MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, đầy đủ là lý tưởng mà nhân
loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Ngày nay, bình đẳng giới (BĐG) là
vấn đề có tính quốc tế, là mối quan tâm của toàn nhân loại, là một trong
tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG). Ở nước ta, sự nghiệp giải
phóng phụ nữ đã được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ buổi đầu cách
mạng. Khẩu hiệu “nam nữ bình quyền” được khẳng định từ Hiến pháp đầu tiên
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946). Cho đến nay, Đảng và nhà nước
Việt Nam luôn quan tâm thúc đẩy thực hiện BĐG nói chung và BĐG trong lao
động gia đình nói riêng. Nhiều văn bản quan trọng đã ra đời và quy định cụ thể
về nội dung này như: Hiến pháp, Luật Lao động, Luật Hôn nhân gia đình, Luật
Bình đẳng giới. Như điều 18 Luật BĐG đã quy định: Vợ chồng bình đẳng với
nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia
đình,. các thành viên nam nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.
179 trang |
Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía bắc Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN LỆ THU
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG
GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI
PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN LỆ THU
BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG
GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI
PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS NGUYỄN THỊ NGÂN
2. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THỦY
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Nguyễn Lệ Thu
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 8
1.2. Giá trị của các công trình đã tổng quan và những nội dung luận án
cần làm sáng tỏ 28
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
TRONG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA
BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY 31
2.1. Lao động gia đình và bình đẳng giới trong lao động gia đình 31
2.2. Lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc và bình đẳng
giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 35
2.3. Vai trò của việc thực hiện bình đẳng giới trong lao động gia đình
dân tộc thiểu số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội miền núi phía
Bắc Việt Nam hiện nay 41
2.4. Một số yếu tố tác động đến việc thực hiện bình đẳng giới trong lao
động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam 50
Chương 3: BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH DÂN TỘC
THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 62
3.1. Thực trạng thực hiện bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay 62
3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện bình đẳng giới trong lao
động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam 105
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH
ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN
NÚI PHÍA BẮC HIỆN NAY 119
4.1. Những quan điểm cơ bản thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động gia
đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc hiện nay 119
4.2. Một số giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động gia đình
dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc hiện nay 125
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 166
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐG : Bình đẳng giới
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DTTS : Dân tộc thiểu số
MNPB : Miền núi phía Bắc
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Vai trò của vợ và chồng trong hoạt động sản xuất 63
Bảng 3.2: Mức độ tham gia của vợ và chồng trong hoạt động tái sản xuất 82
Bảng 3.3: Người đại diện cho gia đình tham gia hoạt động cộng đồng 99
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, đầy đủ là lý tưởng mà nhân
loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Ngày nay, bình đẳng giới (BĐG) là
vấn đề có tính quốc tế, là mối quan tâm của toàn nhân loại, là một trong
tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG). Ở nước ta, sự nghiệp giải
phóng phụ nữ đã được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ buổi đầu cách
mạng. Khẩu hiệu “nam nữ bình quyền” được khẳng định từ Hiến pháp đầu tiên
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946). Cho đến nay, Đảng và nhà nước
Việt Nam luôn quan tâm thúc đẩy thực hiện BĐG nói chung và BĐG trong lao
động gia đình nói riêng. Nhiều văn bản quan trọng đã ra đời và quy định cụ thể
về nội dung này như: Hiến pháp, Luật Lao động, Luật Hôn nhân gia đình, Luật
Bình đẳng giới. Như điều 18 Luật BĐG đã quy định: Vợ chồng bình đẳng với
nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia
đình,... các thành viên nam nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc
gia đình.
Những quan điểm, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng
với thành tựu của 30 năm đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của các gia
đình Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, có sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu,
kết cấu, mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Phụ nữ ngày càng có
nhiều cơ hội tham gia và khẳng định vai trò to lớn của mình trong các hoạt
động kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Bên cạnh đó,
xuất hiện xu hướng ngày càng có nhiều đàn ông đảm nhiệm những công việc
trước đây vốn được coi là của phụ nữ. Với sự thay đổi chức năng của các cá
nhân trong gia đình, khoảng cách của bất BĐG trong lao động gia đình đang
dần dần được thu hẹp. BĐG trong lao động gia đình đã trở thành xu hướng tất
yếu, là thước đo mức độ tiến bộ, hạnh phúc của mỗi gia đình.
