Luận án Các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp - Trường hợp khảo sát trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực, nguồn tài nguyên giữ vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển bền vững của bất kỳ một tổ chức hay một quốc gia. Nguồn lực tài chính mạnh, hay hệ thống phương tiện, kỹ thuật hiện đại đến đâu cũng là vô nghĩa nếu không có nguồn nhân lực có kỹ năng, có chuyên môn cao. Vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đã được minh chứng và khẳng định qua nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều nước và được chứng thực qua hoạt động kinh tế - xã hội của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử. Romer (1986), Squire (1993), Schultz (1999), Bassanini và Scarpetta (2002), Shishkina N.V. (2020) đã cho thấy nguồn nhân lực trở thành yếu tố quan trọng quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Bối cảnh thực tiễn, Đồng Nai là tỉnh công nghiệp với 31 khu công nghiệp đang hoạt động, nhiều nhất trong cả nước. Đến tháng 11/2021, các khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Đồng Nai thu hút 2.011 dự án, bao gồm 1.377 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (thuộc 43 quốc gia và vùng lãnh thổ) và 634 dự án trong nước; tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN là 607.502 người (chiếm hơn 30% lao động trong các DN của tỉnh), lao động là người nước ngoài có 7.856 người. Hàng năm, tỉnh Đồng Nai đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN, riêng năm 2021 đầu tư (cấp mới, tăng vốn) 1.059,8 triệu USD và 2.837,6 tỷ đồng, thu hút thêm hằng chục nghìn lao động (Ban quản lý các KCN, 2021), đóng góp trên 50% ngân sách của tỉnh và là 1 trong 5 tỉnh có nguồn thu lớn nhất cho ngân sách nhà nước từ các KCN trên cả nước. Các KCN đã cho thấy rõ vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tiến bộ khoa học, công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống của người dân địa phương, khu vực và cả nước.

pdf359 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 26/12/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp - Trường hợp khảo sát trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG ĐOÀN MẠNH QUỲNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP - TRƯỜNG HỢP KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đồng Nai – Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG ĐOÀN MẠNH QUỲNH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP - TRƯỜNG HỢP KHẢO SÁT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9340101 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS NGUYỄN THANH LÂM Đồng Nai – Năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Tất cả những nội dung kế thừa, tham khảo từ những tài liệu khác được trích dẫn đầy đủ, chính xác và ghi nguồn cụ thể trong mục tài liệu tham khảo. Nghiên cứu sinh Đoàn Mạnh Quỳnh ii TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp định tính và nghiên cứu định lượng nhằm mục tiêu là xác định các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp – trường hợp khảo sát trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, mức độ ảnh hưởng, vai trò của từng yếu tố cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố này. Trên cơ sở đó đề xuất một số hàm ý giúp doanh nghiệp cũng như chính quyền các cấp có thể vận dụng trong việc đổi mới công tác quản trị nguồn nhân lực, đề ra chủ trương, chính sách cũng như, xây dựng kế hoạch, chiến lược cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nói riêng và các khu công nghiệp nói chung, từ đó phát triển các khu công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nghiên cứu của tác giả đã góp phần tiếp tục khẳng định các thang đo của các nghiên cứu trước; đồng thời, có thảo luận và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với điều kiện thị trường nghiên cứu là các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. Cụ thể, đối với thang đo chính quyền địa phương, thang đo về khu công nghiệp, thang đo về phát triển kinh tế - xã hội đã điều chỉnh so với thang đo gốc theo hướng nghiên cứu phù hợp với tình hình và đặc thù các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai. Đối với thang đo vị thế kinh tế - xã hội được nghiên cứu phát triển mới trên cơ sở thang đo về vị thế - chất lượng cho phù hợp với thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và đã đổi thành thang đo về vị thế kinh tế - xã hội và kiểm định đều đạt yêu cầu, có tác động đến chất lượng nguồn nhân lực. Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận của người lao động về vị thế kinh tế - xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao một cách nhanh chóng, qua đó có ý nghĩa lớn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. Luận án đã xác định 7 yếu tố và đo lường mức độ tác động của từng yếu tố đến chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp, đồng thời đề xuất các hàm ý nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp, góp phần phát triển các khu công nghiệp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương và quốc gia. iii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cố NGND.TS Đỗ Hữu Tài, PGS. TS Nguyễn Thanh Lâm, quý Thầy đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án. Luận án này sẽ không được hoàn thành nếu không có hai Thầy. Tôi cũng chân thành cảm ơn TS Nguyễn Văn Tân đã nhiệt tình định hướng, góp ý để tôi hoàn thành luận án của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Thầy, Cô và Các Anh/Chị Khoa Sau đại học của Trường Đại học Lạc Hồng đã tạo điều kiện để tôi học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian vừa qua. Tôi xin cảm ơn bạn bè, quý đồng nghiệp đặc biệt là quý bạn bè, đồng nghiệp ở Sài Gòn, TP.Biên Hòa, Bình dương, đã giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn trong quá trình đi học và nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn Anh/Chị quản lý ở các doanh nghiệp, sở ban ngành, người lao động đã trả lời bảng khảo sát, góp ý thêm cho tôi trong quá trình khảo sát và thu thập số liệu. Tôi xin cảm ơn Phòng Quan hệ doanh nghiệp, các cựu sinh viên, sinh viên Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu. Cuối cùng, Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện và chia sẻ những khó khăn để tôi có thể hoàn thành Luận án. Xin trân trọng cảm ơn! iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i TÓM TẮT .................................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. iii MỤC LỤC ....................................................................................................................iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. viii DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................ix DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ..................................................................................... x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................xi CHƯƠNG 1 ................................................................................................................... 