Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong những năm gần đây, kiểm toán nội bộ đã có những thay đổi đáng kể nhằm tạo nhiều giá trị gia tăng hơn nữa cho tổ chức. Theo truyền thống, vai trò của KTNB tập trung vào đảm bảo tính tuân thủ, kiểm soát tài chính và bảo vệ tài sản. Tuy vậy, sau các vụ bê bối tài chính doanh nghiệp những năm 2000, nhiều cải cách (Đạo luật Sarbanes-Oxley 2002; Bộ luật kết hợp 2003; OECD 2004; IFAC 2006) đã nêu cao trách nhiệm của KTNB trong việc tăng cường cơ chế quản trị công ty. Do đó, KTNB đã trở thành nguồn tạo ra giá trị nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý, kiểm soát và quản trị rủi ro (Bou-Raad 2000; Roth 2003; Hass et al. 2006; Cohen et al. 2010). Thông qua vai trò mở rộng, kiểm toán nội bộ đã trở thành một cơ chế giám sát thiết yếu trong quản trị công ty cùng với kiểm toán viên độc lập, ủy ban kiểm toán và ban điều hành (Gramling et al. 2004). Mục đích của KTNB là hỗ trợ tổ chức đạt được các mục tiêu của mình (Roth, 2003; Hass et al., 2006). Cùng với sự chuyển đổi chức năng của kiểm toán nội bộ, một khái niệm mới bắt đầu được quan tâm đặc biệt trong các nghiên cứu về kiểm toán, đó là tính hiệu lực (effectiveness – một số tài liệu dịch là tính hữu hiệu) của KTNB. Theo hướng dẫn của IIA ban hành vào 12/2010, tính hiệu lực là “mức độ đạt được (bao gồm cả chất lượng) các mục tiêu đã thiết lập”. Như vậy, tính hiệu lực là một thách thức, một điều kiện tiên quyết để chức năng KTNB trở thành thành phần quan trọng của quản trị công ty hiệu quả. Do đó, rất cần thiết phải làm rõ khái niệm về tính hiệu lực của KTNB và xác định các nhân tố quan trọng góp phần tạo ra “giá trị gia tăng” của KTNB.

pdf201 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN THỊ HẢI HÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HIỆU LỰC CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN Hà Nội, năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN THỊ HẢI HÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HIỆU LỰC CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích Mã sô: 9340301 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Hương Liên 2. TS. Đoàn Thanh Nga Hà Nội, năm 2022 i LỜI CAM KẾT Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng những nội dung trong Luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật. Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hải Hà ii MỤC LỤC LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ v DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vi DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................. 1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 1.1. Tổng quan nghiên cứu về tính hiệu lực của KTNB và các nhân tố ảnh 1.2. hưởng đến tính hiệu lực của KTNB ......................................................................... 3 Tính hiệu lực của KTNB ................................................................................ 3 1.2.1. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của Kiểm 1.2.2. toán nội bộ .............................................................................................................. 12 Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 21 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 22 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 23 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 23 1.6. Kết cấu của luận án ........................................................................................... 23 1.7. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 26 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ VÀ TÍNH HIỆU LỰC CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ ............................................................................. 27 Những vấn đề cơ bản về KTNB ....................................................................... 27 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của KTNB ................................................ 27 2.1.1. Định nghĩa, đặc điểm và phạm vi của KTNB .............................................. 28 2.1.2. Vai trò của Kiểm toán nội bộ trong tổ chức ................................................. 30 2.1.3. Quy trình kiểm toán nội bộ ........................................................................... 34 2.1.4. Khuôn khổ thực hành nghề nghiệp của KTNB ............................................ 38 2.1.5. Sự khác biệt, mối quan hệ giữa Kiểm toán nội bộ và Kiểm toán độc lập .... 40 2.1.6. Điều lệ (Quy chế) Kiểm toán nội bộ (IA charter) ........................................ 43 2.1.7. Tính hiệu lực của Kiểm toán nội bộ ................................................................ 44 2.2. Khái niệm tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ.............................................. 44 2.2.1. Đo lường và đánh giá tính hiệu lực của KTNB ............................................ 46 2.2.2. Các lý thuyết vận dụng nghiên cứu tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ ...... 48 2.3. Lý thuyết đại diện ......................................................................................... 48 2.3.1. Lý thuyết dựa trên nguồn lực ....................................................................... 