Luận án Can thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - Tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt Nam

1.1.2 Nhu cầu của Chính phủ Việt Nam cũng như của cộng đồng học thuật về đánh giá tác động của can thiệp hỗ trợ đào tạo-tư vấn kinh doanh cho SMEs a. Can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh ở Việt Nam là một chương trình quan trọng. Thứ nhất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (viết tắt là SMEs) chiếm tỷ trọng lớn về số lượng trong nền kinh tế và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước nhưng SMEs đã gặp rất nhiều khó khăn sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Rand & Tarp 2020). Thật vậy, hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là DN có quy mô nhỏ và vừa (Xem Hình K.1 ở Phụ lục K); SMEs cũng có vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước (Chính phủ 2010b). Theo kết quả điều tra của của GSO (2013a), vào thời điểm 31/12/2011, thời điểm vừa mới ban hành Thông tư liên tịch số 05/2011, số lượng doanh nghiệp của Việt Nam là 324.691; nếu xét theo tiêu chí lao động, số lượng SMEs là 316.941 (gấp 2,64 lần so với năm 2006), chiếm tỷ lệ 97,6% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước; phần còn lại là số lượng doanh nghiệp lớn, 7.750, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ là 2,4%. Hình K.1 (Phụ lục K) thể hiện bản đồ phân bố các SMEs ở các tỉnh thành phố của Việt Nam vào thời điểm 31/12/2011 (năm cơ sở của can thiệp được lựa chọn để đánh giá). Tuy nhiên, trong bối cảnh chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, khu vực SMEs ở Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn. CIEM (2010) cho biết có 65% doanh nghiệp nhỏ và vừa được điều tra cho rằng khủng hoảng kinh tế toàn cầu có ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, SMEs cần có những hỗ trợ từ phía nhà nước, trong đó có những hỗ trợ về đào tạo kinh doanh.Trong số các SMEs xét theo tiêu chí lao động, số lượng DN vừa là 6853 DN, chiếm 2,1%; Số lượng DN nhỏ là 93356 DN, chiếm 28,8%; và số lượng DN siêu nhỏ là 216732 DN, chiếm tỷ lệ 66,8%. Số liệu ở năm 2011 là thời điểm trước năm diễn ra can thiệp mà được đánh giá tác động định lượng ở nghiên cứu này. Năm can thiệp là 2012.

docx333 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Can thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo - Tư vấn kinh doanh: Phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------------------------ NGUYỄN KHÁNH DUY CAN THIỆP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VỀ ĐÀO TẠO - TƯ VẤN KINH DOANH: PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH LOGIC VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2024 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------------------------ NGUYỄN KHÁNH DUY CAN THIỆP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VỀ ĐÀO TẠO - TƯ VẤN KINH DOANH: PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH LOGIC VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀNG BẢO TS. NGUYỄN HỮU LAM TP. Hồ Chí Minh, Năm 2024 iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận án tiến sĩ với tên đề tài “Can thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo-tư vấn kinh doanh: phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các dữ liệu được mô tả trong luận án là trung thực. Tên của các cá nhân, tổ chức, chính quyền địa phương mà tôi phỏng vấn hay quan sát đã được thay đổi nếu các thông tin được đề cập trong đề tài có thể có nguy cơ ảnh hưởng không tốt đến họ; trong luận án, hình ảnh liên quan đến các cá nhân/tổ chức/địa phương mà do tác giả tự chụp (chưa được sự đồng ý sử dụng của nhân vật/tổ chức/chính quyền địa phương) thì đã được làm mờ/che thông tin. Các ý tưởng, luận điểm, thông tin, số liệu, hình ảnh, sơ đồ/hình vẽ trong các nghiên cứu của các tác giả khác mà được sử dụng trong luận án này đã được trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo. Nghiên cứu sinh Nguyễn Khánh Duy iv LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ mái trường mà tôi học tập và hiện đang công tác ở đó; từ các tổ chức/công ty hay cá nhân có liên quan mà tôi đã liên hệ để thu thập dữ liệu cũng như nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn, tài chính; và đặc biệt là sự cảm thông, đồng hành từ phía gia đình. Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo ĐH Kinh tế TPHCM đã tạo lập môi trường học thuật có tính quốc tế và hướng đến các chuẩn mực cao; đến quý thầy cô giáo, các nhà khoa học/quản lý ở trong trường và ngoài trường đã tham gia giảng dạy cho chúng tôi hay đóng góp ý kiến riêng cho đề tài; đến quý thầy cô và các đồng nghiệp ở Khoa Kinh tế-UEH, Viện Nghiên cứu Kinh tế phát triển (IDR; nay là Viện nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng, IRDRC) và Viện Đào tạo Sau đại học; đến hai thầy hướng dẫn khoa học của tôi là Thầy Nguyễn Hoàng Bảo và Thầy Nguyễn Hữu Lam; đến những người thầy tham gia giảng dạy hay quản lý trong trường đã luôn động viên, hướng dẫn, hỗ trợ tôi cũng như nhiều đồng nghiệp/NCS khác như Thầy Nguyễn Trọng Hoài, Thầy Nguyễn Tấn Khuyên, Thầy Hồ Viết Tiến, Thầy Phạm Khánh Nam; và đến nhiều bạn cựu sinh viên, bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô khác. Bên cạnh đó, nếu không có sự hỗ trợ của các tổ chức như Trung tâm Phân tích & Dự báo (CAF, thuộc VASS), Mạng lưới nghiên cứu kinh tế vùng Mê Kông (Việt Nam-Lào-Campuchia)-do IDRC Canada tài trợ, dự án về các khóa học Mùa hè Tam Đảo do Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và một số tổ chức khác tài trợ, và Viện ILSSA thì tôi có lẽ chưa chắc đã chú tâm đến cũng như bước đi vào hướng nghiên cứu có nhiều thách thức nhưng có thể hữu ích cho cộng đồng này. Nhiều chuyên gia, các anh chị em, bạn bè ở các công ty & các tổ chức cũng như nhiều bạn học viên, cựu sinh viên, đã kết nối, dành thời gian chia sẻ thông tin, trả lời phỏng vấn và hỗ trợ tôi tìm hiểu sâu hơn các bối cảnh thực tế đa dạng. Tôi cũng đọc/sử dụng nhiều bài báo, tài liệu, dữ liệu của các tác giả/tổ chức khác. Trong thâm tâm, tôi luôn biết ơn những sự hỗ trợ đó. Tôi không quên gửi lời cảm ơn của mình đến những người thân trong gia đình. Bố mẹ, vợ con, người em trai, cũng như những người thân trong họ hàng đã luôn động viên và đồng hành với tôi trong những lúc vui buồn. Dù có nỗ lực, và