Trong hơn 55 năm hình thành và phát triển, giáo dục thể chất (GDTC)
và thể thao trường học đã có những bước tiến vượt bậc cả về chất lượng
chuyên môn, sứ mạng và tầm nhìn, thực sự trở thành môn học chính khóa của
hệ thống giáo dục và đào tạo Việt Nam từ bậc học Mầm non đến Đại học; có
trọng trách “cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” [30].
Đề án phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030
của Chính phủ đã một lần nữa khẳng định nhiệm vụ chiến lược của nền thể
thao nước nhà và GDTC trường học: "Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt
Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước nâng cao chất
lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam" [94].
Thực tiễn giáo dục đại học đã chứng minh: GDTC không chỉ là môn học
bắt buộc thuộc chương trình đào tạo, có giá trị giúp sinh viên củng cố sức khỏe,
tăng cường thể lực và hoàn thiện thể chất, mà còn là phương tiện quan trọng để
nâng cao chất lượng cuộc sống học đường, nâng cao năng lực hoạt động nghề
nghiệp của sinh viên trong tương lai; chất lượng và hiệu quả đào tạo không chỉ
phụ thuộc vào nội dung chương trình, trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng
viên và nguồn lực cơ sở vật chất, mà còn phụ thuộc sâu sắc vào ý thức trách
nhiệm, tính tự giác tích cực của sinh viên đối với môn học. Vì vậy, phát huy
tính tự giác, tích cực trong học tập và tự rèn luyện của sinh viên không chỉ là
nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn là một nội dung giáo dục
quan trọng của GDTC trường học.
218 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học tập môn học giáo dục thể chất cho sinh viên đại học quốc gia Hà Nội theo hướng tích cực hóa người học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
NGUYỄN VIỆT HÒA
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
NGUYỄN VIỆT HÒA
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP MÔN HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
HÓA NGƯỜI HỌC
Tên ngành: Giáo dục học
Mã ngành: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Hồ Đắc Sơn
2. TS Trần Đức Phấn
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Tác giả luận án.
Nguyễn Việt Hòa
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các bảng trong luận án
Danh mục sơ đồ, biểu đồ trong luận án
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
5
1.1 GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 5
1.1.1 Vị trí và tầm quan trọng của Giáo dục thể chất trong đào tạo đại
học
5
1.1.2 Những tồn tại căn bản của Giáo dục thể chất ở bậc đại học 14
1.2 ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM VÀ ĐỔI MỚI
GIÁO DỤC THỂ CHẤT Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
15
1.2.1 Đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam 15
1.2.2 Đổi mới Giáo dục thể chất ở Đại học Quốc gia Hà Nội 19
1.3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍNH TÍCH CỰC VÀ TÍCH CỰC HỌC
TẬP
22
1.3.1 Một số khái niệm có liên quan 22
1.3.2 Biểu hiện và vai trò của tính tích cực trong học tập môn Giáo
dục thể chất
30
1.3.3 Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và học 34
1.4 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 41
1.4.1 Những công trình nghiên cứu về hoạt động học tập 41
1.4.2 Những công trình nghiên cứu về hoạt động học môn GDTC 45
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
47
2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 47
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 47
2.1.2 Khách thể nghiên cứu 47
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 48
2.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm 48
2.2.3 Phương pháp phỏng vấn 49
2.2.4 Phương pháp kiểm tra sư phạm 50
2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 51
2.2.6 Phương pháp toán học thống kê 51
2.3 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 51
2.3.1 Địa điểm nghiên cứu 51
2.3.2 Thời gian nghiên cứu 52
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
53
3.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ
CHẤT CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI.
53
3.1.1 Xác định các tiêu chí và ứng dụng đánh giá thực trạng hoạt động
học tập môn học giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Quốc
gia Hà Nội
53
3.1.2 Thực trạng các yếu tố chi phối hoạt động học tập môn học Giáo
dục Thể chất cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội.
65
3.1.3 Thực trạng các điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động học tập
môn học Giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà
Nội.
