Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình hình tài chính,
kết quả kinh doanh, các dòng tiền và những thông tin bổ sung khác giúp cho các đối
tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định kinh tế (Epstein và Jermakowicz, 2008;
Mackenzie và cộng sự, 2012). Mức độ hữu ích của thông tin tài chính phụ thuộc nhiều
vào chất lượng thông tin về lợi nhuận (Ball và Shivakumar, 2005). Thông tin về lợi
nhuận và các bộ phận hợp thành của nó ngày càng đóng vai trò quan trọng cho các
bên liên quan, có thể đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và dự đoán được
dòng tiền trong tương lai (Dechow, Kothari và Watts, 1998). Chính vì vậy, chất lượng
thông tin về lợi nhuận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước.
Tính linh hoạt của kế toán cho phép người quản lý vận dụng để cung cấp thông
tin thích hợp và đáng tin cậy giúp cho các bên liên quan đánh giá hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp, kịp thời thay đổi quyết định cho phù hợp với thực tế kinh doanh
của họ, nhưng cũng chính sự linh hoạt này tạo cơ hội cho người quản lý tham gia
quản trị lợi nhuận (Healy và Wahlen, 1999; Dechow và Skinner, 2000). Nhiều nghiên
cứu đã công bố cho thấy người quản lý quản trị lợi nhuận (QTLN) xuất phát từ những
mục đích, những động cơ đã định trước như: vì lợi ích cá nhân của người quản lý, để
tránh vi phạm các thỏa thuận trên các hợp đồng, để đạt lợi ích từ thị trường vốn (đạt
được lợi nhuận mục tiêu, để phát hành cổ phiếu với giá cao, để được lợi khi sáp nhập,
chia tách hay mua bán doanh nghiệp), hoặc phản ứng lại với các chính sách của Nhà
Nước như giảm số thuế TNDN, để được ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế, . Bên cạnh
đó, người quản lý có thể QTLN bằng cách cắt giảm chi phí nghiên cứu và phát triển,
chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, tăng thời gian bán chịu cho khách hàng, giảm giá
bán niêm yết nếu mua hàng với số lượng lớn,
173 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 555 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các nhân tố tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận của người quản lý tại các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--- ---
NGÔ HOÀNG ĐIỆP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. HCM – Naêm 2018
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QUẢN
TRỊ LỢI NHUẬN CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TẠI CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
--- ---
NGÔ HOÀNG ĐIỆP
Ngành: Kế toán
Mã số: 9.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI VĂN DƯƠNG
TP. HCM – Năm 2018
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QUẢN
TRỊ LỢI NHUẬN CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TẠI CÁC
CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Các nhân tố tác động đến hành vi quản trị lợi
nhuận của người quản lý tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu được sử
dụng trong luận án là trung thực và chưa được công bố ở bất kỳ công trình nghiên
cứu nào. Tất cả những tài liệu tham khảo điều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Tác giả
Ngô Hoàng Điệp
iv
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 3
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................... 3
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 4
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ............................................................................. 5
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN ................................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................... 7
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG HÀNH VI QTLN ........................ 7
1.1.1. Nghiên cứu về các mô hình đo lường ...................................................................... 7
1.1.1.1. Mô hình Healy (1985) ........................................................................................... 8
1.1.1.2. Mô hình DeAngelo (1986) .................................................................................... 9
1.1.1.3. Mô hình Jones (1991) ........................................................................................... 9
1.1.1.4. Các mô hình cải tiến mô hình của Jones (1991) ............................................... 10
1.1.1.5. Mô hình Roychowdhury (2006) .......................................................................... 13
1.1.2. Nghiên cứu kiểm định sự phù hợp của các mô hình đo lường ........................... 14
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI QTLN ............. 17
1.2.1. Cấu trúc của HĐQT ............................................................................................... 18
1.2.1.1. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành ........................................................ 18
1.2.1.2. Tính độc lập của Hội đồng quản trị ................................................................... 19
1.2.1.3. Qui mô Hội đồng quản trị ................................................................................... 20
1.2.1.4. Số lần họp của Hội đồng quản trị ...................................................................... 21
1.2.1.5. Chuyên môn về tài chính của thành viên Hội đồng quản trị ............................ 22
1.2.1.6. Thành viên nữ trong HĐQT ............................................................................... 23
1.2.2. Ủy ban kiểm toán ................................................................................................... 23
1.2.2.1. Qui mô Ủy ban kiểm toán ................................................................................... 23
1.2.2.2. Chuyên môn của thành viên ủy ban kiểm toán ................................................. 24
1.2.2.3. Số lượng cuộc họp của ủy ban kiểm toán .......................................................... 25
1.2.3. Kiểm toán độc lập................................................................................................... 25
1.2.3.1. Qui mô công ty kiểm toán ................................................................................... 26
v
1.2.3.2. Thay đổi công ty kiểm toán ................................................................................. 27
1.2.3.3. Phí kiểm toán ....................................................................................................... 27
1.2.4. Cấu trúc sở hữu vốn ............................................................................................... 28
