Sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), và đặc biệt là Cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư thời gian gần đây đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến kế toán, kiểm
toán nói chung và hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) trong doanh nghiệp nói riêng.
CNTT đã làm thay đổi toàn bộ các thành phần của HTTTKT, từ yếu tố con người;
cách thức, quy trình thu thập, xử lý, lưu trữ, công bố thông tin kế toán; đến cơ sở hạ
tầng CNTT và kiểm soát nội bộ (KSNB). Sự tích hợp giữa các Modules kế toán với
các Modules quản trị trong môi trường ứng dụng CNTT đã nâng cao vai trò của kế
toán đối với quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ HTTTKT
truyền thống xử lý thủ công sang HTTTKT hiện đại, tự động hóa trên nền tảng ứng
dụng CNTT, có tích hợp nhiều tính năng mới ở trình độ cao, đã đặt ra cho nhà quản lý
và các nhà nghiên cứu vấn đề làm sao để phát huy tối đa các tính năng ưu việt của
HTTTKT và nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp.
Ngành dệt may là ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Theo
nguồn tổng hợp từ Tổng Cục thống kê, tính đến cuối năm 2019, tổng doanh thu ước
tính của ngành dệt may Việt Nam là 1.198.072 tỷ VND tương đương khoảng 52 tỷ
USD (Ban Thị Trường thông minh SMIT, 2021). Ngành may Việt Nam ra đời từ cuối
những năm của thập kỷ 1950 và hiện nay, là một trong những ngành công nghiệp tạo
ra chuyển biến trong cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt
Nam. Các doanh nghiệp may Việt Nam đã tạo việc làm, tạo nguồn nhân lực chất lượng
hơn, góp phần quan trọng vào công tác an sinh xã hội; tạo điều kiện cho các ngành
công nghiệp sản xuất khác (phụ kiện, bao bì, vận tải.) phát triển; mang lại cho ngân
sách nhà nước một khoản thu lớn. Hiện nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, thực hiện các hiệp định thương mại
tự do song phương, đa phương. đã ảnh hưởng rất lớn đến ngành may. Nhằm đáp ứng
các tiêu chuẩn xuất nhập khẩu khắt khe của các nước, nhà quản lý doanh nghiệp may
cần nguồn thông tin chất lượng cao để đưa ra những quyết định kinh tế đúng đắn.
241 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
NGUYỄN THỊ HOÀI THU
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN
HÀ NỘI – 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
NGUYỄN THỊ HOÀI THU
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH HỮU HIỆU
CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP MAY VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán và phân tích
Mã số: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN MẠNH DŨNG
HÀ NỘI – 2022
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày. tháng..năm 2022
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Hoài Thu
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế
quốc dân, Viện Đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo của Viện Kế toán - Kiểm toán,
đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình đào tạo. Đây là nền
tảng kiến thức giúp tôi có những kiến thức cơ bản để tiếp cận với các nghiên cứu và
tìm được hướng nghiên cứu cho luận án.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Mạnh
Dũng, thầy là người hướng dẫn khoa học của tôi. Trong suốt thời gian qua, thầy luôn
tận tâm, trách nhiệm, chỉ bảo và hướng dẫn tôi thực hiện luận án. Không những vậy,
thầy luôn động viên tôi trong những giai đoạn nghiên cứu khó khăn, những nhận xét,
đánh giá chuyên môn của thầy là vô cùng quý báu, đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình
tôi thực hiện luận án và giúp tôi đi đến kết quả cuối cùng như ngày hôm nay.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Trường ĐH Kinh tế & QTKD - Đại
học Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Kế toán, tập thể cán bộ giảng viên Khoa Kế
toán và đặc biệt là Bộ môn Kế toán tài chính, nơi tôi đang công tác. Trong suốt thời
gian nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của Ban Chủ
nhiệm Khoa Kế toán, Bộ môn Kế toán tài chính và các thầy cô, anh chị em, bạn bè
trong Khoa. Những lời động viên, giúp đỡ ấy đã tiếp thêm động lực cho tôi, tạo điều
kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khóa nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn thân yêu nhất tới bạn bè của tôi, đặc biệt là
gia đình của tôi. Trong suốt năm tháng qua, gia đình và bạn bè luôn là nguồn cổ vũ và
truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án. Con cảm ơn bố mẹ đã luôn bên cạnh con,
giúp đỡ, chia sẻ với con và động viên con những lúc khó khăn nhất trong cuộc đời.
