Nhà nghiên cứu phân tâm học Erich Fromm từng cho rằng: “Vấn đề
tôn giáo không phải là vấn đề Thượng đế mà là vấn đề con người”. Có thể
nói, mỗi một tư tưởng tôn giáo từ khi ra đời, dù quan niệm hay đức tin có thể
khác nhau nhưng đều quan tâm đến những vấn đề về khổ đau kiếp người,
hướng tới sự vỗ về xoa dịu và mong mỏi cuộc sống tốt lành bình an cho muôn
loài. Chính vì thế mà tôn giáo và văn học đã có sự gặp gỡ, có mối tương
thông, liên quan mật thiết với nhau. Tư tưởng tôn giáo trở thành tư tưởng của
văn học. Từ thời cổ đại, văn học đã gắn liền với tôn giáo. Các tác phẩm như
trường ca Ấn Độ Ramayana và Mahabharata hay trường ca Iliad, Odisee của
Hy Lạp thấm đẫm tinh thần và hình ảnh tôn giáo. Trong thời trung đại, dưới
chế độ thần quyền, tôn giáo trở thành một trong những chủ đề và cơ sở chính
của văn học. Đến thời Phục Hưng, phản ứng lại các giáo điều tôn giáo, phong
trào nhân văn bắt đầu lấy tôn giáo làm đối tượng giải thiêng của văn học nghệ
thuật, điển hình là François Rabelais với bộ tiểu thuyết nổi tiếng: Gargantua
và Pantagruel, Dante với Thần khúc Và tới thời kì Khai sáng cho đến nay,
truyền thống tôn giáo vẫn là một trong những cơ sở của tư tưởng văn học mà
chúng ta có thể bắt gặp trong các tác phẩm của những nhà văn lớn như
Voltaire, Tolstoi, Dostoievski, Eco, Salman Rushdie, James Wood.
Ở Việt Nam, tư tưởng tôn giáo manh nha xuất hiện trong văn học dân
gian, đến thời kì văn học trung đại tôn giáo cũng đã có tác động khá rõ.
Những tư tưởng của thời đại như Nho giáo, Phật giáo được dàn trải trong rất
nhiều những tác phẩm, thể hiện rõ tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn, tư tưởng
ngợi ca cái đẹp, cái thiện, phê phán cái xấu, cái ác; đề cao giá trị của con
người, đề cao hiếu đạo, cùng với đó là ước vọng hướng đến tình yêu tự do và
hạnh phúc lứa đôi. Đến thời hiện đại, nhiều tôn giáo mới xuất hiện ở Việt
Nam, đặc biệt là Kitô giáo, tạo thêm nguồn cảm hứng cho sáng tác văn học.
Kết hợp tôn giáo với tín ngưỡng truyền thống, văn học đầu thế kỷ XX đã đem
đến một bức tranh tôn giáo đa sắc cho nền văn học Việt Nam, trong đó đặc
biệt có sự đóng góp của một số trào lưu văn học như Thơ Mới, tiểu thuyết Tự
lực Văn đoàn. Tiếp nối truyền thống ấy, tiểu thuyết Việt Nam đương đại cũng
đã ảnh hưởng sâu sắc và đưa tôn giáo trở thành một thành tố quan trọng của
nghệ thuật tiểu thuyết, vừa mang tính quy phạm vừa mang tính thế tục sâu sắc.