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................................... 1 1.1 Sự cấp thiết của đề tài ............................................................................................ 1 1.2 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước và trong nước ............................................... 3 1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước ................................................................. 3 1.2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong nước ................................................................ 10 1.2.3 Khoảng trống trong nghiên cứu .......................................................................... 15 1.3 Mục tiêu - Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 17 1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 17 1.3.1.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 17 1.3.1.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 17 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 18 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 18 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 18 1.4.2 Đối tượng khảo sát .............................................................................................. 18 1.4.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 18 1.5 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 19 1.5.1 Nghiên cứu định tính ........................................................................................... 19 1.5.2 Nghiên cứu định lượng ........................................................................................ 19 1.6 Những đóng góp của luận án ............................................................................... 20 1.6.1 Đóng góp về mặt khoa học .................................................................................. 20 v 1.6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn ................................................................................... 21 1.7 Kết cấu của luận án .............................................................................................. 22 Tóm tắt chương 1 ........................................................................................................ 23 CHƯƠNG 2 ................................................................................................................. 24 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................ 24 2.1 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................... 24 2.1.1. Khái niệm và vai trò của khu công nghiệp ......................................................... 24 2.1.1.1 Khái niệm khu công nghiệp .............................................................................. 24 2.1.1.2 Vai trò của khu công nghiệp: ........................................................................... 24 2.1.2 Khái niệm về vốn nhân lực .................................................................................. 26 2.1.3 Khái niệm nguồn nhân lực................................................................................... 27 2.1.4 Khái niệm chất lượng nguồn nhân lực ................................................................ 30 2.1.5 Các chỉ số phản ánh chất lượng nguồn nhân lực ................................................ 32 2.1.5.1 Cơ cấu nguồn nhân lực .................................................................................... 32 2.1.5.2 Trình độ và kỹ năng của nguồn nhân lực ......................................................... 34 2.1.5.3 Thể lực của nguồn nhân lực ............................................................................. 35 2.1.5.4 Thái độ và tác phong lao động ......................................................................... 36 2.1.6 Lý thuyết nền ........................................................................................................ 38 2.1.6.1 Lý thuyết thể chế (Institutional theory) ............................................................ 38 2.1.6.2 Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực (Resource-based theory) ................................. 40 2.1.6.3 Lý thuyết Vị thế - Chất lượng (Theory of status – quality) .............................. 43 2.1.6.4 Lý thuyết tính chính đáng (Legitimacy theory) ................................................ 46 2.1.7 Các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp ...................................................................................................................................... 48 2.1.7.1 Chính quyền trung ương ................................................................................... 59 2.1.7.2 Môi trường kinh tế - xã hội và tự nhiên: .......................................................... 60 2.1.7.3 Chính quyền địa phương .................................................................................. 62 2.1.7.4 Phát triển kinh tế - xã hội địa phương .............................................................. 65 2.1.7.5 Khu công nghiệp ............................................................................................... 66 2.1.7.6 Doanh nghiệp trong khu công nghiệp .............................................................. 70 2.1.7.7 Vị thế kinh tế - xã hội ........................................................................................ 73 2.2. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................... 74 vi 2.2.1 Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chất lượng nguồn nhân lực ........ 74 2.2.2 Mối quan hệ giữa yếu tố Môi trường kinh tế - xã hội và tự nhiên với chất lượng nguồn nhân lực ............................................................................................................. 75 2.2.3 Mối quan hệ giữa yếu tố Chính quyền địa phương với chất lượng nguồn nhân lực ...................................................................................................................................... 76 2.2.4 Mối quan hệ giữa yếu tố Phát triển kinh tế - xã hội địa phương và chất lượng nguồn nhân lực ............................................................................................................. 77 2.2.5 Mối quan hệ giữa yếu tố Khu công nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực ........ 78 2.2.6 Mối quan hệ giữa yếu tố Doanh nghiệp trong khu công nghiệp và chất lượng nguồn nhân lực ........................................................................................................................ 78 2.2.7 Mối quan hệ giữa yếu tố Chính quyền địa phương và vị thế kinh tế - xã hội địa phương .......................................................................................................................... 79 2.2.8 Mối quan hệ giữa yếu tố Phát triển kinh tế - xã hội địa phương và Vị thế kinh tế- xã hội địa phương ......................................................................................................... 