Nghịquyết Trung ương 2 khóa VIII xác định giáo dục là quốc sách hàng
đầu, khẳng định vị trí then chốt của giáo dục, đào tạo trong sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước.
Với quan điểm, định hướng chiến lược được Đảng và Nhà nước đề ra,
trong những năm qua ngành GD&ĐT đã tập trung giải quyết nhiều khâu trọng
yếu để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực như đổi mới nội dung
chương trình, đổi mới phương pháp dạy học. và đặc biệt là xây dựng chiến lược
đầu tư, phát triển đội ngũgiáo viên.
Trong đào tạo nghề, người giáo viên đóng vai trò quan trọng đối với việc
hình thành kỹnăng nghềnghiệp của học sinh. Người giáo viên là chủthểcủa
hoạt động dạy học.
Hiện nay, đểtuy ển chọn người vào làm việc tại các doanh nghi ệp (đặc biệt là
các doanh nghiệp liên doanh với n ước ngoài) ho ặc xuất kh ẩu lao động, người tuy ển
dụng đánh giá nhân cách (năng lực, ph ẩm chất) đối tượng chủyếu dựa vào năng lực
th ực hành nghềnghiệp và các hiểu biết xã h ội mà cụth ểlà kiểm tra thực tếngười đó
làm được gì, hiểu biết ra sao qua các bài kiểm tra, các cuộc phỏng vấn trực tiếp do
nhà quản lý doanh nghiệp tổchức hơn là kiểm tra các loại v ăn bằng, chứng chỉ . Nhân
cách của người học có được chính là kết qu ảgiáo dục, đào tạo của các nhà trường.
Đểngười h ọc có n ăng lực thực hành ngh ềnghiệp thực sự, có nhi ều y ếu tốtác
động, trong đó y ếu tốn ăng lực hướng dẫn thực hành của người th ầy đóng vai trò quy ết
định. Vì vậy trong quá trình đào tạo của các trường dạy nghề, mu ốn nâng cao chất
lượng đào tạo nghềtr ước h ết ph ải nâng cao n ăng lực d ạy học (NLDH) cho đội ng ũ
giáo viên dạy thực hành (sau đây gọi là giáo viên th ực hành - GVTH). Đây được xem
nhưmột khâu ch ủyếu đểnâng cao chất l ượng đào tạo, một chi ến lược về đầu tưphát
tri ển con người (ng ười th ầy) hiện đang được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm.
Đối v ới các n ước tiên tiến, vi ệc đào tạo GVTH đã có các quy định vềchu ẩn
trình độchuyên môn, chuẩn trình độsưphạm rất cụth ể. Trong khi đó ởViệt Nam vi ệc
xây dựng chuẩn và thực hiện chuẩn chức danh giáo viên cho GVTH còn đang trong
quá trình hoàn thiện. Vi ệc s ửdụng GVTH chưa đạt chu ẩn nhưhiện nay đòi hỏi công
tác b ồi d ưỡng càng cần được quan tâm nhi ều hơn.
2
Qua khảo sát thực tế đội ngũgiáo viên tại các trường dạy nghềkhu vực
miền núi phía Bắc cho thấy: Các trường đại học sưphạm kỹthuật và cao đẳng sư
phạm kỹthuật hiện không cung cấp đủGVTH cho các trường, các trung tâm đào
tạo nghềdo sốlượng các cơsở đào tạo ngày càng được tăng lên và chỉtiêu tuyển
sinh hàng năm tăng nhanh. Đội ngũGVTH chủyếu được tuyển dụng từmột số
nguồn khác nhau như: từcông nhân kỹthuật bậc cao; từsinh viên tốt nghiệp các
trường đại học và cao đẳng kỹthuật; từcán bộ, công nhân tốt nghiệp hệ đại học,
cao đẳng kỹthuật không chính quy.được bồi dưỡng các năng lực cần thiết để
làm GVTH. Tuy nhiên, những GVTH này còn thiếu và yếu vềNLDH.