165 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ SI NA
CẢM QUAN TÔN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
Ngành: Lí luận văn học
Mã số: 92 22 01 20
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp
Hà Nội, 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả trình bày trong luận án là công trình
nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn. Các nội dung
được nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án hoàn toàn trung thực,
khách quan và chưa từng được công bố trong các công trình nào trước đó.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
LÊ SI NA
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 6
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................... 6
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tôn giáo ......................................................... 6
1.1.2. Những nhà văn tiêu biểu viết về tôn giáo ....................................................... 13
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 18
Tiểu kết ...................................................................................................................... 25
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA CẢM QUAN TÔN
GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .............................. 26
2.1. Những quan niệm về tôn giáo và cảm quan tôn giáo ......................................... 26
2.1.1. Quan niệm về tôn giáo .................................................................................... 26
2.1.2. Quan niệm hợp nhất tôn giáo với tín ngưỡng ................................................. 27
2.1.3. Về khái niệm “cảm quan” và “cảm quan tôn giáo” ........................................ 30
2.2. Cơ sở lịch sử - xã hội, văn hóa - văn học của cảm quan tôn giáo trong tiểu
thuyết Việt Nam đương đại ....................................................................................... 31
2.2.1. Một số vấn đề về tôn giáo ở Việt Nam ........................................................... 31
2.2.2. Mối quan hệ giữa tôn giáo với văn học nghệ thuật ......................................... 39
2.2.3. Ảnh hưởng của tôn giáo trong văn học Việt Nam .......................................... 50
2.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại ................................................................................................................... 62
Tiểu kết ...................................................................................................................... 67
Chương 3. CẢM QUAN TÔN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
ĐƯƠNG ĐẠI NHÌN TỪ SỰ PHẢN ÁNH VỀ CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI
HIỆN THỰC ............................................................................................................ 68
3.1. Cảm quan về con người ..................................................................................... 68
3.1.1. Con người được huyền thoại hóa .................................................................... 68
3.1.2. Con người mang niềm tin tôn giáo ................................................................. 73
3.1.3. Con người trong mối quan hệ thiện ác ............................................................ 80
3.1.4. Con người mất chúa - đổ vỡ niềm tin ............................................................. 92
3.1.5. Con người khát vọng ..................................................................................... 100
3.1.6. Con người mang tinh thần giải thiêng tôn giáo ............................................ 103
3.2. Cảm quan về thế giới hiện thực ....................................................................... 107
3.2.1. Thế giới nhiều bất trắc, vô thường ................................................................ 107
3.2.2. Thế giới thiêng liêng ..................................................................................... 111
3.2.3. Thế giới mang giáo lý và lễ nghi .................................................................. 113
Tiểu kết .................................................................................................................... 115
Chương 4. CẢM QUAN TÔN GIÁO NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN
................................................................................................................................. 117
4.1. Biểu tượng ........................................................................................................ 117
4.1.1. Biểu tượng Mẫu- như một biểu tượng Tôn giáo bản địa .............................. 117
4.1.2. Biểu tượng của Phật giáo .............................................................................. 122
4.1.3 Biểu tượng của Thiên Chúa giáo ................................................................... 135
4.2. Ngôn ngữ .......................................................................................................... 137
4.2.1. Ngôn ngữ Phật giáo ....................................................................................... 137
4.2.2. Ngôn ngữ Thiên Chúa giáo ........................................................................... 139
4.3. Không gian tôn giáo ......................................................................................... 142
4.3.1. Không gian Phật giáo .................................................................................... 142
4.3.2. Không gian Thiên Chúa giáo ........................................................................ 145
Tiểu kết .................................................................................................................... 150
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... ......... 153
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ .................................................................................................... 162
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Nhà nghiên cứu phân tâm học Erich Fromm từng cho rằng: “Vấn đề
tôn giáo không phải là vấn đề Thượng đế mà là vấn đề con người”. Có thể
nói, mỗi một tư tưởng tôn giáo từ khi ra đời, dù quan niệm hay đức tin có thể
khác nhau nhưng đều quan tâm đến những vấn đề về khổ đau kiếp người,
hướng tới sự vỗ về xoa dịu và mong mỏi cuộc sống tốt lành bình an cho muôn
loài. Chính vì thế mà tôn giáo và văn học đã có sự gặp gỡ, có mối tương
thông, liên quan mật thiết với nhau. Tư tưởng tôn giáo trở thành tư tưởng của
văn học. Từ thời cổ đại, văn học đã gắn liền với tôn giáo. Các tác phẩm như
trường ca Ấn Độ Ramayana và Mahabharata hay trường ca Iliad, Odisee của
Hy Lạp thấm đẫm tinh thần và hình ảnh tôn giáo. Trong thời trung đại, dưới
chế độ thần quyền, tôn giáo trở thành một trong những chủ đề và cơ sở chính
của văn học. Đến thời Phục Hưng, phản ứng lại các giáo điều tôn giáo, phong
trào nhân văn bắt đầu lấy tôn giáo làm đối tượng giải thiêng của văn học nghệ
thuật, điển hình là François Rabelais với bộ tiểu thuyết nổi tiếng: Gargantua
và Pantagruel, Dante với Thần khúc Và tới thời kì Khai sáng cho đến nay,
truyền thống tôn giáo vẫn là một trong những cơ sở của tư tưởng văn học mà
chúng ta có thể bắt gặp trong các tác phẩm của những nhà văn lớn như
Voltaire, Tolstoi, Dostoievski, Eco, Salman Rushdie, James Wood...
Ở Việt Nam, tư tưởng tôn giáo manh nha xuất hiện trong văn học dân
gian, đến thời kì văn học trung đại tôn giáo cũng đã có tác động khá rõ.