2
Tuy nhiên, dù pháp luật quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình
đẳng với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung,
cùng chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo con cái, cha mẹ, nhưng trên
thực tế thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới.
Trong gia đình nam giới vẫn được coi là trụ cột, có quyền quyết định các vấn
đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng, còn các công việc nội trợ, chăm
sóc các thành viên trong gia đình vẫn được coi là “thiên chức” của phụ nữ,
được coi là việc vặt, không tên, không có giá trị.
Vậy là ngoài giờ đi làm, tham gia hoạt động sản xuất như nam giới, phụ
nữ còn phải gánh trách nhiệm chính trong hoạt động tái sản xuất của gia đình,
điều này đã hạn chế cơ hội được tiếp cận và khả năng tìm được chỗ đứng
trong thị trường lao động, ảnh hưởng tới việc học tập, nâng cao trình độ
chuyên môn, sức khỏe, tâm lý và thời gian nghỉ ngơi, giải trí để đảm bảo tái
sản xuất, tham gia hoạt động xã hội của phụ nữ. Ngoài ra, một bộ phận phụ
nữ còn tự ti, an phận, cam chịu, chấp nhận những định kiến giới tồn tại trong
xã hội. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (DTTS), bất BĐG
trong lao động gia đình vẫn đang diễn ra mạnh mẽ, vị thế của người phụ nữ
trong gia đình còn thấp kém.
Miền núi phía Bắc (MNPB) là địa bàn chiến lược của đất nước, nơi
tụ cư của nhiều DTTS, với sự đa dạng về bản sắc văn hóa tộc người. Do
trình độ phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa còn thấp kém, bất BĐG trong
gia đình DTTS MNPB còn khá phổ biến và nặng nề hơn so với nhiều vùng
khác trong cả nước. Tính chất bảo thủ của phân công lao động truyền thống
theo giới, vẫn đang thể hiện rõ nét trong gia đình DTTS. Vì điều kiện sản
xuất và thu nhập thấp, nên phụ nữ tham gia hầu hết các công việc sản xuất.
Hơn nữa việc sử dụng dịch vụ xã hội, phương tiện giúp giảm nhẹ gánh
nặng của công việc nội trợ của gia đình DTTS còn rất ít, chưa đủ sức giải
phóng người phụ nữ ra khỏi những lo toan vất vả của đời sống gia đình
3
hiện nay. Do vậy, phụ nữ DTTS MNPB thường phải lao động với cường độ
lớn, thời gian làm việc kéo dài, điều kiện nghỉ ngơi dường như không có, ít
có cơ hội tiếp cận các nguồn lực để phát triển, nâng cao năng lực của bản
thân, khả năng ra quyết định và hưởng thụ lợi ích của họ nhìn chung thấp
hơn nhiều so với nam giới.
Mặc dù chính phủ đã tiến hành nhiều chương trình nhằm giúp đỡ các
DTTS MNPB, song có lẽ một bộ phận không nhỏ phụ nữ DTTS MNPB vẫn
còn đứng bên lề của sự phát triển. Nghèo đói, rào cản của luật tục, hạn chế
về kiến thức, không chỉ làm gia tăng thêm gánh nặng cho phụ nữ trong lao
động sản xuất, tái sản xuất để duy trì cuộc sống gia đình, mà còn làm cho
những cơ hội để họ tham gia hòa nhập với dòng chảy của xã hội ít hơn so
với nam giới. Vì vậy, phụ nữ DTTS chính là nhóm xã hội cực khổ nhất, chịu
nhiều sự bất bình đẳng nhất ở MNPB, giải quyết bất BĐG trong gia đình
DTTS MNPB để không ai bị bỏ lại phía sau, chính là góp phần thực hiện
mục tiêu phát triển bền vững hiện nay ở MNPB.
