Luận án Bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk

Về bảo tồn kế thừa, trong tác phẩm Đời sống mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh (2000) đã nêu ra những quan điểm rõ ràng về sự kế thừa: “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý, cái gì cũ mà tốt thì phát triển thêm” [36]. Đây chính là bảo tồn dựa trên cơ sở kế thừa. Cách tiếp cận bảo tồn kế thừa có mặt ưu việt hơn là những sản phẩm văn hóa có giá trị, đã được sàng lọc qua dòng thời gian sẽ có cơ hội tự khẳng định mình, được phát huy giá trị đối với đời sống con người [76]. Theo Tô Vũ (2002), “Khi nói tới bảo tồn, ta luôn nghĩ đến giữ gìn toàn bộ và nguyên vẹn đối tượng cần bảo tồn”, và ông nhấn mạnh: Đối tượng bảo tồn cần thoả mãn hai điều kiện tiên quyết: Một là, nó phải được nhìn nhận là tinh hoa, là một “giá trị” đích thực không có gì phải hồ nghi hay bàn cãi. Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm năng đứng vững lâu dài trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và tinh thần của con người ( ), nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay với chính sách mở cửa và cơ chế thị trường ( ) [116]. Chúng ta có thể hiểu rằng: Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là giữ lại, không để mất đi, không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái. Bảo tồn di sản văn hóa được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo tồn và giữ gìn sự tồn tại của các di sản theo dạng thức vốn có của nó. Theo công ước 2005 mục 7 điều 4 “Bảo vệ: Danh từ “Bảo vệ” có nghĩa là việc thông qua các biện pháp nhằm bảo tồn, gìn giữ và tăng cường sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa. Động từ “Bảo vệ” có nghĩa là thông qua các biện pháp đó” [99]. Luật Di sản Văn hóa của Việt Nam không giải thích khái niệm “bảo vệ” nhưng đều sử dụng từ “bảo vệ” chứ không sử dụng từ “bảo tồn”.

pdf241 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bim BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Lý Vân Linh Niê Kdăm BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ Ở TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ Hà Nội - 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Lý Vân Linh Niê Kdăm BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ Ở TỈNH ĐẮK LẮK Ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9229042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HOÁ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm Hà Nội - 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các trích dẫn, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận án Lý Vân Linh Niê Kdăm ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... iv DANH MỤC CHỮ Ê ĐÊ ............................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... viii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ Ở TỈNH ĐẮK LẮK.......................................................................... 12 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................... 12 1.1.1. Các công trình nghiên cứu chung về người Ê Đê ở Tây Nguyên ................... 12 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về âm nhạc, nhạc cụ của các dân tộc Tây Nguyên và người Ê Đê ............................................................................................................... 15 1.1.3. Những nghiên cứu lý thuyết chung về Âm nhạc dân tộc học, Quản lý văn hóa, về bảo tồn và phát huy di sản phi vật thể .................................................................... 22 1.2. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 27 1.2.1. Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 27 1.2.2. Lý thuyết chức năng và chức năng luận - cấu trúc ........................................... 33 1.2.3. Lý luận về bảo tồn và phát huy .......................................................................... 39 Tiểu kết .......................................................................................................................... 49 Chương 2: NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ TIẾP CẬN TỪ CHỨC NĂNG VÀ THỰC HÀNH ........................................................................... 