51 2.3.2. iii Lý thuyết thể chế .......................................................................................... 53 2.3.3. Lý thuyết dự phòng....................................................................................... 56 2.3.4. Phối hợp các lý thuyết trong nghiên cứu kiểm toán nội bộ .......................... 58 2.3.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 62 CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 63 Thiết kế quy trình nghiên cứu ......................................................................... 63 3.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu ......................................................................... 64 3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính ................................................................. 67 3.3. Phương pháp suy diễn .................................................................................. 67 3.3.1. Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia ...................................................... 67 3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng .............................................................. 74 3.4. Thiết kế bảng hỏi .......................................................................................... 74 3.4.1. Phương pháp lựa chọn mẫu .......................................................................... 75 3.4.2. Quá trình thu thập dữ liệu ............................................................................. 76 3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 79 3.4.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 82 CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TÍNH HIỆU LỰC CỦA KTNB TẠI CÁC NHTMVN ............................................. 83 Tổng quan về kiểm toán nội bộ tại các NHTM Việt Nam ............................. 83 4.1. Lịch sử hình thành và phát triển kiểm toán nội bộ tại Việt Nam ................. 83 4.1.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm toán nội bộ tại các NHTM Việt Nam ... 84 4.1.2. Đặc điểm của Kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại Việt Nam ... 86 4.1.3. Kết quả khảo sát về tính hiệu lực và các nhân tố ảnh hưởng tính hiệu lực 4.2. của KTNB tại NHTMVN ......................................................................................... 92 Tính hiệu lực của KTNB tại NHTMVN ....................................................... 92 4.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các 4.2.2. NHTM Việt Nam theo các nhóm ngân hàng .......................................................... 94 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB tại các 4.3. NHTMVN ............................................................................................................... 103 Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ........... 103 4.3.1. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (EFA) ...... 110 4.3.2. Kết quả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định (CFA) .... 113 4.3.3. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ......................... 116 4.3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................... 122 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ .......................................... 123 iv Kết luận ............................................................................................................ 123 5.1. Tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các NHTMVN .............................. 123 5.1.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB tại các NHTMVN .. 123 5.1.2. Các khuyến nghị nâng cao tính hiệu lực của KTNB trong các NHTM Việt 5.2. Nam ......................................................................................................................... 127 Nâng cao nguồn lực của Kiểm toán nội bộ ................................................ 127 5.2.1. Đẩy mạnh sự hỗ trợ của các nhà quản lý với KTNB ................................. 128 5.2.2. Tăng cường tính độc lập của Kiểm toán nội bộ ......................................... 129 5.2.3. Đảm bảo vận hành tốt các hoạt động của KTNB ....................................... 130 5.2.4. Duy trì mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập ............. 131 5.2.5. Tích cực sử dụng KTNB trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ....... 132 5.2.6. Các giải pháp khác ...................................................................................... 133 5.2.7. Những đóng góp mới của luận án .................................................................. 135 5.3. Về mặt lý luận ............................................................................................ 135 5.3.1. Về mặt thực tiễn ......................................................................................... 135 5.3.2. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................... 136 5.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 .......................................................................................... 137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................. 