86
3.1.4 Thực trạng tính tích cực của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội 88
tham gia hoạt động học tập môn học Giáo dục thể chất.
3.1.5 Thực trạng những khó khăn, trở ngại của sinh viên Đại học
Quốc gia Hà Nội khi tham gia hoạt động học tập môn học Giáo
dục thể chất.
91
3.1.6 Bàn luận thực trạng hoạt động học tập môn học giáo dục thể
chất cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội
96
3.2 NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN ĐẠI
HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI
HỌC.
107
3.2.1 Xác định cơ sở pháp lý để lựa chọn biện pháp 107
3.2.2 Xác định nguyên tắc lựa chọn biện pháp 110
3.2.3 Lựa chọn biện pháp 112
3.2.4 Xác định mục đích, nội dung, tổ chức thực hiện các biện pháp 114
3.2.5 Bước đầu đánh giá tính khả thi của các biện pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động học tập môn giáo dục thể chất cho sinh viên Đại
học Quốc gia Hà Nội
121
3.2.6 Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của các biện pháp thông qua
thực tiễn hoạt động đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
121
3.2.7 Bàn luận 133
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 140
KẾT LUẬN 140
KIẾN NGHỊ 141
CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CÁC TỪ VIẾT TẮT
BGD&ĐT Bộ giáo dục và đào tạo
CBQL Cán bộ quản lý
CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
ĐHCN Đại học Công nghệ
ĐHGD Đại học Giáo dục
ĐHKT Đại học Kinh tế
ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
ĐHKHTN Đại học Khoa học Tự nhiên
ĐHNN Đại học Ngoại ngữ
GDTC Giáo dục thể chất
GDTC&TT Giáo dục Thể chất và Thể thao
GV Giáo viên
KH&CN Khoa học và công nghệ
SV Sinh viên
TDTT Thể dục thể thao
DANH MỤC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Tên bảng Trang
3.1 Tổng hợp các test đánh giá thể lực sinh viên năm thứ
nhất Đại học Quốc gia Hà Nội
57
3.2 Đánh giá thể lực sinh viên năm thứ nhất ĐHQGHN theo
quy định 53/2008/BGD&ĐT
58
3.3 Kết quả khảo sát về động cơ hoạt động học tập môn học
GDTC của sinh viên ĐHQGHN
Sau trang
59
3.4 Kết quả khảo sát về mục đích hoạt động học tập môn
học GDTC của sinh viên ĐHQGHN
61
3.5 Kết quả khảo sát về hành động hoạt động học tập môn
học GDTC của sinh viên ĐHQGHN
Sau trang
62
3.6 Kết quả đánh giá của SV về tầm quan trọng của hoạt
động học tập môn GDTC
65
3.7 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của SV về các yếu tố
chi phối hiệu quả hoạt động học tập môn học GDTC
66
3.8 Kết quả đánh giá của sinh viên về nội dung chương trình
GDTC của ĐHQGHN
68
3.9 Kết quả đánh giá của sinh viên về Sân bãi, trang thiết bị,
dụng cụ phục vụ cho hoạt động học tập môn học GDTC
ĐHQGHN
69
3.10 Kết quả đánh giá của SV về đội ngũ giảng viên TDTT của
ĐHQGHN
70
3.11 Kết quả đánh giá của sinh viên về phương pháp giảng dạy
của giảng viên cho hoạt động học tập môn học GDTC
ĐHQGHN
71
3.12 Kết quả đánh giá của sinh viên về hình thức tổ chức giảng
dạy của giảng viên cho hoạt động học tập môn học
GDTC ĐHQGHN
73
3.13 Kết quả đánh giá của sinh viên về kiểm tra, đánh giá hoạt
động học tập môn học GDTC ĐHQGHN
75