Cảm ơn chồng và con gái yêu đã luôn đồng hành với tôi trong chặng đường nghiên
cứu này. Cảm ơn bố mẹ, chồng và con gái đã luôn giúp đỡ con về mọi mặt để con có
thể hoàn thành luận án một cách tốt nhất.
Hà Nội, ngày. tháng.. năm 2022
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Hoài Thu
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT.................................................... vi
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................................... ix
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................... 1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài .............................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 3
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 3
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 5
1.7. Kết cấu của đề tài.................................................................................................... 6
Kết luận Chương 1 ........................................................................................................ 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................. 7
2.1. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................ 7
2.1.1. Tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán .................................................... 7
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán ........... 12
2.1.3. Đánh giá qua tổng hợp các nghiên cứu có liên quan ....................................... 17
2.1.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 19
2.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................... 20
2.2.1. Hệ thống thông tin kế toán ............................................................................... 20
2.2.2. Tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán .................................................. 29
2.2.3. Lý thuyết nền tảng ............................................................................................ 35
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán ........... 39
Kết luận Chương 2 ...................................................................................................... 45
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 46
3.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu ............................................................................. 46
3.2. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................... 48
3.2.1. Tổng hợp và phân tích lý thuyết ...................................................................... 48
iv
3.2.2. Phỏng vấn chuyên gia ...................................................................................... 48
3.3. Xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................................ 52
3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng ................................................................. 69
3.4.1. Thiết kế phiếu khảo sát .................................................................................... 70
3.4.2. Thiết kế nghiên cứu định lượng và xác định mẫu nghiên cứu ......................... 71
3.4.3. Thu thập dữ liệu ............................................................................................... 75
3.4.4. Phân tích dữ liệu ............................................................................................... 77
Kết luận Chương 3 ...................................................................................................... 79
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 80
4.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp may Việt Nam ............................................. 80
4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp may Việt Nam.............. 80
4.1.2. Đặc điểm về phương thức sản xuất của doanh nghiệp may Việt Nam ............ 83
4.1.3. Đặc điểm hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam ......... 84
4.1.4. Đặc điểm của doanh nghiệp may Việt Nam ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
hệ thống thông tin kế toán .......................................................................................... 86
4.2. Thông tin về mẫu khảo sát và thống kê mô tả ................................................... 87
4.2.1. Thông tin về mẫu khảo sát ............................................................................... 87
4.2.2. Thống kê mô tả biến phụ thuộc ........................................................................ 93
4.2.3. Thống kê mô tả các biến độc lập ...................................................................... 96
4.3. Kiểm tra độ tin cậy của các thang đo ............................................................... 101
4.3.1. Kiểm tra độ tin cậy tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán ................. 101
4.3.2. Kiểm tra độ tin cậy các biến độc lập .............................................................. 103
4.4. Phân tích nhân tố khám phá .............................................................................. 105
4.5. Phân tích nhân tố khẳng định ........................................................................... 109
