Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, công bằng xã hội (CBXH) luôn là
khát vọng và mục tiêu đấu tranh của con người. Trong thời đại ngày nay, cùng với
sự tăng trưởng của kinh tế và sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ,
nhu cầu về quyền con người về CBXH đã thật sự trở thành tiêu chí, điều kiện để
đánh giá sự phát triển bền vững và tiến bộ của mỗi quốc gia, dân tộc và chế độ
chính trị do các chính đảng cầm quyền lãnh đạo và điều hành. Với ý nghĩa đó,
CBXH đang và sẽ là một vấn đề lớn trên con đường phát triển của mỗi quốc gia và
toàn thể nhân loại.
204 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các tỉnh ủy ở đồng bằng Sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN XUÂN HƯNG
CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2016
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN XUÂN HƯNG
CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGÔ HUY TIẾP
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Xuân Hưng
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Các công trình khoa học về công bằng xã hội và thực hiện công bằng xã
hội ở nước ngoài 6
1.2. Các công trình khoa học về công bằng xã hội và thực hiện công bằng xã
hội ở Việt Nam 8
1.3. Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 16
Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 18
2.1. Các tỉnh, tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng và công bằng xã hội, thực hiện
công bằng xã hội 18
2.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội -
khái niệm, nội dung và phương thức 52
Chương 3: THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI
- THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 64
3.1. Thực trạng thực hiện công bằng xã hội ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng 64
3.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công bằng xã hội -
thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm 79
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
ĐỐI VỚI THỰC HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2025 108
4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo
của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Hồng đối với thực hiện công bằng xã hội 108
4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở
đồng bằng sông Hồng đối với thực hiện công bằng xã hội 119
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBXH : Công bằng xã hội
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐBSH : Đồng bằng sông Hồng
HTCT : Hệ thống chính trị
KTTT : Kinh tế thị trường
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
Nxb : Nhà xuất bản
PTLĐ : Phương thức lãnh đạo
QPAN : Quốc phòng, an ninh
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, công bằng xã hội (CBXH) luôn là
khát vọng và mục tiêu đấu tranh của con người. Trong thời đại ngày nay, cùng với
sự tăng trưởng của kinh tế và sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ,
nhu cầu về quyền con người về CBXH đã thật sự trở thành tiêu chí, điều kiện để
đánh giá sự phát triển bền vững và tiến bộ của mỗi quốc gia, dân tộc và chế độ
chính trị do các chính đảng cầm quyền lãnh đạo và điều hành. Với ý nghĩa đó,
CBXH đang và sẽ là một vấn đề lớn trên con đường phát triển của mỗi quốc gia và
toàn thể nhân loại.
Ở Việt Nam hiện nay, thực hiện CBXH không những là nguyện vọng chính
đáng của nhân dân, mà trở thành một nhu cầu bức thiết, là mục tiêu và động lực của
công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và
lãnh đạo. Việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) và kiên trì phấn
đấu đi theo con đường đó là sự khẳng định nhận thức chính trị sâu sắc, có tầm chiến
lược và trách nhiệm cao của Đảng đối với việc thực hiện CBXH, nhất là khi Đảng
trở thành đảng cầm quyền. Điều đó, cũng khẳng định vai trò to lớn của CBXH đối
với xây dựng thành công CNXH ở nước ta: CBXH vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự nghiệp xây dựng CNXH.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng
định đường lối xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) là: “Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và
công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong toàn bộ quá trình phát triển. Công
bằng xã hội phải thể hiện ở cả khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện
cho mọi người có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình” [17, tr.113].
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp tục khẳng định phải: “thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và chính sách phát triển,
thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và
nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ” [24, tr.101]. Những chủ trương, quan điểm và
2
quyết định đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về CBXH đã được các cấp uỷ, chính
quyền địa phương lãnh đạo thực hiện đạt nhiều thành tựu lớn.
