2.2.5. Các giai đoạn khởi tạo DN: từ ý định đến hành vi tham gia vào hoạt động khởi tạo DN
Có rất nhiều học giả đã nghiên cứu về các giai đoạn dẫn đến hành vi thực hiện. Ajzen (1991) đã đưa ra mô hình ý định dẫn đến hành vi thực hiện. Tuy nhiên, sau này đã có một số học giả cho rằng từ ý định để đi đến một hành vi thực sự còn trải qua nhiều giai đoạn khác nhau:
Gollwitzer (1993) cho rằng có 4 giai đoạn: tiền quyết định, tiền hành động, hành động và hậu hành động được tiến hành theo trình tự khi thực hiện một mục tiêu. Trong đó, ý định là sự chuyển tiếp giữa các giai đoạn và có 2 loại ý định đó là: ý định mục tiêu và ý định hành động. Ý định mục tiêu đề cập đến “Tôi định thực hiện X”, còn ý định hành động tương ứng với “Tôi có ý định hành động nhắm mục tiêu X khi tôi gặp tình huống Y”. Như vậy, ý định mục tiêu là giai đoạn ban đầu để góp phần hình thành hành vi thực hiện, còn ý định hành động là giai đoạn tiếp theo để xác định thời gian, địa điểm và cách thức thực hiện các kế hoạch ý định của họ.
Nghiên cứu của Wiedemann và cộng sự (2009, trang 68) cũng cho rằng “kế hoạch hành động được coi là một bước cần thiết giúp biến ý định chuyển thành hành vi”. Đến năm 2012, Gollwitzer (2012) đã đưa ra lý thuyết về “tư duy các giai đoạn hành động”, trong đó có 4 giai đoạn hành động nối tiếp được diễn ra để theo đuổi một mục tiêu và những yêu cầu và thách thức riêng được đặt ra ở mỗi giai đoạn.
280 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Các yếu tố thúc đẩy hành vi tham gia vào các hoạt động khởi tạo doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ NGỌC ĐOAN TRANG
CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY HÀNH VI
THAM GIA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG
KHỞI TẠO DOANH NGHIỆP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LÊ NGỌC ĐOAN TRANG
CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY HÀNH VI
THAM GIA VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG
KHỞI TẠO DOANH NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. ĐẶNG NGỌC ĐẠI
2. TS. NGUYỄN HUỲNH PHƯỚC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được ai khác công bố trước đây.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024
Tác giả
Lê Ngọc Đoan Trang
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô Khoa Quản Trị Kinh
Doanh và Khoa Sau Đại học trường Đại học Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh đã
giúp tôi tiếp cận tư duy khoa học, phục vụ cho công tác và cuộc sống. Các thầy cô
của Khoa đã nhiệt tình góp ý chỉ dẫn tôi hoàn thành luận án.
Đặc biệt tôi xin chân thành biết ơn Tiến sĩ Đặng Ngọc Đại và Tiến sĩ Nguyễn
Huỳnh Phước – những người Thầy nhiệt tình, tận tâm trong công việc đã dành rất
nhiều thời gian hướng dẫn và giúp tôi thực hiện đề tài này.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận án,
trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và bạn bè, tham khảo
nhiều tài liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những
thông tin đóng góp, phản hồi quý báu từ Quý Thầy Cô và các bạn đọc giả.
