Luận án Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển tại Thành phố Đà Nẵng

1. Tính cấp thiết của đềtài Trong xu thếhội nhập nền kinh tếkhu vực và thếgiới, việc giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kéo theo những nhu cầu mới vềvận tải, kho bãi, các dịch vụphụtrợ. Các quốc gia có bờbiển dài và sâu, thuận tiện cho tàu thuyền lớn neo đậu sẽtrởthành trung tâm giao lưu hàng hóa nhưSingapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Hà Lan . Ởnhững nước này, ngành giao nhận vận tải đã phát triển vượt bậc và đóng góp không nhỏvào GDP của đất nước. Thêm vào đó, công nghệthông tin phát triển đã giúp cho ngành giao nhận vận tải hợp lý hóa dây chuyền vận chuyển và phát triển dịch vụnày ởcấp độcao hơn: dịch vụLogistics. Đà Nẵng là một thành phốbiển với độsâu trung bình Cảng Tiên Sa là 12m và nằm ởtrung tâm của đất nước và là ngã ba giao thương giữa khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, rất thuận tiện cho tàu bè qua lại. Mặt khác, khi Việt Nam hoàn toàn hội nhập vào nền kinh tếkhu vực các nước ASEAN và gia nhập WTO, nhu cầu về trao đổi hàng hóa sẽrất lớn. Khi đó, dịch vụgiao nhận vận tải sẽtrởthành một trong những ngành kinh doanh rất phát triển và mang lại nguồn thu lớn cho Thành phố. Nhưng cho đến nay, ngành giao nhận vận tải của Đà Nẵng vẫn chưa thực sựphát triển tương xứng với khảnăng của nó. Các cấp và ban ngành lãnh đạo cũng đang rất quan tâm đến lĩnh vực hoạt động này, nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đểcó những giải pháp chiến lược nhằm tận dụng những lợi thếsẵn có của thành phố, nghiên cứu ứng dụng những các phương pháp giao nhận vận tải hiện đại trên thếgiới đểphục vụvà thúc đẩy ngoại thương phát triển. Nếu có chỉlà những công trình nghiên cứu đơn thuần vềkỹthuật nhưhạtầng cảng biển, tàu thuyền , những chiến lược vận tải và dựán nâng cấp cải tạo CSHT cảng biển. Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đềtài “Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tếbằng đường biển tại Tp.Đà Nẵng”. Luận án sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng ngành giao nhận vận tải quốc tếbằng đường biển, từ đó đưa ra những giải pháp chiến lược nhằm đẩy mạnh sựphát triển dịch vụLogistics tại thành phố Đà Nẵng. 2. Mục đích nghiên cứu đềtài - Giới thiệu vềsựphát triển dịch vụLogistics - một hình thức phát triển ởgiai đoạn cao của hoạt động giao nhận vận tải - ởcác nước trên thếgiới. Đây là loại hình dịch vụrất cần thiết và đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động giao lưu kinh tế, đặc biệt là những nước có bờbiển kéo dài nhưnước ta. - Từthực trạng kinh doanh dịch vụgiao nhận vận tải ở Đà nẵng và trên cơsởtìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm thành công của các nước phát triển trong kinh doanh dịch vụLogistics, Luận án đã đưa ra một sốgiải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụnày. Đồng thời, luận án cũng cung cấp thêm một tài liệu có giá trịcho các doanh nghiệp trong nước, Hiệp hội ngành nghềtham khảo và vận dụng trong thực tiễn kinh doanh nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển, xuất khẩu dịch vụgiao nhận vận tải quốc tế, góp phần thu ngoại tệvềcho đất nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đềtài là các doanh nghiệp có liên quan trong ngành giao nhận vận tải đường biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kinh doanh giao nhận vận tải được nghiên cứu trong mối quan hệhữu cơvới vận tải, trong đó nhấn mạnh vai trò của những doanh nghiệp không kinh doanh tàu biển, thực hiện thiết kế, hợp lý hoá công nghệvận tải và tổchức vận tải hàng hóa theo cách thức tiên tiến nhằm tối ưu hoá chi phí. - Phạm vi nghiên cứu: Do hoạt động ngành giao nhận vận tải tương đối rộng nhưng lại chưa có tổchức việc thống kê phục vụcho công tác quản lý. Vì vậy đề tài chỉnghiên cứu chủyếu ởThành phố Đà Nẵng và xem xét trong mối quan hệ vận tải giữa Đà Nẵng và những khu vực có cảng biển phát triển trong cảnước. 