Sức khỏe là tài sản quý nhất của con người. Nếu không có sức khỏe, thì con người
không thể lao động, làm việc và cống hiến cho xã hội được. Vì thế, đầu tư cho sức khỏe
chính là đầu tư phát triển kinh tế đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ngược lại, ốm
đau bệnh tật làm suy giảm thu nhập của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Không những thế,
nó còn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, giảm nguồn thu và tăng các khoản
chi, khiến gia đình bệnh nhân rơi vào cảnh đói nghèo. Theo Báo cáo tổng quan về ngành
Y tế của bộ Y tế, 3,9% số hộ gia đình (tương đương 3,5 triệu người) phải đối mặt với
khó khăn về tài chính do chi phí khám chữa bệnh. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, mức
chi tiêu trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình chiếm 50% tổng chi phí y tế, trong khi đo
bình quân toàn thế giới, chi phí này chỉ khoảng 30%.
Bên cạnh đó, do sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật trong ngành y dược, các
phương pháp cũng ra đời ngày càng nhiều, các loại thuốc và vật tư y tế ngày càng hiện
đại, giá cả ngày càng có xu hướng tăng cao. Vì vậy, chi phí khám chữa bệnh (KCB)
ngày càng tăng là một xu hướng tất yếu. Điều đó sẽ trở thành gánh nặng cho ngân sách
của mỗi gia đình, nhất là những gia đình có người mắc các chứng bệnh hiểm nghèo, mãn
tính cần phải chữa trị dài ngày.
Bởi thế, muốn giảm chi phí từ tiền túi của người dân cho chi phí y tế, cần phải
nâng cao độ bao phủ của BHYT. Theo nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro, càng nhiều
người dân tham gia BHYT (kể cả những người khỏe mạnh, không có nhu cầu khám
chữa bệnh) thì tổng số tiền đóng góp càng lớn, tổng số tiền để chi trả chi phí KCB cho
người dân càng tăng, khiến tỷ lệ chi tiền túi cho chi phí y tế của người dân giảm dần.
Mặt khác, thực hiện BHYT toàn dân là để hạn chế những trường hợp người dân “lựa
chọn ngược”. “Lựa chọn ngược” có nghĩa là cá nhân chỉ tham gia BHYT khi bệnh tật,
ốm đau. Điều này trái với nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro và mang tính chất trục lợi
từ những người tham gia BHYT. Thực hiện thắng lợi BHYT toàn dân vừa đảm bảo tính
bền vững của quỹ BHYT, vừa đề phòng chia sẻ rủi ro, mức chi tiêu trực tiếp từ tiền túi
của hộ gia đình sẽ giảm xuống. Đây là một quyết sách hết sức quan trọng để đảm bảo
An sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Chính
vì thế, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đã đề ra mục tiêu tỷ lệ bao phủ BHYT tới năm 2025 phải đạt trên 95% dân số.
144 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm y tế về chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LÊ HÙNG SƠN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
CỦA NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ BẢO HIỂM Y TẾ Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
HÀ NỘI, NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LÊ HÙNG SƠN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
CỦA NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ BẢO HIỂM Y TẾ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng (Kinh tế bảo hiểm)
Mã số: 9340201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Văn Định
2. TS. Đỗ Văn Sinh
HÀ NỘI, NĂM 2022
i
LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng chuyên đề này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Nghiên cứu sinh
Lê Hùng Sơn
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ............................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................ 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................... 6
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về sự hài lòng và chất lượng dịch vụ bảo hiểm . 6
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về sự hài lòng và chất lượng dịch vụ y tế .......... 9
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về sự hài lòng và chất lượng dịch vụ bảo hiểm y
tế ...................................................................................................................................... 12
1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................... 16
1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 18
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu với dữ liệu thứ cấp .................................................... 18
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu với dữ liệu sơ cấp ...................................................... 18
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BẢO
HIỂM Y TẾ .................................................................................................................. 32
2.1. Tổng quan về bảo hiểm y tế .............................................................................. 32
2.1.1. Khái niệm và phân loại bảo hiểm y tế ................................................................ 32
2.1.2. Bản chất của bảo hiểm y tế ................................................................................. 35
2.1.3. Nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm y tế ................................................................. 36
2.1.4. Vai trò của bảo hiểm y tế .................................................................................... 38
2.1.5. Các bên có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm
y tế ................................................................................................................................... 39
2.2. Chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế ..................................................................... 40