Xin chân thành cám ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024
Người viết
Lê Ngọc Đoan Trang
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.1.1. Vai trò của việc thành lập DN đối với nền kinh tế ......................................... 1
1.1.2. Bối cảnh thực tiễn về hoạt động khởi tạo DN tại Việt Nam .......................... 2
1.1.3. Bối cảnh lý thuyết ........................................................................................... 4
1.2. Các nghiên cứu liên quan khởi tạo DN đã được công bố .................................... 6
1.2.1. Các nghiên cứu về ý định khởi tạo DN .......................................................... 6
1.2.2. Các nghiên cứu về hành vi tham gia vào các hoạt động khởi tạo DN ........... 7
1.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu của tác giả ....... 17
1.4. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...................................................... 20
1.4.1. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 20
1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 20
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 21
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 21
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 21
1.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 22
1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................... 22
1.6.2. Phương pháp xử lý dữ liệu ........................................................................... 23
1.7. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 23
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................ 25
2.1. Các khái niệm về khởi tạo DN, hành vi tham gia vào hoạt động khởi tạo DN .... 25
2.1.1. Khởi tạo DN ................................................................................................. 25
2.1.1.1. Khái niệm về khởi tạo DN ...................................................................... 25
2.1.1.2. Vai trò của khởi tạo DN đối với người chủ DN ..................................... 26
2.1.2. Hành vi tham gia vào hoạt động khởi tạo DN .............................................. 27
2.1.2.1. Khái niệm về doanh nhân non trẻ ........................................................... 27
2.1.2.2. Ý định khởi tạo DN (entrepreneurial intention) ..................................... 28
2.1.2.3. Khái niệm về hành vi tham gia vào hoạt động khởi tạo DN (nascent
behavior) .............................................................................................................. 29
2.2. Các lý thuyết nền tảng ........................................................................................ 30
2.2.1. Mô hình TRA - The theory of reasoned action ............................................ 30
2.2.2. Mô hình TPB - The theory of planned behavior .......................................... 31
2.2.3. Lý thuyết thay đổi hành vi COM-B .............................................................. 32
2.2.4. Mô hình sự kiện khởi nghiệp EEM - Event Entrepreneur Model ................ 33
2.2.5. Các giai đoạn khởi tạo DN: từ ý định đến hành vi tham gia vào hoạt động
khởi tạo DN ............................................................................................................ 35
2.2.6. Lý thuyết kỳ vọng Vroom ............................................................................ 39
2.2.7. Lý thuyết về mô hình Triple Helix ............................................................... 40
2.2.8. Lý thuyết nhận thức xã hội - Social cognitive theory .................................. 41
2.3. Mô hình nghiên cứu lý thuyết về ý định và hành vi tham gia vào hoạt động khởi
tạo DN ....................................................................................................................... 43
2.3.1. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi tham gia vào hoạt động khởi tạo DN . 43
2.3.2. Mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về xu hướng nhận thức của cá nhân thúc
đẩy ý định dẫn đến hành vi tham gia vào hoạt động khởi tạo DN ......................... 44
2.3.2.1. Khả năng nhận diện cơ hội ..................................................................... 45
2.3.2.2. Yếu tố về động cơ ................................................................................... 47
2.3.3. Mối quan hệ giữa các yếu tố thuộc về môi trường thúc đẩy ý định dẫn đến
hành vi tham gia vào hoạt động khởi tạo DN ......................................................... 51
2.3.3.1. Nguồn vốn .............................................................................................. 51
2.3.3.2. Vốn xã hội ............................................................................................... 52
2.3.3.3. Giáo dục về khởi nghiệp ......................................................................... 59
2.3.4. Mô hình nghiên cứu lý thuyết ...................................................................... 59
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 62
3.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 62
3.2. Xây dựng thang đo lý thuyết .............................................................................. 63
3.2.1. Thang đo “ý định khởi tạo DN” ................................................................... 63
3.2.2. Thang đo các biến tác động đến ý định và hành vi tham gia vào hoạt động
