1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vương quốc Thái Lan - một quốc gia khá phát triển, thành viên sáng
lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nằm ở vị trí tương đối trung
tâm của Đông Nam Á, đã và đang giữ một vị trí địa chiến lược trong khu vực và
trên thế giới. Hơn nữa, trong lịch sử và hiện tại, Thái Lan được xem là “nước mở”
với thế giới bên ngoài, có quá trình dân chủ hóa phát triển tương đối sớm, sâu
rộng và luôn có tư tưởng cải cách, đồng thời lại đề cao tính dân tộc. Chính vì vậy,
mọi biến động ở Thái Lan, nhất là về chính trị, không chỉ biểu hiện xu hướng phát
triển nội tại, mà còn phản ánh các trào lưu, xu hướng liên minh, liên kết, tập hợp
lực lượng của khu vực và thế giới, đồng thời, chúng có tác động sâu sắc đến sự
phát triển tổng thể của Thái Lan và ảnh hưởng đến tình hình khu vực Đông Nam
Á, trong đó có Việt Nam.
1.2. Trong lịch sử hiện đại, nền chính trị của Thái Lan luôn có những biến
động lớn, nhất là sự thay đổi chính phủ bởi nhiều cuộc đảo chính quân sự và “cách
mạng đường phố”. Đặc biệt từ sau năm 2006 cho đến nay, Chính phủ Thái Lan luôn
luôn phải đối mặt với tình trạng bất ổn về chính trị do những mâu thuẫn và bất đồng
quan điểm về vấn đề đường lối chính sách của các thủ tướng và chính phủ với
quyền lợi của người dân thuộc các đảng phái khác nhau.
211 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biến động chính trị ở vương quốc thái lan từ năm 2006 đến năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHÙNG QUANG HUY
BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VƯƠNG QUỐC
THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGHỆ AN - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
PHÙNG QUANG HUY
BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VƯƠNG QUỐC
THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 62.22.03.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. NGUYỄN CÔNG KHANH
2. PGS. TSKH. TRẦN KHÁNH
NGHỆ AN - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan: Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả và
số liệu được nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận trong Luận án chưa
được công bố ở bất cứ công trình nào khác.
Tác giả
Phùng Quang Huy
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................... 3
4. Nguồn tài liệu.................................................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý thuyết..................................................... 5
6. Đóng góp của luận án ...................................................................................... 6
7. Bố cục của luận án........................................................................................... 6
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 7
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam................................................................. 7
1.1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................. 7
1.1.2. Những nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài ............................. 11
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................ 16
1.2.1. Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................................... 16
1.2.2. Những nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài ............................. 19
1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần
tập trung giải quyết............................................................................................ 22
1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu ...................................................... 22
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết .................................... 23
Chương 2. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ
Ở VƯƠNG QUỐC THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011..................... 25
2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Nam Á ................................................. 25
2.1.1. Bối cảnh quốc tế.................................................................................. 25
2.1.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á........................................................... 27