51 2.1. Khái quát về văn hóa truyền thống của người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk ................. 51 2.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Đắk Lắk ..................................................................... 51 2.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế xã hội truyền thống của người Ê Đê ở Đắk Lắk . 52 2.1.3. Văn hóa tộc người .............................................................................................. 54 2.2. Hệ thống nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê tiếp cận từ chức năng ................. 58 2.2.1. Nhạc cụ với chức năng biểu hiện cảm xúc ....................................................... 59 2.2.2. Nhạc cụ với chức năng thưởng thức thẩm mỹ ........................................... 63 2.2.3. Nhạc cụ với chức năng giải trí ........................................................................... 63 2.2.4. Nhạc cụ với chức năng tạo phản ứng thể chất .................................................. 67 2.2.5. Nhạc cụ với với chức năng thực thi sự phù hợp với các chuẩn mực xã hội ... 67 2.2.6. Nhạc cụ với chức năng xác nhận các tổ chức xã hội và phục vụ các nghi lễ tôn giáo .......................................................................................................................... 68 2.3.2. Thực hành nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê tỉnh Đắk Lắk qua sự thay đổi chức năng ...................................................................................................................... 81 Tiểu kết .......................................................................................................................... 85 Chương 3: HOẠT ĐỘNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ Ở TỈNH ĐẮK LẮK ........................ 87 3.1. Các yếu tố tác động đến sự tồn tại của nhạc cụ truyền thống người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk ................................................................................................................ 87 3.1.1. Sự thay đổi của sinh kế, phát triển văn hóa, xã hội .................................... 87 iii 3.1.2. Sự thay đổi tín ngưỡng và thói quen sinh hoạt ............................................ 91 3.2. Hoạt động bảo tồn và phát huy di sản nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk .................................................................................................................. 94 3.2.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế quản lý nhà nước đối với công tác bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê............................................... 94 3.2.2. Tổ chức thực hiện các chính sách có liên quan đối với công tác bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê .................................................................. 97 3.2.3. Một số hình thức bảo tồn, phát huy tiêu biểu từ điều hành của quản lý Nhà nước .......................................................................................................................................... 101 3.2.4. Hoạt động bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk của cộng đồng và các đối tượng có liên quan .................................................... 107 3.3. Đánh giá chung về quản lý bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê tỉnh Đắk Lắk ......................................................................................... 115 Tiểu kết ........................................................................................................................ 118 Chương 4: BÀN LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN NHẠC CỤ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ Ở TỈNH ĐẮK LẮK ........................................................................................... 121 4.1. Bàn luận về quan điểm bảo tồn và phát huy giá trị di sản nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê tỉnh Đắk Lắk ...................................................................... 121 4.1.1. Quan điểm về bảo tồn và phát huy âm nhạc truyền thống các dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam .................................................................................................... 