1.2.4.1. Sở hữu quản lý .................................................................................................... 28
1.2.4.2. Sở hữu Nhà nước ................................................................................................ 29
1.2.4.3. Sở hữu Nước ngoài ............................................................................................. 29
1.2.4.4. Sở hữu tổ chức .................................................................................................... 30
1.2.4.5. Sở hữu tập trung ................................................................................................ 31
1.3. KHE HỔNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 32
1.3.1 Nhận xét các công trình nghiên cứu đã công bố .................................................. 32
1.3.2 Định hướng nghiên cứu của luận án ..................................................................... 33
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................................. 35
2.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI HÀNH VI QTLN .................................................... 35
2.1.1. Định nghĩa ............................................................................................................... 35
2.1.2. Phân loại .................................................................................................................. 37
2.2. MỘT SỐ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN PHỔ BIẾN .................................. 38
2.2.1. QTLN thông qua các khoản dồn tích ................................................................... 38
2.2.2. QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh .............................................. 42
2.3. CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG ................................................................................... 43
2.3.1. Lý thuyết đại diện................................................................................................... 43
2.3.2. Lý thuyết các bên liên quan ................................................................................... 46
2.3.3. Lý thuyến tín hiệu .................................................................................................. 47
2.3.4. Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource dependency theory) ........................ 49
2.3.5. Lý thuyết kế toán thực chứng ............................................................................... 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 52
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 53
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ....................... 53
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 53
3.1.2 Qui trình nghiên cứu .............................................................................................. 55
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 57
3.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 66
3.4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU, MÔ HÌNH HỒI QUY .............................................. 68
3.4.1 Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................ 68
vi
3.4.2 Mô hình hồi quy ..................................................................................................... 72
3.5. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH HỒI QUY .......................................... 73
3.5.1. Đo lường biến phụ thuộc ....................................................................................... 73
3.5.2. Đo lường biến độc lập ............................................................................................ 79
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ........................................................ 83
4.1. MỨC ĐỘ QTLN TẠI CÁC CTNY TRÊN TTCK VIỆT NAM ................................. 83
4.1.1 QTLN thông qua các khoản dồn tích (A_EM) .................................................... 83
4.1.2 QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (R_EM) ............................... 86
4.1.3 Kết luận về mức độ QTLN tại các CTNY trên TTCK Việt Nam ...................... 89
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ...................................................................... 90
4.3. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI QTLN
.......................................................................................................................................... 92
4.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY .......................................... 95
4.4.1. Kết quả phân tích tương quan .............................................................................. 95
4.4.2. Kết quả phân tích hồi quy ................................................................................... 101
4.5. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................... 111
4.5.1. Nhóm giả thuyết Hội đồng quản trị .................................................................... 111
4.5.2. Nhóm giả thuyết Ban kiểm soát .......................................................................... 116
4.5.3. Nhóm giả thuyết kiểm toán độc lập .................................................................... 118
4.5.4. Nhóm giả thuyết cấu trúc sở hữu vốn và cơ cấu vốn ........................................ 120
4.5.5. Nhóm giả thuyết về quy mô và hiệu quả kinh doanh ........................................ 126
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................................... 130
CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 132
5.1. NHẬN XÉT ............................................................................................................... 132
5.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 135
5.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG NHIÊN CỨU TRONG
TƯƠNG LAI ......................................................................................................................... 144
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ............................................................................................................. 146
KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................................. 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 150
vii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS.