3.14 Kết quả khảo sát CBQL, GV về thực trạng hiệu quả hoạt
động học tập môn GDTC của SV ĐHQGHN
76
3.15 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của CBQL, GV về các
yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động học tập môn học
GDTC
77
3.16 Kết quả đánh giá của CBQL, GV về nội dung chương trình
GDTC của ĐHQGHN
79
3.17 Kết quả đánh giá của CBQL, GV về Sân bãi, trang thiết
bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động học tập môn học
GDTC tại ĐHQGHN
80
3.18 Kết quả đánh giá của CBQL, GV về đội ngũ giảng viên cho
hoạt động học tập môn học GDTC tại ĐHQGHN
81
3.19 Kết quả đánh giá của CBQL, GV về phương pháp giảng
dạy của giảng viên cho hoạt động học tập môn học
GDTC tại ĐHQGHN
82
3.20 Kết quả đánh giá của CBQL, GV về hình thức tổ chức
giảng dạy của giảng viên cho hoạt động học tập môn học
GDTC tại ĐHQGHN
84
3.21 Kết quả đánh giá của CBQL, GV về kiểm tra, đánh giá hoạt
động học tập môn học GDTC tại ĐHQGHN
85
3.22 Thực trạng cơ sở vật chất TDTT TTGDTC&TT
ĐHQGHN
Sau trang
86
3.23 Thực trạng thành phần đội ngũ ngũ cán bộ quản lý,
giảng viên giảng dạy GDTC tại TTGDTC&TT
ĐHQGHN
Sau trang
86
3.24 Thực trạng chương trình giảng dạy môn GDTC cho SV
ĐHQGHN
Sau trang
87
3.25 Kết quả đánh giá của sinh viên về tính tích cực học tập
môn học GDTC ĐHQGHN
88
3.26 Kết quả khảo sát CBQL, GV về tính tích cực tham gia
hoạt động học tập môn GDTC của SV ĐHQGHN
90
3.27 Kết quả đánh giá của sinh viên về những khó khăn, trở ngại
khi tham gia hoạt động học tập GDTC ĐHQGHN
91
3.28 Kết quả đánh giá của CBQL, GV về những khó khăn, trở
ngại khi tham gia hoạt động học tập GDTC tại ĐHQGHN
94
3.29 So sánh giá trị trung bình các test đánh giá thể lực SV
ĐHQG HN 18 tuổi với TBTCVN, ĐHQG – HCM cùng độ
tuổi và giới tính
Sau trang
99
3.30 Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về các
yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động học tập môn học
GDTC
101
3.31 Kết quả khảo sát CBQL, GV và SV về các yếu tố chi
phối hiệu quả hoạt động học tập môn học GDTC
102
3.32 Kết quả khảo sát CBQL, GV về các biện pháp nâng cao
hiệu quả hoạt động học tập môn học GDTC
Sau trang
113
3.33 Kết quả khảo sát CBQL, GV về tính khả thi các biện
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học tập môn học
GDTC cho SV ĐHQGHN
Sau trang
121
3.34 Nhịp tăng trưởng các test đánh giá thể lực của SV
ĐHQG HN sau thực nghiệm
125
3.35 So sánh xếp loại thể lực của SV ĐHQGHN theo quyết
định 53/2008/BGDĐT trước và sau thực nghiệm
126
3.36 So sánh kết quả khảo sát về động cơ hoạt động học tập
môn học GDTC của sinh viên ĐHQGHN trước và sau
thực nghiệm
Sau trang
127
3.37 So sánh kết quả khảo sát về mục đích hoạt động học tập
môn học GDTC của sinh viên ĐHQGHN trước và sau
thực nghiệm
129
3.38 So sánh kết quả khảo sát về hành động hoạt động học
tập môn học GDTC của sinh viên ĐHQGHN trước và
sau thực nghiệm
Sau trang
130
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Số hiệu Tên sơ đồ Trang
1.1 Cấu trúc chức năng của hoạt động dạy học 31
Tên biểu đồ
3.1 Tỷ lệ% xếp loại thể lực của sinh viên năm thứ nhất
ĐHQGHN theo quy định đánh giá thể lực HS, SV của
BGD&ĐT.