Việc b ồi d ưỡng NLDH cho GVTH được tuy ển d ụng từcác ngu ồn nêu trên chưa
được nghiên cứu đầy đủ, ch ư a đáp ứng nhu cầu thực t ế. Vì v ậy, vi ệc lựa ch ọn đềtài “B ồi
dưỡng năng lực d ạy học cho giáo viên th ực hành các tr ường dạy nghềkhu v ực mi ền núi
phía Bắc” s ẽgóp phần gi ải quy ết nh ững vấn đềvềlý lu ận và thực tiễn trong vi ệc nâng
cao NLDH cho GVTH, góp ph ần nâng cao chất l ượng đào tạo nghềcủa các tr ường dạy
nghềkhu vực miền núi phía Bắ c trong th ời gian t ới.
116 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iv
MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................................ ii
Lời cảm ơn............................................................................................................... iii
Mục lục.........................................................................................................................iv
Bảng những cụm từ viết tắt ..................................................................................... vii
Danh mục các bảng ................................................................................................ viii
Danh mục các hình................................................................................................... ix
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO
GIÁO VIÊN DẠY THỰC HÀNH TRONG CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ...............7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................ 7
1.1.1. Ở nước ngoài ............................................................................... 7
1.1.2. Ở trong nước ............................................................................... 8
1.2. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................11
1.2.1. Giáo viên dạy nghề ................................................................. ...11
1.2.2. Giáo viên thực hành........................................................................14
1.2.3. Dạy học..........................................................................................15
1.2.4. Năng lực.........................................................................................15
1.2.5. Năng lực sư phạm ...................................................................... 17
1.2.6. Năng lực sư phạm kỹ thuật ......................................................... 19
1.2.7. Năng lực dạy học trong dạy nghề............................................... ....21
1.2.8. Bồi dưỡng và bồi dưỡng NLDH cho GVTH....................................22
1.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH.........................................23
1.3.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH .................... 23
1.3.2. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH ........................................... 26
1.4. Mục tiêu, nội dung và loại hình bồi dưỡng NLDH cho GVTH.................28
1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng ................................................................... .28
1.4.2. Nội dung bồi dưỡng ................................................................... 29
1.4.3. Loại hình bồi dưỡng...................................................................... 29
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng................................29
Kết luận chương 1... ................................................................................... 30
v
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC VÀ BỒI DƯỠNG GIÁO
VIÊN THỰC HÀNH CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ KHU VỰC MIỀN NÚI
PHÍA BẮC ............................................................................................... 31
2.1. Sơ lược về ngành dạy nghề, đặc điểm đội ngũ GVTH và học sinh học nghề các
trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc............................................................31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành dạy nghề ...............................31
2.1.2. Đặc điểm đội ngũ GVTH và học sinh học nghề các trường dạy nghề khu
vực miền núi phía Bắc....................................................................................32
2.2. Thực trạng năng lực đội ngũ GVTH các trường dạy nghề khu vực miền
núi phía Bắc ......................................................................................................... 34
2.2.1. Thực trạng trình độ chuyên môn và trình độ sư phạm ...........................35
2.2.2. Thực trạng trình độ tay nghề ................................................................. 39
2.2.3. Thực trạng hiểu biết thực tế sản xuất và công nghệ mới..........................41
2.2.4. Thực trạng trình độ ngoại ngữ và tin học..................................................43
2.2.5. Đánh giá NLDH của GVTH.....................................................................45
2.3. Thực trạng kết quả học thực hành của học sinh..................................................48
2.4. Thực trạng bồi dưỡng GVTH ở các trường dạy nghề khu vực miền núi
phía Bắc....................................................................................................50
2.5. Nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng GVDN .......................................................... ..54
2.6. Sự cần thiết bồi dưỡng NLDH cho GVTH........................................................58
Kết luận chương 2 ..................................................................................................59