121 4.1.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước trong vấn đề bảo tồn và phát triển nhạc cụ truyền thống các dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030 ........................................... 124 4.1.3. Nguyện vọng của cộng đồng dân cư đối với bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê tỉnh Đắk Lắk .......................................................................... 127 4.2. Giải pháp bảo tồn, phát huy nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk ...................................................................................................................................... 130 4.2.1. Một số đề xuất về chuyển đổi chức năng của nhạc cụ truyền thống ............... 130 4.2.2. Giải pháp thực thi những hoạt động bảo tồn - phát huy nhạc cụ truyền thống theo chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ................................................. 135 Tiểu kết ........................................................................................................................ 144 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .............. 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 154 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 168 iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ANDG : Âm nhạc dân gian ÂNDTH : Âm nhạc dân tộc học BCH TƯ : Ban chấp hành Trung ương Bộ VH, TT&DL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CĐ : Cao đẳng CĐ VHNT ĐL : Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk Cty : Công ty GD- ĐT : Giáo dục và đào tạo GS : Giáo sư HCV : Huy chương vàng HSSV : Học sinh, sinh viên NCS : Nghiên cứu sinh NCVHNT : Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật NSUT : Nghệ sĩ ưu tú NSVN : Nghệ sĩ Việt Nam NXB : Nhà xuất bản Sở VH, TT&DL : Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch QLVH : Quản lý văn hóa QĐ-BVHTTDL : Quyết định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch QĐ- Ttg : Quyết định thủ tướng chính phủ Tp. : Thành phố Tp BMT : thành phố Buôn Ma Thuột TNCS HCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh UNESCO : United Nations Educational Scientific and v Cultural Organization (Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp Quốc) UBND : Ủy ban nhân dân VHNT : Văn hóa nghệ thuật VHTT : Văn hóa Thông tin cs : cộng sự vi DANH MỤC CHỮ Ê ĐÊ Tiếng Ê Đê Dịch tiếng việt arei Hát “arei” Aê Diê Đức chúa trời Anăk aê Adiê Con của Đức chúa trời ana Cái cây Băng Bơ Dung, Băng Bơ Dai Tên hai chị em nữ thần Bih Tên một nhánh tộc người Ê Đê buê Bà đỡ đẻ Čing Chiêng Čing chêng Cách gọi “cồng chiêng” chung Čing kram Chiêng tre Čing knah Tên dàn chiêng bằng đồng của người Ê Đê Cuê nuê Nối dây được duy trì để đảm bảo gìn giữ tài sản của cải, dòng họ Duê Lời nói vần Drei kpie Thác rượu Dăm dei Anh hoặc em trai của mẹ Đing tŭt, đing năm, đing buôt chok, đing buôt kliă, goong Tên các loại nhạc cụ của người Ê Đê ieo đinh năm Thổi Đinh năm ieo wit hgum Gọi về xum họp êwa angin Làn gió ênai drei Thác nước đổ Gat khil Điệu múa nghi lễ của dũng sĩ với đao và khiên vii Grư phiơr Điệu múa “chim bay” H’gơr Trống lớn Hluê Čing Theo Čing Klei bhiăn kđi Luật tục khua sang/khua knơng buôn Chủ buôn khua buôn trưởng buôn khoa sang mniê Người phụ nữ cao tuổi nhất klei đưm Cổ tích klei k’han Trường ca-sử thi Kdŏ Múa kpan Cái ghế dài của người Ê Đê Kông dar Chong chóng quay Mtieo Čing Người chỉnh chiêng Mjâo Phù thủy mmuñ hát Ngã Yang Mnăm hma Lễ cúng rẫy Tap mniê Giã lúa tông Čing Đánh trống Tông Ai Mang Đánh 1 cách ngẫu hứng Up ngăt mdiê Lễ cúng hồn lúa Pă kngan rông Yang Điệu múa “vỗ tay mời Yang” Pô êlăn Chủ đất Pô pin ea Chủ bến nước Pô bhat kđi Người xử kiện Pô rieo Yang Thầy cúng Pô tul Čing Người biết sửa Čing Pah H’gơr Vỗ trống Yang Trời, Thần viii Yan pliêr Mua đá xagat Cái rìu DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Phân loại nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê ...................................... 59 Bảng 3.1. Phân tích SWOT đối với bảo vệ và giữ gìn nhạc cụ Ê Đê truyền thống ................................................................................................................................. 