2.2. Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và quan hệ đối ngoại của Thái Lan từ
1997 đến 2011 ................................................................................................... 29
2.2.1. Tình hình kinh tế ................................................................................. 29
2.2.2. Tình hình xã hội .................................................................................. 34
2.2.3. Tình hình chính trị Thái Lan trước năm 2006 ...................................... 44
2.2.4. Những bất ổn trong quan hệ Thái Lan với một số nước láng giềng ...... 59
Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 62
Chương 3. DIỄN BIẾN CHỦ YẾU TRÊN CHÍNH TRƯỜNG THÁI LAN
TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011 ......................................................................... 63
3.1. Cuộc đảo chính tháng 9 năm 2006 và những tác động đến tình hình
chính trị Thái Lan .............................................................................................. 63
3.1.1. Đảo chính quân sự tháng 9/2006 ......................................................... 63
3.1.2. Tác động của đảo chính quân sự đến tình hình chính trị Thái Lan ....... 68
3.2. Khủng hoảng Chính phủ giai đoạn 2006 - 2008 .......................................... 72
3.2.1. Thời Thủ tướng Surayud Chulanont (tháng 10/2006 - tháng 1/2008) .... 73
3.2.2. Thời Thủ tướng Samak Sundaravej (tháng 1/2008 - tháng 9/2008) ..... 78
3.2.3. Thời Thủ tướng Somchai Wongsawat (tháng 9/2008 - tháng 12/2008) ... 83
3.3. Giai đoạn cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejajiva (tháng 12/2008 -
tháng 7/2011) .................................................................................................... 88
3.3.1. Những thách thức đối với Chính phủ Abhisit Vejjajiva ....................... 88
3.3.2. Giải pháp nhằm ổn định tình hình của Chính phủ Abhisit ................... 91
3.4. Cuộc bầu cử tháng 7/2011: thắng lợi của “Chủ nghĩa dân túy” và nữ
Thủ tướng Yingluck Shinawatra ....................................................................... 99
Tiểu kết chương 3............................................................................................ 102
Chương 4. NHẬN XÉT VỀ BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VƯƠNG QUỐC
THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011 ................................................... 104
4.1. Một số đặc điểm biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan giai đoạn
2006 - 2011 ..................................................................................................... 104
4.1.1. Biến động chính trị ở Thái Lan diễn ra liên tục và có xu hướng
tiếp diễn ........................................................................................... 104
4.1.2. Biến động chính trị ở Thái Lan là hệ quả của khủng hoảng chính trị
nội bộ trong lòng xã hội và của cuộc đấu tranh giữa xu hướng dân
chủ mới và xu hướng bảo thủ ............................................................ 106
4.1.3. Biến động chính trị ở Thái Lan giai đoạn 2006 - 2011 vẫn chịu sự
chi phối mạnh mẽ của Nhà Vua, tòa án và quân đội .......................... 109
4.1.4. Cuộc đấu tranh giữa các đảng phái mới thông qua biểu tình đường
phố của quần chúng tác động tiêu cực đến xã hội và khó có thể
khiến nền chính trị Thái Lan trở nên dân chủ hơn ............................. 116
4.2. Hệ quả của những biến động chính trị giai đoạn 2006 - 2011 đối với
Thái Lan.......................................................................................................... 121
4.3. Tác động của biến động chính trị ở Thái Lan đối với khu vực và quan
hệ với một số nước .......................................................................................... 124
4.3.1. Đối với hợp tác, ổn định tại khu vực Đông Nam Á ........................... 124
4.3.2. Đối với quan hệ của Thái Lan với một số nước (Mỹ, Trung Quốc) .. 126
4.3.3. Đối với Việt Nam ............................................................................. 131
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 137
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC
- Phụ lục 1. Các bảng biểu
