Tài chính vi mô là một trong những công cụ quan trọng hỗ trợ giảm nghèo và
phát triển xã hội ở nhiều nơi trên thế giới. Các tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM)
hướng đến những đối tượng khách hàng chưa tiếp cận được khu vực tài chính chính
thức thông qua các phương pháp tiếp cận sáng tạo. Đặc trưng của các TCTCVM là:
cung cấp các dịch vụ tài chính chủ yếu cho các đối tượng khách hàng yếu thế đi kèm
với các dịch vụ phi tài chính khác như giáo dục, chăm sóc sức khỏe. góp phần giải
quyết các vấn đề xã hội, nâng cao dân trí, cải thiện sức khỏe người dân và thúc đẩy
bình đẳng giới. Điểm hấp dẫn của các TCTCVM là sứ mệnh vì người nghèo và phát
triển xã hội (Armendáriz & Morduch, 2005; Ledgerwood & cộng sự, 2013).
TCTCVM hoạt động không vì lợi nhuận nhưng để thực hiện được sứ mệnh lâu
dài, duy trì sự bền vững trên thị trường và không gián đoạn hoạt động, bản thân
TCTCVM phải tự bền vững về hoạt động và tài chính. Do vậy, bên cạnh mục tiêu xã
hội, mục tiêu tài chính (được đánh giá bởi mức độ sinh lợi) cũng rất quan trọng đối với
các TCTCVM.
Về mặt lý luận, thứ nhất, lợi nhuận là điều kiện tiên quyết cho ngành TCVM
cạnh tranh đồng thời cũng là nguồn vốn rẻ mà không có một tổ chức nào có thể thu hút
được từ nguồn vốn bên ngoài (Gitman, 2007). Lợi nhuận của các TCTCVM được coi
là một nguồn vốn chủ sở hữu quan trọng vì lợi nhuận sẽ được tái đầu tư và điều này có
thể thúc đẩy sự ổn định tài chính. Thứ hai, xét về lịch sử, các TCTCVM phần lớn được
tài trợ thông qua các khoản tài trợ và trợ cấp của Chính phủ nhưng trong những năm
gần đây, các nguồn quỹ mới đã xuất hiện xuất phát từ nhiều tổ chức trong đó chủ yếu
là các tổ chức tài chính quốc tế và các quỹ đầu tư tư nhân thường được mô tả là tập
trung vào mức độ sinh lợi của TCTCVM (Ghosh & Tassel, 2011). Khi TCTCVM
chứng minh được rằng hoạt động của mình có thể tạo ra lợi nhuận thì sẽ thu hút được
nhiều nguồn tài trợ bên ngoài hơn. Thứ ba, ở cấp độ vĩ mô, một ngành TCVM có khả
năng tự sinh lợi cũng sẽ có những đóng góp có ý nghĩa cho sự ổn định của hệ thống tài
chính tổng thể.