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận án đứng trên quan điểm hệthống và toàn diện khi trình bày vấn đề Logistics trong giao nhận vận tải quốc tếbằng đường biển, xem xét vấn đềtrong trạng thái luôn luôn vận động và phát triển trong mối quan hệvới sản xuất trong nước, giữa thịtrường trong nước và nước ngoài. - Luận án sửdụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, dựbáo và những phương pháp toán học đơn giản đểtiếp cận vấn đề. Đặc biệt, luận án chú trọng đến việc sửdụng phương pháp chuyên gia với sựtham khảo có chọn lọc, khoa học. - Đểcó thêm tưliệu cũng nhưtính xác thực của thông tin diễn biến thịtrường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tếthông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp các công ty trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tếvà những nhà sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu. 5. Những đóng góp của luận án Kểtừkhi nhà nước quyết định thực hiện chính sách mởcửa theo định hướng nền kinh tếhàng hóa nhiều thành phần có sựquản lý của nhà nước, nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt. Kinh tếphát triển, tăng trưởng hàng năm trung bình 7%, các ngành nghềsản xuất, dịch vụphát triển mạnh đặc biệt là ngành giao nhận vận tải quốc tế. Là một thành phốbiển với độsâu trung bình của cảng Tiên Sa là 12m, nằm ởngã ba giao thương của Việt Nam cũng nhưgiữa khu vực Châu Á-Thái Bình dương, rất thuận tiện cho tàu bè qua lại, Đà Nẵng rất có tiềm năng phát triển kinh tếnói chung và dịch vụgiao nhận vận tải nói riêng. Mặt khác, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế cùng với sựphát triển vượt bậc của dịch vụLogistics đòi hỏi chúng ta phải tìm ra một phương thức kinh doanh mới phù hợp với yêu cầu của thịtrường trong nước và thếgiới. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu vềtình hình Logistics trong giao nhận vận tải quốc tếbằng đường biển tại thành phố Đà Nẵng, từ đó đưa ra những giải pháp chiến lược nhằm đẩy mạnh phát triển loại hình dịch vụnày. Đây là một ngành kinh doanh tuy đã phát triển rất mạnh tại các nước phát triển nhưng vẫn còn mới lạ tại Việt Nam. Trong khi các công trình nghiên cứu chiến lược phát triển hiện nay chỉchú trọng vào việc khai thác cảng và kinh doanh vận tải, thì luận án chú trọng nghiên cứu cách tổchức và kinh doanh dịch vụLogistics – hình thức phát triển cao hơn của dịch vụgiao nhận vận tải, nhằm tối ưu hoá vềmặt kinh tếcủa hoạt động giao nhận vận tải. Các quan điểm quản trịkinh doanh hiện đại đang được ứng dụng rộng rãi trên thếgiới cũng được mô tảkhá chi tiết và lồng vào trong hoạt động cung ứng dịch vụmột cách logic. Các giải pháp mà luận án đã đưa ra có tính thiết thực và khảthi cao, phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay. Các giải pháp đi sâu vào nghiên cứu các vấn đềvề đầu tưcơsởhạtầng, một trong những yếu tốquan trọng trong việc phát triển dịch vụLogistics và công tác tổchức quản lý kinh doanh ngành ởcác cấp lãnh đạo. Bên cạnh việc hoàn thiện những dịch vụ đã có, luận án còn đưa ra những dịch vụ phụmới trong ngành giao nhận vận tải quốc tế, một trong những tiền đề đểphát triển dịch vụLogistics. Đây là một trong những dịch vụcần phát triển ởViệt nam nói chung và tại thành phố Đà Nẵng nói riêng để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của ngành ngoại thương và tối ưu hóa công nghệvận tải trong nước. Các kiến nghị đi kèm với giải pháp cần được xem xét nhằm có những chính sách thích hợp phát triển cơsởhạtầng, nâng cao khảnăng cạnh tranh của các công ty giao nhận vận tải Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. 6. Kết cấu luận án - Lời mở đầu - Chương 1: Cơsởlý luận và thực tiễn vềhoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế. - Chương 2: Tình hình hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tếtại Thành phố Đà Nẵng. - Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tếbằng đường biển tại Tp.Đà Nẵng. - Tài liệu tham khảo. - Phụlục