nhận được sự giúp đỡ của nhiều người, nhưng những hạn chế, thiếu sót nếu có trong đề tài này là điều khó tránh khỏi; do những hiểu biết, cách thức triển khai của tôi còn nhiều giới hạn. Mọi sai sót hay hạn chế nào đó của đề tài dù dưới bất kỳ góc nhìn nào đều là lỗi của bản thân tôi. Mong được bạn đọc thông cảm và gửi những đóng góp của bạn qua email, điện thoại hoặc trực tiếp. Những đóng góp hay phê bình của bạn đều rất có ích đối với tôi. Trân trọng! Nguyễn Khánh Duy khanhduy@ueh.edu.vn ; 098.9001766 v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................................iii LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................................iv MỤC LỤC......................................................................................................................................v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................x DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................................xiii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ....................................................................................xv DANH MỤC CÁC HỘP...........................................................................................................xvii TÓM TẮT.................................................................................................................................xviii ABSTRACT................................................................................................................................xix CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................................20 1.1. Lý do nghiên cứu và Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................20 1.1.1 Mô hình logic của can thiệp hỗ trợ đào tạo-tư vấn về kinh doanh cho SMEs: một khoảng trống trong lý thuyết và trong các nghiên cứu thực nghiệm ....................................20 1.1.2 Nhu cầu của Chính phủ Việt Nam cũng như của cộng đồng học thuật về đánh giá tác động của can thiệp hỗ trợ đào tạo-tư vấn kinh doanh cho SMEs .........................................26 1.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................31 1.3 Phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................32 1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.........................................................................................33 1.4.1 Về mặt xây dựng lý thuyết và kiểm định lý thuyết......................................................33 1.4.2 Về mặt thực tiễn...........................................................................................................35 1.5. Cấu trúc đề tài.................................................................................................................36 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM .............37 2.1 Giới thiệu ...........................................................................................................................37 2.2 Một số khái niệm chính ....................................................................................................37 2.3 Mô hình logic của can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh....................39 2.3.1 Mô hình logic của can thiệp hỗ trợ SMEs (trong đó có hỗ trợ đào tạo và tư vấn kinh doanh) của Grimm và Paffhausen (2015) .............................................................................41 2.3.2 Ý tưởng về một Lý thuyết thay đổi của chương trình hỗ trợ đào tạo kinh doanh của McKenzie và Woodruff (2012, 2014)...................................................................................47 2.4 Lý thuyết kinh tế và mô hình kinh tế - quản trị làm cơ sở cho Mô hình Logic của....49 2.4.1 Lý thuyết vốn quản lý ..................................................................................................49 2.4.2 Lý thuyết vốn con người của Becker ...........................................................................54 2.4.3 Mô hình kinh tế thể hiện quan hệ giữa Đào tạo với năng suất, tiền lương .................58 2.4.4 Lý thuyết quản trị nguồn nhân lực chiến lược .............................................................64 2.4.5 Một số luận điểm lý thuyết, mô hình kinh tế, khung lý thuyết khác............................68 2.5 Lý thuyết về mối quan hệ giữa Mạng lưới, Cải tiến-đổi mới và kết quả hoạt động của doanh nghiệp ...........................................................................................................................73 2.5.1 Mạng lưới và Cải tiến-đổi mới.....................................................................................73 2.5.2 Mạng lưới, cải tiến-đổi mới và hiệu quả hoạt động.....................................................75 vi 2.6 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về đánh giá tác động của can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh .....................................................................................76 2.6.1 Bối cảnh của các can thiệp..........................................................................................76 2.6.2 Phương pháp đánh giá tác động của các nghiên cứu thực nghiệm ..............................79 2.6.3 Các phát hiện từ các nghiên cứu thực nghiệm .............................................................83 2.7 Những khoảng trống nghiên cứu có thể được thu hẹp ..................................................85 2.8 Khung phân tích................................................................................................................87 2.9 Tóm tắt chương .................................................................................................................89 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.................................................................................90 3.1 Giới thiệu ...........................................................................................................................90 3.2 Quy trình nghiên cứu & phương pháp nghiên cứu .......................................................90 3.3 Phương pháp nghiên cứu định tính.................................................................................92 3.3.1 Sơ lược về mô hình logic của dự án, chương trình hay chính sách .............................92 3.3.2 Cách tiếp cận đa tình huống.........................................................................................97 3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng............................................................................102 3.4.1 Phương pháp so sánh điểm xu hướng (PSM) ............................................................102 3.4.2 Phương pháp DID-PSM.............................................................................................106 3.4.3 Cách tiếp cận Minimum Bayes Factor.......................................................................109 3.4.4 Dữ liệu........................................................................................................................111 3.5 Tóm tắt chương ...............................................................................................................113 CHƯƠNG 4. PHÁT TRIỂN LÝ THUYẾT THAY ĐỔI CỦA CAN THIỆP HỖ TRỢ SMES VỀ ĐÀO TẠO-TƯ VẤN KINH DOANH ...................................................................114 4.1 Giới thiệu .........................................................................................................................114 4.2 Mô tả Đầu vào, Hoạt động, Đầu ra của chương trình hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh .............................................................................................................................115 4.2.1 Các đầu vào................................................................................................................115 4.2.2 Các hoạt động.............................................................................................................117 4.2.3 Các đầu ra...................................................................................................................118 4.3 Các kết quả tiềm năng của can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh ở cấp độ doanh nghiệp .............................................................................................................123 4.3.1 Các kết quả cuối cùng (tác động)...............................................................................123 4.3.2 Các kết quả trung gian ...............................................................................................135 4.4 Một số kết quả ở cấp độ cá nhân/hộ và cấp độ địa phương/quốc gia.........................145 4.4.1 Ở cấp độ cá nhân hay hộ ............................................................................................145 4.4.2 Ở cấp độ địa phương hay quốc gia.............................................................................147 4.5 Tóm tắt chương ...............................................................................................................148 CHƯƠNG 5. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CAN THIỆP HỖ TRỢ ĐÀO TẠO-TƯ VẤN KINH DOANH CHO SMEs CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM..............................................150 5.1. Giới thiệu ........................................................................................................................150 5.2. Tổng quan về việc triển khai can thiệp ........................................................................150 5.3. Phương pháp đánh giá và mẫu dữ liệu ........................................................................152 vii 5.3.1 Áp dụng Mô hình logic của can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh cho trường hợp CT hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh của CP Việt Nam...................152 5.3.2 Chi tiết về phương pháp đánh giá tác động định lượng .............................................154 5.3.3 Mô tả mẫu dữ liệu ......................................................................................................154 5.4. Tác động của can thiệp lên các kết quả cuối cùng ......................................................156 5.4.1 Đánh giá tác động của can thiệp lên hiệu quả hoạt động kinh doanh........................156 5.4.2 Đánh giá tác động của can thiệp lên số tiền đóng thuế, phí, lệ phí chính thức..........161 5.4.3 Đánh giá tác động của can thiệp một số kết quả cuối cùng khác (tiền lương, việc làm, xuất khẩu)............................................................................................................................162 5.5 Tác động của can thiệp lên các kết quả trung gian......................................................164 5.5.1 Tác động của can thiệp lên Mạng lưới.......................................................................164 5.5.2 Tác động lên các kết quả trung gian khác..................................................................166 5.6. Tóm tắt chương ..............................................................................................................167 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................................168 6.1 Kết luận............................................................................................................................168 6.2 Một số thảo luận và hàm ý chính sách ..........................................................................173 6.3 Giới hạn của đề tài và khuyến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo..............................178 CÁC ĐỀ TÀI NCKH, BÀI BÁO KHOA HỌC, BÀI NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ .......179 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................180 CÁC PHỤ LỤC .........................................................................................................................194 PHỤ LỤC A. CÔNG CỤ THU THẬP DỮ LIỆU ..................................................................195 A.1 Dàn bài phỏng vấn định tính (Bán cấu trúc) ...............................................................195 A.2 Những câu hỏi được sử dụng để xác định tình trạng tham gia chương trình ..........197 PHỤ LỤC B. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CAN THIỆP PHÁT TRIỂN: MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN ........................................................................................................................198 B.1 Một số khái niệm cơ bản................................................................................................198 B.2 Đánh giá lý thuyết thay đổi (mô hình logic) của can thiệp .........................................201 PHỤ LỤC C. LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM (BỔ SUNG) ..........................................202 C.1 Đầu tư vào vốn con người khi có ngoại tác, thông tin bất cân xứng .........................202 C.2 Một số khái niệm liên quan ...........................................................................................204 C.2.1 Đào tạo trong doanh nghiệp ......................................................................................204 C.2.2 Hiệu suất kỹ thuật (hay hiệu quả kỹ thuật)................................................................204 C.2.3 Chất lượng cuộc sống của người dân ........................................................................206 C.3 Một số nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đào tạo của DN...........................................................................................................................................208 C.4 Nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa đào tạo của doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiền lương........................................................................................210 C.4.1. Nghiên cứu thực nghiệm ở cấp độ ngành.................................................................210 C.4.2 Nghiên cứu thực nghiệm ở cấp độ cá nhân người lao động kết hợp với cấp độ DN 212 viii C.5 Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa Mạng lưới và Cải tiến-đổi mới, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ....................................................................215 C.5.1 Mạng lưới - cải tiến đổi mới- hiệu quả hoạt động kinh doanh.................................215 C.5.2 Mạng lưới và cải tiến-đổi mới...................................................................................216 C.6 Một số nghiên cứu thực nghiệm ở cấp độ vĩ mô..........................................................217 C.7 Một số nghiên cứu dạng tổng quan ..............................................................................219 C.8 Hệ thống một số kết quả, giả định từ các mô hình logic của can thiệp trước đây ...220 PHỤ LỤC D. MỘT SỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SMES CỦA VIỆT NAM.......................................................................................................................223 D.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam........................................223 D.2 Một số thông tin về đào tạo-tư vấn trực tuyến do các đơn vị nhà nước thực hiện ..224 PHỤC LỤC E. MÔ TẢ CHI TIẾT HƠN MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ SMES Ở CÁC NƯỚC TỪ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ....................................................227 E.1 Tóm lược một số chương trình hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh............227 E.2 Giới thiệu sơ lược một số chương trình hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh ở Pê ru, Indonesia, Chi Lê, Ác hen ti na ................................................................................229 PHỤ LỤC F. THÔNG TIN BỔ SUNG VỀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................233 F.1 Chi tiết hơn về cách thu thập thông tin định tính .......................................................233 F.2 Các chỉ số đo lường kết quả của can thiệp từ các nghiên cứu đánh giá tác động.....239 F.2.1. Các chỉ số đo lường các kết quả trung gian..............................................................239 F.2.2 Các chỉ số đo lường các kết quả cuối cùng................................................................245 PHỤ LỤC G. CÁCH THỨC MÃ HÓA DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH..........................................247 PHỤ LỤC H. NHU CẦU ĐƯỢC HỖ TRỢ ĐÀO TẠO-TƯ VẤN KINH DOANH CỦA SMES: MỘT PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH Ở VIỆT NAM ......................................................251 PHỤ LỤC I. BỐI CẢNH MỘT CHƯƠNG TRÌNH/DỰ ÁN HỖ TRỢ SMES VỀ ĐÀO TẠO-TƯ VẤN KINH DOANH Ở VIỆT NAM ......................................................................265 I.1 Bối cảnh chương trình hỗ trợ SMEs về đào tạo kinh doanh của chính phủ ..........265 I.1.1 Giới thiệu một số chính sách ......................................................................................265 I.1.2 Mô tả can thiệp ...........................................................................................................269 I.2 Bối cảnh Chương trình hỗ trợ SMEs ngành công nghiệp hỗ trợ của JICA tại Việt Nam qua các tình nguyện viên cao cấp người Nhật Bản...................................................289 I.2.1 Mục tiêu, đối tượng thụ hưởng và các bên liên quan .................................................289 I.2.2 Nội dung can thiệp......................................................................................................291 I.3 Bối cảnh Dự án SCORE: dự án hỗ trợ các SMEs ngành gỗ về đào tạo & tư vấn kinh doanh......................................................................................................................................295 I.3.1 Mục tiêu của dự án và đối tượng thụ hưởng...............................................................295 I.3.2 Đối tượng thụ hưởng, và các đối tác liên quan...........................................................296 I.3.3 Nội dung can thiệp......................................................................................................298 PHỤC LỤC J. CAN THIỆP HỖ TRỢ SMES VỀ ĐÀO TẠO – TƯ VẤN KINH DOANH VÀ CẢI TIẾN-ĐỔI MỚI TRONG THỰC TIỄN KINH DOANH: MỘT PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH...............................................................................................................................301 ix PHỤ LỤC K. MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SƠ BỘ.....................................................311 PHỤ LỤC L. MÔ HÌNH XÁC SUẤT THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ SMES CỦA CHÍNH PHỦ....................................................................................................................312 