130 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 581 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sinh lợi của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------
NGÔ THỊ THU MAI
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
SINH LỢI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------------
NGÔ THỊ THU MAI
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ
SINH LỢI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 9340201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THANH TÂM
HÀ NỘI - 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Nghiên cứu sinh
Ngô Thị Thu Mai
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ......................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ........................................................... 1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài ...................................................................................... 1
1.2. Tổng quan nghiên cứu .................................................................................... 2
1.2.1. Các nghiên cứu điển hình về mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô .. 2
1.2.2. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sinh lợi của TCTCVM .. 4
1.2.3. Một số nghiên cứu về TCTCVM ở Việt Nam ........................................... 8
1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 11
1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 12
1.4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 12
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 13
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 13
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 13
1.6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 13
1.7. Những đóng góp mới của đề tài ................................................................... 15
1.7.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận ....................................... 15
1.7.2. Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát
của luận án .......................................................................................................... 16
1.8. Kết cấu của luận án ...................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
MỨC ĐỘ SINH LỢI CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ ............................. 18
2.1. Tổng quan về tài chính vi mô ...................................................................... 18
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của tài chính vi mô ............................... 18
2.1.2. Khái niệm tài chính vi mô ........................................................................ 20
2.1.3. Đặc trưng của tài chính vi mô .................................................................. 21
2.2. Tổ chức tài chính vi mô ................................................................................ 23
2.2.1. Khái niệm tổ chức tài chính vi mô ........................................................... 23
iii
2.2.2. Các hoạt động của tổ chức tài chính vi mô .............................................. 24
2.3. Mức độ sinh lợi của tổ chức tài chính vi mô .............................................. 27
2.3.1. Quan niệm về mức độ sinh lợi của tổ chức tài chính vi mô ..................... 27
2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ sinh lợi của tổ chức tài chính vi mô ................ 28
2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ sinh lợi của tổ chức tài chính vi mô .... 30
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 35
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ SINH LỢI CỦA TỔ CHỨC TÀI
CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM .......................................................................... 36
3.1. Tổng quan về Tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam ................................. 36
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của ngành tài chính vi mô ............................ 36
3.1.2. Khung pháp lý về hoạt động TCTVM tại Việt Nam................................ 39
3.2. Thực trạng hoạt động của các Tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam ..... 42
3.2.1. Số lượng khách hàng đang vay vốn của TCTCVM ................................. 42
3.2.2. Tổng giá trị dư nợ tín dụng của TCTCVM .............................................. 46
3.2.3. Số lượng khách hàng tiết kiệm của TCTCVM ........................................ 50
3.2.4. Tổng giá trị tiết kiệm của TCTCVM ....................................................... 52
3.2.5. Giá trị khoản vay trung bình trên GDP bình quân ................................... 55
3.2.6. Rủi ro tín dụng ......................................................................................... 57
3.3. Thực trạng mức độ sinh lợi của các Tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 59
3.3.1. Bền vững hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô .............................. 59
3.3.2. Mức độ sinh lợi trên tài sản của các tổ chức tài chính vi mô ................... 61
3.3.3. Mức độ sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của các tổ chức tài chính vi mô .... 62
3.4. Đánh giá mức độ sinh lợi của Tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam ...... 64