pdf92 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3164 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển tại Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Trang Mở đầu Chương 1/ Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế.........................................................................................................1 1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế .............1 1.1.1. Giới thiệu về giao nhận vận tải quốc tế đường biển ......................................1 1.1.2. Logistics trong giao nhận vận tải ...................................................................2 1.2. Hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế trên thế giới. ..................6 1.2.1. Sự ra đời của các tổ chức giao nhận vận tải quốc tế ......................................6 1.2.2. Quản lý hoạt động logistics trên thế giới ......................................................7 1.2.3. Logistics ở các nước trên thế giới ..................................................................8 1.2.4. Kinh nghiệm phát triển Logistics ở các nước trong khu vực.........................10 1.3. Hoạt động Logistics và chiến lược kinh tế đối ngoại của Việt Nam ................14 1.3.1. Hoạt động Logistics của Việt Nam. ...............................................................14 1.3.2. Chiến lược kinh tế hướng ngoại.....................................................................17 Kết luận chương 1 ....................................................................................................19 Chương 2/ Tình hình hoạt động Logistics đường biển tại Tp. Đà Nẵng...........21 2.1. Sơ lược quá trình kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế đường biển...21 2.1.1. Cơ cấu tổ chức của Cảng Đà nẵng ................................................................21 2.1.2. Sơ lược quá trình phát triển dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế......................22 2.2. Thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế đường biển.............25 2.2.1. Hệ thống cảng biển và tình hình khai thác cảng ............................................25 2.2.2. Dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế..................................................................28 2.2.3. Hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải tại Đà Nẵng.............................38 2.2.4. Những đánh giá chung về hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế tại Đà Nẵng..................................................................................................45 Kết luận chương 2 ....................................................................................................50 Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải đường biển tại Tp.Đà Nẵng ......................................................................51 1 3.1. Dự báo phát triển dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế Việt Nam........................51 3.1.1. Những mục tiêu chiến lược phát triển Ngành giao nhận vận tải quốc tế ......51 3.1.2. Dự báo nhu cầu vận chuyển hàng hóa tính đến năm 2010 ............................52 3.2. Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển tại Tp. Đà nẵng………………………………………………. 54 3.2.1. Nhóm giải pháp 1: Hoàn thiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng và tăng năng lực chuyên chở của đội tàu………………………………………… 54 3.2.2. Nhóm Giải pháp thứ hai: Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động giao nhận vận tải, tiến đến hình thành và phát triển dịch vụ Logistics .........................59 3.2.3. Nhóm giải pháp thứ ba: Hoàn thiện cơ chế quản lý ngành hàng hải và các ngành có liên quan………………………………………………………. 