59
3.2 So sánh kết quả đánh giá của SV về động cơ hoàn thiện
tri thức
60
3.3 So sánh kết quả đánh giá của SV về động cơ quan hệ xã
hội
61
3.4 So sánh kết quả đánh giá của SV về mục đích hoạt động
học tập môn học GDTC của sinh viên ĐHQGHN
62
3.5 So sánh kết quả đánh giá của SV về hành động phân tích 63
3.6 So sánh kết quả đánh giá của SV về hành động mô hình hóa 64
3.7 So sánh kết quả đánh giá của SV về hành động cụ thể
hóa
65
3.8 Kết quả đánh giá của SV về tầm quan trọng của hoạt
động học tập môn GDTC
66
3.9 So sánh kết quả khảo sát mức độ hài lòng của SV về các
yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động học tập môn học
GDTC
67
3.10 So sánh kết quả đánh giá của sinh viên về nội dung
chương trình môn học GDTC của SV ĐHQGHN
69
3.11 So sánh kết quả đánh giá của sinh viên về Sân bãi, trang
thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động học tập môn học
GDTC ĐHQGHN
70
3.12 So sánh kết quả đánh giá của sinh viên về đội ngũ giảng
viên cho hoạt động học tập môn học GDTC ĐHQGHN
71
3.13 So sánh kết quả đánh giá của sinh viên về phương pháp
giảng dạy của giảng viên cho hoạt động học tập môn học
GDTC ĐHQGHN
72
3.14 So sánh kết quả đánh giá của sinh viên về hình thức tổ
chức giảng dạy của giảng viên cho hoạt động học tập môn
học GDTC ĐHQGHN
74
3.15 So sánh kết quả đánh giá của sinh viên về kiểm tra, đánh
giá hoạt động học tập môn học GDTC ĐHQGHN
75
3.16 Kết quả đánh giá CBQL, GV về thực trạng hiệu quả hoạt
động học tập môn GDTC của SV ĐHQGHN
76
3.17 So sánh kết quả khảo sát mức độ hài lòng của CBQL, GV
về các yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động học tập môn
học GDTC
78
3.18 So sánh kết quả đánh giá của CBQL, GV về nội dung
chương trình môn học GDTC của SV ĐHQGHN
80
3.19 So sánh kết quả đánh giá của CBQL, GV về Sân bãi, trang
thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động học tập môn học
GDTC ĐHQGHN
81
3.20 So sánh kết quả đánh giá của CBQL, GV về đội ngũ giảng
viên cho hoạt động học tập môn học GDTC tại ĐHQGHN
82
3.21 So sánh kết quả đánh giá của CBQL, GV về phương pháp
giảng dạy của giảng viên cho hoạt động học tập môn học
GDTC tại ĐHQGHN
83
3.22 So sánh kết quả đánh giá của CBQL, GV về hình thức tổ
chức giảng dạy của giảng viên cho hoạt động học tập môn
học GDTC tại ĐHQGHN
84
3.23 So sánh kết quả đánh giá của CBQL, GV về kiểm tra, đánh
giá hoạt động học tập môn học GDTC ĐHQGHN
85
3.24 So sánh kết quả đánh giá của sinh viên về tính tích cực học 89
tập môn học GDTC tại ĐHQGHN
3.25 Kết quả đánh giá CBQL, GV về tính tích cực tham gia
hoạt động học tập môn GDTC của SV ĐHQGHN
90
3.26 Kết quả đánh giá của SV về những khó khăn, trở ngại
đối với yếu tố tác động hoạt động học tập môn GDTC
SV ĐHQGHN
92
3.27 Kết quả đánh giá của SV về những khó khăn, trở ngại
của bản thân SV về hoạt động học tập môn GDTC tại
ĐHQGHN
93
3.28 Kết quả đánh giá của CBQL, GV về những khó khăn, trở
ngại đối với các mặt tác động hoạt động học tập môn
GDTC SV ĐHQGHN
95
3.29 Kết quả đánh giá của CBQL, GV về những khó khăn, trở
ngại của bản thân SV về hoạt động học tập môn GDTC
SV ĐHQGHN
95
3.30 So sánh kết quả khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên
về các yếu tố chi phối hiệu quả hoạt động học tập môn
học GDTC
102
3.31 So sánh kết quả khảo sát sinh viên về các yếu tố chi phối
hiệu quả hoạt động học tập môn học GDTC
103
3.32 So sánh nhịp tăng trưởng các test đánh giá thể lực của
SV ĐHQGHN sau thực nghiệm
125
3.33 So sánh xếp loại thể lực của SV ĐHQGHN theo quyết