3.4.1. Kết quả đạt được ...................................................................................... 64
3.4.2. Hạn chế ..................................................................................................... 65
3.4.3. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................... 65
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................... 68
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ SINH LỢI CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ
TẠI VIỆT NAM ...................................................................................................... 69
4.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ........................................... 69
4.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ...................................................... 78
4.2.1. Nguồn dữ liệu ........................................................................................... 78
4.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................ 78
iv
4.3. Kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 80
4.3.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình ................................................... 80
4.3.2. Ma trận hệ số tương quan ......................................................................... 83
4.3.3. Kết quả hồi quy ........................................................................................ 83
4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 89
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................... 92
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ TĂNG MỨC ĐỘ SINH LỢI CỦA
CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM ..................................... 93
5.1. Định hướng hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam ................................ 93
5.2. Một số giải pháp tăng mức độ sinh lợi của các tài chính vi mô tại Việt Nam 94
5.2.1. Cải thiện cấu trúc vốn theo hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu ............ 94
5.2.2. Giảm chi phí hoạt động ............................................................................ 94
5.2.3. Tăng cường công tác quản trị rủi ro ......................................................... 97
5.2.4. Đa dạng hóa và phát triển sản phẩm, dịch vụ theo định hướng thị trường
dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại ................................................................. 98
5.3. Một số khuyến nghị ...................................................................................... 99
5.3.1. Khuyến nghị với Chính phủ ..................................................................... 99
5.3.2. Khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước.................................................. 100
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 102
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 104
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 109
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Từ/cụm từ tiếng Việt
1 ACE Chương trình tài chính vi mô Anh Chị Em
2 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
3 BTV Chương trình Bàn Tay Vàng
4 BTWU Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre
5 CAFPE BR - VT
Quỹ trợ vốn công nhân viên chức và người lao động
nghèo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
6 CEP Tổ chức tài chính vi mô TNHH CEP
7 CGAP Tổ chức Tư vấn và hỗ trợ người nghèo
8 CIC Trung tâm thông tin tín dụngCredit Information Center
9 CWED Quỹ phát triển kinh tế phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh
10 Dariu Quỹ Dariu
11 GNI Tổng thu nhập quốc dân
12 HLHPN Hội Liên hiệp Phụ nữ
13 M7 - ĐBP Quỹ phụ nữ phát triển Thành phố Điện Biên Phủ
14 M7 - huyện ĐB Quỹ phụ nữ phát triển huyện Điện Biên
15 M7 - MFI Tổ chức tài chính vi mô TNHH M7
16 M7 - Ninh Phước Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển Ninh Phước
17 M7 - STU Đơn vị đào tạo tiêu chuẩn
18 MFCDI Quỹ tài chính vi mô vì sự phát triển cộng đồng
19 MOM Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang
20 NGOs Tổ chức phi chính phủ
21 NHNN Ngân hàng Nhà nước
vi
STT Từ viết tắt Từ/cụm từ tiếng Việt
22 NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
23 NHTM Ngân hàng thương mại
24 OSS Chỉ số bền vững hoạt động
25 PPC Trung tâm phát triển vì người nghèo
26 ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản
27 ROE Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
28 TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô
29 TCTD Tổ chức tín dụng
30 TCVM Tài chính vi mô
31 Thanh Hóa MFI Tổ chức tài chính vi mô TNHH Thanh Hóa
32 TYM Tổ chức tài chính vi mô TNHH Một thành viên TYM
33 UBND Ủy ban nhân dân
34 VMFWG Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam
35 WB Ngân hàng thế giới
36 WDF Quảng Bình Quỹ phát triển phụ nữ tỉnh Quảng Bình
37 World Vision VN Chương trình tài chính vi mô tổ chức Tầm nhìn Thế giới
38 WU Cần Thơ Quỹ phát triển phụ nữ tỉnh Cần Thơ
39 WU Hà Tĩnh Quỹ phát triển phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách các đơn vị cung cấp dịch vụ TCVM ....................................... 23
