Trong xã hội hiện đại, yếu tố quản lý có vai trò quan trọng. Nhờ quản
lý tốt, một quốc gia, một địa phương có thể phát triển nhanh trên nền tảng
nguồn tài nguyên nghèo nàn. Ngược lại, nếu quản lý kém, các quốc gia, địa
phương giàu tiềm năng có thể trì trệ, lạc hậu.
Trong hệ thống quản lý, cán bộ (CB) quản lý là yếu tố quyết định. CB
quản lý là người đưa ra quyết định về mục tiêu, phương án phát triển một
quốc gia, địa phương. Cán bộ quản lý cũng là người liên kết, tổ chức những
người khác thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước, địa phương
bằng cách triển khai các phương án phát triển tối ưu.
Quản lý nhà nước (QLNN) về kinh tế trong mô hình kinh tế thị trường
hỗn hợp có vai trò ngày càng tăng lên. Cán bộ QLNN về kinh tế (KT) là
người giúp Nhà nước thực hiện vai trò đó cả ở cấp quốc gia và cấp địa
phương. Quy mô nền KT càng lớn, tốc độ phát triển KT càng cao, cơ cấu nền
KT càng phức tạp, trách nhiệm của CB QLNN về KT càng lớn.
Hà Nội là Thủ đô là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính
quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch
quốc tế của cả nước. Trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phát triển nhiều ngành
KT hiện đại với tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu tiến bộ. Trong nhiều năm qua,
Hà Nội đã đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển KT vùng Đồng bằng
Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước, hỗ trợ các địa
phương hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn 2006 – 2010,
tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân của thành phố Hà Nội đạt 10.7%, thu
nhập bình quân đầu người đạt khoảng 37 triệu đồng (khoảng 1.950 USD).
Năm 2010 phàn đóng góp GDP của Hà Nội chiếm khoảng 12.7%. Hà Nội mở
rộng có thêm tiềm năng đất đai, nguồn lực con người dồi dào cho phát triển
kinh tế - xã hội (KT – XH).
180 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế cấp thành phố ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THANH CƢƠNG
CHẤT LƢỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ KINH TẾ CẤP THÀNH PHỐ Ở HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 01
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Thị Minh Châu
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THANH CƢƠNG
CHẤT LƢỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ KINH TẾ CẤP THÀNH PHỐ Ở HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 10
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Thị Minh Châu
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng và
được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
TRẦN THANH CƢƠNG
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
5
1.1. Thành quả nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến đề tài
luận án
5
1.2. Những nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án 8
1.3. Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án 19
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT
LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
KINH TẾ CẤP TỈNH
23
2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh 23
2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế
cấp tỉnh
35
2.3 Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước
về kinh tế
62
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN
BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ KINH TẾ CẤP THÀNH PHỐ
Ở HÀ NỘI
74
3.1. Khái quát về thành phố Hà Nội và các cơ quan quản lý
nhà nước về kinh tế của thành phố Hà Nội
74
3.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về
kinh tế cấp thành phố ở Hà Nội
78
3.3. Thực trạng công tác đảm bảo chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý nhà nước về kinh tế cấp thành phố ở Hà Nội
99
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ KINH TẾ CẤP THÀNH PHỐ Ở HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
117
4.1. Yêu cầu mới và phương hướng nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế cấp thành phố ở
Hà Nội đến năm 2020
117
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà
nước về kinh tế cấp thành phố ở Hà Nội đến năm 2020