L.1 Mô tả các biến trong mô hình........................................................................................312 L.2 Kết quả ước lượng..........................................................................................................314 PHỤ LỤC M. CÁC BẢNG SỐ LIỆU (BỔ SUNG) THỂ HIỆN TÁC ĐỘNG CỦA CAN THIỆP LÊN CÁC KẾT QUẢ TRUNG GIAN .......................................................................320 M.1 Tác động lên thực tiễn kinh doanh .............................................................................320 M.2 Ảnh hưởng của can thiệp lên đầu tư, quy mô.............................................................321 M.3. Ảnh hưởng của can thiệp lên số tiền vay....................................................................321 PHỤ LỤC N. CÁC KẾT QUẢ KHÁC....................................................................................329 x DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu, STT từ viết tắt Ghi chú 1 & và 2 ctg. Các tác giả / các cộng sự / et al. 3 tt. Tiếp theo 4 - và/hoặc (ví dụ, đào tạo-tư vấn: đào tạo và/hoặc tư vấn) 5 5S Tên một phương pháp để giảm chi phí, cải tiến chất lượng 6 AED Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam 7 AOTS Hiệp hội học bổng kỹ thuật nước ngoài 8 ATE Tác động can thiệp bình quân 9 ATT Tác động can thiệp bình quân lên đối tượng được can thiệp 10 BIFA Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương 11 BONOPYME Tên một chương trình hỗ trợ SMEs về đào tạo ở Peru 12 BTC Bộ Tài Chính Can thiệp hỗ trợ đào tạo tư vấn kinh doanh cho SMEs 13 BTCI (business training–consulting intervention for SMEs) 14 BKHĐT Bộ Kế hoạch và đầu tư/MPI Việt Nam 15 CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Việt Nam 16 CIMO Chương trình Hiện đại hóa toàn diện, Mê hi cô 17 CP Chính phủ 18 CSID Trung tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ TPHCM, Việt Nam 19 CT Chương trình 20 Cty Công ty 21 DA Dự án 22 DD Phương pháp khác biệt kép 23 DID Phương pháp khác biệt trong khác biệt 24 DN Doanh nghiệp 25 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa / SMEs 26 FEM Mô hình tác động cố định 27 FPA Hội lâm sản và chế biến gỗ Bình Định 28 GO Giá trị sản xuất 29 GV Giảng viên 30 HAWA Hội thủ công Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM 31 HCM Hồ Chí Minh Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp 32 HEPZA TPHCM xi Ký hiệu, STT từ viết tắt Ghi chú 33 ILO Tổ chức Lao động quốc tế 34 ILSSA Viện khoa học lao động và xã hội 35 ITT Tác động dự định can thiệp 36 IV Phương pháp biến công cụ Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản 37 JICA (The Japan International Cooperation Agency) Chương trình tình nguyện viên cao cấp của JICA - Nhật Bản 38 JICA's SVP (JICA’s Senior Volunteers Program) 36 KAIZEN Hoạt động cải tiến liên tục 37 KCN Khu công nghiệp 38 KCX Khu chế xuất 39 KD Kinh doanh 40 MBF Minimum Bayes Factor 41 MH Mô hình 42 MICT Bộ Công Nghiệp-Thương Mại-và Truyền thông, Ma rốc Viện nghiên cứu phát triển về kim loại và công nghiệp chế tạo 43 MIDC máy, In đô nê xi a 44 MOF Bộ Tài Chính 45 MOLISA Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội 46 MPI Bộ Kế hoạch và đầu tư 47 MSMEs Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa 49 MT Môi trường 50 NĐ56 Nghị định số 56 51 NORAD Cơ quan hợp tác phát triển Na Uy 52 NV Nhân viên 53 OFPPT Văn phòng đào tạo nghề nghiệp và xúc tiến lao động, Ma rốc 54 PAC Chương trình hỗ trợ đào tạo cho SMEs, Mê hi cô 55 PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Phương pháp so sánh/đối chiếu dựa trên điểm xu hướng (hay 56 PSM xác suất tham gia) 57 PV Phỏng vấn 58 QTDN Quản trị doanh nghiệp 59 RCT Thí nghiệm đối chứng ngẫu nhiên 60 RD Hồi quy không liên tục Dự án Phát triển doanh nghiệp bền vững 61 SCORE (Sustaining Competitive and Responsible Enterprises) 62 SCP Chương trình vốn hạt giống, ở Chi Lê xii Ký hiệu, STT từ viết tắt Ghi chú 63 SECO Ủy Ban quốc gia về các vấn đề kinh tế Thụy Sỹ 64 SERCOTEC Cơ quan hợp tác chuyên môn của Chi Lê 65 SHTP Ban Quản lý khu công nghệ cao TPHCM Chương trình/Dự án hỗ trợ phát triển công nghiệp 66 SIDCAST đối với công nghệ đúc ở Indonesia 67 SII Cơ quan thuế nội địa của Chi Lê 68 SMEs Các doanh nghiệp nhỏ và vừa/DNNVV/MSMEs 69 STC Hợp đồng đào tạo chuyên biệt/cụ thể Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phía 70 TAC Bắc, Việt Nam Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phía 71 TAC-HCM Nam Tác động can thiệp bình quân lên đối tượng được 72 TOT can thiệp 73 TT Thông tư Thông tư liên tịch số 04/2014/ TTLT-BKHĐT- 74 TT04 hay Thông tư số 04 BTC Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BKHĐT- 75 TT05 hay Thông tư số 05 BTC TT05/2019 hay Thông tư số 76 05/2019 Thông tư số 05/2019/TT-BKHĐT 77 TTTL Thông tư liên tịch 78 UBND Ủy Ban Nhân dân 79 UEH Trường ĐH Kinh tế TPHCM 80 VA Giá trị gia tăng Phòng/Liên đoàn Thương mại & Công nghiệp 81 VCCI-HCM Việt Nam, chi nhánh TPHCM xiii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Các thành phần chính trong Mô hình logic của can thiệp .............................................38 Bảng 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất tham gia chương trình hỗ trợ đào tạo-tư vấn cho SMEs, cũng như ảnh hưởng đến kết quả của chương trình ..........................................................81 Bảng 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất tham gia chương trình hỗ trợ đào tạo-tư vấn cho SMEs, cũng như ảnh hưởng đến kết quả của chương trình (tt) ...................................................82 Bảng 3.1 Phân nhóm MBF tương ứng với độ mạnh của bằng chứng trong chống lại Ho..........111 Bảng 4.1 Các đầu vào chính của CT hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh......................120 Bảng 4.2 Các hoạt động chính của CT hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh ..................121 Bảng 5.1 Số lớp (khóa), số học viên, chi phí được triển khai ở năm 2012.................................151 Bảng 5.2 Số lượng, tỷ lệ % DN trong mẫu phân tích phân theo tỉnh/thành phố, quy mô DN, loại hình sở hữu và tình trạng tham gia chương trình ở năm 2012....................................................155 Bảng 5.3 Ước lượng ATT của can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo kinh doanh ở năm t đối với