Bảng 3.1: Tổng hợp một số đối tác, nhà tài trợ trong các dự án của CEP ................ 47
Bảng 3.2: Tỷ lệ huy động tiết kiệm trên tổng dư nợ tín dụng của các TCTCVM
chính thức trong giai đoạn 2010 - 2019 ................................................... 53
Bảng 3.3: Tỷ lệ giá trị khoản vay trung bình trên GDP bình quân đầu người của
TCTCVM bán chính thức ........................................................................ 56
Bảng 4.1. Tổng hợp nghiên cứu trước và hướng tác động của các nhân tố tới mức
độ sinh lợi của TCTCVM ........................................................................ 74
Bảng 4.2: Các nhân tố ảnh hưởng và giả thuyết nghiên cứu .................................... 77
Bảng 4.3. Thống kê mô tả các biến phụ thuộc .......................................................... 80
Bảng 4.4. Thống kê mô tả các biến độc lập .............................................................. 81
Bảng 4.5. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập ...................................... 83
Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ROA ..................... 84
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ROE ..................... 86
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến OSS ...................... 88
Bảng 4.9: So sánh giữa giả thuyết nghiên cứu và kết quả nghiên cứu ..................... 90
viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Tổng số khách hàng đang vay vốn của 04 TCTCVM chính thức ........ 42
Biểu đồ 3.2: Số lượng cán bộ tín dụng chuyên trách của 04 TCTCVM chính thức . 43
Biểu đồ 3.3: Số lượng chi nhánh/PGD của 04 TCTCVM chính thức ...................... 44
Biểu đồ 3.4.Tỷ lệ tăng trưởng số lượng khách hàng vay vốn bình quân của các
TCTCVM bán chính thức giai đoạn 2010 - 2019 ............................... 45
Biểu đồ 3.5: Số lượng khách hàng vay vốn bình quân của các TCTCVM bán chính
thức giai đoạn 2010 - 2019 .................................................................. 45
Biểu đồ 3.6: Tổng giá trị dư nợ tín dụng của 04 TCTCVM chính thức ................... 47
Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ tăng trưởng tổng giá trị dư nợ tín dụng bình quân của các
TCTCVM bán chính thức giai đoạn 2010 - 2019 ............................... 48
Biểu đồ 3.8: Giá trị dư nợ tín dụng của TCTCVM bán chính thức .......................... 49
Biểu đồ 3.9: Tổng số khách hàng tiết kiệm của 04 TCTCVM chính thức giai đoạn
2010 - 2019 .......................................................................................... 50
Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ tăng trưởng bình quân tổng số lượng khách hàng tiết kiệm của
các TCTCVM bán chính thức giai đoạn 2010 - 2019 ......................... 51
Biểu đồ 3.11: Tổng giá trị huy động tiết kiệm của 04 TCTCVM chính thức giai
đoạn 2010 - 2019 ................................................................................. 52
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ tăng trưởng bình quân tổng giá trị tiết kiệm của các TCTCVM
bán chính thức giai đoạn 2010 - 2019 ................................................. 54
Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ giá trị khoản vay trung bình trên GDP bình quân đầu người của
các TCTCVM chính thức .................................................................... 55
Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ PAR-30 của 04 TCTCVM chính thức ...................................... 57
Biểu đồ 3.15: Tỷ lệ PAR-30 trung bình các TCTCVM bán chính thức giai đoạn
2010 - 2019 .......................................................................................... 58
Biểu đồ 3.16: OSS của 04 TCTCVM chính thức giai đoạn 2010 - 2019 ................. 59
Biểu đồ 3.17: OSS của các TCTCVM bán chính thức giai đoạn 2010 - 2019 ......... 60
Biểu đồ 3.18: ROA của 04 TCTCVM chính thức giai đoạn 2010 - 2019 ................ 61
Biểu đồ 3.19: ROA của TCTCVM bán chính thức giai đoạn 2010 – 2019 .............. 62
Biểu đồ 3.20: ROE của 04 TCTCVM chính thức giai đoạn 2010 - 2019 ................. 63
Biểu đồ 3.21: ROE của các TCTCVM bán chính thức giai đoạn 2010 - 2019 ........ 64
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Tài chính vi mô là một trong những công cụ quan trọng hỗ trợ giảm nghèo và
phát triển xã hội ở nhiều nơi trên thế giới. Các tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM)
hướng đến những đối tượng khách hàng chưa tiếp cận được khu vực tài chính chính
thức thông qua các phương pháp tiếp cận sáng tạo. Đặc trưng của các TCTCVM là:
cung cấp các dịch vụ tài chính chủ yếu cho các đối tượng khách hàng yếu thế đi kèm
với các dịch vụ phi tài chính khác như giáo dục, chăm sóc sức khỏe... góp phần giải
quyết các vấn đề xã hội, nâng cao dân trí, cải thiện sức khỏe người dân và thúc đẩy
bình đẳng giới. Điểm hấp dẫn của các TCTCVM là sứ mệnh vì người nghèo và phát
triển xã hội (Armendáriz & Morduch, 2005; Ledgerwood & cộng sự, 2013).
TCTCVM hoạt động không vì lợi nhuận nhưng để thực hiện được sứ mệnh lâu
dài, duy trì sự bền vững trên thị trường và không gián đoạn hoạt động, bản thân
TCTCVM phải tự bền vững về hoạt động và tài chính. Do vậy, bên cạnh mục tiêu xã
hội, mục tiêu tài chính (được đánh giá bởi mức độ sinh lợi) cũng rất quan trọng đối với
các TCTCVM.