khởi tạo DN ........................................................................................................... 65
3.2.2.1. Thang đo về “Xu hướng nhận thức cá nhân” ........................................ 65
3.2.2.2. Thang đo về môi trường thúc đẩy ý định khởi tạo DN và hành vi tham
gia vào hoạt động khởi tạo DN ........................................................................... 68
3.2.3. Thang đo biến hành vi tham gia vào hoạt động khởi tạo DN ...................... 71
3.3. Nghiên cứu sơ bộ .............................................................................................. 73
3.3.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính ......................................................................... 73
3.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu sơ bộ định tính ............................................... 73
3.3.1.2. Kết quả khảo sát sơ bộ định tính ............................................................ 74
3.3.2. Nghiên cứu sơ bộ định lượng ...................................................................... 83
3.3.2.1. Đối tượng nghiên cứu và cỡ mẫu ........................................................... 83
3.3.2.2. Phương pháp thu dữ liệu ......................................................................... 83
3.3.2.3. Phương pháp phân tích ........................................................................... 84
3.3.2.4. Kết quả nghiên cứu sơ bộ định lượng ..................................................... 86
3.3.3. Điều chỉnh mô hình và thanhg đo ................................................................ 94
3.3.3.1. Thang đo về xu hướng nhận thức cá nhân .............................................. 94
3.3.3.2. Thang đo về môi trường thúc đẩy ý định dẫn đến hành vi tham gia vào
hoạt động khởi tạo DN ........................................................................................ 96
3.3.3.3. Thang đo về ý định khởi tạo DN ............................................................. 97
3.3.3.4. Thang đo về hành vi tham gia vào hoạt động khởi tạo DN .................... 97
3.4. Nghiên cứu chính thức ....................................................................................... 97
3.4.1. Cỡ mẫu và phương pháp thu mẫu ................................................................ 97
3.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 99
3.4.2.1. Giai đoạn 1: Nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định khởi tạo DN 99
3.4.2.2. Giai đoạn 2: Nghiên cứu hành vi tham gia vào hoạt động khởi tạo DN . 99
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 103
4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu giai đoạn 1 ............................................................. 103
4.2. Kết quả nghiên cứu giai đoạn 1 ........................................................................ 104
4.2.1. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha .................................................. 104
4.2.1.1. Nhóm nhân tố khả năng nhận diện cơ hội ............................................. 104
4.2.1.2. Nhóm nhân tố nhu cầu về thành tích ..................................................... 105
4.2.1.3. Nhóm nhân tố nhu cầu độc lập .............................................................. 105
4.2.1.4. Nhóm nhân tố nhu cầu tài chính ........................................................... 106
4.2.1.5. Nhóm nhân tố để lại di sản cho con cái/ gia đình ................................. 106
4.2.1.6. Nhóm nhân tố nguồn vốn ...................................................................... 107
4.2.1.7. Nhóm nhân tố vốn cấu trúc ................................................................... 107
4.2.1.8. Nhóm nhân tố vốn quan hệ ................................................................... 108
4.2.1.9. Nhóm nhân tố vốn nhận thức ................................................................ 108
4.2.1.10. Nhóm nhân tố ý định khởi tạo DN ..................................................... 108
4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................... 109
4.2.2.1 Phân tích nhân tố đối với các biến độc lập ............................................ 109
4.2.2.2 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc .......................................................... 113
4.2.3. Phân tích tương quan .................................................................................. 114
4.2.4. Phân tích hồi quy đa biến .......................................................................... 115
4.3. Đặc điểm mẫu nghiên cứu giai đoạn 2 ............................................................. 117
4.4. Kết quả nghiên cứu giai đoạn 2 ........................................................................ 119
4.4.1. Phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha .................................................... 119
4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................... 121
4.4.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ............................................................ 122
4.4.4. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ............................................... 126
4.4.4.1. Kiểm định giả thuyết ............................................................................. 127