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng có vị trí, vai trò rất quan trọng về
chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh với những tiềm năng, thế mạnh về phát
triển kinh tế và thực hiện CBXH. Trong 30 năm qua, các tỉnh uỷ trong vùng đã coi
trọng lãnh đạo thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện
CBXH, đạt kết quả quan trọng. Ở các tỉnh vùng này, kinh tế tăng trưởng khá nhanh,
chính trị ổn định, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện và nâng
lên; CBXH trong giáo dục đào tạo được cải thiện; CBXH trong chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe, văn hóa, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện các quyền
của công dân... được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế, thực hiện CBXH nói
trên, tình trạng phân hóa giàu nghèo cũng đang diễn ra nhanh và có xu hướng mở
rộng ở các tỉnh ĐBSH. Sự phân hóa ấy càng gây bức xúc xã hội hơn khi một số
người giàu lên nhanh chóng do làm ăn phi pháp, tham nhũng, lãng phí và thu nhập
không chính đáng; trong khi, với nhiều gia đình trong diện chính sách và người
nghèo, Nhà nước đang thiếu nguồn lực để chăm sóc, hỗ trợ. Tình trạng thất nghiệp,
bất bình đẳng giới và sự xuống cấp của các dịch vụ y tế, giáo dục, sự gia tăng của
các tệ nạn xã hội và tai nạn đang đòi hỏi phải được giải quyết.
Trong lãnh đạo thực hiện CBXH, bên cạnh những ưu điểm và kết quả nêu
trên, việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về CBXH còn
nhiều hạn chế. Ở một số nơi, cấp ủy lãnh đạo thực hiện CBXH chưa gắn chặt với
lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội. Trình độ, năng lực lãnh đạo thực hiện CBXH
của nhiều cấp ủy và cán bộ chủ chốt các cấp còn nhiều bất cập. Một số ít cán bộ
tham nhũng cả nguồn kinh phí của Nhà nước về cứu trợ thiên tai, hỗ trợ gia đình
khó khăn, gia đình chính sách. Việc phát huy vai trò của chính quyền trong thực
hiện CBXH chưa mạnh mẽ. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể
chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong thực hiện CBXH ở nhiều
nơi chưa được phát huy mạnh mẽ. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện
3
CBXH chưa thường xuyên, nhiều yếu kém... Việc phát huy ưu điểm, khắc phục
khuyết điểm, tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH trong thực hiện
CBXH đang thực sự là vấn đề cấp thiết, cần được đầu tư nghiên cứu thỏa đáng.
Để góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh chọn và
thực hiện đề tài “Các tỉnh uỷ ở đồng bằng sông Hồng lãnh đạo thực hiện công
bằng xã hội giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sĩ khoa học chính trị.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở ĐBSH
lãnh đạo thực hiện CBXH giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất những giải pháp chủ
yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh uỷ đối với thực hiện CBXH ở các tỉnh
ĐBSH đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực
hiện CBXH.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện CBXH và các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh
đạo thực hiện CBXH trong giai đoạn hiện nay, tập trung vào thời kỳ từ năm 2006
đến nay, chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh
đạo thực hiện CBXH của các tỉnh ủy ở ĐBSH đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu: Các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH giai
đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Luận án tập trung khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện CBXH và các
tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH từ năm 2006 đến nay.
- Phương hướng và giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025.
4
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, đường lối của Đảng ta về CBXH và Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời
sống xã hội.
- Cơ sở thực tiễn của luận án là các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo các tổ chức
trong hệ thống chính trị (HTCT), các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội thực hiện
CBXH trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin; đồng thời sử dụng các phương pháp chuyên ngành và liên ngành chủ yếu
như: phương pháp logic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; thống kê, so sánh; tổng
kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia...
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Khái niệm:
Công bằng xã hội là một phạm trù lịch sử, mang tính giai cấp, dùng để chỉ
trình độ phát triển của một chế độ xã hội, được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực
đời sống xã hội, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội..., phản
ánh mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa
thưởng và phạt của cá nhân (nhóm xã hội), bảo đảm cho xã hội phát triển ổn
định, hài hòa, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội loài người, vừa là khát
vọng của con người, vừa là động lực, mục tiêu phát triển của xã hội.
Các tỉnh ủy ở ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH là toàn bộ hoạt động của
các tỉnh ủy, trên cơ sở quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước về thực hiện CBXH, ban hành các nghị quyết, quyết
định về thực hiện CBXH, chỉ đạo các cấp uỷ trực thuộc, các cơ quan nhà nước,
các lực lượng xã hội ở địa phương tổ chức thực hiện; đồng thời kiểm tra, giám
sát việc thực hiện để các nghị quyết của tỉnh uỷ về thực hiện CBXH trở thành
hiện thực.
- Luận án tổng kết kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện CBXH: các tỉnh ủy tập
trung lãnh đạo chính quyền tỉnh tổ chức thực hiện thắng lợi chủ trương, nghị
5
quyết của tỉnh uỷ về thực hiện CBXH; đồng thời phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo
đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã
hội và các tổ chức xã hội tham gia vào thực hiện CBXH ở địa phương.