- Phụ lục 2. Thông báo đảo chính 19/9/2006
- Phụ lục 3. Các chính đảng, phong trào chính trị ở Thái Lan giai đoạn 2006-2011
- Phụ lục 4. Một số Hiến pháp Thái Lan từ 1997 đến 2011
- Phụ lục 5. Bản đồ, ảnh
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Viết tắt Nghĩa
AC ASEAN Community - Cộng đồng ASEAN
AEC ASEAN Economic Community - Cộng đồng Kinh tế ASEAN
APSC ASEAN Political - Security Community - Cộng đồng chính trị - an
ninh ASEAN
ASC ASEAN Security Community - Cộng đồng An ninh ASEAN
ASCC ASEAN Socio-Cultural Community - Cộng đồng Văn hóa - Xã hội
ASEAN
AFTA ASEAN Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
APEC Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ARC Administration Reform Council
Hội đồng Cải cách hành chính lâm thời
ARF ASEAN Regional Forum - Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN
ASEAN Association of South-east Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN+1 ASEAN Plus One - ASEAN + 1 nước
Trung Quốc hoặc 1 nước nào đó
ASEAN+3 ASEAN Plus Three - ASEAN + 3 nước Đông Bắc Á
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc
ATTO Association of Thai tour operators
Hiệp hội Các công ty lữ hành Thái Lan
CEO Chief Excutive Officer - Giám đốc điều hành
CNS Council of National Security Hội đồng An ninh quốc gia
DP Democratic Party - Đảng Dân chủ (tiếng Thái: Phak Prachathipat)
DSI Department of Special Investigation - Ủy ban Điều tra đặc biệt
EC Election Commitet - Ủy ban Bầu cử
FTA Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do
GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Gross National Product - Tổng sản phẩm quốc gia
IMF International Monetary Fund - Quỹ Tiền tệ quốc tế
KHXH Khoa học xã hội
KMM Kumpulan Mujahideen - Tổ chức Kumpulan Mujahideen (Malaysia)
NACC National Anti-corruption Commission
Ủy ban chống tham nhũng quốc gia
NICs Newly industrialized countries - Các nước công nghiệp mới
NLA National Legislative Council - Hội đồng Lập pháp quốc gia
NRC National Reconciliation Commission - Ủy ban Hòa giải quốc gia
NXB Nhà xuất bản
PAD People's Alliance for Democracy - Liên minh Nhân dân vì dân chủ
PDP Palang Dharma Party - Đảng Sức mạnh đạo đức
PPP Palang Prachachon Party - Đảng Quyền lực nhân dân
PT Pheu Thai - Đảng Vì nước Thái
PTP Puea Thai Party - Đảng Vì nước Thái
PULO The Pattani United Liberation Organization
Tổ chức giải phóng thống nhất Pattani
SEATO Southeast Asia Treaty Organization - Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
SNG Cộng đồng các quốc gia độc lập
SP Saha PrachaThai - Đảng Thống nhất dân tộc Thái
TP Thành phố
TRT Phak Thai Rak Thai - Đảng người Thái yêu người Thái (tiếng Thái)
TTXVN Thông tấn xã Việt Nam
UDD Union of Democracy against Dictatorship
Mặt trận Dân chủ thống nhất chống độc tài
UN United Nations - Liên Hợp Quốc
USD US Dollas - Đô la Mỹ
VAT Value Added Tax - Thuế giá trị gia tăng
WB World Bank - Ngân hàng Thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vương quốc Thái Lan - một quốc gia khá phát triển, thành viên sáng
lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nằm ở vị trí tương đối trung
tâm của Đông Nam Á, đã và đang giữ một vị trí địa chiến lược trong khu vực và
trên thế giới. Hơn nữa, trong lịch sử và hiện tại, Thái Lan được xem là “nước mở”
với thế giới bên ngoài, có quá trình dân chủ hóa phát triển tương đối sớm, sâu
rộng và luôn có tư tưởng cải cách, đồng thời lại đề cao tính dân tộc. Chính vì vậy,
mọi biến động ở Thái Lan, nhất là về chính trị, không chỉ biểu hiện xu hướng phát
triển nội tại, mà còn phản ánh các trào lưu, xu hướng liên minh, liên kết, tập hợp
lực lượng của khu vực và thế giới, đồng thời, chúng có tác động sâu sắc đến sự
phát triển tổng thể của Thái Lan và ảnh hưởng đến tình hình khu vực Đông Nam
Á, trong đó có Việt Nam.
1.2. Trong lịch sử hiện đại, nền chính trị của Thái Lan luôn có những biến
động lớn, nhất là sự thay đổi chính phủ bởi nhiều cuộc đảo chính quân sự và “cách
mạng đường phố”. Đặc biệt từ sau năm 2006 cho đến nay, Chính phủ Thái Lan luôn
luôn phải đối mặt với tình trạng bất ổn về chính trị do những mâu thuẫn và bất đồng
quan điểm về vấn đề đường lối chính sách của các thủ tướng và chính phủ với
quyền lợi của người dân thuộc các đảng phái khác nhau.
