Trong lịch sử phát triển của thế giới, các trung tâm tài chính lớn thường phát
triển bên cạnh những khu vực kinh tế năng động nhất. Với vai trò đầu tàu kinh tế,
Thành Phố Hồ Chí Minh được định hình là trung tâm tài chính của cả nước.Phát
triển trung tâm tài chính TP.HCM sẽ là điểm đột phá trong nỗ lực xây dựng một hệ
thống tài chính hiệu quả phục vụ nền kinh tế thị trường .Hiện nay, thị trường tài
chính của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung còn ở mức phát triển rất th ấp
so với các thị trường tài chính trong khu vực. Cấu trúc thị trường tài chính Việt
Nam vẫn chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng
và thị trường chứng khoán cũng cần phát triển mạnh mẽ nhiều hơn nữa cả về chất
lẫn về lượng.
Tuy nhiên, để xây dựng TP.HCM trở thành Trung tâm tài chính vững mạnh
thì thành phố cũng phải đối diện với nhiều trở lực, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống
tài chính nước ta còn yếu kém, b ên cạnh nguy cơ khủng hoảng vẫn luôn ám ảnh
những nỗ lực đột phá trong lĩnh vực tài chính và các bước đi trong chiến lược phát
triển trung tâm tài chính TP.HCM. Vì vậy, Trung tâm tài chính TP.HCM sẽ đóng
vai trò cấp thiết cho tiến trình tự do hoá tài chính mạnh mẽ của những chủ trương
cấp tiến, phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó,
thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy, một trong những vấn đề cấp
bách là đòi hỏi Thành phố Hồ Chí Minh phải có một hệ thống giải pháp chủ yếu là
các cơ chế và chính sách nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển Trung tâm tài
chính TP.HCM.
Từ thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: "Các chính sách và cơ chế nhằm thúc
đẩy sự hình thành và phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM"làm đề tài Luận án
tiến sĩ.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển trung tâm tài chính thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NNGGÂÂNN HHÀÀNNGG NNHHÀÀ NNƯƯỚỚCC VVIIỆỆTT NNAAMM
TTRRƯƯỜỜNNGG ĐĐẠẠII HHỌỌCC NNGGÂÂNN HHÀÀNNGG TTPP..HHCCMM
PPHHẠẠMM HHỮỮUU PPHHƯƯƠƠNNGG
CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ NHẰM
THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP.HCM
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số: 62.31.12.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh, 2012
CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯ ỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. HỒ DIỆU
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
2. TS. TRẦN ĐẮC SINH
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
Vào hồi …..giờ …. Ngày …..tháng …..năm 2012
Có thể tìm luận án tại:
- 1 -
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong lịch sử phát triển của thế giới, các trung tâm tài chính lớn thường phát
triển bên cạnh những khu vực kinh tế năng động nhất.Với vai trò đầu tàu kinh tế,
Thành Phố Hồ Chí Minh được định hình là trung tâm tài chính của cả nước.Phát
triển trung tâm tài chính TP.HCM sẽ là điểm đột phá trong nỗ lực xây dựng một hệ
thống tài chính hiệu quả phục vụ nền kinh tế thị trường.Hiện nay, thị trường tài
chính của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung còn ở mức phát triển rất thấp
so với các thị trường tài chính trong khu vực. Cấu trúc thị trường tài chính Việt
Nam vẫn chủ yếu dựa vào tín dụng ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng
và thị trường chứng khoán cũng cần phát triển mạnh mẽ nhiều hơn nữa cả về chất
lẫn về lượng.
Tuy nhiên, để xây dựng TP.HCM trở thành Trung tâm tài chính vững mạnh
thì thành phố cũng phải đối diện với nhiều trở lực, đặc biệt trong bối cảnh hệ thống
tài chính nước ta còn yếu kém, bên cạnh nguy cơ khủng hoảng vẫn luôn ám ảnh
những nỗ lực đột phá trong lĩnh vực tài chính và các bước đi trong chiến lược phát
triển trung tâm tài chính TP.HCM. Vì vậy, Trung tâm tài chính TP.HCM sẽ đóng
vai trò cấp thiết cho tiến trình tự do hoá tài chính mạnh mẽ của những chủ trương
cấp tiến, phát triển nhanh, đồng bộ, vững chắc thị trường vốn Việt Nam, trong đó,
thị trường chứng khoán đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy, một trong những vấn đề cấp
bách là đòi hỏi Thành phố Hồ Chí Minh phải có một hệ thống giải pháp chủ yếu là
các cơ chế và chính sách nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển Trung tâm tài
chính TP.HCM.