4.4.4.2. Kiểm định ước lượng mô hình bằng Bootstrap ..................................... 130
4.4.4.3. Kiểm định sự khác biệt giữa yếu tố có tham gia khóa học về khởi tạo DN
và việc hình thành hành vi tham gia vào hoạt động khởi tạo DN ..................... 131
4.4.4.4. Phân tích sự khác biệt về giá trị trung bình của các nhân tố ảnh hưởng
giữa những người tiếp tục thực hiện hành vi khởi nghiệp và những người không
khởi tạo DN...................................................................................................... ..132
4.4.4.5. Vai trò của biến điều tiết khi tham gia khóa học khởi nghiệp .............. 135
4.4.5. Phân tích giá trị trung bình ......................................................................... 135
4.4.5.1. Đối với nhân tố “Khả năng nhận diện cơ hội” ...................................... 135
4.4.5.2. Đối với nhân tố “Nhu cầu về thành tích” .............................................. 136
4.4.5.3. Đối với nhân tố “Nhu cầu độc lập” ....................................................... 136
4.4.5.4. Đối với nhân tố “Để lại di sản cho con cái/ gia đình” .......................... 137
4.4.5.5. Đối với nhân tố “Nguồn vốn” ............................................................... 137
4.4.5.6. Đối với nhân tố “Vốn cấu trúc” ............................................................ 138
4.4.5.7. Đối với nhân tố “Vốn quan hệ” ............................................................. 138
4.4.5.8. Đối với nhân tố “Vốn nhận thức” ......................................................... 139
4.5. Tóm tắt kết quả phân tích và thảo luận ............................................................ 139
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ .............................................. 146
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 146
5.2. Hàm ý quản trị đối với vấn đề thúc đẩy hành vi tham gia vào hoạt động khởi
tạo DN ..................................................................................................................... 147
5.2.1. Đối với nhân tố “Khả năng nhận diện cơ hội” ........................................... 147
5.2.2. Đối với nhân tố “Nhu cầu về thành tích” ................................................... 147
5.2.3. Đối với nhân tố “Nhu cầu độc lập” ............................................................ 148
5.2.4. Đối với nhân tố “Để lại di sản cho con cái/ gia đình” ................................ 148
5.2.5. Đối với nhân tố “Nguồn vốn” .................................................................... 149
5.2.6. Đối với nhân tố “Vốn cấu trúc” .................................................................. 150
5.2.7. Đối với nhân tố “Vốn quan hệ” .................................................................. 150
5.2.8. Đối với nhân tố “Vốn nhận thức ................................................................ 151
5.3. Kiến nghị .......................................................................................................... 151
5.3.1. Đối với Nhà nước ....................................................................................... 152
5.3.2. Đối với nhà hoạch định giáo dục ................................................................ 153
5.3.3. Đối với các cơ quan truyền thông .............................................................. 154
5.3.4. Đối với các tổ chức hỗ trợ về khởi tạo DN ................................................ 156
5.3.5. Đối với bản thân của những người có ý định khởi tạo DN ........................ 156
5.4. Những đóng góp mới của luận án .................................................................... 157
5.5. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................. 158
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo ý định khởi tạo DN .................................................... 64
Bảng 3.2: Tổng hợp thang đo biến khả năng nhận diện cơ hội ................................ 65
Bảng 3.3: Tổng hợp thang đo “Nhu cầu về thành tích” (Need for achievement -
NAch) ......................................................................................................................... 67
Bảng 3.4: Thang đo lý thuyết về nguồn vốn ............................................................. 69
Bảng 3.5: Thang đo lý thuyết về vốn xã hội ............................................................. 70
Bảng 3.6: Thang đo lý thuyết về hành vi của Kautonen ........................................... 71
Bảng 3.7: Thang đo lý thuyết về hành vi của Sequeira và cộng sự (2007)............... 72
Bảng 3.8: Thang đo hiệu chỉnh qua phỏng vấn chuyên gia về khả năng .................. 79
nhận diện cơ hội ........................................................................................................ 79
Bảng 3.9: Thang đo hiệu chỉnh qua phỏng vấn chuyên gia về động cơ ................... 79
Bảng 3.10: Thang đo hiệu chỉnh qua phỏng vấn chuyên gia về nguồn vốn ............. 81
Bảng 3.11: Thang đo hiệu chỉnh qua phỏng vấn chuyên gia về vốn xã hội ............. 81
Bảng 3.12: Thang đo hiệu chỉnh qua phỏng vấn chuyên gia về ý định khởi tạo DN
................................................................................................................................... 82
Bảng 3.13: Thang đo hiệu chỉnh qua phỏng vấn chuyên gia về hành vi tham gia vào
hoạt động khởi tạo DN .............................................................................................. 82