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO
GIÁO VIÊN THỰC HÀNH CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ KHU VỰC MIỀN
NÚI PHÍA BẮC ......................................................................................................60
3.1. Định hướng xây dựng các biện pháp bồi dưỡng .............................................. 60
3.2. Các nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp bồi dưỡng.............................60
3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích..........................................................60
3.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện .......................................................61
3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn........................................................62
3.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..........................................................62
3.3. Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH .................................................. 62
vi
3.3.1. Biện pháp 1: Xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng và lựa chọn, xây
dựng chương trình bồi dưỡng GVTH.............................................................63
3.3.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng chuẩn hóa GVTH ...........................................69
3.3.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao năng lực GVTH.................................75
3.3.4. Biện pháp 4: Tự bồi dưỡng gắn với nghiên cứu khoa học.......................82
3.3.5. Biện pháp 5: Đánh giá kết quả bồi dưỡng GVTH....................................85
3.4. Kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. ............... 87
3.4.1. Phạm vi tổ chức thăm dò ý kiến về các biện pháp .................................88
3.4.2. Kết quả thăm dò ý kiến về các biện pháp ..............................................88
3.5. Thực nghiệm một số nội dung trong các biện pháp ......................................... 89
3.5.1. Giả thuyết của thực nghiệm ..................................................................89
3.5.2. Mục tiêu của thực nghiệm.....................................................................90
3.5.3. Địa điểm tổ chức và đối tượng thực nghiệm..........................................90
3.5.4. Nội dung thực nghiệm ..........................................................................91
3.5.5. Nhận xét kết quả thực nghiệm ............................................................105
Kết luận chương 3 ................................................................................................107
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................108
I. Kết luận............................................................................................................ 108
II. Kiến nghị ........................................................................................................ 109
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN .....................................................................................................111
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................112
PHỤ LỤC..................................................................................................................117
vii
BẢNG NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT
CĐN: Cao đẳng nghề
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐC: Đối chứng
đvht:
GA:
Đơn vị học trình
Giáo án
GD&ĐT: Giáo dục và Đào tạo
GDHNN: Giáo dục học nghề nghiệp
GK: Giám khảo
GVDN: Giáo viên dạy nghề
GVLT: Giáo viên dạy lý thuyết
GVLT&TH: Giáo viên dạy cả lý thuyết và thực hành
GVTH: Giáo viên dạy thực hành
KHGD: Khoa học giáo dục
KH-KT&CN: Khoa học - Kỹ thuật và Công nghệ
LĐTB&XH: Lao động - Thương binh và Xã hội
NCKHGD: Nghiên cứu khoa học giáo dục
SCN: Sơ cấp nghề
SPKT: Sư phạm kỹ thuật
TB, T.Bình: Trung bình
TB khá: Trung bình khá
TCDN: Tổng cục Dạy nghề
TCGD: Tạp chí Giáo dục
TCN: Trung cấp nghề
THCN:
TN:
Trung học chuyên nghiệp
Thực nghiệm
XS: Xuất sắc
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. 1. Tiêu chí đánh giá bài giảng thực hành .....................................................27
Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá NLDH của GVTH ........................................................28
Bảng 1.3. Xếp loại NLDH của GVTH........................................................................28
Bảng 2.1. Thực trạng trình độ chuyên môn và trình độ SPKT của GVTH.................36
Bảng 2.2. Thực trạng trình độ tay nghề của GVTH..................................................39
Bảng 2.3. Thực trạng hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới ...........42
Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá NLDH của GVTH .........................................46
Bảng 2.5. Xếp loại NLDH của GVTH........................................................................47
Bảng 2.6. Kết quả học thực hành của học sinh các trường dạy nghề khu vực miền núi
phía Bắc khóa học 2007 - 2009 ................................................................................49
Bảng 2.7. Thực trạng bồi dưỡng GVTH trong 2 năm (2007 - 2009).........................50
Bảng 2.8. Thực trạng đáp ứng về nội dung, hình thức tổ chức, hiệu quả và nhu cầu
bồi dưỡng GVTH.........................................................................................................51
Bảng 2.9. Nhu cầu về GVDN giai đoạn 2008 - 2015..................................................55