BĐG trong lao động gia đình không phải là chủ đề nghiên cứu mới,
nhưng luôn mang tính thời sự, luôn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa
học không chỉ trong nước mà cả quốc tế và ngày càng được quan tâm nghiên
cứu trên nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay chưa có
công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về BĐG trong lao động gia đình
DTTS MNPB.
Từ những lí do trên, việc nghiên cứu thực trạng BĐG trong lao động
gia đình DTTS MNPB hiện nay, để đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện
BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay được đặt ra cấp thiết.
Do vậy, tác giả chọn vấn đề “Bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sỹ Triết
học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, những vấn đề đặt ra của
việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB, luận án đề xuất một
số quan điểm, giải pháp chủ yếu để thúc đẩy BĐG trong lao động gia đình DTTS
MNPB Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu BĐG trong lao
động gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay.
- Phân tích thực trạng, chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện
BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy BĐG trong
lao động gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu thực trạng BĐG trong lao động gia đình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Trong phạm vi luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu
BĐG trong lao động gia đình giữa vợ và chồng.
- Phạm vi không gian: MNPB gồm 14 tỉnh với 30 dân tộc, được chia
thành nhiều nhóm với các trình độ phát triển khác nhau. Trong khuôn khổ luận
án và điều kiện nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số dân tộc như:
Tày, Thái (nhóm DTTS phát triển); Mông (thuộc DTTS phát triển trung bình);
La Hủ (thuộc nhóm DTTS phát triển kém) ở các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Lào
Cai, Sơn La, Lai Châu.
- Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về tình hình thực hiện
BĐG trong lao động gia đình DTTSMNPB Việt Nam từ năm 2007 (Luật BĐG
có hiệu lực) cho đến nay.
5
4. Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
- Cơ sở lí luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về
vấn đề BĐG, gia đình, DTTS. Ngoài ra, luận án còn vận dụng một số lý thuyết
như: xã hội học về vị thế - vai trò, giới và phát triển, nữ quyền.
- Luận án kế thừa tài liệu, công trình có liên quan đến đề tài của các nhà
nghiên cứu, hoạt động thực tiễn ở Việt Nam, cũng như các tổ chức quốc tế.
- Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng BĐG trong lao động gia đình
DTTS MNPB đã xác định ở phạm vi nghiên cứu.
- Luận án sử dụng nhiều số liệu của Tổng cục Thống kê về MNPB (do
DTTS chiếm tỷ lệ lớn của vùng và hiện tại không có số liệu thống kê riêng về
DTTS của vùng), nên các số liệu về MNPB mà tác giả đề cập trong luận án hàm
ý nói về DTTS ở MNPB.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp sau:
- Thu thập tư liệu, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh các tư liệu đã có
làm cơ sở lí luận, thực tiễn tham khảo.
- Điều tra xã hội học là phương pháp nghiên cứu quan trọng, mà luận án
sử dụng để thu thập những bằng chứng khách quan, tin cậy về thực trạng, cũng
như những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình
DTTS MNPB, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp.
Nghiên cứu định tính: được tiến hành thông qua phương pháp phỏng vấn
sâu. Luận án phỏng vấn sâu 20 cuộc.
Các cặp vợ chồng gia đình: dân tộc Thái (3 cuộc), dân tộc Tày (3 cuộc),
dân tộc Mông (6 cuộc), dân tộc La Hủ (2 cuộc), cán bộ lãnh đạo Đảng, chính
quyền và các tổ chức chính trị xã hội (6 cuộc).
6
Với nội dung tập trung vào các vấn đề:
+ Thực trạng phân công lao động trong các hoạt động: sản xuất, tái sản
xuất, cộng đồng.
+ Quan niệm của người dân về việc phân công lao động trong gia đình
như thế nào là hợp lý.
+ Tìm hiểu tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa tới BĐG
trong lao động gia đình DTTS
Nghiên cứu định lượng: Luận án thực hiện 536 phiếu trưng cầu ý kiến.