Bảng 3.14: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Khả năng nhận diện cơ hội ....... 87
Bảng 3.15: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Nhu cầu về thành tích ............... 87
Bảng 3.16: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Nhu cầu độc lập ........................ 88
Bảng 3.17: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Nhu cầu tài chính ...................... 88
Bảng 3.18: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Để lại di sản cho con cái/gia đình
................................................................................................................................... 89
Bảng 3.19: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Nguồn vốn ................................ 89
Bảng 3.20: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Vốn cấu trúc ............................. 89
Bảng 3.21: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Vốn quan hệ .............................. 90
Bảng 3.22: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Vốn nhận thức .......................... 90
Bảng 3.23: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Ý định khởi tạo DN ................. 91
Bảng 3.24: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Hành vi tham gia vào hoạt động
khởi tạo DN .............................................................................................................. 91
Bảng 3.25: Kiểm định KMO và Bartlett .................................................................. 93
Bảng 3.26: Bảng ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrix) .................... 93
Bảng 3.27: Thang đo hiệu chỉnh qua phỏng vấn sơ bộ về khả năng ........................ 94
nhận diện cơ hội ....................................................................................................... 94
Bảng 3.28: Thang đo hiệu chỉnh qua phỏng vấn sơ bộ về động cơ ......................... 95
Bảng 3.29: Thang đo hiệu chỉnh qua phỏng vấn sơ bộ về nguồn vốn ..................... 96
Bảng 3.30: Thang đo hiệu chỉnh qua phỏng vấn sơ bộ về vốn xã hội ..................... 96
Bảng 3.31: Thang đo hiệu chỉnh qua phỏng vấn sơ bộ về ý định khởi tạo DN ....... 97
Bảng 3.32: Thang đo hiệu chỉnh qua phỏng vấn sơ bộ về hành vi tham gia vào hoạt
động khởi tạo DN ..................................................................................................... 97
Bảng 3.33: Cơ cấu mẫu tại các trường Đại học ....................................................... 98
Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu của đợt khảo sát theo trường ............................................. 103
Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu của đợt khảo sát theo địa phương ...................................... 104
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Khả năng nhận diện cơ hội ...... 104
Bảng 4.4: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Nhu cầu về thành tích .............. 105
Bảng 4.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Nhu cầu độc lập ....................... 105
Bảng 4.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Nhu cầu tài chính ..................... 106
Bảng 4.7: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Để lại di sản cho con cái/ gia đình
................................................................................................................................ 106
Bảng 4.8: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Nguồn vốn ............................... 107
Bảng 4.9: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Vốn cấu trúc ............................. 107
Bảng 4.10: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Vốn quan hệ ........................... 108
Bảng 4.11: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Vốn nhận thức ........................ 108
Bảng 4.12: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo Ý định khởi tạo DN ............... 109
Bảng 4.13: Kiểm định KMO và Bartlett ................................................................ 109
Bảng 4.14: Ma trận xoay nhân tố (Rotated Component Matrix) ........................... 110
Bảng 4.15: Kiểm định KMO và Bartlett ................................................................. 113
Bảng 4.16: Ma trận nhân tố (Component Matrix) .................................................. 114
Bảng 4.17: Hệ số tương quan Correlations ............................................................. 114
Bảng 4.18: ANOVA ................................................................................................ 115
Bảng 4.19: Model Summary ................................................................................... 115
Bảng 4.20: Phân tích Coefficientsa ......................................................................... 116
Bảng 4.21: Cơ cấu mẫu theo địa phương so sánh giữa 2 giai đoạn ........................ 118
Bảng 4.22: Tổng hợp kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha .................. 119
Bảng 4.23: Kiểm định KMO and Bartlett ............................................................... 121
Bảng 4.24: Trọng số hồi quy chuẩn hóa - Standardized Regression Weights ........ 123
Bảng 4.25: Kết quả giá trị hội tụ và độ tin cậy của thang đo .................................. 124