Cuộc bầu cử dân chủ năm 2001, theo tinh thần bản Hiến pháp nhân dân
1997, mang đến thắng lợi cho Thaksin Shinawatra, một nhân vật nổi lên từ thương
trường với nhiều thành công trước khi bước sang con đường chính trị. Trong suốt
nhiệm kỳ của mình (2001-2006), thực hiện đúng cương lĩnh tranh cử, Thaksin tiến
hành một loạt chính sách mà phần nhiều nó khá mới lạ đối với Thái Lan lúc bấy
giờ, đặc biệt là những quan tâm của chính phủ dành cho người nghèo, nhất là tầng
lớp nông dân ở phía Bắc và Đông Bắc Thái Lan, nơi vốn có cuộc sống khó khăn và
thường không nhận được sự quan tâm đúng mực từ các chính phủ trước đó. Nhờ
nhiều thành tựu lớn, Thaksin nhận được sự ủng hộ rông rãi từ tầng lớp dân nghèo,
với phần đa là nông dân, đối tượng được thụ hưởng nhiều từ chính sách “dân túy”
của chính phủ. Tuy nhiên, cũng từ đó, ông cũng vấp phải rất nhiều sự đối kháng,
đến từ đại đa số tầng lớp trung lưu, thượng lưu ở Bangkok, trong đó có Hoàng gia,
phần lớn quân đội, tầng lớp quan liêu, các thương gia có hoạt động làm ăn cạnh
tranh với Thaksin những thành phần chịu ảnh hưởng bởi chính sách tự do hóa của
chính phủ. Đảo chính lật đổ Thaksin vì thế đã diễn ra. Từ đây, chính trường Thái
2
Lan liên tục bất ổn khi xoay quanh là những cuộc đấu tranh không ngớt của hai
“khối xã hội đối lập”, giữa những người thân Thaksin và những người chống lại
ông với những “đại diện ưu tú” là Mặt trận Dân tộc thống nhất chống độc tài -
UDD (phe Áo đỏ) và PAD (phe Áo vàng).
Cuộc đảo chính quân sự ngày 19/6/2006, là hệ quả của những mâu thuẫn
không thể giải quyết được trên chính trường nước này. Sau cuộc đảo chính, tướng
Surayud Chulanont được cử làm Thủ tướng của Chính phủ mới, nhưng nền chính trị
Thái Lan không vì thế mà ổn định, khủng hoảng chính phủ diễn ra liên tục, không
một thủ tướng nào đi hết nhiệm kỳ bốn năm của mình, thậm chí chưa hết năm đầu
nhiệm kỳ. Từ cuối 2006 đến giữa năm 2011, trong chưa đầy năm năm, lịch sử
chứng kiến sự thay đổi Thủ tướng đến năm lần, từ Thủ tướng Surayud Chulanont
đến Thủ tướng Samak Sundaravej, Thủ tướng Somchai Wongsawat, Thủ tướng
Abhisit Veijjajiva và nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Cuộc bầu cử tháng 7/2011, Đảng Pheu Thái - PTP của bà Yingluck
Shinawatra, em gái cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra giành thắng lợi trước Đảng
Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva. Chiến thắng này đưa bà
Yingluck trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan. Sự xuất hiện của
Yingluck tuy có thổi một luồng gió mới vào chính trường Thái Lan, đạt được một
số thành tựu ban đầu nhưng rốt cục, tình hình chính trị Thái Lan vẫn không nhiều
chuyển biến bởi những mâu thuẫn xã hội trước đó chưa được giải quyết. Sau gần ba
năm cầm quyền, Yingluck vẫn lặp lại kịch bản của những chính phủ tiền nhiệm, đó
là không thể hoàn thành hết một nhiệm kỳ sau cuộc đảo chính tháng 5/2014 và chịu
phán quyết từ Tòa án Hiến pháp.
Chính trị bất ổn không chỉ tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, an sinh xã
hội Thái Lan, mà tác động đến cả khu vực Đông Nam Á, cũng như quan hệ của
Thái Lan với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
1.3. Thái Lan là nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, là quốc gia láng
giềng của Việt Nam, có quan hệ lâu đời và trải qua không ít thăng trầm lịch sử.
Năm 2013, hai nước cũng đã nhất trí thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với năm
trụ cột chính, gồm quan hệ chính trị; hợp tác quốc phòng và an ninh; kinh tế; văn
hóa - xã hội; hợp tác khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu một cách
toàn diện về đất nước, con người, trong đó có nền chính trị, nhất là những bất ổn
trên chính trường trong bối cảnh cạnh tranh giành quyền lực của các nhóm lợi ích,
mâu thuẫn xã hội, ly khai sắc tộc đang gia tăng trong thập niên gần đây có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc. Thông qua hiểu biết về những biến động chính trị của Thái Lan,
3
Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học, tìm kiếm đối sách hợp lý nhằm giữ vững ổn
định trong nước, phát triển quan hệ đối ngoại với Thái Lan và khu vực.