2.2.1. Chất lượng dịch vụ .............................................................................................. 40
2.2.2. Chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế ....................................................................... 43
2.2.3. Sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế .................... 45
2.2.4. Các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế ................................... 47
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm y
tế đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế ............................................................ 49
iii
2.3.1. Khái niệm và phân loại sự hài lòng của người tham gia bảo hiểm y tế đối với
chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế .................................................................................. 49
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm y tế
đối với chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế ..................................................................... 50
2.4. Chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế ở một số quốc gia trên thế giới và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam ....................................................................................... 56
2.4.1. Chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế ở một số quốc gia trên thế giới ................... 56
2.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................... 60
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI
LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM Y TẾ Ở VIỆT NAM ............ 62
3.1. Khái quát về bảo hiểm y tế ở Việt Nam ........................................................... 62
3.1.1. Sự ra đời và phát triển ......................................................................................... 62
3.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý ...................................................................................... 63
3.1.3. Kết quả triển khai dịch vụ BHYT ở Việt Nam .................................................. 66
3.1.4. Đánh giá chung về việc triển khai dịch vụ bảo hiểm y tế ở Việt Nam ............ 73
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ
bảo hiểm y tế ở Việt Nam ......................................................................................... 78
3.2.1. Kiểm định thang đo ............................................................................................. 78
3.2.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ................................................................. 85
3.3. Đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm y tế về dịch vụ bảo
hiểm y tế ..................................................................................................................... 92
3.3.1. Đánh giá chung mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm y tế về dịch vụ
bảo hiểm y tế .................................................................................................................. 92
3.3.2. Các nhân tố về sự đáp ứng của dịch vụ bảo hiểm y tế ...................................... 94
3.3.3. Các nhân tố về sự đảm bảo của dịch vụ bảo hiểm y tế ..................................... 96
3.3.4. Các nhân tố về sự tin cậy của dịch vụ bảo hiểm y tế ........................................ 98
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM Y TẾ NHẰM THỎA MÃN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG
CỦA NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ Ở VIỆT NAM .............................. 100
4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển bảo hiểm y tế ở Việt Nam100
4.1.1. Quan điểm phát triển bảo hiểm y tế ở Việt Nam ............................................. 100
4.1.2. Định hướng phát triển bảo hiểm y tế ở Việt Nam ........................................... 102
4.1.3. Mục tiêu phát triển của ngành y tế ................................................................... 105
4.1.4. Quan điểm nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế ở Việt Nam ............. 106
4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế nhằm thỏa mãn
mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm y tế ở Việt Nam ......................... 108
iv
4.2.1. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong
lĩnh vực BHYT............................................................................................................. 108
4.2.2. Đổi mới truyền thông về BHYT ....................................................................... 109
4.2.3. Rà soát, bổ sung và cập nhật danh mục thuốc và vật tư y tế một cách thường
xuyên ............................................................................................................................. 112
4.2.4. Đổi mới, đa dạng hóa phương thức thanh toán BHYT ................................... 113
4.2.5. Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, thiết kế
gói dịch vụ y tế cơ bản và các gói dịch vụ y tế nâng cao .......................................... 115
4.2.6. Nâng cao chất lượng công tác giải quyết khiếu nại và giám định BHYT ..... 116
4.2.7. Giải pháp đối với các cơ sở KCB BHYT ........................................................ 117
4.2.8. Giải pháp đối với người tham gia BHYT, cộng đồng và xã hội .................... 119
4.3. Một số kiến nghị ............................................................................................... 119
4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ................................................................................... 119