Về mặt lý luận, thứ nhất, lợi nhuận là điều kiện tiên quyết cho ngành TCVM
cạnh tranh đồng thời cũng là nguồn vốn rẻ mà không có một tổ chức nào có thể thu hút
được từ nguồn vốn bên ngoài (Gitman, 2007). Lợi nhuận của các TCTCVM được coi
là một nguồn vốn chủ sở hữu quan trọng vì lợi nhuận sẽ được tái đầu tư và điều này có
thể thúc đẩy sự ổn định tài chính. Thứ hai, xét về lịch sử, các TCTCVM phần lớn được
tài trợ thông qua các khoản tài trợ và trợ cấp của Chính phủ nhưng trong những năm
gần đây, các nguồn quỹ mới đã xuất hiện xuất phát từ nhiều tổ chức trong đó chủ yếu
là các tổ chức tài chính quốc tế và các quỹ đầu tư tư nhân thường được mô tả là tập
trung vào mức độ sinh lợi của TCTCVM (Ghosh & Tassel, 2011). Khi TCTCVM
chứng minh được rằng hoạt động của mình có thể tạo ra lợi nhuận thì sẽ thu hút được
nhiều nguồn tài trợ bên ngoài hơn. Thứ ba, ở cấp độ vĩ mô, một ngành TCVM có khả
năng tự sinh lợi cũng sẽ có những đóng góp có ý nghĩa cho sự ổn định của hệ thống tài
chính tổng thể.
Tại Việt Nam, TCVM được đánh giá là đóng vai trò hết sức quan trọng đối với
phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là công cuộc giảm nghèo đói và phát triển xã hội.
Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, hoạt động của các TCTCVM ngày
càng phát triển và giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài
2
chính cho khu vực kinh tế nông nghiệp – nông thôn và các ngách thị trường chưa được
các tổ chức tín dụng chính thức khai thác. Để đáp ứng sự mở rộng cả về quy mô, nhu
cầu và chất lượng của nhóm khách hàng thuộc khu vực này, quá trình chuyển đổi từ
các chương trình, dự án TCVM phi lợi nhuận dưới sự tài trợ của các tổ chức tài chính
phi chính phủ thành các TCTCVM giữ vai trò như một trung gian tài chính với mục
tiêu lợi nhuận bên cạnh mục tiêu xã hội đã diễn ra một cách tự nhiên tại Việt Nam
(Trần Trọng Triết, 2022). Nghiên cứu của Charitonenko & cộng sự (2004) cũng cho
thấy: các TCTCVM trên thế giới đã đạt được sự tiếp cận lớn nhất cho đến nay đã ngày
càng áp dụng các nguyên tắc thương mại trong hoạt động của họ và nói chung là tự
bền vững về mặt tài chính. Việc thương mại hóa tài chính vi mô sẽ thu hút sự chú ý
ngày càng tăng như là các phương tiện tiềm năng để thu hẹp khoảng cách cung-cầu
liên tục cho các sản phẩm và dịch vụ tài chính vi mô bền vững theo yêu cầu.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ sinh lợi của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam” được lựa chọn để
nghiên cứu, giúp giải quyết vấn đề cấp thiết của thực tiễn tại Việt Nam.
1.2. Tổng quan nghiên cứu
Hoạt động TCVM đã thu hút được sự chú ý đáng kể trong những năm gần đây,
cả từ các nhà hoạch định chính sách lẫn các nhà nghiên cứu. Các TCTCVM phải đối
mặt với nhiều thách thức có bởi vì họ phải đạt được hai mục tiêu là cung cấp dịch vụ
tài chính cho người nghèo (mức độ tiếp cận) và tự trang trải chi phí bỏ ra (mức độ bền
vững). Mức độ bền vững có lẽ là một trong những thuật ngữ được thảo luận nhiều nhất
liên quan đến các TCTCVM vì nhiều