115 Bảng 4.1. Nguyện vọng bảo vệ đối với các nhạc cụ truyền thống (%) ....... 128 Bảng 4.2. Đề xuất phương pháp duy trì và bảo tồn âm nhạc truyền thống ......... 129 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong bối cảnh không gian âm nhạc Tây Nguyên chung, mỗi tộc người thiểu số ở đây đều có nền âm nhạc dân gian với những nét đặc trưng tạo nên những giá trị, bản sắc văn hóa riêng. Âm nhạc của người Ê Đê và đặc biệt là hệ nhạc khí tham gia vào hầu hết các hoạt động của đời sống tinh thần của người Ê Đê, đồng hành với mỗi giai đoạn của đời người, đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt và lao động của cộng đồng. Những nhạc cụ đó đã từng gắn bó với người Ê Đê trong hàng ngàn năm lịch sử, gắn bó suốt cuộc đời từ khi được sinh ra, trưởng thành, yêu đương và chết đi. Tuy nhiên, những biến đổi của đời sống, lao động sản xuất, kinh tế, xã hội và nhất là xu hướng toàn cầu hóa cũng như sự phát triển của internet đã có những tác động nhất định đối với văn hóa truyền thống của cộng đồng. Kinh tế - xã hội phát triển, việc tiếp cận công nghệ, máy móc hiện đại đối với các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung, người Ê Đê nói riêng, trở nên dễ dàng khiến nền âm nhạc đương đại, âm nhạc của người Việt hoặc của nước ngoài nhanh chóng thâm nhập vào đời sống âm nhạc của các tộc người Tây Nguyên nói chung và tộc người Ê Đê nói riêng. Sự xâm nhập những thể loại âm nhạc mới làm thay đổi tư duy và sở thích thưởng thức âm nhạc của họ, khiến cho âm nhạc truyền thống đang dần đi vào quên lãng, nhất là các nhạc cụ cổ truyền lại càng nhanh chóng bị bỏ quên. Người dân ít có điều kiện, thời gian dành cho những hoạt động tự chế tác, tự diễn tấu nhạc cụ truyền thống. Họ không còn sử dụng nhạc cụ truyền thống để trao đổi tình cảm, diễn tấu để cùng nhau thưởng thức âm nhạc dân tộc. Những sinh hoạt cộng đồng do chính quyền, cơ quan quản lý văn hóa của địa phương tổ chức thường sử dụng nhạc cụ điện tử (đàn guitar điện, đàn phím điện tử), âm nhạc mới, nhạc phổ thông của người Việt do sự tiện lợi, phổ biến mà ít quan tâm đến nhạc dân tộc, âm nhạc truyền thống. 2 Sau khi “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được UNESCO ghi danh là “Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại”, không chỉ năm (5) tỉnh có 17 tộc người là chủ nhân của di sản được ghi danh mà hầu hết các tỉnh Tây Nguyên trải dài từ Bắc xuống Nam có sở hữu âm nhạc liên quan đến cồng chiêng1 đều triển khai nhiều chương trình, dự án, kế hoạch để bảo vệ và phát huy âm nhạc cồng chiêng. Các Dự án dạy đánh Čing cho trẻ em do nhà nước tổ chức đã có những hiệu quả rõ rệt. Có nhiều buôn đã có đội Čing thiếu niên, các em có thể đánh được Čing đồng và Čing tre. Hàng năm khi ngành văn hóa tổ chức các hoạt động liên hoan văn hóa văn nghệ các dân tộc tại địa phương, các em cũng là những thí sinh tham gia rất tích cực. Tuy nhiên, các dự án này chỉ dừng lại ở việc dạy đánh Čing đồng và Čing tre, chưa mở rộng hoặc có chú ý bảo tồn, phát huy các nhạc cụ khác trong đời sống. Âm nhạc dân gian của các tộc người ở Tây Nguyên, trong đó có người Ê Đê, không chỉ có âm nhạc cồng chiêng. Họ còn có một hệ nhạc khí đa dạng, phong phú và góp phần tạo nên không gian văn hóa đầy bản sắc. Hệ thống nhạc cụ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung, nhạc cụ của người Ê Đê nói riêng gần như không được quan tâm và đã có dấu hiệu mai một, có nhạc cụ thậm chí đã biến mất trong đời sống, văn hóa. Hơn nữa, nền âm nhạc dân gian của người Ê Đê đa số phải thông qua nhạc cụ để truyền bá. Do đó nghiên cứu hệ thống nhạc cụ, kể cả cồng chiêng, là nghiên cứu bảo tồn - phát huy vật thể đối với âm nhạc truyền thống dân tộc - di sản phi vật thể. Đó là nghiên cứu cái cụ thể đồng thời mang tính tổng thể, toàn diện trong không gian văn hóa - phi vật thể của cộng đồng. Đảng và Nhà nước đang rất chú trọng đến việc tăng cường và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, nhưng trên thực tế, việc triển khai vẫn còn có những bất cập, hoặc không đạt hiệu quả. Thái độ cực đoan của các nhà quản lý nhà nước đối với âm nhạc dân gian như chỉ quan tâm tổ chức các hoạt động liên 1 Trong luận án sẽ sử dụng cách viết theo ngôn ngữ người Ê Đê là Čing, từ cồng chiêng sẽ được sử dụng khi trích