Bảng 2.10. Dự kiến kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GVDN giai đoạn 2009 - 2015.......56
Bảng 2.11. Nhu cầu bồi dưỡng hàng năm của GVTH các trường dạy nghề khu vực
miền núi phía Bắc........................................................................................................57
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp..................88
Bảng 3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm..................................................................90
Bảng 3.3. Kết quả xếp loại điểm thi các học phần sư phạm dạy nghề .......................94
Bảng 3.4. Kết quả xếp loại điểm thi nâng bậc tay nghề.............................................96
Bảng 3.5. Kết quả tự đánh giá NLDH của giáo viên sau bồi dưỡng ..........................96
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá bài giảng của nhóm TN và nhóm ĐC .........................101
Bảng 3.7. So sánh kết quả đánh giá bài giảng giữa nhóm TN và nhóm ĐC.............102
Bảng 3.8. Xếp loại kết quả học tập của học sinh do nhóm TN và nhóm ĐC giảng
dạy.............................................................................................................................103
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình nhân cách người GVDN .............................................................12
Hình 1.2. Cấu trúc năng lực sư phạm kỹ thuật ..........................................................31
Hình 1.3. Mô hình hoạt động của GVDN .................................................................24
Hình 2.1. Quá trình hình thành, phát triển ngành dạy nghề ......................................37
Hình 2.2. Mô hình đào tạo và bồi dưỡng GVDN........................................................34
Hình 2.3. Biểu đồ thực trạng trình độ chuyên môn của GVTH..............................37
Hình 2.4. Biểu đồ thực trạng trình độ sư phạm kỹ thuật của GVTH..........................38
Hình 2.5. Biểu đồ thực trạng trình độ tay nghề của GVTH .......................................40
Hình 2.6. Biểu đồ thực trạng mức độ hiểu biết thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ
mới của GVTH.........................................................................................................43
Hình 2.7. Biểu đồ đánh giá NLDH của GVTH .........................................................47
Hình 2.8. Biểu đồ kết quả học thực hành của học sinh..............................................49
Hình 3.1. Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng .............................................66
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn điểm toàn bài (1)...........................................................101
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn điểm chuẩn bị (2) ..........................................................101
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn điểm chuyên môn (3) ....................................................101
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn điểm sư phạm (4) ..........................................................101
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh điểm đánh giá bài giảng giữa hai nhóm TN và ĐC (5).........104
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII xác định giáo dục là quốc sách hàng
đầu, khẳng định vị trí then chốt của giáo dục, đào tạo trong sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước.
Với quan điểm, định hướng chiến lược được Đảng và Nhà nước đề ra,
trong những năm qua ngành GD&ĐT đã tập trung giải quyết nhiều khâu trọng
yếu để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực như đổi mới nội dung
chương trình, đổi mới phương pháp dạy học... và đặc biệt là xây dựng chiến lược
đầu tư, phát triển đội ngũ giáo viên.
Trong đào tạo nghề, người giáo viên đóng vai trò quan trọng đối với việc
hình thành kỹ năng nghề nghiệp của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của
hoạt động dạy học.
Hiện nay, để tuyển chọn người vào làm việc tại các doanh nghiệp (đặc biệt là
các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài) hoặc xuất khẩu lao động, người tuyển
dụng đánh giá nhân cách (năng lực, phẩm chất) đối tượng chủ yếu dựa vào năng lực
thực hành nghề nghiệp và các hiểu biết xã hội mà cụ thể là kiểm tra thực tế người đó
làm được gì, hiểu biết ra sao qua các bài kiểm tra, các cuộc phỏng vấn trực tiếp do
nhà quản lý doanh nghiệp tổ chức hơn là kiểm tra các loại văn bằng, chứng chỉ. Nhân
cách của người học có được chính là kết quả giáo dục, đào tạo của các nhà trường.
Để người học có năng lực thực hành nghề nghiệp thực sự, có nhiều yếu tố tác
động, trong đó yếu tố năng lực hướng dẫn thực hành của người thầy đóng vai trò quyết
định. Vì vậy trong quá trình đào tạo của các trường dạy nghề, muốn nâng cao chất
lượng đào tạo nghề trước hết phải nâng cao năng lực dạy học (NLDH) cho đội ngũ
giáo viên dạy thực hành (sau đây gọi là giáo viên thực hành - GVTH). Đây được xem
như một khâu chủ yếu để nâng cao chất lượng đào tạo, một chiến lược về đầu tư phát
triển con người (người thầy) hiện đang được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm.
Đối với các nước tiên tiến, việc đào tạo GVTH đã có các quy định về chuẩn
trình độ chuyên môn, chuẩn trình độ sư phạm rất cụ thể. Trong khi đó ở Việt Nam việc
xây dựng chuẩn và thực hiện chuẩn chức danh giáo viên cho GVTH còn đang trong
quá trình hoàn thiện. Việc sử dụng GVTH chưa đạt chuẩn như hiện nay đòi hỏi công
tác bồi dưỡng càng cần được quan tâm nhiều hơn.