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 139 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 151 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Ý nghĩa CAE Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ DN Doanh nghiệp ERM Khung quản lý rủi ro doanh nghiệp HĐQT Hội đồng quản trị IIA Viện kiểm toán nội bộ quốc tế ISPPIA Chuẩn mực thực hành kiểm toán nội bộ quốc tế KSNB Kiểm soát nội bộ KTNB Kiểm toán nội bộ KTV Kiểm toán viên KTVNB Kiểm toán viên nội bộ NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàn thương mại NHTMVN Ngân hàng thương mại Việt Nam TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBKT Ủy ban kiểm toán vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tổng hợp ứng dụng các lý thuyết nền tảng để chọn biến trong nghiên cứu tính hiệu lực của KTNB ................................................................................................. 60 Bảng 3.1. Nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực KTNB .......................... 68 Bảng 3.2. Quy mô KTNB trong ngân hàng khảo sát .................................................... 78 Bảng 4.1. Kết quả thống kê mô tả về tính hiệu lực của KTNB ..................................... 93 Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả của nhân tố năng lực của KTNB ............................ 94 Bảng 4.3. Kết quả thống kê mô tả của nhân tố tính độc lập của KTNB ....................... 96 Bảng 4.4. Kết quả thống kê mô tả các hoạt động của KTNB ....................................... 98 Bảng 4.5. Kết quả thống kê mô tả của nhân tố sự hỗ trợ của nhà quản lý đối với KTNB ...... 99 Bảng 4.6. Kết quả thống kê mô tả của nhân tố sử dụng kiểm toán nội bộ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ....................................................................................... 101 Bảng 4.7. Kết quả thống kê mô tả của nhân tố mối quan hệ giữa KTNB với kiểm toán độc lập .......................................................................................................................... 102 Bảng 4.8. Kết quả Cronbach’s Alpha Nhân tố nguồn lực của KTNB ........................ 103 Bảng 4.9. Kết quả Cronbach’s Alpha Nhân tố tính độc lập của KTNB ...................... 104 Bảng 4.10. Kết quả Cronbach’s Alpha Nhân tố các hoạt động của KTNB ................ 105 Bảng 4.11. Kết quả Cronbach’s Alpha Nhân tố sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến KTNB . 107 Bảng 4.12. Kết quả Cronbach’s Alpha Nhân tố sử dụng kiểm toán nội bộ trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ....................................................................................... 108 Bảng 4.13. Kết quả Cronbach’s Alpha Nhân tố mối quan hệ giữa KTNB với kiểm toán độc lập .................................................................................................................. 109 Bảng 4.14. Kết quả Cronbach’s Alpha tính hiệu lực của KTNB ................................ 110 Bảng 4.15. Kết quả kiểm định KMO and Bartletl's Test của mô hình CFA ............... 111 Bảng 4.16. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (Pattern Matrix) .............................. 111 Bảng 4.17. So sánh độ phù hợp của mô hình trước và sau khi hiệu chỉnh.................. 114 Bảng 4.18. Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB .... 117 Bảng 4.19. So sánh và tính toán sai khác giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến ......... 121 Bảng 5.1. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết ...................................................... 124 Bảng 5.2. Khó khăn và mong muốn của kiểm toán nội bộ trong NHTM ................... 133 vii DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB ................................... 65 Hình 3.2. Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng tới tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các NHTM Việt Nam .......................................................................................... 67 Hình 3.3. Phân tích vị trí việc làm đối tượng khảo sát .................................................. 77 Hình 3.4. Khu vực khảo sát ........................................................................................... 77 Hình 4.1. Mô hình quản lý Ngân hàng TMCP Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) ................................................................................... 90 Hình 4.2. Mô hình quản lý Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ......... 91 Hình 4.3. Mô hình quản lý Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) ................................. 92 Hình 4.4. Mô hình CFA của nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh ....................................... 115 Hình 4.5. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới tính hiệu lực của KTNB ..................... 116 Hình 4.6. Mô hình khả biến về Tính hiệu lực kiểm toán nội bộ của NHTMNN và NHTMCP..................................................................................................................... 