Từ thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: "Các chính sách và cơ chế nhằm thúc
đẩy sự hình thành và phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM"làm đề tài Luận án
tiến sĩ.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm sáng tỏ các vấn đề:
- Tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề Trung tâm tài chính
cũng như của các chính sách và cơ chế để sớm hình thành Trung tâm tài chính.
- Phân tích, đánh giá về Trung tâm tài chính của một số nước và rút ra bài học
kinh nghiệm đối với TP.HCM.
- Đánh giá đúng mức thực trạng Trung tâm tài chính TP.HCM cũng như các
chính sách và cơ chế hiện hành.Đồng thời, nêu lên những thuận lợi, hạn chế và
những nguyên nhân hạn chế.
- Đưa ra hệ thống giải phápvề các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự hình
thành và phát triển Trung tâm tài chính TP.HCMmột cách có hiệu quả và bền vững.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Vấn đề Trung tâm tài chính là một phạm trù kinh tế có nội dung khá rộng.
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về các chính sách và cơ chế nhằm thúc đẩy sự
- 2 -
hình thành và phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM.Lấy số liệu thực tế từ năm
2005 – 2010 làm cơ sở minh chứng.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với
các phương pháp thống kê, kế tóan, phương pháp so sánh, mô hình hóa kinh tế vĩ
mô, đối chiếu, quan sát tổng kết thực tiễn… Luận án thiết lập các bảng, biểu để
minh họa và làm rõ hơn những nội dung, kết luận và số liệu đề cập trong đề tài.
Luận án có tham khảo và sử dụng số liệu trong thống kê, báo cáo, các kết quả
nghiên cứu của các đề tài có liên quan nhằm xây dựng các bảng, biểu đồ, sơ đồ để
minh họa và làm rõ mục đích nghiên cứu.
5. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận
án kết cấu thành ba chương:
Chương1: Lý luận cơ bản về các chính sách và cơ chế đối với sự hình thành và
phát triển Trung tâm tài chính
Chương 2: Thực trạng về các chính sách và cơ chế hiện hành trong thúc đẩy sự
hình thành và phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM.
Chương 3: Hệ thống các chính sách và cơ chế nhằm hình thành và phát triển Trung
tâm tài chính TP.HCM.
- 3 -
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ
ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TRUNG TÂM TÀI CHÍNH
1.1 Trung tâm tài chính và vai trò trong phát triển kinh tế
1.1.1 Khái niệm về Trung tâm tài chính
Trung tâm tài chính là nơi quy tụ và tập trung nhiều nguồn cung - cầu về sản
phẩm tài chính với phạm vi rộng lớn, tập trung trụ sở chính của các tổ chức tài
chính tầm cỡ và có uy tín về chuyên môn, thu hút được nhiều nguồn vốn trong nước
và quốc tế với nhiều hoạt động đa dạng phong phú, đáp ứng được các chuẩn mực
và tiêu chí quốc tế nhằm góp phần chủ yếu vào việc huy động và sử dụng các
nguồn vốn có hiệu quả để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Nói cách khác, Trung tâm tài chính là một địa điểm, một thành phố hay một
vùng lãnh thổ có một mạng lưới các tổ chức và thị trường tài chính được thiết lập
để cung cấp tất cả các dịch vụ tài chính cho quốc gia, khu vực và quốc tế.
1.1.2 Đặc trưng của Trung tâm tài chính
Có thể nêu lên một số đặc trưng cơ bản của Trung tâm tài chính:
- Có các điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi (giao thông đường thủy và đường
bộ, có các hải cảng, sân bay) với các thế mạnh và lợi thế so sánh như mức độ phát
triển về kinh tế, kết cấu hạ tầng, thương mại, công nghiệp và công nghệ hơn hẳn so
với các khu vực khác trên phạm vi quốc gia hoặc quốc tế (ví dụ như Newyork,
London, Tokyo,Hongkong, Singapore, Frankfurt, Zurich, Dubai,…).