127
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC
GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
151
154
155
163
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 CB Cán bộ
2 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
3 ĐTBD Đào tạo, bồi dưỡng
4 HĐND Hội đồng nhân dân
5 KT Kinh tế
6 KT - XH Kinh tế - xã hội
7 KTTT Kinh tế thị trường
8 NSNN Ngân sách nhà nước
9 QLNN Quản lý nhà nước
10 UBND Ủy ban nhân dân
11 XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh 67
Bảng 3.1 Thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CB QLNN
về KT cấp thành phố ở Hà Nội
78
Bảng 3.2 Trình độ lý luận chính trị của CB diện quy hoạch cấp thành
phố ở Hà Nội
80
Bảng 3.3 Thống kê trình độ QLNN của CB QLNN về KT 82
Bảng 3.4 Thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ của CB QLNN về KT
cấp thành phố của Hà Nội
83
Bảng 3.5 Tự đánh giá của CB về nguyên nhân, kết quả thực hiện
nhiệm vụ
85
Bảng 3.6 Chỉ số thành phần chi phí thời gian trong đánh giá chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội năm 2015
86
Bảng 3.7 Kết quả khảo sát về năng lực CB QLNN về KT 88
Bảng 3.8 Chủ số thành phần chi phí không chính thức trong đánh giá
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Hà Nội năm 2015
90
Bảng 3.9 Thống kê trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CB QLNN về
KT từ năm 2009 - 2015
93
Bảng 3.10 Cơ cấu chuyên ngành đào tạo của CB QLNN về KT 94
Bảng 3.11 Cơ cấu về giới của CB QLNN về KT 95
Bảng 3.12 Thống kê cơ cấu lứa tuổi của CB QLNN về KT ở Hà Nội 97
Bảng 3.13 Chỉ số năng lực cạnh tranh của thành phố Hà Nội 98
Bảng 3.14 Trình độ CB QLNN về KT được quy hoạch giai đoạn
2010 - 2015
102
Bảng 3.15 Số lượng CB QLNN về KT được bổ nhiệm từ 2009 - 2015 108
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
1.1 Khung phân tích lý thuyết về chất lượng CB QLNN về KT
cấp tỉnh
22
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
2.1 Cấu trúc Nhà nước Việt Nam theo tinh thần Hiến pháp 2013 26
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
3.1 Mức độ hoàn thành công việc của CB QLNN về KT cấp thành
phố ở Hà Nội
84
3.2 Mức độ phù hợp của chuyên ngành được đào tạo với công
việc CB đang đảm nhiệm
106
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội hiện đại, yếu tố quản lý có vai trò quan trọng. Nhờ quản
lý tốt, một quốc gia, một địa phương có thể phát triển nhanh trên nền tảng
nguồn tài nguyên nghèo nàn. Ngược lại, nếu quản lý kém, các quốc gia, địa
phương giàu tiềm năng có thể trì trệ, lạc hậu.
Trong hệ thống quản lý, cán bộ (CB) quản lý là yếu tố quyết định. CB
quản lý là người đưa ra quyết định về mục tiêu, phương án phát triển một
quốc gia, địa phương. Cán bộ quản lý cũng là người liên kết, tổ chức những
người khác thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước, địa phương
bằng cách triển khai các phương án phát triển tối ưu.
Quản lý nhà nước (QLNN) về kinh tế trong mô hình kinh tế thị trường
hỗn hợp có vai trò ngày càng tăng lên. Cán bộ QLNN về kinh tế (KT) là
người giúp Nhà nước thực hiện vai trò đó cả ở cấp quốc gia và cấp địa
phương. Quy mô nền KT càng lớn, tốc độ phát triển KT càng cao, cơ cấu nền
KT càng phức tạp, trách nhiệm của CB QLNN về KT càng lớn.
Hà Nội là Thủ đô là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính
quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch
quốc tế của cả nước. Trên địa bàn thành phố Hà Nội đã phát triển nhiều ngành
KT hiện đại với tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu tiến bộ. Trong nhiều năm qua,
Hà Nội đã đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển KT vùng Đồng bằng
Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước, hỗ trợ các địa
phương hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn 2006 – 2010,
tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân của thành phố Hà Nội đạt 10.7%, thu
nhập bình quân đầu người đạt khoảng 37 triệu đồng (khoảng 1.950 USD).
Năm 2010 phàn đóng góp GDP của Hà Nội chiếm khoảng 12.7%. Hà Nội mở
rộng có thêm tiềm năng đất đai, nguồn lực con người dồi dào cho phát triển
kinh tế - xã hội (KT – XH).