các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của SMEs ở năm t+s, với s=0,1,2 ...................157 Bảng 5.4 Ước lượng ATT của can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo kinh doanh ở năm t đối với các chỉ số đo lường năng suất lao động của SMEs ở năm t+s, với s=0,1,2 ......................................159 Bảng 5.5 ATT về hiệu quả tài chính, hiệu suất kỹ thuật, thị phần..............................................161 Bảng 5.6 ATT đối với các khoản thuế, phí và lệ phí chính thức ................................................162 Bảng 5.7 Tác động của can thiệp đến tiền lương bình quân .......................................................162 Bảng 5.8 Tác động của can thiệp đến việc làm...........................................................................163 Bảng 5.9 Tác động của can thiệp lên xuất khẩu..........................................................................164 Bảng 5.10 Tác động can thiệp bình quân lên Mạng lưới của DN được thụ hưởng ..................165 Bảng C.1 Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo (cấp độ doanh nghiệp 209 Bảng C.2. Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của đào tạo lên hiệu quả hoạt động năng suất, tiền lương ....................................................................................................................................214 Bảng C.3 Một số nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam cho cấp độ vĩ mô .................................218 Bảng C.4 Hệ thống các kết quả tiềm năng và giả định từ các mô hình Logic của can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh trước đây...........................................................................220 Bảng D.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, và vừa theo Nghị định 56.................223 Bảng E.1 Một số Chương trình hỗ trợ SMEs về đào tạo tư vấn kinh doanh của các chính phủ.227 Bảng F.1 Một số công việc chính mà tác giả đã triển khai trong quá trình nghiên cứu .............236 Bảng F.2 Cách thức đo lường thực tiễn kinh doanh của Valdivia (2015) ..................................239 Bảng F.3a Các chỉ số đo lường “Thực tiễn kinh doanh” trong đánh giá tác động của chương trình hỗ trợ về đào tạo cho SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh................................................242 Bảng F.3b Các chỉ số đo lường “Thực tiễn kinh doanh” trong đánh giá tác động của CT hỗ trợ về đào tạo cho SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh (tiếp theo) .................................................243 xiv Bảng F.4 Các chỉ số đo lường “Mạng lưới”; “Nhu cầu đào tạo” của DN trong đánh giá tác động của CT hỗ trợ về đào tạo cho SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh............................................244 Bảng F.5a Các kết quả cuối cùng (tác động) của chương trình hỗ trợ về đào tạo-tư vấn cho SMEs về kinh doanh ...................................................................................................................245 Bảng F.5b Các kết quả cuối cùng (tác động) của chương trình hỗ trợ về đào tạo-tư vấn cho SMEs về kinh doanh (tiếp theo).................................................................................................246 Bảng I.1 Các văn bản pháp lý về chính sách hỗ trợ SMEs về đào tạo kinh doanh ở Việt Nam266 Bảng I.2 CT hỗ trợ SMEs về đào tạo kinh doanh được lồng ghép trong kế hoạch phát triển SMEs 2011-2015 ...................................................................................................................................271 Bảng I.3. Mục tiêu, ngân sách, cơ quan chủ trì của CT hỗ trợ SMEs về đào tạo KD ................272 Bảng I.4 Các chuyên đề đào tạo khởi sự doanh nghiệp ..............................................................276 Bảng I.6 triển khai can thiệp ở cấp trung ương (trọng tâm do Bộ KH&ĐT chủ trì) ..................280 Bảng I.7 Số lượng lớp học do TAC-HCM tổ chức ở các tỉnh phía Nam năm 2014, 2015.........281 Bảng I.8 Số lớp học do TAC-HCM tổ chức phân theo các tỉnh/thành phố ở phía Nam ............282 Bảng I.9 Mục tiêu và đối tượng thụ hưởng của Dự án SCORE..................................................296 Bảng I.10 Các giai đoạn của dự án SCORE tại Việt Nam..........................................................299 Bảng L.1 Thống kê mô tả một số biến được sử dụng trong mô hình Probit...............................314 Bảng L.2 Các mô hình Probit giải thích xác suất tham gia chương trình ..................................318 Bảng M.1 ATT về thực tiễn kinh doanh: chiến lược, Marketing, bán hàng; Kế toán ................322 Bảng M.2a ATT về thực tiễn kinh doanh: nhân sự, công đoàn, quan hệ lao động.....................323 Bảng M.2b ATT đối với thực tiễn kinh doanh: Nhân sự, công đoàn, Quan hệ lao động (tt) .....324 Bảng M.3 ATT về Sự cải tiến-đổi mới trong thực tiễn kinh doanh và đầu tư (tt.) .....................325 Bảng M.4 ATT của can thiệp đối với cải tiến-đổi mới sản phẩm, quy trình, công nghệ............326 Bảng M.5 ATT về đầu tư, số tiền vay.........................................................................................327 Bảng M.6 Tác động của can thiệp lên Mạng lưới quan hệ xã hội của DN (bổ sung).................328 Bảng N.1 Số lượng, tỷ lệ DN trong mẫu phân theo ngành kinh tế quốc dân.............................329 Bảng N.2 Trị thống kê mô tả của một số biến kết quả cuối cùng: doanh thu, giá trị gia tăng...330 Bảng N.3 Trị thống kê mô tả của một số biến kết quả cuối cùng: năng suất lao động...............331 Bảng N.4 Trị thống kê mô tả của một số biến kết quả cuối cùng: giá trị xuất khẩu...................332 Bảng N.5 Trị thống kê mô tả của một số biến kết quả cuối cùng: các khoản thuế, phí và lệ phí đóng vào ngân sách nhà nước .....................................................................................................332 Bảng N.6 Trị thống kê mô tả của một số biến kết quả cuối cùng: tiền lương bình quân một lao động trong doanh nghiệp.............................................................................................................333 xv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 2.1 Chuỗi kết quả của can thiệp hỗ trợ SMEs của Grimm & Paffhausen (2015) ...............41 Hình 2.2 Ảnh hưởng của vốn quản lý đến sản lượng theo Bruhn & ctg.