Những tư tưởng của thời đại như Nho giáo, Phật giáo được dàn trải trong rất
nhiều những tác phẩm, thể hiện rõ tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn, tư tưởng
ngợi ca cái đẹp, cái thiện, phê phán cái xấu, cái ác; đề cao giá trị của con
người, đề cao hiếu đạo, cùng với đó là ước vọng hướng đến tình yêu tự do và
hạnh phúc lứa đôi. Đến thời hiện đại, nhiều tôn giáo mới xuất hiện ở Việt
Nam, đặc biệt là Kitô giáo, tạo thêm nguồn cảm hứng cho sáng tác văn học.
Kết hợp tôn giáo với tín ngưỡng truyền thống, văn học đầu thế kỷ XX đã đem
2
đến một bức tranh tôn giáo đa sắc cho nền văn học Việt Nam, trong đó đặc
biệt có sự đóng góp của một số trào lưu văn học như Thơ Mới, tiểu thuyết Tự
lực Văn đoàn. Tiếp nối truyền thống ấy, tiểu thuyết Việt Nam đương đại cũng
đã ảnh hưởng sâu sắc và đưa tôn giáo trở thành một thành tố quan trọng của
nghệ thuật tiểu thuyết, vừa mang tính quy phạm vừa mang tính thế tục sâu sắc.
1.2. Trong xu hướng cách tân mạnh mẽ của văn học Việt Nam thời kì
Đổi mới, tiểu thuyết được xem là một thể loại năng động, đóng vai trò chủ
đạo trong việc chiếm lĩnh, cắt nghĩa hiện thực phức tạp, khám phá thế giới
tinh thần bí ẩn và đời sống nội tâm phong phú của con người. Sau năm 1986,
trong không gian sáng tạo mới, có rất nhiều vấn đề gần gũi từng bị gạt bỏ,
chôn vùi được quan tâm trở lại. Sự dân chủ hóa trong đời sống và trong văn
học nghệ thuật khiến cho các đề tài, chủ đề, cảm hứng được hiện diện một
cách đầy đủ, sâu sắc. Chính nhờ điều này mà tôn giáo đã có cơ hội trở thành
một thành tố nghệ thuật, một chất liệu quan trọng trong tư duy của nhà văn,
chi phối cái nhìn về con người và thế giới cũng như nghệ thuật trong tác
phẩm. Sự xuất hiện đầy dụng ý của những yếu tố tôn giáo trong các sáng tác
của Bảo Ninh, Nguyễn Xuân Khánh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Bình Phương, Tạ
Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Vũ Huy Anh, ngày càng thu hút
được sự quan tâm, đón đợi của người đọc. Một mặt, nó không chỉ phản ánh
những vấn đề văn hóa, xã hội, khung tri thức, thẩm mĩ thời đại mà còn là một
trong những biểu hiện của sự thay đổi quan niệm thẩm mĩ về thế giới và con
người, làm nên dấu ấn đặc biệt của tiểu thuyết đương đại. Từ đó, các nhà tiểu
thuyết đã mở rộng khả năng và phạm vi chiếm lĩnh hiện thực, đem đến cái
nhìn nhiều chiều về con người trong xu hướng đối thoại với các giá trị cũ,
mang lại tính dân chủ cho văn học.
1.3. Trong thời gian qua, giới nghiên cứu văn học của Việt Nam đã có sự
quan tâm nhất định đến mối quan hệ giữa tôn giáo với văn học. Từ trước năm
1975 đã xuất hiện các khuynh hướng phê bình văn học ở miền Nam chịu ảnh
hưởng tư tưởng tôn giáo. Sau 1986, giới nghiên cứu vẫn tiếp tục quan tâm đến
vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu
3
chuyên sâu về cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Chính
vì thế chúng tôi chọn đề tài “Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại”, với mong muốn đóng góp một cách hiểu về cảm quan tôn giáo
trong văn học nói chung và trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là tìm hiểu quá trình hình thành nên cảm quan tôn
giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, làm sáng tỏ những nét độc đáo
của cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trên các bình
diện: nội dung và phương thức thể hiện; xác định những tiếp nối, bổ sung của
yếu tố này từ văn học truyền thống đến hiện đại; từ đó, góp phần nhận diện,
đánh giá đầy đủ hơn thành tựu và đóng góp của tiểu thuyết Việt Nam đương
đại mang cảm quan tôn giáo đối với sự vận động và phát triển của Văn học
Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án đặt ra và thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ khái niệm cảm quan và cảm quan tôn giáo như những công cụ
nền tảng làm cơ sở phương pháp luận cho luận án.