dẫn trực tiếp, trích dẫn gián tiếp và tên tài liệu tham khảo. 3 quan đến cồng chiêng mà bỏ qua tất cả những sinh hoạt âm nhạc dân gian khác đã dẫn đến thể loại dân nhạc với hệ nhạc khí phong phú của các tộc người bị mai một, dần biến mất khỏi đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng Các nhạc cụ âm nhạc truyền thống giờ đây gần như vắng bóng trong các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Ê Đê, đặc biệt là nhóm nhạc cụ không phải Čing đồng. Có những nơi, nhiều thanh niên Ê Đê còn không biết tộc người mình có những loại nhạc cụ gì, chưa bao giờ được tận mắt nhìn thấy nhạc cụ, tận tai nghe thấy âm thanh của nhạc cụ truyền thống - dân tộc. Cần phải tìm ra các biện pháp hiệu quả để khai thác hết các chức năng tiềm ẩn của nhạc cụ dân gian truyền thống, đưa chúng trở lại với không gian sinh hoạt văn hóa của dân tộc. Hơn nữa, cần có những phương pháp để cho chính chủ thể - những người đã sáng tạo ra nhạc cụ, có thể phục hồi lại nhạc cụ truyền thống, sử dụng nó trong đời sống mới với những chức năng mới phù hợp với thời đại, đưa âm nhạc - nhạc cụ truyền thống phục vụ tốt nhất cho cộng đồng và góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người trong thời đại mới. Đây là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý văn hóa không chỉ đối với việc bảo tồn và phát huy các nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê trong bối cảnh xã hội chạy đua cùng nền giải trí đa phương tiện như hiện nay mà còn phát huy những chức năng mới đối với những nhạc cụ truyền thống, tạo cho nó có một đời sống mới. Với những lý do và tính cấp thiết trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu Bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk để thực hiện luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng tồn tại và thực hành nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê ở tỉnh Đăk Lăk từ góc độ lý thuyết Cấu trúc - chức năng và quản lý nhà nước về văn hóa, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp bảo vệ và phát huy nhạc cụ truyền thống để phục vụ cộng đồng và góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa tộc 4 người trong thời đại mới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án tập trung các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu các lý thuyết, đưa ra hệ thống lý luận nhằm nhận diện giá trị văn hóa của nhạc cụ truyền thống người Ê Đê, trong đó có lý thuyết về chức năng và “10 chức năng của âm nhạc” của Alan P. Merriam; nghiên cứu khung lý thuyết của chuyên ngành quản lý văn hóa về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. - Thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê tại tỉnh Đăk Lăk, từ đó đánh giá thực tiễn tồn tại và thực hành nhạc cụ truyền thống, ghi nhận sự biến đổi, các yếu tố tác động (chủ yếu từ hoạt động quản lý nhà nước). - Phân tích, đánh giá tình hình quản lý hoạt động thực hành, trình diễn nhạc cụ truyền thống của cộng đồng dân tộc thiểu số Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, ghi nhận những ưu điểm, tìm ra những tồn tại, hạn chế trong QLVH đối với âm nhạc - nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê ở tỉnh Đăk Lăk. - Sử dụng khung lý thuyết và căn cứ vào thực trạng vấn đề, những tồn tại, hạn chế, yếu kém, những vấn đề đang đặt ra để xây dựng các giải pháp phục hồi, phát huy nhạc cụ truyền thống trong đời sống hiện nay, trong đó, quan tâm đến việc phát huy chức năng, điều kiện sử dụng các nhạc cụ truyền thống phù hợp với thời đại, nhằm bảo tồn và phát huy các nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Luận án là “Hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị các nhạc cụ truyền thống của người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk” - Đối tượng khảo sát của Luận án là thực hành nhạc cụ truyền thống trong 5 đời sống âm nhạc của người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bao_ton_va_phat_huy_nhac_cu_truyen_thong_cua_nguoi_e.pdf
  • pdfAbstract of the dissertation.pdf
  • pdfCông văn bảo vệ luận án cấp Viện.pdf
  • pdfSummary of new conclusions of the dissertation.pdf
  • pdfThông tin tóm tắt kết luận mới tiếng Việt.pdf
  • pdfTóm tắt luận án.pdf
  • pdfTrích yếu luận án tiếng Việt.pdf
Luận văn liên quan