2
Qua khảo sát thực tế đội ngũ giáo viên tại các trường dạy nghề khu vực
miền núi phía Bắc cho thấy: Các trường đại học sư phạm kỹ thuật và cao đẳng sư
phạm kỹ thuật hiện không cung cấp đủ GVTH cho các trường, các trung tâm đào
tạo nghề do số lượng các cơ sở đào tạo ngày càng được tăng lên và chỉ tiêu tuyển
sinh hàng năm tăng nhanh. Đội ngũ GVTH chủ yếu được tuyển dụng từ một số
nguồn khác nhau như: từ công nhân kỹ thuật bậc cao; từ sinh viên tốt nghiệp các
trường đại học và cao đẳng kỹ thuật; từ cán bộ, công nhân tốt nghiệp hệ đại học,
cao đẳng kỹ thuật không chính quy...được bồi dưỡng các năng lực cần thiết để
làm GVTH. Tuy nhiên, những GVTH này còn thiếu và yếu về NLDH.
Việc bồi dưỡng NLDH cho GVTH được tuyển dụng từ các nguồn nêu trên chưa
được nghiên cứu đầy đủ, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Bồi
dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thực hành các trường dạy nghề khu vực miền núi
phía Bắc” sẽ góp phần giải quyết những vấn đề về lý luận và thực tiễn trong việc nâng
cao NLDH cho GVTH, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các trường dạy
nghề khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian tới.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở lý luận bồi dưỡng năng lực giáo viên và thực trạng năng lực đội ngũ
GVTH, đề xuất biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề khu vực
miền núi phía Bắc nhằm chuẩn hóa và từng bước nâng cao năng lực cho GVTH.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các
trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiện nay, NLDH của đội ngũ GVTH ở các trường dạy nghề khu vực miền
núi phía Bắc chưa đáp ứng được đòi hỏi về đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và khu vực. Nếu các
biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH được xây dựng trên cơ sở lý luận về
phát triển NLDH, các tiêu chí NLDH và phù hợp với nhu cầu thực tế về bồi
dưỡng NLDH của GVTH thì sẽ giúp các trường dạy nghề khu vực miền núi phía
Bắc từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu giải quyết những nhiệm vụ sau:
3
- Tổng quan và xây dựng cơ sở lý luận về bồi dưỡng NLDH cho GVTH.
- Đánh giá thực trạng năng lực GVTH và thực trạng bồi dưỡng GVTH
ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc.
- Đề xuất các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho GVTH các trường dạy nghề
khu vực miền núi phía Bắc.
- Tổ chức khảo nghiệm và thực nghiệm chứng minh tính đúng đắn và hiệu
quả của các biện pháp bồi dưỡng được đề xuất.
6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Việc khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực GVTH được tiến hành ở các
trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc trong thời gian 5 năm vừa qua và tổ
chức thực nghiệm, đánh giá NLDH sau bồi dưỡng của GVTH nghề Điện công
nghiệp và GVTH nghề Hàn điện tại Khoa Đào tạo nghề Trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật thuộc Đại học Thái Nguyên.
7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng hệ thống các quan điểm sau:
- Quan điểm hệ thống-cấu trúc: Các biện pháp bồi dưỡng NLDH cho
GVTH ở các trường dạy nghề khu vực miền núi phía Bắc được xem là một hệ
thống động, toàn vẹn, thống nhất gồm nhiều hoạt động có mối quan hệ biện
chứng với nhau và với các hoạt động khác trong quá trình bồi dưỡng GVTH.
Các biện pháp được đề xuất có cấu trúc ổn định tương đối.
- Quan điểm thực tiễn: Đề tài nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn yêu cầu
của việc bồi dưỡng NLDH cho GVTH trong các trường dạy nghề khu vực miền
núi phía Bắc và luôn bám sát nội dung, chương trình, hình thức tổ chức, kết quả
bồi dưỡng GVTH của các cấp, các ngành để rút ra bài học kinh nghiệm trong
công tác bồi dưỡng giáo viên.
8. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Một số phương pháp nghiên cứu lý luận bao gồm: Phân tích, tổng
hợp và hệ thống hóa, khái quát hóa được sử dụng để nghiên cứu các tài liệu
về quan điểm chỉ đạo, chủ trương, đường lối, chính