- Thấy được quá trình hình thành nên cảm quan tôn giáo trong văn học
nói chung cũng như trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng.
- Tìm hiểu cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại trên
các bình diện: sự phản ánh hiện thực, con người, nghệ thuật biểu hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết
Việt Nam đương đại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Trong văn học Việt Nam, khái niệm đương đại được sử dụng để chỉ giai
đoạn văn học từ sau năm 1975 hoặc từ sau thời kì Đổi mới 1986 cho đến nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận án bao gồm một số tiểu thuyết có dấu ấn tôn
4
giáo rõ nét từ sau năm 1986, có đối chiếu so sánh với tiểu thuyết trước Đổi
mới. Chúng tôi sẽ tập trung khảo sát những tiểu thuyết đặc sắc, mang đậm
cảm quan tôn giáo của các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Xuân Khánh, Võ Thị
Hảo, Bảo Ninh, Hoàng Minh Tường, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn
Bình Phương, Vũ Huy Anh
Luận án nghiên cứu bao quát hai nguồn tư tưởng tôn giáo nổi bật trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại là Phật giáo và Ki tô giáo.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm:
4.1. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: là phương pháp nghiên cứu
chính của luận án. Chúng tôi vận dụng phương pháp này để khám phá, lí giải
những đặc sắc của cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết trên các bình diện thi
pháp: nội dung và phương thức thể hiện.
4.2. Phương pháp liên ngành: chúng tôi vận dụng tri thức của một số
ngành khoa học khác như triết học, văn hóa học, tôn giáo học như một tham
chiếu để soi tỏ các vấn đề tôn giáo trong tiểu thuyết. Phương pháp này giúp
chúng tôi nhìn nhận, đánh giá vấn đề một cách rộng mở, sâu sắc hơn.
4.3. Phương pháp cấu trúc hệ thống: phương pháp này giúp chúng tôi
sắp xếp các tác giả, tác phẩm theo trật tự thời gian, theo loại hình tôn giáo, hệ
thống hóa các vấn đề về nội dung và phương thức thể hiện cảm quan tôn giáo
theo một cấu trúc mang tính chỉnh thể một cách khoa học, toàn diện.
4.4. Phương pháp so sánh: chúng tôi so sánh, đối chiếu cảm quan tôn
giáo trong văn học và trong tiểu thuyết Việt Nam qua các giai đoạn; đối chiếu
sự chi phối của cảm quan tôn giáo đối với tiểu thuyết và một số thể loại khác.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng, kết hợp các thao tác nghiên cứu như:
thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Luận án hệ thống hóa được các tác giả, tác phẩm tiểu thuyết Việt
Nam đương đại tiêu biểu mang cảm quan tôn giáo. Trên cơ sở khảo sát, phân
tích, luận giải các hiện tượng này, luận án làm sáng tỏ các đặc trưng cơ bản
5
của cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, khẳng định sự
xuất hiện của cảm quan tôn giáo như là nhân tố làm thay đổi tư duy tiểu
thuyết qua những phương diện cơ bản: quan niệm về hiện thực, quan niệm về
con người, phương thức biểu hiện
5.2. Từ những phân tích cụ thể về phương diện biểu hiện và phương thức
biểu đạt cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, luận án cho
thấy bước chuyển mạnh mẽ của thể loại tiểu thuyết trong quá trình vận động
và phát triển.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Trên cơ sở những định nghĩa về cảm quan và những cách
hiểu khá tương đồng nhau về cảm quan tôn giáo của các nhà nghiên cứu, luận
án đề xuất khái niệm về cảm quan tôn giáo từ đó tìm hiểu nội hàm khái niệm
cảm quan tôn giáo trong văn học nói chung và trong tiểu thuyết Việt Nam
đương đại nói riêng.
- Về thực tiễn: Dựa trên sự tổng hợp về các nghiên cứu tiểu thuyết Việt
Nam đương đại qua lăng kính tôn giáo, luận án có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo cho công tác giảng dạy, nghiên cứu về văn học Việt Nam nói
chung và tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận án gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và sự xuất hiện của cảm quan tôn giáo trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Chương 3: Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
nhìn từ sự phản ánh về con người và thế giới hiện thực
Chương 4: Cảm quan tôn giáo trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
nhìn từ nghệ thuật biểu hiện
6
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tôn giáo
Như chúng ta biết, nghiên cứu tôn giáo đã có từ thời cổ đại với các
công trình thần học của Platon và Aristote, nhưng nghiên cứu tôn giáo
trong mối quan hệ với đời sống xã hội và nghệ thuật thì nó mới xuất hiện
trong phạm vi của ngành văn hóa học ra đời từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế
kỷ XX, trong đó, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tôn giáo với văn học có
một vị trí quan trọng.