Bảng 4.26: Kiểm định giá trị phân biệt thang đo cho mô hình tới hạn ................... 124
Bảng 4.27: Trọng số hồi quy ................................................................................... 127
Bảng 4.28: Hệ số hồi quy chuẩn hóa ...................................................................... 129
Bảng 4.29: Giá trị R bình phương ........................................................................... 130
Bảng 4.30: Kết quả ước lượng bằng Bootstrap ....................................................... 130
Bảng 4.31: Thống kê mô tả ..................................................................................... 131
Bảng 4.32: Test of Homogeneity of Variances ....................................................... 131
Bảng 4.33: Kiểm định Welch - Robust Tests of Equality of Means ....................... 132
Bảng 4.34: Test of Homogeneity of Variances ....................................................... 132
Bảng 4.35: ANOVA ................................................................................................ 134
Bảng 4.36: Robust Tests of Equality of Means ..................................................... 134
Bảng 4.37: Kết quả xử lý biến điều tiết “việc tham gia khóa học khởi nghiệp” lên ý
định và hành vi tham gia vào việc khởi tạoDN ....................................................... 135
Bảng 4.38: Bảng giá trị trung bình của nhân tố “Khả năng nhận diện cơ hội” ...... 135
Bảng 4.39: Bảng giá trị trung bình của nhân tố “Nhu cầu về thành tích” .............. 136
Bảng 4.40: Bảng giá trị trung bình của nhân tố “Nhu cầu độc lập” ....................... 136
Bảng 4.41: Bảng giá trị trung bình của nhân tố “Để lại di sản cho con cái/ gia đình”
................................................................................................................................. 137
Bảng 4.42: Bảng giá trị trung bình của nhân tố “Nguồn vốn” ............................... 137
Bảng 4.43: Bảng giá trị trung bình của nhân tố “Vốn cấu trúc” ............................ 138
Bảng 4.44: Bảng giá trị trung bình của nhân tố “Vốn quan hệ” ............................ 139
Bảng 4.45: Bảng giá trị trung bình của nhân tố “Vốn nhận thức” ......................... 139
Bảng 4.46: Tổng hợp các giả thuyết được chấp nhận ............................................ 139
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Biểu đồ số lượng DN đăng ký thành lập giai đoạn 2011 – 2022 ................ 3
Hình 2.1: Mô hình TRA - The theory of reasoned action ......................................... 30
Hình 2.2: Mô hình TPB - The theory of planned behavior ....................................... 31
Hình 2.3: Mô hình COM-B ....................................................................................... 32
Hình 2.4: Mô hình sự kiện khởi nghiệp (EEM) - Event Entrepreneur Model .......... 33
Hình 2.5: Mô hình các giai đoạn hình thành và thực thi ý định................................ 35
Hình 2.6: Mô hình tư duy các giai đoạn hành động .................................................. 36
Hình 2.7: Mô hình tổng hợp của quá trình khởi tạo DN ........................................... 37
Hình 2.8: Mô hình quy trình khởi tạo DN của doanh nhân non trẻ .......................... 38
Hình 2.9: Cơ sở xã hội của tư tưởng và hành động - lý thuyết nhận thức xã hội ..... 41
Hình 2.10: Mô hình nghiên cứu lý thuyết ................................................................. 60
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu ....................................................................... 63
Hình 4.1: Những nguyên nhân dẫn đến việc không tiếp tục khởi tạo DN .............. 117
Hình 4.2: Mô hình phân tích CFA .......................................................................... 122
Hình 4.3: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM ........................................................... 126
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Giải thích
CN Công nghệ
DN Doanh nghiệp
DNKN Doanh nghiệp khởi nghiệp
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐNB Đông Nam Bộ
EEM Event Entrepreneur Model
GEM Global Entrepreneurship Monitor
KTSX Kỹ thuật sản xuất
Social cognitive career theory (Lý thuyết nghề nghiệp
SCCT
nhận thức xã hội)
TPB Theory of planned behavior
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Hoạt động khởi tạo DN có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
và thúc đẩy việc khởi tạo DN đã trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược
phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Do vậy, nghiên cứu này đã xây dựng và kiểm
định mô hình đo lường những yếu tố tác động đến hành vi tham gia vào hoạt động
khởi tạo DN. Luận án đã sử dụng một số lý thuyết của những tác giả đi trước để làm
nền tảng đề xuất mô hình và sử dụng kết hợp cả phương pháp định tính và định
lượng. Nghiên cứu đưa ra những nhân tố tác động đến hành vi tham gia vào hoạt
động khởi tạo DN thông qua biến trung gian là ý định dựa trên việc kế thừa từ
Sequeira và cộng sự (2007). Luận án đã khảo sát trên 2 giai đoạn bao gồm giai đoạn
1 là giai đoạn ý định (tức là giai đoạn một người mới hình thành ý tưởng về khởi tạo
DN) với cỡ mẫu n = 1732; giai đoạn 2 là giai đoạn hành vi tham gia vào hoạt động
khởi tạo DN (tức là giai đoạn người này đang bắt tay vào việc thực hiện các ý tưởng
để cho ra đời một DN mới) của một đối tượng khảo sát (n=597).