70 3.2.4. Kiến nghị đối với nhà nước và các ban ngành có liên quan .........................74 Kết luận chương 3............................................................. 75 Kết luận Kết quả khảo sát thông qua bảng câu hỏi Nguồn trích các số liệu trong luận án Tài liệu tham khảo Phụ lục 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, việc giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ ... Các quốc gia có bờ biển dài và sâu, thuận tiện cho tàu thuyền lớn neo đậu sẽ trở thành trung tâm giao lưu hàng hóa như Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản, Hà Lan…. Ở những nước này, ngành giao nhận vận tải đã phát triển vượt bậc và đóng góp không nhỏ vào GDP của đất nước. Thêm vào đó, công nghệ thông tin phát triển đã giúp cho ngành giao nhận vận tải hợp lý hóa dây chuyền vận chuyển và phát triển dịch vụ này ở cấp độ cao hơn: dịch vụ Logistics. Đà Nẵng là một thành phố biển với độ sâu trung bình Cảng Tiên Sa là 12m và nằm ở trung tâm của đất nước và là ngã ba giao thương giữa khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, rất thuận tiện cho tàu bè qua lại. Mặt khác, khi Việt Nam hoàn toàn hội nhập vào nền kinh tế khu vực các nước ASEAN và gia nhập WTO, nhu cầu về trao đổi hàng hóa sẽ rất lớn. Khi đó, dịch vụ giao nhận vận tải sẽ trở thành một trong những ngành kinh doanh rất phát triển và mang lại nguồn thu lớn cho Thành phố. Nhưng cho đến nay, ngành giao nhận vận tải của Đà Nẵng vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với khả năng của nó. Các cấp và ban ngành lãnh đạo cũng đang rất quan tâm đến lĩnh vực hoạt động này, nhưng vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào để có những giải pháp chiến lược nhằm tận dụng những lợi thế sẵn có của thành phố, nghiên cứu ứng dụng những các phương pháp giao nhận vận tải hiện đại trên thế giới để phục vụ và thúc đẩy ngoại thương phát triển. Nếu có chỉ là những công trình nghiên cứu đơn thuần về kỹ thuật như hạ tầng cảng biển, tàu thuyền…, những chiến lược vận tải và dự án nâng cấp cải tạo CSHT cảng biển. Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển tại Tp.Đà Nẵng”. Luận án sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng ngành giao nhận vận tải quốc tế bằng 3 đường biển, từ đó đưa ra những giải pháp chiến lược nhằm đẩy mạnh sự phát triển dịch vụ Logistics tại thành phố Đà Nẵng. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài - Giới thiệu về sự phát triển dịch vụ Logistics - một hình thức phát triển ở giai đoạn cao của hoạt động giao nhận vận tải - ở các nước trên thế giới. Đây là loại hình dịch vụ rất cần thiết và đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động giao lưu kinh tế, đặc biệt là những nước có bờ biển kéo dài như nước ta. - Từ thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải ở Đà nẵng và trên cơ sở tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm thành công của các nước phát triển trong kinh doanh dịch vụ Logistics, Luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ này. Đồng thời, luận án cũng cung cấp thêm một tài liệu có giá trị cho các doanh nghiệp trong nước, Hiệp hội ngành nghề tham khảo và vận dụng trong thực tiễn kinh doanh nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển, xuất khẩu dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế, góp phần thu ngoại tệ về cho đất nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp có liên quan trong ngành giao nhận vận tải đường biển trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Kinh doanh giao nhận vận tải được nghiên cứu trong mối quan hệ hữu cơ với vận tải, trong đó nhấn mạnh vai trò của những doanh nghiệp không kinh doanh tàu biển, thực hiện thiết kế, hợp lý hoá công nghệ vận tải và tổ chức vận tải hàng hóa theo cách thức tiên tiến nhằm tối ưu hoá chi phí. - Phạm vi nghiên cứu: Do hoạt động ngành giao nhận vận tải tương đối rộng nhưng lại chưa có tổ chức việc thống kê phục vụ cho công tác quản lý. Vì vậy đề