80 2.2.9 Mối quan hệ giữa yếu tố Khu công nghiệp và Vị thế kinh tế- xã hội địa phương 80 2.2.10 Mối quan hệ giữa yếu tố Doanh nghiệp trong khu công nghiệp và Vị thế kinh tế - xã hội địa phương ......................................................................................................... 81 2.2.11 Mối quan hệ giữa yếu tố Vị thế kinh tế - xã hội địa phương và chất lượng nguồn nhân lực ........................................................................................................................ 81 2.3 Mô hình nghiên cứu .............................................................................................. 82 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................ 83 CHƯƠNG 3 ................................................................................................................. 84 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU........................................................................................ 84 3.1 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 84 3.2 Quy trình nghiên cứu ........................................................................................... 84 3.2.1 Bước 1: Nghiên cứu định tính ............................................................................. 84 3.2.2 Bước 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................................ 86 3.2.3 Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức ........................................................ 86 3.2.4 Bước 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................... 92 3.3 Kết quả nghiên cứu định tính xây dựng thang đo ............................................. 93 3.3.1 Thang đo chính quyền trung ương ...................................................................... 93 3.3.2 Thang đo môi trường kinh tế - xã hội và tự nhiên ............................................... 95 vii 3.3.3 Thang đo chính quyền địa phương ...................................................................... 97 3.3.4 Thang đo phát triển kinh tế - xã hội địa phương ............................................... 100 3.3.5 Thang đo khu công nghiệp ................................................................................ 102 3.3.6 Thang đo doanh nghiệp trong khu công nghiệp ................................................ 105 3.3.7 Thang đo vị thế kinh tế - xã hội ......................................................................... 107 3.3.8 Thang đo chất lượng nguồn nhân lực ............................................................... 111 3.4 Nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................................. 113 3.4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................... 113 3.4.2 Kiểm định thang đo sơ bộ bằng phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha ......... 114 3.4.3 Kết luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ ................................................................ 118 Tóm tắt chương 3 ...................................................................................................... 120 CHƯƠNG 4 ............................................................................................................... 121 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 121 4.1 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai và thực trạng lao động trong các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai ....................................................................................... 121 4.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai 6 tháng đầu năm 2022 .................... 121 4.1.2 Tổng quan về các khu công nghiệp và tình hình đầu tư và sản xuất kinh doanh .................................................................................................................................... 123 4.1.3 Thực trạng tình hình lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai 129 4.2 Kết quả nghiên cứu ............................................................................................. 135 4.2.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................................. 135 4.2.2 Kết quả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .................. 136 4.2.3 Phân tích các nhân tố khám phá EFA ............................................................... 138 4.2.5 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ............................................. 146 4.2.5.1 Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng cấu trúc SEM ....................................... 147 4.2.5.2 Kiểm định Bootstrap ....................................................................................... 148 4.2.5.3 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 149 4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 153 Tóm tắt Chương 4 ..................................................................................................... 156 CHƯƠNG 5 ............................................................................................................... 157 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý .......................................................................................... 157 5.1 Kết luận nghiên cứu ........................................................................................... 157 viii 5.2 Hàm ý ................................................................................................................... 159 5.2.1 Hàm ý theo thống kê mô tả trung bình các thang đo ........................................ 160 5.2.2 Hàm ý về tương quan giữa vị thế kinh tế - xã hội địa phương và các yếu tố tác động đến chất lượng nguồn nhân lực. ........................................................................ 180 5.3 Ý nghĩa của nghiên cứu ...................................................................................... 183 5.3.1 Ý nghĩa về mặt lý thuyết ..................................................................................... 183 5.3.2 Ý nghĩa về thực tiễn ........................................................................................... 184 5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................... 185 5.4.1 Hạn chế của đề tài ............................................................................................. 185 5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................. 185 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 2 ix DANH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_yeu_to_tac_dong_den_chat_luong_nguon_nhan_luc_tr.pdf
  • pdf20220702_533_QD thanh lap HD danh gia LATS cho NCS Doan Manh Quynh.pdf
  • pdf20221001_1154_Cv dang thong tin luan an tien si Doan Manh Quynh.pdf
  • pdfTom tat luan an (TA).pdf
  • pdfTom tat luan an (TV).pdf
  • pdfTrang thong tin nhung diem moi LA (TA).pdf
  • docTrang thong tin nhung diem moi LA (TV) Doan Manh Quynh.doc
  • pdfTrang thong tin nhung diem moi LA (TV).pdf
Luận văn liên quan