Kết quả của nghiên cứu cũng đã chứng minh được có nhiều khía cạnh khác
nhau tác động đến ý định khởi tạo DN và hành vi tham gia vào hoạt động khởi tạo
DN như xu hướng nhận thức của cá nhân (Khả năng nhận diện cơ hội, Nhu cầu về
thành tích, Nhu cầu độc lập, Để lại di sản cho con cái/gia đình) và các yếu tố thuộc
về môi trường (Nguồn vốn, Vốn cấu trúc, Vốn quan hệ, Vốn nhận thức). Kết quả
còn chỉ ra rằng việc tham gia khóa học khởi nghiệp đóng vai trò điều tiết mối quan
hệ giữa ý định và hành vi tham gia vào việc khởi tạo DN. Nghiên cứu này còn chỉ ra
có sự khác biệt giữa các nhân tố tác động ở 2 giai đoạn ý định và hành vi thực sự
trong việc khởi tạo DN.
Từ những kết quả thu được, nghiên cứu đưa ra hàm ý đối với những nhà
quản trị trong vấn đề khởi sự DN bao gồm các nhà hoạch định chính sách, các đơn
vị truyền thông và các cơ sở đào tạo nhằm thực hiện thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp
cho giới trẻ.
ABSTRACT
Starting a business plays a very important role in economic development and
promoting business creation has become an important goal in the economic
development strategies of many countries. Therefore, this study built and tested a
model to measure factors affecting nascent behavior. The thesis used a number of
theories from previous authors as a foundation to propose the model and used a
combination of both qualitative and quantitative methods. The study presents
factors that affect nascent behavior through the intermediate variable intention
based on inheritance from Sequeira et al. (2007). The thesis conducts a 2-stage
survey including stage 1 namely intention stage (the stage when a person forms the
idea of starting a business) with n = 1732 and stage 2 namely nascent behavior stage
(the stage when this person starts to implement ideas to start a business) of a survey
subject (n= 597).
The results of the study also demonstrated that there are many different
aspects that affect entrepreneurial intention and nascent behavior such as individual
cognitive tendencies (Ability to identify opportunities, Need for achievement, Need
for independence, Leaving a legacy for children/family) and environmental factors
(Finacial capital, Structural capital, Relational capital, Cognitive capital). The
results also show that participation in entrepreneurship courses plays a moderating
role in the relationship between entrepreneurial intention and nascent behavior. This
study has shown that there is a difference between the influencing factors at the two
stages of intention and actual behavior in starting a business.
From the results obtained, the study provides implications for administrators
in business start-up issues, including policy makers, media units and training
institutions to promote Entrepreneurial spirit for young people.
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề
1.1.1. Vai trò của việc thành lập DN đối với nền kinh tế
Từ lâu, vấn đề khởi tạo DN đã được khẳng định là có vai trò rất quan trọng góp
phần tăng trưởng kinh tế đối với các quốc gia, vấn đề này được nhắc đến rất nhiều và
chứng minh trong các nghiên cứu từ trước đến nay (Wennekers và Thurik, 1999;
Carree và Thurik, 2003; Fritsch và Mueller, 2004; Verzat và Bachelet, 2006; Sobel và
King, 2008; Westlund và Olsson, 2011). Theo Carree và Thurik (2010, trang 578)
“hoạt động khởi tạo DN trong nền kinh tế tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội,
những nơi có tỷ lệ thành lập DN cao thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao”. Theo
Westlund và Olsson (2011) các công ty khởi nghiệp tác động trực tiếp đến việc tạo ra
việc làm mới, tạo ra sự sản xuất mới thông qua đó góp phần tăng năng suất khu vực.