tài chỉ nghiên cứu chủ yếu ở Thành phố Đà Nẵng và xem xét trong mối quan hệ vận tải giữa Đà Nẵng và những khu vực có cảng biển phát triển trong cả nước. 4. Phương pháp nghiên cứu - Luận án đứng trên quan điểm hệ thống và toàn diện khi trình bày vấn đề Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển, xem xét vấn đề trong 4 trạng thái luôn luôn vận động và phát triển trong mối quan hệ với sản xuất trong nước, giữa thị trường trong nước và nước ngoài. - Luận án sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, dự báo và những phương pháp toán học đơn giản để tiếp cận vấn đề. Đặc biệt, luận án chú trọng đến việc sử dụng phương pháp chuyên gia với sự tham khảo có chọn lọc, khoa học. - Để có thêm tư liệu cũng như tính xác thực của thông tin diễn biến thị trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp các công ty trong lĩnh vực giao nhận vận tải quốc tế và những nhà sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu. 5. Những đóng góp của luận án Kể từ khi nhà nước quyết định thực hiện chính sách mở cửa theo định hướng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt. Kinh tế phát triển, tăng trưởng hàng năm trung bình 7%, các ngành nghề sản xuất, dịch vụ phát triển mạnh đặc biệt là ngành giao nhận vận tải quốc tế. Là một thành phố biển với độ sâu trung bình của cảng Tiên Sa là 12m, nằm ở ngã ba giao thương của Việt Nam cũng như giữa khu vực Châu Á-Thái Bình dương, rất thuận tiện cho tàu bè qua lại, Đà Nẵng rất có tiềm năng phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ giao nhận vận tải nói riêng. Mặt khác, xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế cùng với sự phát triển vượt bậc của dịch vụ Logistics đòi hỏi chúng ta phải tìm ra một phương thức kinh doanh mới phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới. Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về tình hình Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển tại thành phố Đà Nẵng, từ đó đưa ra những giải pháp chiến lược nhằm đẩy mạnh phát triển loại hình dịch vụ này. Đây là một ngành kinh doanh tuy đã phát triển rất mạnh tại các nước phát triển nhưng vẫn còn mới lạ tại Việt Nam. Trong khi các công trình nghiên cứu chiến lược phát triển hiện nay chỉ chú trọng vào việc khai thác cảng và kinh doanh vận tải, thì luận án chú trọng nghiên cứu cách tổ chức và kinh doanh dịch vụ Logistics – hình thức phát triển cao 5 hơn của dịch vụ giao nhận vận tải, nhằm tối ưu hoá về mặt kinh tế của hoạt động giao nhận vận tải. Các quan điểm quản trị kinh doanh hiện đại đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới cũng được mô tả khá chi tiết và lồng vào trong hoạt động cung ứng dịch vụ một cách logic. Các giải pháp mà luận án đã đưa ra có tính thiết thực và khả thi cao, phù hợp với điều kiện kinh doanh hiện nay. Các giải pháp đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề về đầu tư cơ sở hạ tầng, một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển dịch vụ Logistics và công tác tổ chức quản lý kinh doanh ngành ở các cấp lãnh đạo. Bên cạnh việc hoàn thiện những dịch vụ đã có, luận án còn đưa ra những dịch vụ phụ mới trong ngành giao nhận vận tải quốc tế, một trong những tiền đề để phát triển dịch vụ Logistics. Đây là một trong những dịch vụ cần phát triển ở Việt nam nói chung và tại thành phố Đà Nẵng nói riêng để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của ngành ngoại thương và tối ưu hóa công nghệ vận tải trong nước. Các kiến nghị đi kèm với giải pháp cần được xem xét nhằm có những chính sách thích hợp phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty giao nhận vận tải Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước. 6. Kết cấu luận án - Lời mở đầu - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế. - Chương 2: Tình hình hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế tại Thành phố Đà Nẵng. - Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển tại Tp.