2
Quản lý nền KT như thế đòi hỏi đội ngũ CB QLNN về KT cấp thành
phố không những phải có đủ về lượng, mà quan trọng hơn, phải có chất lượng
tương xứng. Mặc dù Thành ủy và chính quyền thành phố Hà Nội đã quan tâm
đầu tư xây dựng cho mình đội ngũ CB làm công việc QLNN về KT trên địa
bàn khá đông đảo, được đánh giá là có chất lượng cao trong so sánh với các
địa phương khác. Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ, nhất là đứng trước bối
cảnh đầy khó khăn, biến động sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ cuối
thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, chất lượng đội ngũ CB QLNN về KT cấp
thành phố ở Hà Nội dường như chưa đáp ứng yêu cầu. Nếu không có đội ngũ
CB QLNN về KT cấp thành phố đủ mạnh, Hà Nội có thể vấp phải nhiều khó
khăn cản trở quá trình phát triển KT - XH trên địa bàn. Chính vì thế, nâng cao
chất lượng đội ngũ CB QLNN về KT cấp thành ở Hà Nội trở thành nhiệm vụ
cấp bách.
Đã có nhiều hội nghị và một số công trình nghiên cứu liên quan đến đội
ngũ CB QLNN về KT cấp thành phố ở Hà Nội. Song chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống cả cơ sở lý thuyết lẫn những yêu cầu thực tiễn
đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB QLNN về KT cấp thành phố ở
Hà Nội. Chính vì thế, lựa chọn đề tài "Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà
nước về kinh tế cấp thành phố ở Hà Nội" làm đối tượng nghiên cứu trong
Luận án có ý nghĩa thiết thực.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
* Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là hình thành khung lý thuyết phân tích về
chất lượng đội ngũ CB QLNN về KT cấp tỉnh ở Việt Nam, trên cơ sở đó rà
soát chất lượng và công tác đảm bảo chất lượng đội ngũ CB QLNN về KT
cấp thành phố ở Hà Nội, qua đó tìm kiếm phương hướng, giải pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ CB QLNN về KT cấp thành phố ở Hà Nội đáp ứng yêu
cầu phát triển KT - XH của Thành phố trong giai đoạn đến năm 2020.
3
Để hoàn thành mục đích nghiên cứu nêu trên, quá trình nghiên cứu đã
hoàn thành các nhiệm vụ sau:
+ Hệ thống hoá có bổ sung cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ CB
QLNN về KT cấp tỉnh ở Việt Nam.
+ Tổng hợp có phân tích kinh nghiệm xây dựng đội ngũ CB QLNN về
KT của một địa phương, rút ra bài học cho Hà Nội.
+ Phân tích chất lượng và công tác đảm bảo chất lượng đội ngũ CB
QLNN về KT cấp thành phố ở Hà Nội.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB
QLNN về KT cấp thành phố ở Hà Nội trong giai đoạn đến năm 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng nghiên cứu đề tài là chất lượng và công tác đảm bảo chất
lượng của đội ngũ CB QLNN về KT cấp thành phố ở Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: đội ngũ CB QLNN về KT cấp tỉnh ở Hà Nội
được giới hạn trong phạm vi biên chế CB thuộc các phòng chuyên môn của
Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố, các Sở Tài chính, Sở Công
Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Tài nguyên và Môi trường (không nghiên cứu CB quản lý KT của các chi cục,
đơn vị sự nghiệp trực thuộc các sở, các doanh nghiệp nhà nước và các sở, ban,
ngành khác trực thuộc thành phố).
Về thời gian: Khảo sát thực trạng chất lượng đội ngũ CB QLNN về KT cấp
thành phố Hà Nội từ năm 2009 đến nay, các đề xuất dự kiến cho giai đoạn đến
năm 2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: chủ yếu sử dụng phương pháp tổng
hợp, so sánh, khái quát hóa trên cơ sở kế thừa các thành quả nghiên cứu khoa
học về chất lượng CB QLNN về KT cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
ở nước ta.