4.6. Mô hình phương trình cấu trúc ........................................................................ 114
4.7. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống thông tin
kế toán theo quy mô doanh nghiệp .......................................................................... 121
Kết luận Chương 4 .................................................................................................... 125
CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................. 126
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 126
5.1.1. Thảo luận về tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh
nghiệp may Việt Nam .............................................................................................. 126
5.1.2. Thảo luận kết quả về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tính hữu hiệu
của hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp may Việt Nam ....................... 129
5.2. Khuyến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán tại
các doanh nghiệp may Việt Nam .............................................................................. 134
v
5.2.1. Khuyến nghị đối với đặc điểm tổ chức .......................................................... 134
5.2.2. Khuyến nghị đối với đặc điểm dự án ............................................................. 136
5.2.3. Khuyến nghị đối với đặc điểm người sử dụng ............................................... 137
5.2.4. Khuyến nghị đối với đặc điểm công việc ....................................................... 139
5.2.5. Khuyến nghị đối với đặc điểm xã hội ............................................................ 140
5.3. Điều kiện thực hiện ............................................................................................. 141
5.3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước ................................................................ 141
5.3.2. Đối với các doanh nghiệp may Việt Nam ...................................................... 141
Kết luận Chương 5 .................................................................................................... 142
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 143
DANH MỤC CÁC NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .................................................................................................................. 145
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 146
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
TT Ký hiệu viết tắt Nội dung Tiếng Việt
1 CNSX Công nghệ sản xuất
2 CNTT Công nghệ thông tin
3 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
4 GTTB Giá trị trung bình
5 HTTT Hệ thống thông tin
6 HTTTKT Hệ thống thông tin kế toán
7 KSNB Kiểm soát nội bộ
8 SXKD Sản xuất kinh doanh
vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
TT
Ký hiệu
viết tắt
Nội dung Tiếng Anh Nội dung Tiếng Việt
1 AMOS Analysis of Moments Structure
Phần mềm phân tích cấu trúc mô
men
2 AVE Average Variance Extracted Phương sai trung bình được trích
3 CFA Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định
4 CR Composite Reliability Độ tin cậy tổng hợp
5 EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá
6 ERP
Enterprise Resource Planning
System
Hệ thống hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp
7 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8 KMO Kaiser - Meyer - Olkin Measure Kiểm định KMO
9 PLS Partial Least Squares
Phương pháp bình phương tối thiểu
từng phần
10 SEM Structural Equation Model Mô hình phương trình cấu trúc
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các khái niệm về hệ thống thông tin ............................................. 20
Bảng 2.2: Định nghĩa về các thành phần của hệ thống thông tin .................................. 21
Bảng 2.3: Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán ............................................ 25
Bảng 3.1: Kết quả phỏng vấn về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của
HTTTKT tại các doanh nghiệp may Việt Nam ............................................................. 51
Bảng 3.2: Giải thích các thành phần tính hữu hiệu của HTTTKT tại các doanh nghiệp
may Việt Nam ................................................................................................................ 53
Bảng 3.3: Giải thích và mô tả các biến trong mô hình .................................................. 55
Bảng 3.4: Mã hóa các biến nghiên cứu ......................................................................... 71
Bảng 3.5: Quy mô khảo sát doanh nghiệp may theo vùng miền ................................... 75
Bảng 3.6: Tổng hợp quá trình thu thập dữ liệu chính thức ........................................... 76
Bảng 4.1: Kết quả thống kê mô tả biến quan sát về tính hữu hiệu của HTTTKT ......... 93
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả về đặc điểm công việc ............................................ 96
Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả về đặc điểm người sử dụng..................................... 97
Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả về đặc điểm xã hội .................................................. 98
Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả về đặc điểm dự án ................................................... 99
Bảng 4.6: Kết quả thống kê mô tả về đặc điểm tổ chức .............................................. 100
Bảng 4.7: Kết quả độ tin cậy của “Tính hữu hiệu của HTTTKT” .............................. 102
Bảng 4.8: Kết quả độ tin cậy của thang đo của các biến độc lập ................................ 104
Bảng 4.9: Các thang đo của biến phụ thuộc sau chạy EFA ......................................... 106
Bảng 4.10: Thang đo của các biến độc lập sau phân tích EFA ................................... 108
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả phân tích CFA của biến phụ thuộc .............................. 110
Bảng 4.12: Kết quả phân tích CFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng ......................... 112
Bảng 4.13: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình SEM .................................................. 115
Bảng 4.14: Tác động tổng hợp các nhân tố đến tính hữu hiệu của HTTTKT ............. 120
Bảng 4.15: Tổng hợp kết quả hồi quy mô hình theo quy mô doanh nghiệp ............... 122
Bảng 4.16: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết .............................................. 124
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả đánh giá tính hữu hiệu của HTTTKT ............................ 126
Bảng 5.2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định lượng ................................................... 130
ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Chu kỳ phát triển của hệ thống thông tin kế toán ........................................ 28
Sơ đồ 3.1: Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 47
Sơ đồ 3.2: Thành phần của tính hữu hiệu của HTTTKT ............................................... 52
Sơ đồ 3.3: Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 54
Sơ đồ 4.1: Mô hình CFA các thành phần đo lường tính hữu hiệu của HTTTKT ....... 111
Sơ đồ 4.2: Mô hình CFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng ......................................... 113
Sơ đồ 4.3: Mô hình phương trình cấu trúc .................................................................. 114
Sơ đồ 4.4: Mô hình phương trình cấu trúc theo “Quy mô doanh nghiệp” .................. 121
x
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Các thành phần của hệ thống thông tin (Piccoli, 2012) ................................ 21
Hình 2.2: Quy trình xử lý dữ liệu để tạo ra thông tin của HTTTKT ............................ 24
Hình 4.1: Kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam năm 2019 và 2020 ..... 81
Hình 4.2: Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 ........ 82
Hình 4.3: Các phương thức sản xuất hàng may mặc ..................................................... 83
Hình 4.4: Loại hình doanh nghiệp may được khảo sát .................................................. 88
Hình 4.5: Quy mô doanh nghiệp may được khảo sát .................................................... 89
Hình 4.6: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp may được khảo sát .......................... 89
Hình 4.7: Trụ sở chính của các doanh nghiệp may được khảo sát ................................ 90
Hình 4.8: HTTTKT áp dụng tại các doanh nghiệp may được khảo sát ........................ 91
Hình 4.9: Bộ phận CNTT của các doanh nghiệp may được khảo sát ........................... 91
Hình 4.10: Thông tin về đối tượng khảo sát .................................................................. 92
1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Sự phát triển của công nghệ thông tin (CNTT), và đặc biệt là Cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư thời gian gần đây đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến kế toán, kiểm
toán nói chung và hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) trong doanh nghiệp nói riêng.
CNTT đã làm thay đổi toàn bộ các thành phần của HTTTKT, từ yếu tố con người;
cách thức, quy trình thu thập, xử lý, lưu trữ, công bố thông tin kế toán; đến cơ sở hạ
tầng CNTT và kiểm soát nội bộ (KSNB). Sự tích hợp giữa các Modules kế toán với
các Modules quản trị trong môi trường ứng dụng CNTT đã nâng cao vai trò của kế
toán đối với quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi từ HTTTKT
truyền thống xử lý thủ công sang HTTTKT hiện đại, tự động hóa trên nền tảng ứng
dụng CNTT, có tích hợp nhiều tính năng mới ở trình độ cao, đã đặt ra cho nhà quản lý
và các nhà nghiên cứu vấn đề làm sao để phát huy tối đa các tính năng ưu việt của
HTTTKT và nâng cao tính hữu hiệu của HTTTKT trong doanh nghiệp.
Ngành dệt may là ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam. Theo
nguồn tổng hợp từ Tổng Cục thống kê, tính đến cuối năm 2019, tổng doanh thu ước
tính của ngành dệt may Việt Nam là 1.198.072 tỷ VND tương đương khoảng 52 tỷ
USD (Ban Thị Trường thông minh SMIT, 2021). Ngành may Việt Nam ra đời từ cuối
những năm của thập kỷ 1950 và hiện nay, là một trong những ngành công nghiệp tạo
ra chuyển biến trong cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt
Nam. Các doanh nghiệp may V