(2010)...........................51 Hình 2.3 Mô hình lý thuyết về mối liên hệ giữa đào tạo và kết quả hoạt động của tổ chức.........66 Hình 2.4 Khung phân tích.............................................................................................................88 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài.....................................................................................94 Hình 3.2 Các tình huống nghiên cứu mô tả theo mức độ đa ngành (hoặc đa địa phương) & số lượng doanh nghiệp được thụ hưởng ..........................................................................................100 Hình 3.3 Các tình huống nghiên cứu mô tả theo mức độ đa dạng môn học & đặc điểm can thiệp (đào tạo, đào tạo+tư vấn, tư vấn+đào tạo) ..................................................................................100 Hình 3.5 Các tình huống nghiên cứu được mô tả theo lượng thông tin có sẵn & mức độ tiếp cận...............................................................................................................................................101 Hình 4.1 Một số khóa đào tạo cho cán bộ hỗ trợ SMEs ở các tỉnh phía Nam do TAC-HCM tổ chức, và đào tạo nâng cao năng lực tư vấn cho tư vấn viên do TAC tổ chức.............................119 Hình 4.2 Sơ đồ phát triển của can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh.................122 Hình 4.3 Công ty Lâm Việt giới thiệu những cải tiến (sau khi tham dự các khóa huấn luyện của dự án SCORE), và kết quả đạt được sau cải tiến cho đoàn cán bộ của dự án SCORE tại Việt Nam và Bộ Lao động Thụy sĩ đến thăm công ty ngày 28/10/2016. ...........................................127 Hình 4.4 Một số hoạt động của nhà nước hỗ trợ kết nối SMEs trong nước với các DN FDI tại VN và các tập đoàn đa quốc gia..................................................................................................143 Hình 5.1 Biểu đồ phát triển của CT hỗ trợ SMEs về đào tạo kinh .............................................153 Hình B.1 Lý thuyết thay đổi của chương trình: mở “hộp đen” để giải thích..............................198 Hình B.2 Biểu đồ phát triển .......................................................................................................198 Hình B.3: Sơ đồ phát triển (thể hiện trực quan lý thuyết thay đổi) của chương trình 135II.......199 Hình B.4 Chuỗi kết quả thể hiện trực quan lý thuyết thay đổi của can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn về kinh doanh của Grimm & Paffhausen (2014) ........................................... 200 Hình C.1 Hiệu suất kỹ thuật........................................................................................................205 Hình D.1 Màn hình giới thiệu hệ thống đánh giá tổng thể hiệu quả hoạt động của DN.............224 Hình D.2 Một số khóa đào tạo trực tuyến về kinh doanh của TAC-Hanoi ................................225 Hình D.3 Giới thiệu một số khóa học trực tuyến của Saigon Innovation Hub ...........................226 Hình D.4 Màn hình chính của trang Web Học viện doanh nghiệp nhỏ và vừa ASEAN............226 Hình F.1 Khung các tình huống, thu thập dữ liệu tương ứng của tiếp cận định tính..................238 Hình H.2 Huấn luyện nhân viên bán hàng và quản lý bán hàng của Cty Interfood....................260 Hình I.1 Một số Hình ảnh tại khóa học do Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại, và Du lịch Tỉnh A tổ chức ngày 24 và 25 tháng 9 năm 2016 cho các SMEs trên địa bàn tỉnh ....................276 xvi Bảng I.5 Các chuyên đề đào tạo QTDN và QTDN chuyên sâu theo Thông tư 05 và Thông tư 04 .....................................................................................................................................................277 Hình I.3 Phân bố các SMEs được chương trình JICA hỗ trợ ở phía Nam (của Việt Nam)........291 Hình I.4 Các chuyên gia Nhật Bản hướng dẫn SMEs trực tiếp tại doanh nghiệp ở Việt Nam, các doanh nghiệp tiếp trục huấn luyện nhân viên và triển khai. .......................................................292 Hình I.5 Một tình nguyện viên cao cấp người Nhật Bản hỗ trợ cho SMEs ở khu vực phía Nam .....................................................................................................................................................294 Hình I.6 Một số học viên của các công ty ở chuyên đề 4, tại dự án SCORE, 3/2014 ................297 Hình H.1 Phát huy sáng kiến cải tiến của người lao động tại Cty Polytech ...............................304 Hình H.2 Một số hoạt động cải tiến chuyên đề 1-Hợp tác tại nơi làm việc................................304 Hình H.3 Một thay đổi tại nơi sản xuất của công ty Hiệp Long.................................................308 Hình H.4 Một thay đổi tại nơi sản xuất của công ty Mifaco.......................................................309 xvii DANH MỤC CÁC HỘP Trang Hộp 3.1 Diễn giải MBF của Ho so với Ha..................................................................................111 Hộp 4.1 Tư vấn giúp cải thiện thực tiễn kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu...............................132 Hộp 4.2 Ví dụ ở Cty Hanel PT của chị cựu học viên khóa đào tạo KD cao cấp ........................143 Hộp C.1 Những luận giải từ một số các kết quả tiềm năng ở cấp độ cá nhân/hộ và DN/ngành đến kết quả ‘chất lượng cuộc sống’ ở cấp độ địa phương/quốc gia...................................................207 Hộp E.1 Giới thiệu các chương trình hỗ trợ SMEs về đào tạo ở Peru........................................229 Hộp E.2 Các CT phối hợp giữa Nhật Bản và Indonesia về hỗ trợ SMEs ở Indonesia ...............230 Hộp E.3 CT hỗ trợ “vốn hạt giống” & đào tạo (SCP_The Seed Capital Program) ....................231 Hộp E.4 Chương trình tái cấu trúc kinh doanh (PRE) của Ác hen ti na .....................................232 Hộp F.1 Công cụ đo Thực tiễn kinh doanh của De Mel, McKenzie và Woodruff (2014) .........241 Hộp H.1 Ý kiến của chủ tịch Hội C TPHCM liên quan đến việc hỗ trợ đào tạo kinh doanh cho SMEs...........................................................................................................................................255 Hộp I.1 Triển khai CT hỗ trợ SMEs về đào tạo kinh doanh ở một số địa phương.....................284 