- Là nơi tập trung một số lớn các định chế tài chính với mật độ dầy đặc (hệ
thống Ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng); các công cụ tài chính (cổ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi); các dịch vụ tài chính (kiểm tóan, định mức tín
nhiệm) cũng như các cơ chế họat động của chúng cùng các quan hệ tài chính-tiền
tệ.
- Là Trung tâm chính trị, thương mại, đầu tư, nghiên cứu, giáo dục của quốc
gia, nơi tập trung số lượng lớn các chuyên gia tài chính giỏi (ví dụ khỏang 7% GDP
của Anh được tạo ra bởi một triệu chuyên gia và nhân viên tài chính làm việc trong
một diện tích khỏang một dặm vuông của Trung tâm tài chính London).
1.2. CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI TRUNG
TÂM TÀI CHÍNH
Sự cần thiết của chính sách và cơ chế:
1.2.1 Chính sách
Chính sách nhằm hình thành và phát triển Trung tâm tài chính sẽ gắn chặt với
bản chất Nhà nước, nền tảng của chính sách là các chức năng của Nhà nước, cụ thể
là tính chính trị với vai trò của Chính phủ, sự can thiệp của Nhà nước vào các thất
- 4 -
bại thị trường và sự thể hiện trong các quy định để tạo điều kiện hình thành và phát
triển Trung tâm tài chính. Trên nền tảng đó, thiết kế chính sách phát triển Trung
tâm tài chính thực chất là việc giải quyết vấn đề, dưới một loạt các ảnh hưởng và
điều kiện đã nêu trên.
1.2.2 Cơ chế
Cơ chế để vận hành và phát triển Trung tâm tài chính có nghĩa là làm ra cách
thức điều hành và quản lý hoạt động của trung tâm tài chính và những thị trường có
liên quan đến Trung tâm tài chính phát triển. Điều này, có nghĩa là, Quốc hội làm
luật, Chính phủ ra các nghị định về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của các bộ, ngành
liên quan đến hoạt động của trung tâm tài chính, Bộ trưởng ra các văn bản, quy chế
điều hành, quản lý công công việc của bộ và các cơ quan trực thuộc. Các bộ, ngành
ra các thông tư liên ngành quy định cơ chế phối hợp để vận hành và thúc đẩy trung
tâm tài chính ra đời và phát triển.
1.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO TP.HCM
Bài học thứ nhất: Tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ và đồng bộ.
Bài học thứ hai: Đảm bảo việc tuân thủ các quy định về pháp luật của Trung
tâm tài chính.
Bài học thứ ba: Tính minh bạch và tính trách nhiệm.
Bài học thứ tư: Chính sách tạo vốn hai bước.
Bài học thứ năm: Phát triển ưu tiên thị trường trái phiếu.
Bài học thứ sáu: Hạn chế sự can thiệp hành chính từ phía Chính phủ và các cơ
quan hữu trách.
Bài học thứ bảy: Cho phép định chế tài chính nước ngoài gia nhập thị trường
với một số giới hạn pháp lý cần thiết.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÁC CHÍNH SÁCH, CƠ CHẾ HIỆN HÀNH
TRONG THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP.HỒ CHÍ MINH
2. 1 THỰC TRẠNG VỀ TRUNG TÂM TÀI CHÍNH TP.HỒ CHÍ MINH
2.1.1Thực trạng thị trường vốn tại thành phố Hồ Chí Minh
Thị trường vốn Việt Nam và TP.Hồ Chí Minh nói riêng bắt đầu xuất hiện
vào đầu những năm 90 của thế kỷ XX, từ chủ trương của Nhà nước cho phép hình
thành phát triển hình thức sở hữu doanh nghiệp dưới dạng công ty cổ phần và việc
Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động vốn bù đắp bội chi Ngân sách Nhà
nước. Trong suốt thời kỳ này, thị trường vốn chưa hình thành rõ nét. Huy động vốn
của các doanh nghiệp thường với quy mô rất nhỏ, trong phạm vi hẹp và chủ yếu
dựa trên các quan hệ cá nhân truyền thống, còn huy động vốn dưới hình thức vay
nợ của Chính phủ chủ yếu dưới dạng tín phiếu và trái phiếu bán lẻ của Kho bạc Nhà
- 5 -
nước có kỳ hạn ngắn (1,2,3 năm). Thị trường vốn lúc này chưa được Nhà nước tổ
chức một cách chính thống và chưa mang tính đại chúng.