định 53/2008/BGDĐT trước và sau thực nghiệm
126
3.34 So sánh kết quả khảo sát về động cơ hoạt động học tập
môn học GDTC của sinh viên ĐHQGHN trước và sau
thực nghiệm
128
3.35 So sánh kết quả khảo sát về mục đích hoạt động học tập
môn học GDTC của sinh viên ĐHQGHN trước và sau
thực nghiệm
130
3.36 So sánh kết quả khảo sát về hành động phân tích hoạt
động học tập môn học GDTC của SV ĐHQGHN trước
131
và sau thực nghiệm
3.37 So sánh kết quả khảo sát về hành động mô hình hóa hoạt
động học tập môn học GDTC của SV ĐHQGHN trước
và sau thực nghiệm
131
3.38 So sánh kết quả khảo sát về hành động cụ thể hóa hoạt
động học tập môn học GDTC của SV ĐHQGHN trước
và sau thực nghiệm
132
1
PHẦN MỞ ĐẦU
[
Trong hơn 55 năm hình thành và phát triển, giáo dục thể chất (GDTC)
và thể thao trường học đã có những bước tiến vượt bậc cả về chất lượng
chuyên môn, sứ mạng và tầm nhìn, thực sự trở thành môn học chính khóa của
hệ thống giáo dục và đào tạo Việt Nam từ bậc học Mầm non đến Đại học; có
trọng trách “cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học góp
phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện” [30].
Đề án phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030
của Chính phủ đã một lần nữa khẳng định nhiệm vụ chiến lược của nền thể
thao nước nhà và GDTC trường học: "Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt
Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước nâng cao chất
lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam" [94].
Thực tiễn giáo dục đại học đã chứng minh: GDTC không chỉ là môn học
bắt buộc thuộc chương trình đào tạo, có giá trị giúp sinh viên củng cố sức khỏe,
tăng cường thể lực và hoàn thiện thể chất, mà còn là phương tiện quan trọng để
nâng cao chất lượng cuộc sống học đường, nâng cao năng lực hoạt động nghề
nghiệp của sinh viên trong tương lai; chất lượng và hiệu quả đào tạo không chỉ
phụ thuộc vào nội dung chương trình, trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng
viên và nguồn lực cơ sở vật chất, mà còn phụ thuộc sâu sắc vào ý thức trách
nhiệm, tính tự giác tích cực của sinh viên đối với môn học. Vì vậy, phát huy
tính tự giác, tích cực trong học tập và tự rèn luyện của sinh viên không chỉ là
nguồn lực để nâng cao chất lượng đào tạo mà còn là một nội dung giáo dục
quan trọng của GDTC trường học.
Đại học Quốc gia Hà Nội là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học,
chuyển giao tri thức, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, trình độ cao
theo chuẩn quốc tế. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của ĐHQGHN là cơ bản
trở thành đại học theo định hướng nghiên cứu, đa ngành đa lĩnh vực ngang tầm
2
các đại học tiên tiến trong khu vực Châu Á; một số lĩnh vực và nhiều ngành,
chuyên ngành đạt trình độ quốc tế. Góp phần phát triển nền kinh tế tri thức và
đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trước sứ mạng to lớn của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đối với
sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ và nền kinh tế quốc dân, công tác GDTC của nhà
trường đã không ngừng được cải tiến cả về nội dung chương trình và phương
thức tổ chức đào tạo; chất lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng
viên, tính đáp ứng của hệ thống cơ sở vật chất phục vụ đào tạo không ngừng
được nâng cao và hoàn thiện; nhu cầu học tập của sinh viên luôn được quan
tâm đáp ứng với sự cố gắng cao nhất của các đơn vị chức năng.
Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả GDTC của ĐHQGHN còn những hạn
chế nhất định, chưa vượt qua những tồn tại chung, vốn có trong hệ thống các
nhà trường như “Chiến lược phát triển Thể dục thể thao Việt Nam đến năm
2020” đã chỉ ra: "Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường và các hoạt động
thể thao ngoại khóa của học sinh, sinh viên chưa được coi trọng, chưa đáp ứng
yêu cầu duy trì và nâng cao sức khỏe cho học sinh, là một trong số các nguyên
nhân khiến cho thể lực và tầm vóc người Việt Nam thua kém rõ rệt so với một
số nước trong khu vực" [93].
Nghiên cứu thực trạng GDTC ở ĐHQGHN cho thấy: Kết quả học tập
của sinh viên còn nhiều hạn chế; một tỷ lệ không nhỏ sinh viên chưa đạt tiêu
chuẩn đánh giá và phân loại trình độ thể lực theo qui định của Bộ Giáo dục và
Đào tạo (GD&ĐT); hoạt động học tập, động cơ và mục đích học tập môn học
GDTC của số đông sinh viên chưa thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với
sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước. Tích cực hóa
hoạt động học tập của sinh viên trong quá trình tổ chức đào tạo chưa trở thành
nội dung được quan tâm đúng mức, thiếu hiệu quả; sinh viên còn gặp một số
khó khăn đáng kể trong quá trình tham gia học tập; cơ chế đào tạo của học chế
tín chỉ chưa được vận dụng để biến thành động lực thúc đẩy sinh viên chủ
3
động, trách nhiệm cao trong hoạt động GDTC nội và ngoại khóa; hoạt động tự
học, tự rèn luyện của sinh viên chưa trở thành phương tiện để nâng cao hiệu
quả dạy và học của thầy và trò.
Trước thực trạng đó, ĐHQGHN đã có nhiều công trình nghiên cứu các
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của nội dung chương trình,
của công tác tổ chức đào tạo nội và ngoại khóa. Song cho đến nay, chưa có đề
tài nào hướng tới vấn đề tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên trong quá
trình GDTC.
Vì những lý do nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biện pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động học tập môn học Giáo dục thể chất cho sinh
viên Đại học Quốc gia Hà Nội theo hướng tích cực hóa người học”.
Mục đích nghiên cứu
Thông qua lựa chọn các biện pháp có giá trị tích cực hóa hoạt động học
tập của sinh viên, đề tài hướng tới mục đích góp phần nâng hiệu quả GDTC
của ĐHQGHN.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng hoạt động học tập môn học GDTC của
sinh viên ĐHQGHN.
- Xác định các tiêu chí và ứng dụng đánh giá thực trạng hoạt động
học tập môn học GDTC cho sinh viên ĐHQGHN.
- Thực trạng các yếu tố chi phối hoạt động học tập môn học GDTC cho
sinh viên ĐHQGHN.
- Thực trạng các điều kiện đảm bảo thực hiện hoạt động học tập môn học
GDTC cho sinh viên ĐHQGHN.
- Thực trạng tính tích cực của sinh viên ĐHQGHN tham gia hoạt động
học tập môn học GDTC.
- Thực trạng những khó khăn, trở ngại của sinh viên ĐHQGHN khi tham
gia hoạt động học tập môn học GDTC.
4
Mục tiêu 2: Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động học
tập môn học GDTC cho sinh viên ĐHQGHN theo hướng tích cực hóa người
học.
- Xác định cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý để lựa chọn biện pháp.
- Xác định nguyên tắc lựa chọn biện pháp.
- Định hướng lựa chọn biện pháp.
- Xác định: mục đích, nội dung, tổ chức thực hiện các biện pháp.
- Bước đầu đánh giá tính khoa học, tính khả thi của biện pháp được lựa chọn.
- Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của các biện pháp thông qua thực
tiễn hoạt động đào tạo tại ĐHQGHN.
Giả thuyết khoa học của