Trong lĩnh vực văn hóa học văn học này, có thể nói việc phê bình đối với
văn học từ góc nhìn tôn giáo chính là phê bình đối với tác phẩm văn học có
yếu tố tôn giáo và theo tiêu chuẩn đánh giá về đạo đức và tôn giáo. Nói cách
khác, văn học có yếu tố tôn giáo chính là đối tượng của phê bình văn học từ
góc nhìn tôn giáo, hay có thể gọi ngắn gọn kiểu phê bình này là “phê bình tôn
giáo văn học”.
Từ cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà thần học và văn hóa học ở phương Tây
đã công bố các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo và văn
học. Có thể kể ra các công trình của các nhà khoa học như: W. S. Tyler (Hoa
Kỳ), Theology of the Greek Poets (Thần học của các nhà thơ Hy Lạp),
Andover, Warren F. Draper, 1869; S. A. Brooke (Anh), Theology in the
English Poets: Cowper, Coleridge. Wordsworth, and Burns (Thần học trong
các nhà thơ Anh: Cowper, Coleridge. Wordsworth, and Burns), London,
1874; S. A. Brooke, Religion in Literature and Religion in Life (Tôn giáo
trong văn học và tôn giáo trong đời sống), London, 1901; G. McCrie (Anh),
Religion of Our Literature (Tôn giáo trong văn học của chúng ta), London,
1875; J. C. Shairp (Anh), Culture and Religion (Văn hoá và tôn giáo),
Edinburgh, 1878; S. L. Wilson (Hoa Kỳ), Theology of Modern Literature
(Thần học của văn học hiện đại), New York, 1899; W. S. Lilly (Anh), Studies
7
in Religion and Literature (Nghiên cứu tôn giáo và văn học), 1904; C. G.
Shaw (Anh), Precinct of Religion in the Culture of Humanity (Phạm vi tôn
giáo trong văn hoá của nhân loại), London, New York, 1908; S. Guthrie (Hoa
Kỳ), Spiritual Message of Literature (Thông điệp tâm linh của văn học),
Chicago, 1909: E. M. Chapman (Anh), English Literature and Religion (Văn
học Anh và tôn giáo), 1810-1900, London, 1910; T. S. Eliot, “Religion and
literature” (Tôn giáo và văn học), trong Essays Ancient and Modern, London,
1936;...
Trong công trình Thần học của các nhà thơ Hy Lạp, nhà thần học
William Seymour Tyler (1810-1897) cho rằng: “Thần học tự nhiên có thể
được xem xét từ hai góc độ, và như thế nó có thể được xem xét trong hai khía
cạnh. Chúng ta có thể xem xét nó từ góc nhìn của sự quan sát và lý trí của
riêng chúng ta dưới ánh sáng của khoa học hiện đại và của đạo Cơ Đốc; song
chúng ta cũng có thể suy xét nó như khi nó phát triển trong văn học và trong
lịch sử của các dân tộc ngoại đạo, và như khi nó xuất hiện trước con mắt của
những người không có được sự khải huyền Cơ Đốc giáo. Khảo cứu theo cách
thứ nhất sẽ là, hoặc có thể là, một khoa học [thần học]. (...) Quan sát theo
cách thứ hai sẽ là, hoặc có thể là, một khoa học lịch sử. (...) Tập sách này có ý
định đóng góp cho thần học tự nhiên theo cả hai hình thức trên” [152, tr.11].
Về mục đích của việc phê bình thần học văn học của mình, Tyler khẳng định:
“Chúng ta phải nhận ra nhiều điều ở các nhà thơ cổ đại này hơn mức mà
chính bản thân họ ý thức được về chúng, bởi vì chúng ta có thể nhìn thấy cuộc
đời và thời đại của họ bằng ánh sáng của lịch sử tiếp theo; giống như với sự
trợ giúp của kính thiên văn hiện đại, chúng ta có thể nhìn thấy các thiên thể
trong những khía cạnh và các mối quan hệ mới, và thậm chí còn phát hiện ra
sự gần gũi trong