Bùi Văn Dương, người hướng dẫn khoa học của tác giả, đã tận tình định hướng nghiên
cứu và hướng dẫn chi tiết giúp tác giả hoàn thành luận án này. Những lời chỉ bảo,
nhận xét, đánh giá cùng với những lời động viên quý báu của thầy đã giúp cho tác giả
vượt qua được nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện luận án.
Kế đến, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô Trường ĐH Kinh
tế TP. HCM đã tận tình giảng dạy cho tác giả các môn học phần tiến sĩ. Những kiến
thức quý thầy cô truyền đạt sẽ góp phần rất lớn để tác giả có thể đi tiếp con đường
nghiên cứu sau này.
Sau cùng, xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Kế toán Kiểm toán Trường
ĐH Mở TP. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để tác giả học
tập và hoàn thành được luận án này.
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN
A_EM Quản trị lợi nhuận thông qua các khoản dồn tích
BCQT Báo cáo quản trị
BCTC Báo cáo tài chính
BCTN Báo cáo thường niên
BIG 4
Ernst and Young , KPMG, PriceWaterhouseCoopers,
Deloitte Touche
BIG 5
Arthur Andersen, Ernst and Young , Coopers &
Lybrand, KPMG, Price Waterhouse, Deloitte Touche
BIG 6
Arthur Andersen, Ernst and Young , KPMG,
PriceWaterhouseCoopers, Deloitte Touche
BKS Ban kiểm soát
CEO Giám đốc điều hành
CP Cổ phần
CTNY Công ty niêm yết
DN Doanh nghiệp
HĐQT Hội đồng quản trị
HNX Sàn chứng khoán Hà Nội
HOSE Sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
KTV Kiểm toán viên
Pool OLS Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất
PWC PriceWaterhouseCoopers
QTLN Quản trị lợi nhuận
R_EM
Quản trị lợi nhuận thông qua các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh
TMCP Thương mại cổ phần
ix
TTCK Thị trường chứng khoán
UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
UBKT Ủy ban kiểm toán
UPCOM Thị trường các công ty chưa niêm yết
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
x
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Mẫu nghiên cứu của luận án ................................................................ 65
Bảng 3.2 Ý nghĩa của hệ số tương quan .............................................................. 67
Bảng 3.3 Bảng mô tả giả thuyết nghiên cứu ......................................................... 71
Bảng 3.4 Kết quả hồi quy các hệ số α, β .............................................................. 80
Bảng 3.5. Kiểm định sự phù hợp của mô hình mô hình Roychowdhury (2006) ... 80
Bảng 3.6 Bảng mô tả biến độc lập và phương pháp đo lường .............................. 81
Bảng 4.1 Thống kê mô tả biến phụ thuộc A_EM ................................................. 86
Bảng 4.2 Thống kê mô tả biến phụ thuộc A_EM (trị tuyệt đối) theo năm ........... 87
Bảng 4.3 Thống kê mô tả biến phụ thuộc A_EM (trị tuyệt đối) theo ngành.......... 87
Bảng 4.4 Thống kê mô tả biến phụ thuộc A_EM (dương) theo ngành .................. 88
Bảng 4.5 Thống kê mô tả biến phụ thuộc A_EM (âm) theo ngành ....................... 88
Bảng 4.6 Thống kê mô tả biến phụ thuộc R_EM ................................................. 89
Bảng 4.7 Thống kê mô tả biến phụ thuộc R_EM (trị tuyệt đối) theo năm ............. 90
Bảng 4.8 Thống kê mô tả biến phụ thuộc R_EM (trị tuyệt đối) theo ngành .......... 90
Bảng 4.9 Thống kê mô tả biến phụ thuộc R_EM (dương) theo ngành .................. 91
Bảng 4.10 Thống kê mô tả biến phụ thuộc R_EM (âm) theo ngành ..................... 91
Bảng 4.11 Thống kê mô tả các biến độc lập định tính .......................................... 95
Bảng 4.12 Thống kê mô tả các biến độc lập định lượng ...................................... 95
Bảng 4.13 Ma trận tương quan hồi quy Person mô hình 1 .................................... 98
Bảng 4.14 Ma trận tương quan hồi quy Person mô hình 2 .................................. 101