Hộp I.2 Một mẩu quảng cáo của Hiệp hội HAWA về lớp học trong khuôn khổ Dự án SCORE .....................................................................................................................................................300 xviii CAN THIỆP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA VỀ ĐÀO TẠO - TƯ VẤN KINH DOANH: PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH LOGIC VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM TÓM TẮT Hiện nay, mô hình logic (lý thuyết thay đổi) của can thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) về đào tạo-tư vấn kinh doanh được công bố chưa nhiều. Thêm vào đó, những mô hình được tìm thấy vẫn còn một số giới hạn về nền tảng lý thuyết, phương pháp xây dựng, và nội dung của mô hình. Ngoài ra, việc thiết kế, thực thi, giám sát và đánh giá các chính sách, chương trình, dự án liên quan đến loại can thiệp này ở nhiều quốc gia cũng còn một số hạn chế. Do vậy, mục tiêu chính của đề tài là: (1) phát triển mô hình logic của can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh; (2) đánh giá tác động của can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh của Chính phủ Việt Nam. Với phương pháp định tính, mô hình logic của can thiệp này đã được bổ sung nhiều căn cứ lý thuyết và bằng chứng thực địa, mở rộng cho nhiều cấp độ (cá nhân-hộ; doanh nghiệp-ngành; địa phương- quốc gia), bổ sung các kết quả tiềm năng mới. Bằng phương pháp định lượng với kỹ thuật PSM, DID-PSM và cách tiếp cận Minimum Bayes Factor dựa trên dữ liệu khảo sát SMEs, đề tài phát hiện rằng can thiệp do chính phủ Việt Nam thực hiện đã có tác động tích cực lên các SMEs được thụ hưởng về thực tiễn kinh doanh, mạng lưới, đầu tư, hiệu quả hoạt động kinh doanh, và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Từ khóa: Đánh giá tác động, Mô hình logic, Can thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo-tư vấn kinh doanh, PSM, DID-PSM, MBF xix BUSINESS TRAINING – CONSULTING INTERVENTION FOR SMALL AND MEDIUM-SIZED ENTERPRISES: DEVELOPING A LOGIC MODEL AND IMPACT EVALUATION OF THIS INTERVENTION FROM THE GOVERNMENT IN VIETNAM ABSTRACT There has been currently few studies on logic model (theory of changes) of consulting intervention for Small and medium-sized enterprises (SMEs) on business training and consulting. In addition, the existing models have been still remaining the limitation on theoretical base, methodology and contents. Besides, limitations have been also existed in designing, implementing, controlling and evaluating of policies, programs and projects related to this type of intervention. Therefore, the main objectives in this study: (1) developing a logic model on business training – consulting intervention for Small and medium-sized enterprises; (2) impact evaluation of this intervention from the government in Vietnam. On the qualitative method, the logic model of this intervention has been developed by complementing both theoretical and empirical arguments, expanding multi- levels, providing potentially new outcomes in this study. On quantitative method with Propensity Score Matching (PSM), Difference in Difference (DID) – PSM and Minimum Bayes Factor approach basing on the SMEs survey data, the study found that the interventions from Vietnamese government have positive impacts on the beneficiary SMEs in business practices, network, investment, business performance and contribution to the state budget. Keywords: impact evaluation, logic model, business training–consulting intervention for SMEs, PSM, DID-PSM, MBF CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Lý do nghiên cứu và Mục tiêu nghiên cứu Đề tài này hướng đến hai mục tiêu nghiên cứu chính: (1) phát triển mô hình logic (hay lý thuyết thay đổi) của can thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) về đào tạo-tư vấn kinh doanh; và (2) đánh giá tác động1 của can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh của Chính phủ Việt Nam lên các doanh nghiệp được thụ hưởng. Hai lý do tương ứng với từng mục tiêu nghiên cứu của đề tài được mô tả lần lượt ở Mục 1.1.1 và Mục 1.1.2. 1.1.1 Mô hình logic của can thiệp hỗ trợ đào tạo-tư vấn về kinh doanh cho SMEs: một khoảng trống trong lý thuyết và trong các nghiên cứu thực nghiệm a. Sự cần thiết của can thiệp hỗ trợ SMEs về đào tạo-tư vấn kinh doanh Nghiên cứu về SMEs được nhiều nhà nghiên cứu, các tổ chức quốc tế, cơ quan hoạch định chính sách quan tâm chú ý (López-Acevodo & Tan 2011, Rakícevic & ctg. 2016, Rand & Tarp 2020). Ở nhiều quốc gia, SMEs thường chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế; theo Nguyễn và ctg. (2017), tỷ lệ SMEs trong tổng số doanh nghiệp (DN) của Thái Lan là 97,16% (2,7 triệu SMEs, năm 2013 ), của Hàn Quốc là 99,9% (3,3 triệu SMEs, năm 2012), của Malaysia là 97,3% (662 ngàn SMEs, năm 2013), của Nhật Bản là 99,8% (3,8 triệu SMEs, năm 2014); SMEs có đóng góp lớn và ngày càng nhiều hơn vào tăng trưởng của các nền kinh tế, vào việc tạo ra nhiều việc làm cho người lao động (Rand & Tarp 2020). Ngoài ra, vai trò của SMEs nói riêng và khu vực kinh tế tư nhân nói chung ngày càng quan trọng. Ví dụ, ở nước Úc, vào năm 2010, 70% lao động đang làm việc trong các SMEs; các DN thuộc khu vực kinh tế tư nhân của Úc đã đóng góp 85% vào giá trị gia tăng, và gần như 100% ngân sách từ thuế, 83% lao động; ngoài ra, khu vực kinh tế tư nhân của Úc cũng đóng góp tích cực vào việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN (Đào & ctg. 2014). Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của SMEs vẫn còn nhiều hạn chế so với các doanh nghiệp lớn trong nước hay các tập đoàn đa quốc gia hoạt động trên phạm vi lãnh thổ của 1 “Đánh giá tác động” được dịch từ thuật ngữ “impact evaluation”. Đánh giá tác động của can thiệp chương trình hay dự án là việc nỗ lực tìm hiểu xem có phải sự thay đổi trong phúc lợi (the changes in well-being) của đối tượng thụ hưởng là do can thiệp chương trình hay dự án (project or program intervention) tạo nên hay không (Khandker & ctg. 2010) .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_can_thiep_ho_tro_doanh_nghiep_nho_va_vua_ve_dao_tao.docx
  • docxTom tat _Tieng Anh.docx
  • docxTom tat _Tieng Viet.docx
  • docxTT dong gop moi _ Tieng Anh v3.docx
  • docxTT dong gop moi _ Tieng Viet v3.docx
Luận văn liên quan