- Luận án đề xuất hai giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của
các tỉnh uỷ ở các tỉnh ĐBSH đối với thực hiện CBXH đến năm 2025: Một là, đổi
mới quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện tốt một số nghị quyết chuyên đề của
tỉnh uỷ về phát triển kinh tế tạo cơ sở vững chắc để thực hiện công bằng xã hội.
Hai là, tỉnh ủy lãnh đạo chặt chẽ công tác thanh tra, xử lý sai phạm trong thực
hiện CBXH; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí và lợi ích nhóm.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về tỉnh ủy ở
ĐBSH lãnh đạo thực hiện CBXH.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
phục vụ quá trình lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSH đối với thực hiện CBXH trong
những năm tới.
Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu về Xây dựng Đảng ở các trường chính trị
tỉnh, thành phố thuộc ĐBSH.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã
công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm
4 chương, 9 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong thời kỳ đổi mới thực hiện kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN) CBXH và thực hiện CBXH là vấn đề đặc biệt quan trọng,
thu hút khá nhiều nhà khoa học nghiên cứu từ những góc độ, khía cạnh khác nhau,
đạt kết quả quan trọng. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình đã được công bố
trên sách, báo, tạp chí, tham luận hội thảo khoa học, tổng quan các đề tài khoa học,
luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. Các công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề
tài luận án, gồm:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ THỰC
HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Công trình của các nhà khoa học Trung Quốc
- Cát Chí Hoa, Từ nông thôn mới đến đất nước, con người [39]. Cuốn sách tập
hợp các bài nghiên cứu về thực trạng và biến động của nông thôn Trung Quốc trong
công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, khái quát những vấn đề lý luận,
nguồn gốc hình thành và những đặc trưng của vấn đề "tam nông" ở Trung Quốc.
- Dang Guoying, Agriculture, rural areas and farmers in China (Nông
nghiệp, nông thôn và nông dân ở Trung Quốc) [11]. Cuốn sách khái quát về nông
nghiệp, các vùng nông thôn và các trang trại ở Trung Quốc; phân tích tình hình kinh
tế và xã hội ở các khu vực nông thôn Trung Quốc; sự thành thị hóa và sự luân
chuyển dân số nông thôn ra thành thị, đưa ra phương hướng xây dựng một số vùng
nông thôn mới.
Hai công trình trên cung cấp một số điểm để xây dựng khung lý thuyết của
luận án.
- Quyết định của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về Xây
dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa [35]. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị đối
với luận án. Những nội dung bổ ích, gồm: quan niệm, nguyên tắc xây dựng xã hội
hài hòa XHCN. Đáng quan tâm hơn là các giải pháp xây dựng xã hội hài hòa
7
XHCN, gồm: đảm bảo phát triển cân đối, chú trọng phương diện xã hội của phát
triển; xây dựng văn hóa, củng cố nền tảng tư tưởng đạo đức của xã hội hài hòa;
hoàn thiện quản lý xã hội, duy trì xã hội ổn định có trật tự; tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với việc xây dựng xã hội hài hòa XHCN.
- Trác Vệ Hoa, Lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn Trung
Quốc 30 năm qua [40]. Tác giả phân kỳ sự phát triển của nông thôn Trung Quốc
qua 30 năm thành 4 giai đoạn: từ năm 1978 đến năm 1984 là giai đoạn đột phá cải
cách nông thôn; từ năm 1985 đến năm 1991 là giai đoạn thúc đẩy cải cách toàn diện
nông thôn; từ năm 1992 đến năm 2001 là giai đoạn cải cách nông thôn chuyển toàn
diện sang thể chế kinh tế thị trường XHCN; từ năm 2002 đến nay là giai đoạn mới
tính toán tổng thể phát triển thành thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới
XHCN. Tác giả khái quát những thành tựu quan trọng và rút ra một số kinh nghiệm,
đồng thời nêu một số giải pháp thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở Trung Quốc.
1.1.2. Công trình của các nhà khoa học Lào
- Phêng-Pha Văn Đao-Phon-Cha Rơn, Về vấn đề nâng cao sử dụng vốn đầu
tư của Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Lào [70]. Luận án nêu những nguyên lý cơ bản về hiệu quả đầu tư; phân
tích thực trạng đầu tư nhà nước vào lĩnh vực kinh tế - xã hội nông thôn Lào, đưa ra
các giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước trong phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn ở Lào. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà
nước trong phát triển kinh tế - xã hội nông thôn là một giải pháp quan trọng thực
hiện CBXH. Công trình này là tài liệu tham khảo tốt để luận án đề xuất giải pháp.