Bảng 4.15 Kết quả hồi quy mô hình 1 ................................................................ 104
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình 1 ..................................... 106
xi
Bảng 4.17 Kết quả hồi quy mô hình 2 ................................................................ 108
Bảng 4.18 Kết quả kiểm định khuyết tật của mô hình 2 ..................................... 110
Bảng 4.19 Bảng tổng kết kết quả hồi quy hai mô hình nghiên cứu ..................... 112
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của luận án .......................................................... 58
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu 1 .......................................................................... 69
Hình 3.3 Mô hình nghiên cứu 2 .......................................................................... 70
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin hữu ích về tình hình hình tài chính,
kết quả kinh doanh, các dòng tiền và những thông tin bổ sung khác giúp cho các đối
tượng sử dụng thông tin đưa ra các quyết định kinh tế (Epstein và Jermakowicz, 2008;
Mackenzie và cộng sự, 2012). Mức độ hữu ích của thông tin tài chính phụ thuộc nhiều
vào chất lượng thông tin về lợi nhuận (Ball và Shivakumar, 2005). Thông tin về lợi
nhuận và các bộ phận hợp thành của nó ngày càng đóng vai trò quan trọng cho các
bên liên quan, có thể đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và dự đoán được
dòng tiền trong tương lai (Dechow, Kothari và Watts, 1998). Chính vì vậy, chất lượng
thông tin về lợi nhuận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước.
Tính linh hoạt của kế toán cho phép người quản lý vận dụng để cung cấp thông
tin thích hợp và đáng tin cậy giúp cho các bên liên quan đánh giá hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp, kịp thời thay đổi quyết định cho phù hợp với thực tế kinh doanh
của họ, nhưng cũng chính sự linh hoạt này tạo cơ hội cho người quản lý tham gia
quản trị lợi nhuận (Healy và Wahlen, 1999; Dechow và Skinner, 2000). Nhiều nghiên
cứu đã công bố cho thấy người quản lý quản trị lợi nhuận (QTLN) xuất phát từ những
mục đích, những động cơ đã định trước như: vì lợi ích cá nhân của người quản lý, để
tránh vi phạm các thỏa thuận trên các hợp đồng, để đạt lợi ích từ thị trường vốn (đạt
được lợi nhuận mục tiêu, để phát hành cổ phiếu với giá cao, để được lợi khi sáp nhập,
chia tách hay mua bán doanh nghiệp), hoặc phản ứng lại với các chính sách của Nhà
Nước như giảm số thuế TNDN, để được ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế,. Bên cạnh
đó, người quản lý có thể QTLN bằng cách cắt giảm chi phí nghiên cứu và phát triển,
chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo, tăng thời gian bán chịu cho khách hàng, giảm giá
bán niêm yết nếu mua hàng với số lượng lớn, QTLN có liên quan chặt chẽ đến chất
lượng thông tin của BCTC của các công ty và là chủ đề thường xuyên được quan tâm
2
trong nghiên cứu lĩnh vực kế toán (Collins, Pincus và Xie, 1999; Barth, Landsman và
Lang, 2008).
Từ những năm cuối của thế kỷ XX đến nay, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã
tìm hiểu, thu thập nhiều bằng chứng về hành vi QTLN của người quản lý, tìm kiếm
ra những mô hình hữu hiệu để phát hiện hành vi QTLN, cũng như tìm hiểu những
động cơ, kỹ thuật của người quản lý khi thực hiện hành vi QTLN. Hành vi QTLN
thường được xem là hành vi tiêu cực, đã để lại nhiều vụ bê bối trong quá khứ ở lĩnh
vực tài chính ở Việt Nam và trên Thế giới. Những vụ tai tiếng có tác động tiêu cực
đến niềm tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán, ngân hàng, kiểm toán,
nhà quản lý doanh nghiệp và thậm chí cả Chính phủ (Sanders và cộng sự, 1996). Sự
kiện Enron - tập đoàn năng lượng hàng đầu của Hoa Kỳ - đã lừa dối nhà đầu tư, lừa
dối các bên liên quan và