Đà Nẵng. - Tài liệu tham khảo. - Phụ lục 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ 1.1/ Cơ sở lý luận về hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế 1.1.1/ Giới thiệu về giao nhận vận tải quốc tế đường biển . 1.1.1.1/ Dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bằng đường biển a/ Định nghĩa ™ Vận tải quốc tế bằng đường biển Vận tải quốc tế là quá trình chuyên chở được tiến hành vượt ra ngoài phạm vi biên giới lãnh thổ của một quốc gia. Có rất nhiều phương thức vận chuyển tham gia vào quá trình chuyên chở hàng hóa quốc tế như đường không, đường sắt, đường bộ, đường thủy…, trong đó vận chuyển đường biển đóng vai trò chủ đạo. Hơn 70% hàng hoá trong buôn bán quốc tế được vận chuyển bằng đường biển. Những nước có bờ biển kéo dài, giao thông vận tải đường biển thuận tiện sẽ có ngành vận tải quốc tế rất phát triển như Singapore, Hà Lan, Hồng Kông…. ™ Dịch vụ giao nhận quốc tế Theo “Qui tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận”: dịch vụ giao nhận (Freight forwarding service) là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá. Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận (Forwarder/Freight Forwarder/Forwarding agent). Trước đây, người giao nhận chỉ thực hiện một số công việc do nhà xuất nhập khẩu uỷ thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, vận tải nội địa…. Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và sự tiến bộ trong ngành vận tải, người giao nhận ngày nay không chỉ làm thủ tục hải quan hay thuê tàu mà còn cung cấp dịch vụ trọn gói toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa. ™ Dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế 7 Dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế bao gồm dịch vụ vận tải và các dịch vụ giao nhận đi kèm trong suốt quá trình làm thay đổi vị trí của hàng hóa từ nước này sang nước khác. Dịch vụ giao nhận vận tải chỉ phát sinh khi có nhu cầu chuyên chở hàng hóa giữa người giao hàng và người nhận hàng. Nếu gọi V1 và V0 là giá trị của đối tượng vận tải trước và sau khi thực hiện toàn bộ quá trình giao nhận vận tải. Ta có: Vgnvt = V1 - V0 Với Vgnvt là giá trị của các dịch vụ giao nhận vận tải bao gồm: đóng gói bao bì, lưu kho, bốc xếp, kiểm hóa hải quan, xếp dỡ hàng hóa, thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác… Như vậy, chúng ta có thể hiểu Dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế là tất cả những dịch vụ có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa giữa hai quốc gia khác nhau, từ người bán cho đến tay người mua như vận chuyển, đóng gói, bao bì, thủ tục hải quan, lưu kho, xếp dỡ hàng hóa…. b/ Vai trò của ngành giao nhận vận tải quốc tế trong ngoại thương - Giao nhận vận tải quốc tế đảm bảo chuyên chở khối lượng lớn hàng hoá ngày một tăng trong buôn bán quốc tế, đặc biệt là chuyên chở các loại hàng rời có khối lượng lớn nhưng giá trị thấp như than đá, quặng, ngũ cốc, dầu mỏ…. Khoảng cách chuyên chở càng xa thì chi phí vận tải càng lớn, dẫn đến giá cả hàng hóa sẽ cao và quan hệ mua bán giữa các nước bị hạn chế và ngược lại. - Giao nhận vận tải quốc tế phát triển tạo điều kiện cho việc mở rộng giao lưu buôn bán giữa các nước và đa dạng hóa mặt hàng cũng như thay đổi cơ cấu từng nhóm hàng. Giá thành vận tải trên cự ly dài giảm đã tạo điều kiện cho các quốc gia mở rộng thị trường cung cấp và tiêu thụ. - Giao nhận vận tải quốc tế có thể bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi cán cân mậu dịch và cán cân thanh toán của một quốc gia. Thu chi ngoại tệ trong lĩnh vực XNK sản phẩm vận tải và các dịch vụ có liên quan đến vận tải quốc tế là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế. Xuất siêu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ có tác dụng tốt đối với cán cân thanh toán quốc tế và ngược lại. 8 1.1.2/ Logistics trong giao nhận vận tải 1.1.2.1/ Các định nghĩa về