4.3.2. Kiến nghị với ngành Y tế và các bộ ngành có liên quan................................. 120
4.3.3. Kiến nghị với BHXH Việt Nam ....................................................................... 121
4.3.4. Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền các địa phương ........................................ 121
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 122
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 125
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 132
v
DANH MỤC VIẾT TẮT
ASXH An sinh xã hội
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
DU Đáp ứng
DB Đảm bảo
KCB Khám chữa bệnh
NSNN Ngân sách Nhà nước
TC Tin cậy
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 4
Bảng 1.1: Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 19
Bảng 1.2: Thang đo các biến số ..................................................................................... 21
Bảng 1.3: Dự kiến số phiếu phân bổ và thực tế ............................................................. 23
Bảng 1.4: Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................. 24
Bảng 3.1: Số người tham gia và diện bao phủ BHYT ở Việt Nam từ 1993-2020 ........ 66
Bảng 3.2: Cân đối quỹ BHYT ở Việt Nam từ 1993-2020 ............................................. 68
Bảng 3.3: Số lượt người và số chi KCB BHYT ở Việt Nam từ 1993-2020 ................. 70
Bảng 3.4: Số lượng y, bác sĩ phân theo trình độ đào tạo ............................................... 72
Bảng 3.5: Một số chỉ tiêu về cơ sở vật chất của bệnh viện tuyến huyện năm 2020...... 73
Bảng 3.6: Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố DU ................................ 79
Bảng 3.7: Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố DB ................................. 80
Bảng 3.8: Bảng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của nhân tố TC ................................. 81
Bảng 3.9: Kết quả trị số KMO và kiểm định Bartlett cho các nhân tố ảnh hưởng ....... 82
Bảng 3.10: Bảng ma trận xoay các nhân tố ................................................................... 83
Bảng 3.11: Bảng phương sai trích nhân tố .................................................................... 84
Bảng 3.12: Các biến quan sát của thang đo nghiên cứu sau khi kiểm định thang đo ... 85
Bảng 3.13: Hệ số tương quan giữa các biến định lượng trong mô hình........................ 86
Bảng 3.14: Kết quả ước lượng của mô hình .................................................................. 87
Bảng 3.15: Bảng hệ số hồi quy mô hình nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của
người tham gia BHYT về dịch vụ BHYT. .................................................................... 88
Bảng 3.16: Bảng phân tích kết quả phương sai ANOVA ............................................. 89
Bảng 3.17: Mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về dịch vụ BHYT................. 92
Bảng 3.18: Mức độ hài lòng của người tham gia BHYT ở mỗi thành phố về chất lượng
dịch vụ BHYT ............................................................................................................... 92
Bảng 3.19: Mức độ hài lòng của người tham gia khảo sát ở ba tuyến KCB về chất lượng
dịch vụ BHYT ............................................................................................................... 93
Bảng 3.20: Thống kê các biến quan sát về sự đáp ứng của dịch vụ BHYT .................. 94
Bảng 3.21: Thống kê các biến quan sát về sự đảm bảo của dịch vụ BHYT ................. 96
Bảng 3.22: Thống kê các biến quan sát về sự tin cậy của dịch vụ BHYT .................... 98
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hoá ........................................................... 90
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sức khỏe là tài sản quý nhất của con người. Nếu không có sức khỏe, thì con người
không thể lao động, làm việc và cống hiến cho xã hội được. Vì thế, đầu tư cho sức khỏe
chính là đầu tư phát triển kinh tế đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ngược lại, ốm
đau bệnh tật làm suy giảm thu nhập của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Không những thế,
nó còn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, giảm nguồn thu và tăng các khoản
chi, khiến gia đình bệnh nhân rơi vào cảnh đói nghèo. Theo Báo cáo tổng quan về ngành
Y tế của bộ Y tế, 3,9% số hộ gia đình (tương đương 3,5 triệu người) phải đối mặt với
khó khăn về tài chính do chi phí khám chữa bệnh. Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, mức
chi tiêu trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình chiếm 50% tổng chi phí y tế, trong khi đo
bình quân toàn thế giới, chi phí này chỉ khoảng 30%.
Bên cạnh đó, do sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật trong ngành y dược, các
phương pháp cũng ra đời ngày càng nhiều, các loại thuốc và vật tư y tế ngày càng hiện
đại, giá cả ngày càng có xu hướng tăng cao. Vì vậy, chi phí khám chữa bệnh (KCB)
ngày càng tăng là một xu hướng tất yếu. Điều đó sẽ trở thành gánh nặng cho ngân sách
của mỗi gia đình, nhất là những gia đình có người mắc các chứng bệnh hiểm nghèo, mãn
tính cần phải chữa trị dài ngày.
Bởi thế, muốn giảm chi phí từ tiền túi của người dân cho chi phí y tế, cần phải
nâng cao độ bao phủ của BHYT. Theo nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro, càng nhiều
người dân tham gia BHYT (kể cả những người khỏe mạnh, không có nhu cầu khám
chữa bệnh) thì tổng số tiền đóng góp càng lớn, tổng số tiền để chi trả chi phí KCB cho
người dân càng tăng, khiến tỷ lệ chi tiền túi cho chi phí y tế của người dân giảm dần.