1.4. Nghiên cứu về những biến động chính trị ở Thái Lan có ý nghĩa khoa
học cao. Thông qua nghiên cứu toàn diện biến động chính trị (nhân tố, biểu hiện và
tác động) ở Thái Lan trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011 một cách có hệ
thống sẽ bổ sung thêm tư liệu để hiểu biết thêm về lịch sử hiện đại Thái Lan nói
riêng và lịch sử Đông Nam Á nói chung.
Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Biến động chính trị ở
Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011” làm đề tài Luận án Tiến sĩ sử
học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động, phục dựng lại diễn biến chủ yếu
của quá trình biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm
2011, để làm rõ các đặc điểm tình hình biến động, tác động và hệ quả của nó đối với
Thái Lan cũng như đối với khu vực.
3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực lịch sử chính trị của khoa học lịch sử. Đối
tượng nghiên cứu của đề tài là xem xét, đánh giá thực chất sự biến động của chính
trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian
Luận án tập trung nghiên cứu tình hình chính trị của Thái Lan trong giai
đoạn 2006 - 2011. Cụ thể là nghiên cứu các vấn đề từ khi quân đội Thái Lan tiến
hành đảo chính lật đổ Chính phủ Thaksin Shinawatra vào tháng 9 năm 2006 đến khi
Thủ tướng Yingluck Shinawatra lên cầm quyền vào tháng 7 năm 2011. Tuy nhiên,
để làm rõ các nhân tố tác động, nguyên nhân cũng như tác động, hệ quả của biến
động chính trị ở Thái Lan, đề tài có xem xét, đề cập đến quá trình vận động chính trị
ở Thái Lan thời gian trước năm 2006 và từ sau năm 2011.
- Về nội dung
Luận án đi sâu nghiên cứu biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ
năm 2006 đến năm 2011, trong đó tập trung phân tích làm rõ những nội dung chính:
Những nhân tố tác động, quá trình biến động chính trị ở Vương quốc Thái
Lan, đặc điểm và tác động của nó đối với Thái Lan, các nước và khu vực.
“Chính trị” là một khái niệm khá phức tạp. Chính trị (Politics) trong phạm vi
4
một nước là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, các tộc người; là
vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của các
tầng lớp nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực
tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, nhằm tìm kiếm những khả năng thực
hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích.
Liên quan đến phạm trù “Chính trị”, có nhiều khía cạnh. Ở đây, luận án tập
trung đề cập đến các yếu tố liên quan đến “Biến động chính trị” như “Đảng phái”,
“Quyền lực chính trị”
Ngoài giới hạn về thời gian và nội dung nêu trên, các vấn đề khác đều không
thuộc phạm vi nghiên cứu chính của đề tài.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu đặt ra, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ:
- Phân tích, làm rõ các nhân tố từ bối cảnh quốc tế, khu vực Đông Nam Á;
tình hình chính trị, xã hội Thái Lan tác động đến biến động chính trị ở Vương quốc
Thái Lan trong giai đoạn 2006 - 2011.
- Phục dựng lại bức tranh tổng thể về diễn biến tình hình biến động chính trị
ở Vương quốc Thái Lan giai đoạn 2006 - 2011 thông qua các đời thủ tướng cầm
quyền với các biến cố lịch sử diễn ra ở nước này.
- Chỉ rõ và phân tích một số đặc điểm nổi bật của biến động chính trị ở
Vương quốc Thái Lan từ 2006 đến 2011, đồng thời nhận xét, đánh giá tác động của
quá trình biến động này đối với đất nước Thái Lan trong sự phát triển nội tại, quan
hệ với các nước và tác động đối với khu vực Đông Nam Á.
4. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng trong luận án bao gồm:
- Các văn bản, văn kiện của chính phủ, các bộ, ngành, các đảng phái chính trị
- xã hội của Thái Lan liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhất là các tài liệu ban hành
trong giai đoạn 2006 - 2011.
- Các tài liệu, sách tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá
- xã hội của Thái Lan đã xuất bản ở Việt Nam và nước ngoài.
- Các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học liên quan đ