Bên cạnh đó, khởi tạo DN còn góp phần tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Theo
Fritsch và Mueller (2004), khởi tạo DN sẽ có 4 tác động đến nền kinh tế bao gồm: (1)
các DN khởi sự buộc phải thực hiện việc kinh doanh đạt hiệu quả nên sẽ mang lại
hiệu suất cao trong nền kinh tế; (2) các DN mới thành lập sẽ góp phần thay đổi cấu
trúc trong DN theo hướng hiệu quả cao; (3) việc khởi tạo DN sẽ tạo ra sự cải tiến tốt
trong việc sản xuất; và (4) điều này còn thúc đẩy việc đa dạng hoá sản phẩm.
Từ những nghiên cứu trên ta thấy, đối với nền kinh tế thế giới nói chung và đối
với Việt Nam nói riêng, việc khởi tạo DN có một tầm quan trọng rất lớn đó là: Thứ
nhất, việc khởi tạo DN sẽ thúc đẩy quá trình tiếp cận và phát triển các tri thức mới,
những tiến bộ về khoa học công nghệ, đặc biệt là ở loại hình khởi nghiệp tận dụng
cơ hội. Các DN trong lĩnh vực này sẽ cố gắng tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh
mới, tiếp thu những tri thức trên thế giới để áp dụng cho mình qua đó họ sẽ nâng cao
được sự hiểu biết và kiến thức. Chính vì vậy, khởi tạo DN sẽ tạo ra những DN mới
có tác động tích cực trong việc tăng năng suất cho xã hội. Điều này góp phần phát
triển kinh tế cho địa phương nói riêng và của quốc gia nói chung. Thứ hai, khởi tạo
2
DN góp phần gia tăng số lượng các DN mới trong ngành do đó sẽ làm gia tăng áp
lực cạnh tranh và điều này đòi hỏi các DN phải ra sức đổi mới những ý tưởng, cải
tiến kỹ thuật sản xuất. Việc đó sẽ giúp người tiêu dùng trên thị trường được đáp ứng
nhu cầu một cách tốt hơn nhờ những sản phẩm ngày càng đạt chất lượng cao hơn.
Thứ ba, khởi tạo DN đồng nghĩa với việc nhiều DN mới được thành lập nên sẽ tạo
ra nhiều việc làm. Theo các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các DN vừa và nhỏ
đã tạo ra hàng triệu việc làm trên thế giới (Kelley và cộng sự, 2011). Theo đánh giá
của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tháng 8/2015: “Khu vực
DN vừa và nhỏ chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Con số thống kê cho
hay, DN vừa và nhỏ chiếm trên 97% tổng số DN cả nước, đóng góp 50% GDP, 33%
thu ngân sách nhà nước tạo ra 62% việc làm cho người lao động, đóng góp 49% vào
việc tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế”. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển khởi
tạo DN góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, giảm nghèo đói.
Các DN này ngoài nhiệm vụ tạo ra nhiều việc làm, họ còn đóng góp thuế cho chính
phủ, cải thiện cơ sở hạ tầng.
Như vậy, việc có nhiều DN mới thành lập sẽ mang lại sự đóng góp to lớn cho
nền kinh tế của một quốc gia. Do vậy, trong bất cứ giai đoạn nào thì việc thúc đẩy
các DN thành lập luôn luôn là một điều hết sức cần thiết.
1.1.2. Bối cảnh thực tiễn về hoạt động khởi tạo DN tại Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề khởi tạo DN đang được Đảng và Nhà nước chú trọng
thông qua các chính sách như: “Quyết định 844/QĐ-TTg ngày 18/05/2016 của Thủ
tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo quốc gia đến năm 2025”; “Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 về
đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”; “Đề án 1665/QĐ-TTg được
Thủ tướng chính phủ ký ban hành ngày 30/10/2017 về việc hỗ trợ học sinh, sinh
viên khởi nghiệp”; “Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định số
38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết về đầu tư
cho DN nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo”. Bên cạnh đó, một số quy định hỗ trợ DN
về chính sách thuế, chính sách tín dụng nhà nước, chính sách tài chính đã được ban