+ Ở địa bàn: xã Phố cáo, Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; xã Tân
Lang huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn; Thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa tỉnh Lào
Cai; xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu; Thị trấn Phù Yên tỉnh Sơn La.
+ Cơ cấu về giới tính: có 50% là nữ (268) và 50% là nam (268)
+ Dân tộc: Thái (28,3%), Tày (27,6%), Mông (29,9%), La Hủ (14,2%)
+ Cơ cấu về độ tuổi: từ 18 đến 50.
+ Tình trạng hôn nhân: Đầy đủ vợ chồng
+ Cơ cấu về trình độ học vấn: mù chữ: 106; cấp 1: 192; cấp 2:189; cấp 3: 49
+ Cơ cấu nghề nghiệp chính: chủ yếu làm nông nghiệp.
- Quan sát thực địa là một phương pháp, mà tác giả sử dụng trong luận án
nhằm làm sáng tỏ một số phát hiện dựa trên bảng hỏi và thảo luận nhóm.
5. Đóng góp mới của luận án
- Làm rõ hơn lý luận về lao động gia đình DTTS MNPB, nội dung biểu
hiện của BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB.
- Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của các yếu tố tự nhiên,
kinh tế, văn hóa, chính sách đến việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình
DTTS MNPB.
- Đánh giá một cách cụ thể thực trạng BĐG trong lao động gia đình
DTTS MNPB Việt Nam ở các lĩnh vực: sản xuất, tái sản xuất, tham gia hoạt
động cộng đồng.
7
- Phát hiện những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện BĐG trong lao động
gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp để thúc đẩy BĐG trong lao động
gia đình DTTS MNPB.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần khẳng định lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta về BĐG, gia
đình và DTTS, ngoài ra còn khẳng định giá trị của các lý thuyết khác về giới.
- Luận án có thể làm tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy
những chuyên đề liên quan đến vấn đề phụ nữ, BĐG, gia đình, dân tộc... trong
Chủ nghĩa xã hội khoa học và các chuyên ngành liên quan.
- Với việc chỉ ra thực trạng, những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện
BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB, đề xuất một số giải pháp, luận án
góp phần cung cấp tư liệu cho việc hoạch định, hoàn thiện chính sách về phụ nữ
DTTS, BĐG, gia đình, lao động và việc làm, DTTS ở MNPB.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án bao gồm 4 chương, 10 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Các nghiên cứu tiêu biểu về bình đẳng giới trong lao động
gia đình
Các tác giả Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn và Nguyễn Linh Khiếu trong
công trình Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [7], đã đi sâu phân tích vai trò của người
phụ nữ trong: tái sản xuất sức lao động gia đình; phát triển kinh tế gia đình;
tiếp cận và quản lý các nguồn lực phát triển; quyền quyết định các vấn đề
quan trọng trong gia đình; sinh hoạt cộng đồng và đã đưa ra kết luận: mặc dù
đã trở thành một người lao động chính cùng với chồng tạo nên nguồn của cải
nuôi sống gia đình, nhưng phụ nữ vẫn là người độc tôn trong việc thực hiện
các công việc nội trợ gia đình. Theo nhóm tác giả, các số liệu thực tế cho
thấy người phụ nữ chưa được tiếp cận, kiểm soát và quản lý các nguồn lực
phát triển, sự bất bình đẳng ở đây không những không tạo cơ hội cho người
phụ nữ tham gia một cách tích cực hơn vào quá trình phát triển, mà còn hạn
chế sự phát triển kinh tế gia đình, cũng vì vậy mà vị thế của người phụ nữ
chưa tương xứng với vai trò của họ. Công trình này đã gợi mở cho tác giả
luận án về một số vấn đề lý luận, thực trạng có thể triển khai trong luận án.
Trong công trình Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình [30], Nguyễn
Linh Khiếu đã phân tích làm sáng rõ vai trò của phụ nữ, cũng như mối
quan hệ giới trong gia đình trên các lĩnh vực như: kinh tế, tiếp cận nguồn
lực, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, tác giả nghiên cứu sâu hơn
về vị thế của phụ nữ trong gia đình nông thôn miền núi, những yếu tố văn
hóa đang cản trở quá trình phát triển của họ. Những kết luận được khái
quát của công trình này, đã gợi mở cho tác giả luận án một số vấn đề đặt ra
hiện nay trong thực hiện được BĐG trong lao động gia đình DTTS.