- Khăm-Bay Ma-La-Sinh, Thực trạng đói, nghèo trong các hộ gia đình ở
nông thôn tỉnh Chăm Pa Sắc, kiến nghị về chính sách, giải pháp [49]. Luận văn đã
hệ thống hóa, đường lối, quan điểm về chính sách xã hội của Đảng Nhà nước Lào;
đánh giá thực trạng đói, nghèo ở nông thôn tỉnh Chăm Pa Sắc, chỉ rõ quy mô, mức
độ đói nghèo của các hộ gia đình; nêu một số kiến nghị về chính sách và các giải
pháp xóa đói, giảm nghèo của tỉnh. Luận văn cung cấp một số điểm để xác định
nguyên nhân và giải pháp của luận án.
8
- Xỉn-Xỏn Phun-Bun-Sỉ, Kinh tế nông thôn ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân
Lào thời kỳ đổi mới [145]. Luận án làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển
kinh tế nông thôn Lào thời kỳ đổi mới; phân tích thực trạng phát triển kinh tế nông
thôn; đề xuất sáu giải pháp phát triển kinh tế nông thôn Lào hiện nay. Trong đó,
phát triển kinh tế nông thôn là một giải pháp quan trọng của thực hiện CBXH, có
giá trị tham khảo tốt đối với luận án.
- Bun-Thoong Chit-Ma-Ni, Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây
dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay [7]. Luận án nêu quan niệm về nông
thôn mới và chỉ rõ những đặc trưng cơ bản của nông thôn mới ở Lào; khái niệm
Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới, nội dung,
phương thức, quy trình Đảng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới. Tác giả khái quát
thực trạng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới, đề
xuất phương hướng và sáu giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng Nhân dân cách mạng Lào đối với xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI VÀ THỰC
HIỆN CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1.2.1. Sách, đề tài khoa học
- Lê Bộ Lĩnh (chủ biên), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số
nước châu Á và Việt Nam [54].
Sau khi nêu các quan niệm khác nhau về tăng trưởng kinh tế và CBXH, và
mối quan hệ giữa hai yếu tố này, cuốn sách khái quát mô hình tổng quát lý giải tăng
trưởng kinh tế đi liền với CBXH ở các nước Đông Á; những chính sách giảm bất
bình đẳng (dân chủ hóa kinh tế, cải cách ruộng đất và phát triển nông thôn, phát
triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và tạo lập thị
trường lao động linh hoạt, chính sách phúc lợi xã hội về nhà ở, xây dựng bộ máy
nhà nước trong sạch và hiệu quả).
Tiếp theo các tác giả nêu sự tăng trưởng kinh tế và CBXH ở một số nền kinh
tế Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan), Đông Nam Á (Malaixia, Thái
Lan). Bài học về CBXH gắn với tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản nửa sau thế kỷ
XX; kinh nghiệm của Hàn Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
9
và CBXH theo quan điểm tăng trưởng kinh tế góp phần làm giảm bất bình đẳng thu
nhập; thực hiện CBXH thông qua việc tạo dựng các cơ hội việc làm và các phúc lợi
xã hội cho mọi tầng lớp nhân dân; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục - đào
tạo; kinh nghiệm của Đài Loan về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
và CBXH thông qua một số chính sách như cải cách ruộng đất; bình đẳng trong thu
nhập; hỗ trợ nông nghiệp... trong những năm 50-60 của thế kỷ trước.
Từ đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và CBXH ở nước ta, gồm: tăng trưởng kinh tế
phải gắn liền với tiến bộ và CBXH ngay trong từng bước và trong suốt quá trình
phát triển; tăng cường hơn nữa công tác kế hoạch hóa gia đình; xóa đói giảm nghèo;
chống tham nhũng, buôn lậu; xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; phát triển y tế,
giáo dục; phát huy vai trò của Nhà nước trong thực hiện CBXH.
- Lê Văn Sang, Kim Ngọc (đồng chủ biên), Tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn “thần kỳ” và Việt Nam thời kỳ “đổi mới” [83].
Theo các tác giả sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản
nhanh chóng phục hồi và có bước phát triển