Giá trị vốn hóa thị trường tại Việt Nam và TP.Hồ Chí Minh vẫn chưa vượt
qua quy mô tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng, trong khi thị trường vốn tại
các quốc gia phát triển đã thay thế hệ thống ngân hàng thương mại trong vai trò
nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho khu vực doanh nghiệp. Ví dụ, tại Mỹ, quá
trình phi trung gian hóa hoạt động tài chính diễn ra mạnh mẽ, với kết quả là nguồn
tài chính doanh nghiệp cung cấp bởi hệ thống ngân hàng thương mại chỉ còn chiếm
dưới 30%. Thị trường vốn của Việt Nam và TP.Hồ Chí Minh hiện nay, chủ yếu là
thị trường cổ phiếu (thị trường chứng khoán) và thị trường trái phiếu.
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ra đời từ năm 2000, trải qua hơn 10
năm xây dựng và phát triển, đã từng bước khẳng định vai trò của nó như là một
kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế bổ sung cho hệ thống ngân hàng.
Qua phân tích thực tiễn từ thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung và
TP.HCM nói riêng trong thời gian từ 2000 – 01/05/2011, ta có thể kết luận:
- TTCK Việt Nam (chủ yếu là TP.Hồ Chí Minh) phát triển muộn so với các
TTCK trên thế giới, nhưng tăng trưởng khá nhanh và ngoạn mục ở cả quy mô, tính
thanh khoản và sự tham gia của các thành viên của thị trường; tuy nhiên nếu so
sánh với nền kinh tế và khả năng tăng trưởng của nó thì TTCK Việt Nam và TP.Hồ
Chí Minh còn nhỏ.
- GDCK TP.HCM giữ vai trò quan trọng trong sự vận hành của thị trường
chứng khoán Việt Nam, đây là nơi giao dịch cổ phiếu của các công ty có quy mô
vốn lớn (vốn điều lệ tối thiểu 0 tỷ/công ty).
-Hàng hóa trên thị trường gồm có cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và ngày
càng gia tăng về số lượng. Chứng khoán tham gia niêm yết trên sàn đã khẳng định
được chất lượng hoạt động của các đơn vị phát hành. Tuy nhiên hàng hóa niêm yết
chưa dồi dào, các Cty niêm yết chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có
sức thu hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư.
- Chưa chiếm ưu thế trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước,
nếu so sánh với các nước phát triển thì TTCK của TP.Hồ Chí Minh Việt Nam còn
nhỏ bé về quy mô cũng như tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP, chưa vững chắc và ẩn
chứa nhiều rủi ro.
- Chưa phát huy hết tiềm năng của một thị trường còn non trẻ, tăng trưởng và
suy thoái không ổn định, chưa đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn. Điều này
chứng tỏ rằng, TTCK Việt Nam chưa có độ sâu và phát triển kém bền vững.
Thị trường trái phiếu
Xét về tổng thể nền kinh tế, huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu sẽ
làm giảm sự tập trung nhu cầu vốn vào hệ thống ngân hàng, tạo sự cân xứng trong
kỳ hạn huy động vốn và cho vay vốn ngân hàng, đồng thời hạ thấp nguy cơ nền
kinh tế đối mặt với khủng hoảng cán cân vốn. Thị trường trái phiếu là một kênh huy
- 6 -
động vốn tiềm năng nhất, không chỉ cho các dự án của Chính phủ mà còn bao gồm
các dự án của các thành phần kinh tế khác.