Mặt khác, thực hiện BHYT toàn dân là để hạn chế những trường hợp người dân “lựa
chọn ngược”. “Lựa chọn ngược” có nghĩa là cá nhân chỉ tham gia BHYT khi bệnh tật,
ốm đau. Điều này trái với nguyên tắc cộng đồng chia sẻ rủi ro và mang tính chất trục lợi
từ những người tham gia BHYT. Thực hiện thắng lợi BHYT toàn dân vừa đảm bảo tính
bền vững của quỹ BHYT, vừa đề phòng chia sẻ rủi ro, mức chi tiêu trực tiếp từ tiền túi
của hộ gia đình sẽ giảm xuống. Đây là một quyết sách hết sức quan trọng để đảm bảo
An sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Chính
vì thế, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đã đề ra mục tiêu tỷ lệ bao phủ BHYT tới năm 2025 phải đạt trên 95% dân số.
Theo số liệu của BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 12/2020, tỷ lệ bao phủ của
BHYT đạt trên 90% (tương đương với gần 89 triệu người). Tuy nhiên một điều đáng
2
lưu ý là những đối tượng dễ khai thác như nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hợp
đồng lao động hay nhóm đối tượng được tổ chức BHXH và Ngân sách Nhà nước đóng
đã có tỷ lệ bao phủ gần như tuyệt đối. Những nhóm đối tượng còn lại có mức độ bao
phủ chưa cao và việc khai thác những nhóm đối tượng này là không hề dễ dàng do mức
phí tham gia BHYT chủ yếu do đối tượng tự đóng.
Muốn nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng về chất lượng dịch vụ BHYT là hết sức quan trọng. Sự hài lòng của người
tham gia BHYT về chất lượng dịch vụ BHYT chính là mức độ thỏa mãn của họ về dịch
vụ BHYT trên cơ sở so sánh giữa kết quả và kỳ vọng của chính họ. Nếu người dân cảm
thấy thỏa mãn về chất lượng dịch vụ BHYT thì cho dù không có những chính sách bắt
buộc tham gia BHYT, họ vẫn sẽ tham gia với một tỷ lệ rất cao. Một trong những nguyên
nhân mà người dân chưa quyết định tự bỏ tiền túi để mua BHYT là chưa thực sự tin
tưởng vào chất lượng dịch vụ BHYT. Nói cách khác, sự hấp dẫn của chính sách BHYT
và tổ chức thực hiện chính sách là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến
hành vi tham gia BHYT của người dân. Việc xác định những nhân tố nào ảnh hưởng
đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ BHYT không chỉ là cơ sở để nâng cao chất lượng
dịch vụ BHYT mà còn là cơ sở để đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao tỷ lệ
bao phủ đối với từng nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là nhóm đối tượng được Ngân
sách Nhà nước hỗ trợ đóng BHYT và nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Trong thực tế, đã có một số nghiên cứu đánh giá về mức độ hài lòng của người
bệnh sử dụng thẻ BHYT tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả, số
lượng những nghiên cứu này còn khá hạn chế, phần lớn những nghiên cứu này đều chỉ
tập trung vào nhóm đối tượng ở một cơ sở y tế hay một tỉnh thành nhất định cho nên
chưa thể đại diện cho tổng thể người tham gia BHYT. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu
vẫn là thống kê miêu tả, chưa làm rõ những nhân tố nào và mức độ tác động của từng
nhân tố đến mức độ hài lòng của người tham gia về chất lượng dịch vụ BHYT. Với
mong muốn tìm hiểu về những nhân tố tác động tới sự hài lòng về chất lượng dịch vụ
BHYT, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ BHYT và tăng
tỷ lệ bao phủ BHYT, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu BHYT toàn dân mà Thủ
tướng Chính phủ đã đặt ra, tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: ”Các nhân tố
ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về chất lượng dịch vụ BHYT
ở Việt Nam”.
3
2. Mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của
người tham gia BHYT về chất lượng dịch vụ BHYT.
Mục tiêu cụ thể là:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về BHYT và các nhân tố ảnh hưởng
đến mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về chất lượng dịch vụ BHYT.
+ Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của người tham
gia BHYT về chất lượng dịch vụ BHYT ở Việt Nam hiện nay.
+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ BHYT để thỏa mãn
sự hài lòng của người tham gia BHYT ở Việt Nam.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người tham gia BHYT về chất
lượng dịch vụ BHYT ở Việt Nam.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tham
gia BHYT về chất lương dịch vụ BHYT, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng dịch vụ BHYT để thỏa mãn sự hài lòng của người tham gia BHYT ở Việt
Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận án nà