4
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng trong luận án là phân
tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa dựa trên các dữ liệu thống kê, tổng kết
thực tiễn và dữ liệu điều tra của các tổ chức nghiên cứu khác. Trong nghiên
cứu cũng sử dụng phương pháp trực tiếp điều tra xã hội học. Quy mô phiếu
điều tra là 305 phiếu với 30 chỉ tiêu thu thập thông tin. Đối tượng điều tra là
CB của UBND thành phố Hà Nội và các sở có chức năng QLNN về KT. Mẫu
điều tra được lấy ngẫu nhiên theo danh sách CB thuộc các đơn vị điều tra.
Các số liệu điều tra được sử dụng kết hợp với số liệu thu thập từ các
báo cáo của UBND thành phố và các sở liên quan.
5. Những đóng góp mới trong Luận án
- Xác định khung phân tích lý thuyết về chất lượng đội ngũ CB QLNN
về KT cấp tỉnh, trong đó chỉ rõ hai nhóm tiêu chí lớn, bảy nhóm tiêu chí nhỏ
đo lường chất lượng đội ngũ CB QLNN về KT cấp tỉnh; năm nội dung công
việc đảm bảo chất lượng đội ngũ CB QLNN về KT cấp tỉnh cũng như tập hợp
bốn nhóm các nhân tố ảnh hưởng.
- Tổng hợp được sáu bài học kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ CB
QLNN về KT phù hợp với nền kinh tế thị trường (KTTT).
- Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu trong chất lượng đội ngũ CB QLNN về
KT cấp thành phố ở Hà Nội trong những năm gần đây.
- Phân tích thực trạng công tác CB của thành phố Hà Nội liên quan đến
đội ngũ CB QLNN về KT cấp thành phố ở Hà Nội, chỉ ra thành công, hạn chế
và nguyên nhân.
- Đề xuất bốn phương hướng, sáu giải pháp đảm bảo chất lượng đội
ngũ CB QLNN về KT cấp thành phố ở Hà Nội trong giai đoạn đến năm 2020.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của Luận án được trình bày trong 4 chương 11 tiết.
5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. THÀNH QUẢ NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến chức năng của cán bộ
quản lý nhà nƣớc về kinh tế
Có nhiều quan niệm khác nhau về chức năng của CB QLNN về KT.
Nhánh tiếp cận về quản lý, quản trị chú trọng công việc mà CB quản lý phải làm.
Nhánh tiếp cận kinh tế, chính trị nhấn mạnh phạm vi can thiệp của nhà nước, lấy
đó làm căn cứ xác định chức năng của CB QLNN về KT.
Bản thân cách tiếp cận quản lý cũng bao gồm nhiều quan điểm khác
nhau. H.Fayol cho rằng, CB quản lý KT phải làm các chức năng, đó là dự
báo, lập kế hoạch, phối hợp, điều hành và kiểm tra. Ông cũng cho rằng, quản
lý KT chỉ là một trong nhiều chức năng của một tổ chức KT, là chức năng
phối hợp các chức năng khác để tổ chức KT đạt được kết quả tốt nhất [73,
tr.66-76].
Với cách tiếp cận quản lý như một hình thức tổ chức quá trình hoạt động
phối hợp của nhiều người, C. I. Barnard cho rằng, người quản lý phải làm các
công việc: xác lập mục tiêu, thiết kế cơ cấu tổ chức, bố trí nhân viên, phối hợp
hành động của nhân viên, tạo động lực cho họ làm việc tốt [73, tr.94-99].
Tiếp cận quản lý như một hệ thống các hoạt động kỹ thuật mà bất kỳ
CB quản lý nào cũng phải thực hiện, H. A. Simon cho rằng, công việc của
người CB quản lý là ra quyết định (bao gồm các khâu: thu thập thông tin;
thiết kế quyết định, lựa chọn giải pháp, thẩm định và phê chuẩn) và tổ chức
thực hiện các quyết định đó [73, tr. 175].