Qua phân tích TTTP Việt Nam và TP.Hồ Chí Minh, cho thấy:
- Thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty vẫn còn sơ khai, quy
mô nhỏ với dư nợ trái phiếu chính phủ chỉ tương đương 2% GDP. Lãi suất của trái
phiếu chính phủ chủ yếu chịu sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, chưa tạo ra được đường
cong lãi suất làm cơ sở cho việc phát hành trái phiếu công ty và các hoạt động đầu
tư trên TTTC.
- Thành phần tham gia đấu thầu trái phiếu chính phủ qua GDCK bị giới hạn
trong số các thành viên đã được chấp thuận, trên thực tế các NHTM nhà nước vẫn
đóng vai trò chính.
- Thị trường thứ cấp chưa phát triển, các hoạt động của thị trường về cơ bản
diễn ra chủ yếu trên thị trường sơ cấp.
- Chỉ tiêu tổng dư nợ trái phiếu/GDP được tăng dần qua các năm, nhưng so
với các nước trong khu vực thì độ sâu còn khá nông. Thị trường còn kém tính thanh
khoản so với các nước trong khu vực, chưa hấp dẫn được các thành viên tham gia,
đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức và nước ngoài.
2.1.2. Thực trạng thị trường tín dụng ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh
Ở các nước có nền kinh tế phát triển, nhu cầu vốn trung và dài hạn chủ yếu
thực hiện theo hình thức trực tiếp trên thị trường chứng khoán. Ngược lại, ở Việt
Nam hầu hết vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều do các NHTM cung cấp. Thị
trường tín dụng của TP.HCM nói riêng và của Việt Nam nói chung trong thời gian
qua, có những điểm nổi bật như sau:
- Mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các chủ thể tham gia trên thị trường
- Tăng trưởng nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Hoạt động tín dụng ngân hàng được đổi mới, chuyển hướng thực sự theo cơ chế thị
trường và hiệu quả kinh doanh ngân hàng ngày càng nâng lên.
- Tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM trên địa bàn TP.HCM thấp hơn so với tình
hình chung của cả nước.
Tuy nhiên thị trường tín dụng tại TP.HCM cũng có những hạn chế:
- Một số không nhỏ các Ngân hàng thương mại cổ phần còn có vốn điều lệ
thấp.
- Nguồn thu Ngân hàng chủ yếu từ sản phẩm tín dụng truyền thống.
- Thị trường liên Ngân hàng còn tự phát và chưa có sự quản lý của Ngân hàng
Nhà nước với tư cách là người cho vay cuối cùng khiến lãi suất biến động mạnh
theo cung cầu.
- Tiềm ẩn nhiều rủi ro kỳ hạn.
- Thị trường tín dụng và ngoại tệ còn chia cắt trên phạm vi cả nước. Các sản
phẩm phái sinh chưa được áp dụng rộng rãi.
2.1.3 Thực trạng phát triển các định chế tài chính phi ngân hàng
- Công ty tài chính:
- 7 -
Chưa hấp dẫn cổ đông, lợi nhuận thấp, không thực hiện được nghiệp vụ do
thiếu thị trường vốn.
- Công ty chứng khoán:
Quy mô nhỏ, cạnh tranh không lành mạnh, chưa thực hiện được đầy đủ hoạt
động kinh doanh theo luật.
- Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ:
ố lượng còn hạn chế, hoạt động của nhà đầu tư chuyên nghiệp chưa nhiều.
2.2 THỰC TRẠNG VỀ CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CƠ CHẾ HIỆN HÀNH
TÁC ĐỘNG ĐẾN TRUNG TÂM TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
Theo Quyết định số 12 /2007/QĐ-TTg ngày 02/0 /2007 của Thủ tướng Chính
phủ: “Thị trường tài chính TP.HCM phải được phát triển nhanh, an toàn và bền
vững; đóng vai trò nền tảng và chủ đạo trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế thành phố; phấn đấu quy mô thị trường dịch vụ tài chính đến năm
2020 đạt 70% GDP; là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, phát triển mạnh các
dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng, viễn thông, du lịch; phát triển tốt thị
trường hàng hóa, thị trường tài chính… từng bước phát triển thành phố thành trung
tâm thương mại, tài chínhcủa cả nước và khu vực Đông Nam Á”. Để đạt được mục
tiêu đề ra, Việt Nam đã xây dựng hệ thống chính sách hoạt động cho các trung gian
tài chính; các cơ chế vận hành, phát triển thị trường tài chính nhằm thúc đẩy sự
hình thành và phát triển Trung tâm tài chính TP.HCM.