119 Hình 4.7. Mô hình bất biến về Tính hiệu lực kiểm toán nội bộ của NHTMNN và NHTMCP..................................................................................................................... 120 Hình 5.1. Mô hình nhân tố ảnh hưởng tới tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ ........... 125 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong những năm gần đây, kiểm toán nội bộ đã có những thay đổi đáng kể nhằm tạo nhiều giá trị gia tăng hơn nữa cho tổ chức. Theo truyền thống, vai trò của KTNB tập trung vào đảm bảo tính tuân thủ, kiểm soát tài chính và bảo vệ tài sản. Tuy vậy, sau các vụ bê bối tài chính doanh nghiệp những năm 2000, nhiều cải cách (Đạo luật Sarbanes-Oxley 2002; Bộ luật kết hợp 2003; OECD 2004; IFAC 2006) đã nêu cao trách nhiệm của KTNB trong việc tăng cường cơ chế quản trị công ty. Do đó, KTNB đã trở thành nguồn tạo ra giá trị nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý, kiểm soát và quản trị rủi ro (Bou-Raad 2000; Roth 2003; Hass et al. 2006; Cohen et al. 2010). Thông qua vai trò mở rộng, kiểm toán nội bộ đã trở thành một cơ chế giám sát thiết yếu trong quản trị công ty cùng với kiểm toán viên độc lập, ủy ban kiểm toán và ban điều hành (Gramling et al. 2004). Mục đích của KTNB là hỗ trợ tổ chức đạt được các mục tiêu của mình (Roth, 2003; Hass et al., 2006). Cùng với sự chuyển đổi chức năng của kiểm toán nội bộ, một khái niệm mới bắt đầu được quan tâm đặc biệt trong các nghiên cứu về kiểm toán, đó là tính hiệu lực (effectiveness – một số tài liệu dịch là tính hữu hiệu) của KTNB. Theo hướng dẫn của IIA ban hành vào 12/2010, tính hiệu lực là “mức độ đạt được (bao gồm cả chất lượng) các mục tiêu đã thiết lập”. Như vậy, tính hiệu lực là một thách thức, một điều kiện tiên quyết để chức năng KTNB trở thành thành phần quan trọng của quản trị công ty hiệu quả. Do đó, rất cần thiết phải làm rõ khái niệm về tính hiệu lực của KTNB và xác định các nhân tố quan trọng góp phần tạo ra “giá trị gia tăng” của KTNB. Đặc biệt, đối tượng được nghiên cứu hướng đến là kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng – tổ chức đóng vai trò quan trọng trong mọi nền kinh tế khi họ nắm giữ tiền tiết kiệm của công chúng, cung cấp phương tiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ, tài trợ cho sự phát triển của kinh doanh và thương mại (Siddiqui & Podder, 2002), đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo số liệu thống kê từ Chương trình Tài trợ của Chính phủ Liên bang Canada, có tới 50 triệu đô la trong số 338 triệu đô la bị thất thoát do phân bổ cho các hồ sơ vay vốn ảo (Neu et al., 2013). Tại Việt Nam, theo thống kê số liệu từ báo cáo tài chính quý II/2021 của 274 ngân hàng (có công bố thông tin nợ xấu), tổng dư nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) đến thời điểm 31/12/2020 ở mức hơn 54.145 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cuối năm 2019. Top 10 ngân hàng nhiều nợ nhóm 5 nhất gồm BIDV, VietinBank, Sacombank, Vietcombank, SHB, VPBank, Eximbank, 2 Liên Việt Post Bank, Kiên Long bank và VIB. Dư nợ có khả năng mất vốn của 10 ngân hàng trên lên tới 44.156 tỷ đồng, chiếm 81,5% tổng nợ nhóm 5 của 24 ngân hàng được thống kê. Các ngân hàng thương mại có quy mô tài sản nhỏ hơn nhưng nợ nhóm 4, nhóm 5 tăng khá cao như: SHB nợ nhóm 5 tăng 29%; HDBank nợ nhóm 5 tăng 31%; ABBank nợ nhóm 5 tăng 40% hay Ngân hàng Nam Á nợ nhóm 5 cũng tăng tới 100%; PGBank nợ nhóm 4 tăng 100%; Vietbank nợ nhóm 4 tăng 100% (Trần Trọng Triết, 2021). Những trường hợp này làm nổi bật mối quan tâm ngày càng tăng đối với năng lực quản trị rủi ro và vai trò trọng yếu của kiểm toán nội bộ trong việc bảo toàn vốn và phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại. Trong bối cảnh kinh doanh mới có nhiều biến động và rủi ro, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hoạt động quản lý chặt chẽ từ Ngân hàng trung ương và chính phủ đã khiến hầu hết các tổ chức tài chính, đặc biệt là các ngân hàng, phải nỗ lực tối đa để đạt được sự cân bằng giữa quản lý rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận và tuân thủ các quy định khắt khe trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ. Như vậy, chức năng KTNB có đóng góp thực sự cho các NHTMVN đạt được sự cân bằng này không? Tính hiệu lực của KTNB tại các NHTMVN trên thực tế đạt được ở mức độ nào so với kỳ vọng của các nhà quản lý? Nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB tại các NHTMVN? Qua tổng quan các nghiên cứu trong nước và nước ngoài về tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ cho thấy các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các tổ chức thuộc khu vực công, trong khi các nghiên cứu cho khu vực tư nhân còn rất hạn chế. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về KTNB nói chung và KTNB trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng chủ yếu bàn về hệ thống kiểm soát nội bộ và chức năng kiểm toán nội bộ, mà chưa có nhiều công trình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_nhan_to_anh_huong_den_tinh_hieu_luc_cua_kiem_toa.pdf
  • pdfcv dang bo ngay 12 thang 10.pdf
  • docxLA_NguyenThiHaiHa_E.Docx
  • pdfLA_NguyenThiHaiHa_Sum.pdf
  • pdfLA_NguyenThiHaiHa_TT.pdf
  • docxLA_NguyenThiHaiHa_V.Docx
  • pdfQD CS Hai Ha.pdf
Luận văn liên quan