9
Gender and Domestic life của Tony Chapma [12], là công trình nhấn
mạnh đến vai trò giới và công việc gia đình. Tác giả nghiên cứu gia đình và
công việc gia đình trong tương quan giới, để làm rõ sự bất bình đẳng còn
tồn tại trong phân công lao động gia đình. Tony Chapman đã xem xét công
việc gia đình, mà nam giới và nữ giới tham gia ở phạm vi rộng, bao gồm
các công việc được trả lương, công việc nội trợ, chăm sóc và nuôi con, thời
gian nghỉ ngơi, quản lý, chi tiêu và cả kế hoạch của gia đình. Tác giả chỉ ra
rằng, định kiến giới về công việc gia đình và công việc xã hội đã ăn sâu
trong tiềm thức con người, tuy nhiên sự phát triển của kinh tế xã hội cũng
kéo theo sự biến đổi sâu sắc về cuộc sống gia đình và sự phân công lao
động trong gia đình hiện nay. Ngoài ra, tác giả đã làm rõ vai trò và khả
năng của nam giới và phụ nữ trong việc làm thay đổi định kiến giới về lĩnh
vực gia đình trong tương lai. Công trình này đã cung cấp gợi mở giúp tác
giả luận án nhìn nhận rõ hơn lý luận về lao động gia đình.
Trong công trình Định kiến và phân biệt đối xử theo giới: lý thuyết và
thực tiễn [21], Trần Thị Minh Đức đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến định
kiến, phân biệt đối xử với người phụ nữ trong gia đình. Theo tác giả, không
phải chỉ đàn ông định kiến phân biệt đối xử với giới nữ, mà ngay chính bản
thân người phụ nữ, họ cũng định kiến về địa vị của mình trong gia đình và
ngoài xã hội, họ luôn coi mình không có giá trị bằng nam giới và mặc định
rằng những công việc như nội trợ, làm việc nhà là của phụ nữ và hậu quả là
người phụ nữ phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi, không có cơ hội phát triển
bản thân. Công trình đã giúp tác giả luận án nhìn nhận rõ hơn về định kiến
giới - một nguyên nhân dẫn tới bất BĐG trong lao động gia đình DTTS
MNPB hiện nay.
Phạm Thị Ngọc Anh trong công trình Vai trò giới và lượng hóa giá trị
lao động gia đình [1], đã đưa ra cách tiếp cận mới về lao động gia đình từ
góc độ kinh tế, đề cập tới khía cạnh giá trị của lao động gia đình để đề xuất
những giải pháp phù hợp, bao gồm cả các giải pháp về chính sách phúc lợi
gia đình cho phụ nữ, nhằm hỗ trợ gia đình phát triển theo hướng bình đẳng
10
và hiện đại. Nghiên cứu này nhận diện vấn đề lao động gia đình một cách
toàn diện, xác định thực trạng phân công lao động trong gia đình thủ đô hiện
nay, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tham gia của mỗi giới để tìm
ra nguyên nhân của thực trạng; đồng thời lượng hóa giá trị công việc lao
động gia đình mà họ đang thực hiện nhằm đánh giá đúng mức giá trị lao
động, làm căn cứ cho các giải pháp được đề xuất. Mặc dù, công trình này chỉ
giới hạn nghiên cứu về gia đình ở thủ đô Hà Nội, nhưng cũng đã cung cấp
thêm cho tác giả luận án lý luận về lao động gia đình, gợi mở một số giải
pháp để thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB.
Quỹ Health Bridege Canada - Viện Nghiên cứu phát triển xã hội với
nghiên cứu Đóng góp kinh tế của phụ nữ thông qua công việc nhà [61], đã
cung cấp những bằng chứng về đóng góp của phụ nữ thông qua công việc
nhà; lượng hóa các giá trị