6
Các tác giả F. E. Kast và J.E Rosezweig theo quan điểm quyền biến cho
rằng, quản lý là một tập hợp những hệ thống con trong một hệ thống hiệp tác
nhằm đạt được sự nhất trí cao giữa tổ chức với môi trường và các hệ thống
con của nó. Quan điểm hệ thống này coi CB quản lý như là đầu mối liên kết
các hệ thống con với nhau và với môi trường [73, tr. 290].
Cách tiếp cận KT đối với chức năng của CB QLNN về KT khá khác
nhau. Trường phái KT cổ điển cho rằng, Nhà nước chỉ nên đảm nhiệm chức
năng giữ gìn trật tự xã hội và quốc phòng, do đó chức năng KT của nhà nước
đương nhiên là thu thuế đủ chi dùng cho bộ máy nhà nước.
Trường phái Macxit đề cao vai trò tổ chức toàn diện của nhà nước, và
do đó trao cho CB QLNN về KT khá nhiều chức năng như lập kế hoạch, phân
bổ nguồn lực, tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm.
Trường phái triết trung ủng hộ bàn tay vô hình của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường (KTTT), nhưng chính họ cũng có quan điểm rất khác nhau.
Trường phái Keyness ủng hộ nhà nước sử dụng chính sách tài khóa. Trường phái
trọng tiền ủng hộ nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ. Trường phái nhà nước
phúc lợi ủng hộ quan điểm nhà nước can thiệp mạnh vào lĩnh vực phân phối.
Dù tiếp cận theo cách nào thì điểm chung của các nhà khoa học là đều
thừa nhận nhà nước và qua đó là CB QLNN về KT phải thực hiện một số
chức năng nhất định trong quản lý nền KTTT hiện đại.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến chất lƣợng cán bộ quản
lý nhà nƣớc về kinh tế
Hầu hết các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý đều đề cập đến tố chất
của CB quản lý KT. H. Fayol đề cao các tố chất của người quản lý như sức
khỏe tốt, trí tuệ thông minh, năng lực quản lý, kiến thức chung vững vàng,
hiểu biết rộng và kinh nghiệm hoạt động chuyên môn [36, tr. 61-62].
7
Tiếp cận vấn đề QLNN trong chủ nghĩa tư bản, Max Weber cho rằng,
CB quản lý phải là những nhà chuyên môn tài giỏi, thành thạo công việc của
mình [73, tr. 113].
R. Tannenbaum và W.H. Schmidt trong tác phẩm “Làm thế nào để lựa
chọn mô thức lãnh đạo” [73, tr. 166-167], đã căn cứ theo mức độ vận dụng
chức quyền của CB quản lý để xác định rằng, có nhiều phong cách quản lý
khác nhau từ độc đoán gia trưởng, tự mình quyết định mọi vấn đề đến ủy
quyền rộng rãi cho cấp dưới ra quyết định.
R. Linkert trong tác phẩm “Mô thức mới của quản lý” [73, tr. 210], đã
khái quát hóa 4 phương thức hành động của giới quản lý, đó là: Chuyên chế
mệnh lệnh; mệnh lệnh ôn hòa; quản lý kiểu hiệp thương và quản lý với sự
tham gia của cấp dưới. Ông cũng cho rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả quản lý ngoài phong cách, mà một số trong đó là: quan niệm của
người quản lý; môi trường làm việc; chuẩn mực hành vi của nhân viên; mối
quan hệ với cấp trên và cá tính của người quản lý.
F. E. Fiedler ủng hộ thuyết quyền biến và cho rằng, phong cách lãnh
đạo phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện [73, tr. 241]
P. Drucker nhấn mạnh rằng, CB quản lý phải có 4 kỹ năng: Đưa ra các
quyết sách hiệu quả; trao đổi thông tin trong và ngoài tổ chức; vận dụng một
cách đúng đắn công cụ kiểm tra, điều khiển và đánh giá; vận dụng một cách
đúng đắn công cụ phân tích [73, tr.349].
