.1.3. Hoàn thiện bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam phải tạo
ra môi trường pháp lý thuận lợi để người phụ nữ tham gia tích cực vào đời sống
chính trị của đất nước ............................................................................................. 138
3.1.4. Hoàn thiện bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam phải
được thực hiện đồng bộ cùng với các bảo đảm khác đối với quyền chính trị nói
riêng, các quyền khác của phụ nữ nói chung ......................................................... 139
3.2. Giải pháp hoàn thiện bảo đảm pháp lý quyền chính trị của phụ nữ ở Việt
Nam hiện nay ........................................................................................................ 139
3.2.1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong bảo đảm pháp lý quyền chính trị
của phụ nữ .............................................................................................................. 140
3.2.2. Nâng cao nhận thức của các tổ chức và cá nhân về bảo đảm quyền chính trị
của phụ nữ nói riêng, các quyền khác của phụ nữ nói chung ................................ 141
3.2.2.1. Đối với các cơ quan hoạch định chính sách và xây dựng pháp luật ......... 142
3.2.2.2. Đối với các tổ chức cá nhân có thẩm quyền tổ chức thi hành pháp luật về
quyền chính trị của phụ nữ ..................................................................................... 143
3.2.2.3. Đối với các tổ chức và cá nhân khác ......................................................... 143
3.2.3. Hoàn thiện các qui định của pháp luật về quyền chính trị và các biện pháp bảo
đảm thực hiện quyền chính trị của phụ nữ ............................................................. 145
3.2.4. Tổ chức tốt hơn việc thi hành pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ...... 149
3.2.5. Nâng cao ý thức pháp luật của các tổ chức, cá nhân về quyền chính trị của phụ nữ .....152
3.2.6. Xây dựng và phát huy đồng bộ các bảo đảm quyền chính trị và các quyền
khác của phụ nữ...................................................................................................... 153
3.2.6.1. Đối với bảo đảm chính trị ......................................................................... 153
3.2.6.2. Đối với bảo đảm kinh tế ............................................................................ 154
3.2.6.3. Đối với bảo đảm văn hóa – xã hội ............................................................ 155
3.2.7. Phối kết hợp hoạt động giữa Nhà nước và các tổ chức xã hội, gia đình, toàn
thể xã hội và bản thân phụ nữ trong bảo đảm quyền chính trị của phụ nữ ............ 157
3.2.8. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác trong bảo
đảm quyền chính trị của phụ nữ ............................................................................. 158
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................................... 161
KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................... 162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Biểu đồ 1: Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội từ khóa I - XIII
Bảng 2: Tỷ lệ đại biểu nữ trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ Khóa X đến XV
Bảng 3: Phụ nữ trong Quốc hội Việt Nam – Xếp hạng thế giới
Bảng 4: Biểu đồ tỷ lệ phần trăm nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp qua các kỳ
bầu cử
Bảng 5: Tỷ lệ phần trăm nữ Chủ tịch HĐND cấp tỉnh qua các kỳ bầu c
Biểu đồ 6: Tỷ lệ nữ cán bộ và tỷ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt từ năm 2012 - 2020 (trung bình)
Bảng 7: Tỷ lệ phụ nữ giữ vị trí chủ chốt trong những cơ quan nhà nước có trên 30%
nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
Bảng 8. Tỷ lệ phụ nữ trong cấp ủy Đảng qua các nhiệm kì từ năm 2001-2025
Biểu đồ 9: Số nữ bí thư tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025
Biểu đồ 10: Tỷ lệ cán bộ nữ đảng bộ cấp huyện
Biểu đồ 11: Tỷ lệ cán bộ nữ đảng bộ cấp cơ sở
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ACW : Uỷ ban phụ nữ ASEAN
ACWS : Ủy ban ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ các quyền
của phụ nữ và trẻ em
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CEDAW : Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ
ECOSOC : Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc
HĐND : Hội đồng nhân dân
Hội LHPN : Hội Liên hiệp phụ nữ
ICCPR : Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
NCKH : Nghiên cứu khoa học
NGO : Non – Governmental Organization (Tổ chức phi chính phủ)
NXB : Nhà xuất bản
TAND : Tòa án nhân dân
TW : Trung ương
VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
UBTWMTTQ : Ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc
UBND : Ủy ban nhân dân
UBTVQH : Ủy ban thường vụ Quốc hội
UBVSTBCPN : Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ
UN Women : Tổ chức Liên hợp quốc về bình đẳng giới
và trao quyền cho phụ nữ
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, phụ nữ chiếm hơn một phần hai nhân loại và có những đóng góp
vô cùng to lớn cho sự phát triển của các quốc gia, cho hạnh phúc và bình yên của mỗi
gia đình. Mặc dù có công lao lớn như vậy đối với đất nước và mái ấm gia đình, song
do những đặc trưng về thể chất và giới tính, phụ nữ vẫn thuộc nhóm dễ bị tổn thương,
chịu nhiều thiệt thòi trong đời sống xã hội, đặc biệt là đời sống chính trị của đất nước;
là nạn nhân chủ yếu của bất bình đẳng giới trên nhiều lĩnh vực nên rất cần được xã
hội quan tâm, bảo vệ một cách toàn diện. Vì thế, năm 1979, Đại hội đồng Liên hiệp
quốc đã thông qua Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ
(CEDAW) và được xem như Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền đối với phụ nữ. Lần
đầu tiên trên bình diện quốc tế, việc lý giải về vấn đề phân biệt đối xử đối với phụ nữ
cũng như việc hình thành một chương trình hành động với qui mô lớn đã được thiết
lập, đây là cơ sở pháp lý quan trọng đi đến việc chấm dứt sự phân biệt đối xử đối với
phụ nữ trên mọi lĩnh vực.
Bên cạnh đó, thông qua các Hội nghị thế giới về phụ nữ đã khẳng định được sự
cần thiết phải bảo đảm nhân quyền cho phụ nữ và sự bình đẳng về giới tính, tạo điều
kiện thuận lợi cho người phụ nữ được thụ hưởng các quyền cơ bản để có được vị trí
xứng đáng như một đối tác bình đẳng với nam giới trên tất cả các phương diện của
cuộc sống. Theo đó, trên phạm vi toàn cầu và ở mỗi quốc gia cần thiết phải thiết lập
và hoàn thiện cơ chế bảo đảm và bảo vệ các quyền của phụ nữ.
Mô hình Nhà nước pháp quyền XHCN mà Việt Nam đang xây dựng và hoàn
thiện, luôn theo đuổi quyết tâm tôn trọng quyền con người và coi đây là một trong
những ưu tiên đặc biệt mang tính đặc trưng của chế độ XHCN. Vì thế, trong Văn
kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII năm 2021, Đảng đã khẳng định quan điểm
cơ bản để xây dựng đất nước là phải hướng đến “Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung
tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước”; đồng thời yêu cầu “Nhà
nước định ra các đạo luật nhằm xác định các quyền công dân và quyền con người,
quyền đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm”1. Chính những quan điểm nhất quán của
Đảng và Nhà nước Việt Nam là nền tảng vững chắc bảo đảm cho quyền con người
và bình đẳng giới luôn được thực thi hiệu quả trong thực tiễn đời sống xã hội.
Trên cơ sở các quan điểm của Đảng về bảo đảm, bảo vệ quyền con người, từ
góc độ bì