2.2.1 Thực trạng chính sách và cơ chế trên thị trường tiền tệ
Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng hành lang pháp lý cho các loại
hình tổ chức tín dụng hoạt động, quy định một cách bao quát tại điều 4 Luật các tổ
chức tín dụng. Khung pháp lý thị trường tiền tệ của Việt Nam trong thời gian qua
đã từng bước hoàn thiện và đạt được những kết quả như sau:
- Ngành ngân hàng đã có Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín
dụng. Cấu trúc hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ về chiều rộng (cả ở khu
vực quản lý lẫn khu vực kinh doanh). Duy trì các chi nhánh Ngân hàng nhà nước
đến từng tỉnh, thành…
- Hoàn thiện thị trường tiền tệ, các công cụ chính sách tiền tệ và nâng cao vai
trò của Ngân hàng trung ương.
- Tự do hóa tài chính và mở cửa tài khoản vốn thận trọng, theo trình tự: Ổn định
kinh tế vĩ mô, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, tự do hóa tài khoản vãng lai, và
tự do hóa tài khoản vốn, thường là đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trước rồi đến
đầu tư gián tiếp và các khoản vay thương mại.
- Đổi mới về cơ bản cấu trúc tài chính, cấu trúc tổ chức, cấu trúc sở hữu và môi
trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng trong cơ chế thị trường định hướng Xã hội
chủ nghĩa. Ngân hàng Trung ương tương đối độc lập với Chính phủ.
- Các tổ chức tín dụng được tự do hoá trong hoạt động kinh doanh, được tạo
điều kiện mở rộng không gian hoạt động ra ngoài lãnh thổ, chấm dứt mô hình hoạt
- 8 -
động đan xen giữa tín dụng thị trường với tín dụng chính sách trong một định chế
tài chính hạch toán độc lập.
- Đổi mới cơ bản về cơ chế quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại
vào hoạt động ngân hàng.
- Đảm bảo thông tin minh bạch, chuẩn mực hóa hệ thống giám sát, kế toán,
kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế.
- Hoàn thiện tính đồng bộ của chiến lược phát triển theo các nội dung then
chốt, đó là: Hoàn thiện môi trường pháp lý; cấu trúc lại hệ thống Ngân hàng Trung
ương và các tổ chức tín dụng; phát triển năng lực quản lý và năng lực hoạt động
kinh doanh; kích thích cạnh tranh bình đẳng, nhất quán theo cơ chế thị trường, mở
cửa, có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN.
- Mục tiêu xuyên suốt của chính sách tiền tệ là giữ ổn định giá trị đồng tiền,
cải thiện sức mua của 1 đơn vị tiền tệ cùng với quá trình ổn định niềm tin của nhân
dân vào đồng tiền Việt Nam,từng bước làm cho đồng tiền Việt Nam là đồng tiền
chuyển đổi trong khu vực và ở phạm vi rộng hơn.Tuy nhiên, họat động của thị
trường này cũng có nhiều hạn chế về pháp lý:
- Thị trường tiền tệ chưa hình thành được lãi suất tham chiếu để các thành viên
thị trường điều chỉnh lãi suất cũng như các quyết định đầu tư thích hợp.
- Các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ chưa phát huy được hiệu quả
mong muốn. Cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước vẫn sử dụng nhiều biện pháp
can thiệp thị trường mang tính hành chính.
2.2.2 Thực trạng chính sách và cơ chế trên thị trường chứng khoán
ự ra đời của Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 đã tạo khung
pháp lý cao cho TTCK Việt Nam hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.
Chính sách của Nhà nước khuyến khích ra đời các doanh nghiệp nhỏ và vừa
nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển để tạo ra hàng hóa cho thị
trường.
Quy chế hành nghề chứng khoán ban hành theo Quyết định số 15/200 /QĐ-
BTC ngày 27/03/200 quy định khá chi tiết về chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
Tuy nhiên, khung pháp lý cho hoạt động thị trường này vẫn còn một số hạn