Logistics Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics và vẫn chưa có khái niệm thống nhất. Trong cuốn sách “Logistics Những vấn đề cơ bản” của PGS-TS Đoàn Thị Hồng Vân-NXB Thống kê 2003 có nêu lên một số khái niệm về Logistics của các nhà kinh tế trên thế giới như sau: − Trong lĩnh vực sản xuất, Logistics là cung ứng, là chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ… cho hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng và có hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới. − Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên, yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt hoạt động kinh tế. − Logistics là hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kế hoạch nhằm quản lý nguyên vật liệu, dịch vụ, thông tin, dòng chảy của vốn… nó bao gồm cả những hệ thống thông tin ngày một phức tạp, sự truyền thông và hệ thống kiểm soát cần phải có trong môi trường làm việc hiện nay. − Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển và dự trữ hàng hóa, dịch vụ từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Theo cách tiếp cận của Hội đồng quản lý Logistics (The Council of Logistics Management CLM in the USA): Logistics là một bộ phận của dây chuyền cung ứng, tiến hành lập ra kế hoạch, thực hiện và kiểm soát công việc chu chuyển và lưu kho hàng hoá, cùng các dịch vụ và thông tin có liên quan từ địa điểm xuất phát đến nơi tiêu dùng một cách hiệu quả nhằm đáp ứng những yêu cầu của khách hàng Với cách tiếp cận trên cho ta thấy Logistics là một chuỗi các dịch vụ về giao nhận vận tải hàng hoá, như làm các thủ tục, giấy tờ, tổ chức vận tải, bao bì đóng gói, ghi nhãn hiệu, lưu kho, lưu bãi, vận chuyển, phân phát hàng hoá đi các địa điểm khác nhau…, đảm bảo yêu cầu đúng lúc (Just in time-JIT) và duy trì hàng tồn kho ở mức 9 tối thiểu (Minimum stock) bằng cách tăng cường vận chuyển những chuyến hàng nhỏ. Chính vì vậy, khi nói đến Logistics là nói tới một chuỗi hệ thống các dịch vụ (Logistics System Chain) và người cung cấp dịch vụ Logistics (Logistics Service Provider) sẽ giúp khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí của đầu vào cũng như đầu ra trong các khâu vận chuyển, lưu kho, lưu bãi và phân phối hàng hoá bằng cách kết hợp tốt các khâu riêng lẻ trên nhờ ứng dụng những tiến bộ trong CNTT. Như vậy, Logistics trong giao nhận vận tải là quá trình tối ưu hóa dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá nhờ ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin trong việc điều phối hàng hoá từ khâu tiền sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo yêu cầu đúng lúc (Just In Time - JIT) với chi phí thấp nhất thông qua một chuỗi các dịch vụ có liên quan. Định nghĩa trên cho chúng ta thấy dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải quốc tế vừa là sự phát triển ở giai đoạn cao của dịch vụ giao nhận vận tải trên cơ sở sử dụng những thành tựu của công nghệ thông tin để điều phối hàng hoá từ khâu tiền sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng, vừa nêu lên được ưu điểm nổi bậc của nó so với dịch vụ giao nhận vận tải. Đó là sự tối ưu hóa dịch vụ giao nhận vận tải nhằm đảm bảo giao hàng đúng lúc với chi phí thấp nhất. 1.1.2.2/ Lịch sử phát triển và tầm quan trọng của Logistics a/ Lịch sử phát triển của Logistics Sự phát triển của Logistics bắt nguồn từ sự thay đổi trong sản xuất. Người bán hàng hóa không nhất thiết phải là nhà sản xuất và người mua cũng không nhất thiết phải là người tiêu dùng cuối cùng. Và để tránh ứ đọng vốn, các nhà sản xuất kinh doanh luôn tìm cách duy trì một lượng hàng dự trữ nhỏ nhất. Điều này đòi hỏi các nhà giao nhận vừa phải đảm bảo giao hàng đúng lúc (JIT), vừa phải tăng cường vận chuyển những chuyến hàng nhỏ nhằm giúp những nhà sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu tối thiểu hàng tồn kho (Minimum stock). Mặt khác, cuộc cách mạng Container
Luận văn liên quan