H. Koontz và đồng sự cho rằng, những người quản lý có hiệu quả cần
có các kỹ năng khác nhau và các kỹ năng này cũng sẽ thay đổi về tầm quan
trọng đối với các cấp bậc quản lý khác nhau trong một tổ chức. Những kỹ
năng mà CB quản lý cần có là: Kỹ năng kỹ thuật (là kiến thức và tài năng
trong các hoạt động chuyên môn do họ phụ trách); Kỹ năng quan hệ (là khả
năng làm việc với con người); Kỹ năng nhận thức (là tri thức và kỹ năng nhìn
nhận tổ chức cả về chiều rộng lẫn chiều sâu); Kỹ năng thiết kế (giải quyết vấn
8
đề tối ưu). Các tác giả này cũng nhấn mạnh CB quản lý phải có các tố chất
như có tham vọng, có khả năng hiểu được người khác, chính trực và trung
thực, kinh nghiệm [ 38, tr.392-396].
1.1.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đào tạo cán bộ quản lý
nhà nƣớc về kinh tế
Hầu hết các nhà khoa học đều ủng hộ quan điểm phải đào tạo CB quản
lý. H. Fayol cho rằng phải đưa chương trình đào tạo CB quản lý vào các
trường học, kể cả đại học và hướng nghiệp ở phổ thông [36, tr.62] .
M. F follet cũng là người tin rằng, có thể đào tạo được CB quản lý [36,
tr. 79] .
Mc. Gregor có ý tưởng khá độc đáo về sự định hình cách thức hành
động của bản thân CB quản lý. Ông cho rằng hành động của CB quản lý là
kết quả tác động của một tập hợp các yếu tố bao gồm như hành vi của nhân
viên, nhiệm vụ phải hoàn thành, cơ cấu tổ chức, phong cách lãnh đạo và môi
trường. Do vậy, bất kỳ một CB quản lý nào cũng phải được đào tạo để biết
cách làm chủ các biến số đó [36, tr. 194].
Các tác giả của cuốn sách “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” [40, tr.
437-438] cũng nhấn mạnh rằng, cần chú trọng đào tạo CB quản lý. Họ cho
rằng, có thể đào tạo CB bằng hai phương thức: tại chỗ (thang bậc công việc,
luân chuyển, trợ lý, ủy quyền tạm thời, tham gia ủy ban và hội đồng) và
đào tạo tập trung các tri thức và kỹ năng cần thiết.
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến vai trò của cán bộ quản
lý nhà nƣớc về kinh tế
Về cơ bản, các công trình đã công bố ở trong nước đều đề cao vai trò
của CB QLNN về KT ở nước ta. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi
9
trọng vai trò của CB, coi CB là cái gốc của thành công và thất bại, là cầu nối
giữa Nhà nước, Đảng với nhân dân [32, tập 5, tr. 269, 240].
Luận án tiến sĩ Kinh tế của tác giả Phan Đình Quyền với đề tài “Phát
huy vai trò quản lý KT của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
hiện nay” [49] đã chứng minh Nhà nước ta có vai trò to lớn trong quản lý nền
KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), cũng có nghĩa là CB QLNN về
KT có nhiều việc để làm với tư cách người tham gia xây dựng đường lối
chiến lược, chính sách phát triển KT và trực tiếp sử dụng các công cụ quản lý
để biến các chính sách, chủ trương thành hiện thực.
Luận án tiến sĩ Kinh tế “Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà nước
về KT ở các huyện ngoại thành (qua thực tế các huyện ngoại thành Hà Nội)”
[50] của tác giả Trần Huy Sáng có đề cập đến vai trò của đội ngũ công chức
QLNN về KT ở các huyện như sau:
- Đội ngũ công chức QLNN về KT là những người trực tiếp triển
khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, quyết định của Đảng và Nhà nước
về KT trên địa bàn cấp huyện, qua đó tác động trực tiếp đến các hoạt động
khác ở huyện.
- Công chức QLNN về KT thể hiện hiệu lực pháp lý, nâng cao hiệu
quả KT - XH của QLNN về KT. Họ là những người giám sát, hướng dẫn các
hoạt động KT trên địa bàn huyện diễn ra trong khuôn khổ pháp lý, theo định
hướng XHCN.
- Công chức QLNN về KT ở huyện là những ngư