Luận án Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, hội nhập cùng các nước tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) với các xu hướng lớn: khoa học robot cao cấp, vật liệu mới, kỹ thuật số, sinh học. hiện nay, giáo dục - đào tạo (GD - ĐT) có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Giáo dục - đào tạo quyết định hình thành, phát triển nguồn nhân lực - nguồn lực quan trọng nhất - có chất lượng và chất lượng cao. Nguồn nhân lực ấy, sẽ góp phần thực hiện có kết quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thắng lợi ấy, bảo đảm xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong điều kiện thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Bởi vậy, trong Chiến lược phát triển giáo dục thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Đảng ta khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” [18, tr. 19]. Đảng đã xác định rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và giải pháp thực hiện Chiến lược này, trong đó khẳng định quan điểm: “Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu” [18, tr. 29]; “Giữ vững vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo.” [18, tr. 31]. Đồng thời, Đảng nhấn mạnh: cần “sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục - đào tạo” [18, tr. 44]. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI đã đưa ra các quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT, trong đó, nhấn mạnh giải pháp cơ bản về phát triển, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý GD - ĐT.

pdf199 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 946 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐỨC NHUẬN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN ĐỨC NHUẬN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1-PGS. TS. ĐỖ NGỌC NINH 2-PGS. TS. ĐINH NGỌC GIANG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ đúng quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Đức Nhuận MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài 1.2. Các công trình khoa học ở trong nước 1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan và những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG – NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Giáo dục trung học phổ thông, trường trung học phổ thông công lập và đội ngũ hiệu trưởng của trường ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng 2.2. Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng – khái niệm, tiêu chí đánh giá Chương 3: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng từ năm 2006 đến nay 3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CÔNG LẬP Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2025 4.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn và phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đến năm 2025 4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng đến năm 2025 KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 6 6 12 21 24 24 50 63 63 92 105 105 113 144 147 149 161 DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CNXH CNH, HĐH ĐBSH ĐNCB ĐNHT GD - ĐT Nxb THCS THPT UBND XHCN : Chủ nghĩa xã hội : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa : Đồng bằng sông Hồng : Đội ngũ cán bộ : Đội ngũ hiệu trưởng : Giáo dục và đào tạo : Nhà xuất bản : Trung học cơ sở : Trung học phổ thông : Uỷ ban nhân dân : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, hội nhập cùng các nước tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) với các xu hướng lớn: khoa học robot cao cấp, vật liệu mới, kỹ thuật số, sinh học... hiện nay, giáo dục - đào tạo (GD - ĐT) có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Giáo dục - đào tạo quyết định hình thành, phát triển nguồn nhân lực - nguồn lực quan trọng nhất - có chất lượng và chất lượng cao. Nguồn nhân lực ấy, sẽ góp phần thực hiện có kết quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Thắng lợi ấy, bảo đảm xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong điều kiện thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Bởi vậy, trong Chiến lược phát triển giáo dục thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Đảng ta khẳng định: “Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” [18, tr. 19]. Đảng đã xác định rõ quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và giải pháp thực hiện Chiến lược này, trong đó khẳng định quan điểm: “Giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu” [18, tr. 29]; “Giữ vững vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với đa dạng hoá các loại hình giáo dục - đào tạo...” [18, tr. 31]. Đồng thời, Đảng nhấn mạnh: cần “sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục - đào tạo” [18, tr. 44]. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI đã đưa ra các quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT, trong đó, nhấn mạnh giải pháp cơ bản về phát triển, nâng cao chất lượng nhà giáo và cán bộ quản lý GD - ĐT. Trong ngành GD - ĐT, các trường phổ thông, nhất là các trường trung học phổ thông (THPT) trong cả nước nói chung và ở đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) nói riêng có vị trí, vai trò quan trọng. Đây là các cơ sở đào tạo tạo tiền đề về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và tri thức cần thiết, đào tạo nguồn nhân lực có 2 chất lượng và chất lượng cao; chuẩn bị "hành trang" cơ bản để thế hệ trẻ Việt Nam, nói chung và thế hệ trẻ vùng ĐBSH, nói riêng tiếp thu, phát triển những tri thức mới của nhân loại và thời đại; tiếp tục thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trên đất nước ta; đáp ứng tốt yêu cầu công cuộc đổi mới. Trong các trường THPT, đội ngũ hiệu trưởng (ĐNHT) là những người lãnh đạo, quản lý cơ sở giáo dục, có vị trí, vai trò rất quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định chất lượng dạy và học đáp ứng những đòi hỏi nêu trên. Đồng bằng sông Hồng có vị trí, vai trò rất quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc phòng, an ninh đối với cả nước và có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Song, tiềm năng, thế mạnh đó chưa được khai thác tốt và phát huy hiệu quả cao. Nguyên nhân cơ bản là do chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Điều này lại phụ thuộc đáng kể vào chất lượng giáo dục phổ thông, trong đó có chất lượng giáo dục THPT. Chất lượng này lại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng ĐNHT trường THPT, trong đó ĐNHT trường THPT công lập chiếm tỷ lệ rất lớn. Những năm qua, thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, các cấp ủy đảng ở ĐBSH đã quan tâm nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT công lập. Chất lượng đội ngũ cán bộ (ĐNCB) này ở các tỉnh được nâng lên một bước, góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động của các trường, nhất là nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của các trường và sự nghiệp GD - ĐT trong những năm tới, chất lượng ĐNHT trường THPT vẫn chưa đáp ứng tốt. Năng lực quản lý, trình độ mọi mặt của ĐNHT trường THPT còn hạn chế, nhất là việc cập nhật những tri thức mới, một bộ phận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Những tiêu cực trong ĐNHT trường THPT công lập vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả, một số nơi có xu hướng gia tăng và trầm trọng thêm, như: tham nhũng - tình trạng không đáng có trong ngành “trồng người”; tiêu cực trong thi cử; dung túng cho tình trạng chạy điểm, chạy lớp học; bệnh thành tích trong giáo dục; một số cán bộ còn vi phạm Luật Giáo dục 3 Công tác cán bộ đối với ĐNHT trường THPT công lập, tuy đã có những đổi mới, tiến bộ, góp phần nâng cao đáng kể chất lượng ĐNCB này, song, vẫn còn nhiều yếu kém: việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ quản lý trường THPT công lập chưa được quan tâm thỏa đáng. Công tác quy hoạch chức danh cán bộ này chưa được tiến hành một cách chặt chẽ. Việc đào tạo, bồi dưỡng ĐNHT chưa thường xuyên liên tục, nhất là bồi dưỡng về lý luận chính trị, kiến thức mới, năng lực quản lý, đạo đức, lối sống. Đặc biệt, việc quản lý ĐNHT còn nhiều yếu kém đã hạn chế việc phòng ngừa, ngăn chặn sai lầm, khuyết điểm của ĐNCB này. Nghiên cứu, tìm giải pháp khả thi phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, hạn chế nêu trên, nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh vùng này đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong những năm tới thực sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường trung học phổ thông công lập ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất các giải pháp khả thi nâng cao chất lượng ĐNHT ở vùng này đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài. - Luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH giai đoạn hiện nay. - Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH từ năm 2006 đến nay, chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. - Đề xuất phương hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH đến năm 2025. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Luận án khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở 9 tỉnh ĐBSH (gồm các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, không nghiên cứu ở hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng) từ năm 2006 đến nay. - Phương hướng và các giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ, công tác cán bộ và GD - ĐT. Cơ sở thực tiễn của luận án là chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH từ năm 2006 đến nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp: lôgic kết hợp với lịch sử; phân tích kết hợp với tổng hợp; điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn; phương pháp chuyên gia... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm: chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH là tổng hợp các yếu tố: số lượng, cơ cấu ĐNHT; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ mọi mặt, năng lực lãnh đạo, quản lý, phong cách, lề lối làm việc và ý thức tổ chức, kỷ luật của ĐNHT, được thể hiện ở kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của hiệu trưởng và chức năng, nhiệm vụ của trường THPT công lập ở các tỉnh. 5 - Hai vấn đề đặt ra cần giải quyết để nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH: Một là, đổi mới mạnh mẽ chương trình giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục THPT nói riêng đáp ứng yêu cầu chuẩn bị "hành trang" cơ bản, gồm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và tri thức cần thiết để thế hệ trẻ vùng ĐBSH tiếp thu, phát triển những tri thức mới của nhân loại và thời đại thực hiện đạt kết quả cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (4.0), góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới trên đất nước ta. Hai là, hoàn thiện quy định về phối hợp quản lý ĐNHT trường THPT công lập giữa huyện ủy, thị ủy, thành ủy ở các tỉnh ĐBSH - nơi trường THPT công lập đóng và hoạt động - với đảng uỷ, ban cán sự đảng UBND tỉnh. - Hai giải pháp: Thứ nhất, thí điểm thi tuyển hiệu trưởng trường THPT công lập và tiến hành bổ nhiệm. Thứ hai, phát huy vai trò, tạo thuận lợi và tăng cường kiểm tra, giám sát việc tự học tập, rèn luyện của hiệu trưởng trường THPT công lập. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng ĐNHT trường THPT công lập ở các tỉnh ĐBSH giai đoạn hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu để các cấp ủy đảng ở các tỉnh ĐBSH tham khảo trong quá trình nâng cao chất lượng ĐNHT trường THPT công lập những năm tới. - Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu môn Xây dựng Đảng ở các trường chính trị tỉnh, thành phố và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở các tỉnh ĐBSH. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục công trình khoa học của tác giả và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Các công trình về cán bộ lãnh đạo, quản lý - Mã Linh - Lý Minh, Hồ Cẩm Đào, con đường phía trước [51]. Các tác giả đã chỉ ra, Trung Quốc sớm phát hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho một nhân tài trẻ tuổi thăng tiến vượt cấp - trường hợp Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào. Con đường đi đến đỉnh cao quyền lực của ông do nhiều yếu tố tạo nên: tài năng, sự phấn đấu, thời thế và cả sự sớm phát hiện, tiến cử và nâng đỡ, dìu dắt của một số lãnh đạo thế hệ trước. Theo các tác giả, nhờ có đường lối “bốn hóa” cán bộ của Đặng Tiểu Bình (cách mạng hóa, trẻ hóa, tri thức hóa, chuyên môn hóa) nên tài năng của Hồ Cẩm Đào có điều kiện phát triển rất thuận lợi. Từ năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã nhấn mạnh: Nhiệm vụ đặt ra trước các đồng chí lão thành hiện nay chính là cần tuyển chọn đề bạt người trẻ tuổi một cách có ý thức, chọn một số đồng chí trẻ tuổi có sức khoẻ tốt để kế cận. Ông cũng nhiều lần chỉ thị cho Ban Tổ chức Trung ương là: những cán bộ đặc biệt xuất sắc, cần cho họ bậc thang tương đối dễ dàng hơn, để cho họ lên một cách vượt cấp. Hồ Cẩm Đào là một đối tượng như vậy. Đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì chế độ cán bộ lãnh đạo phải biết phát hiện và tiến cử người tài để đem lại lợi ích cho quốc gia. - Hạ Quốc Cường, Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hoá, phòng biến chất và chống rủi ro [12]. Tác giả đã đề xuất những giải pháp chủ yếu: tuân theo đường lối cơ bản của Đảng, nắm vững nhiệm vụ trung tâm của Đảng, kết hợp chặt chẽ với thực tiễn vĩ đại xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc nhằm đẩy mạnh công trình vĩ đại mới về xây dựng Đảng, xây dựng nhà nước. Luôn 7 luôn coi trọng xây dựng ĐNCB tố chất cao, đặc biệt là xây dựng đội ngũ nhân tài, ra sức tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo các cấp hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt. Đặt lên vị trí hàng đầu việc kiên trì tăng cường xây dựng tư tưởng lý luận, không ngừng đẩy mạnh sáng tạo lý luận, dùng chủ nghĩa Mác đang phát triển để chỉ đạo xây dựng Đảng - Tôn Hiểu Quần, Tăng cường xây dựng ban lãnh đạo, cố gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt [59]. Tác giả đã đề xuất những giải pháp về xây dựng tập thể và cá nhân cán bộ, gồm: coi trọng việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin để vũ trang nhận thức cho cán bộ lãnh đạo; chú trọng nâng cao trình độ và năng lực công tác của ban lãnh đạo và cán bộ trong thực tiễn. Kiên trì tiêu chuẩn chọn người, dùng người một cách khoa học, xác lập định hướng công tác cán bộ đúng đắn; đưa cán bộ đến làm việc tại các địa phương; đi sâu cải cách chế độ lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp; thiết thực tăng cường giám sát đối với cán bộ lãnh đạo về mọi mặt, nhất là trong hoạt động thực tiễn. - Chu Phúc Khởi, Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao [44]. Tác giả đã luận bàn sâu sắc những vấn đề quan trọng: ý nghĩa chiến lược của việc xây dựng ĐNCB dự bị, trong đó đã đề cập đến việc xây dựng ĐNCB dự bị trong thực tiễn là nhân tố rất quan trọng để có ĐNCB dự bị tố chất cao. Đây là những nội dung rất thiết thực có giá trị tham khảo đối với đề tài để luận giải và đề xuất giải pháp là: xuất phát từ đòi hỏi thực tế của việc xây dựng ban lãnh đạo, phải xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi về xây dựng ĐNCB dự bị; tăng cường xây dựng tài nguyên chiến lược cán bộ dự bị, nắm từ đầu nguồn, tuyển chọn từ các trường đại học và cao đẳng những sinh viên tốt nghiệp đại học vừa giỏi, vừa có đạo đức tốt để đào tạo và rèn luyện tại cơ sở một cách có kế hoạch; tăng cường xây dựng chế độ, quy phạm hoá chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu công tác cán bộ dự bị; thực hiện quản lý sự biến động, đảm bảo số 8 lượng và chất lượng cán bộ dự bị; kiên trì dự trữ kết hợp với sử dụng, kịp thời tuyển chọn cán bộ dự bị với điều kiện đã chín muồi vào ban lãnh đạo các cấp. - Xỉnh Khăm Phom Ma Xay, Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay [110]. Luận án đã phân tích thực trạng ĐNCB lãnh đạo, quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào, tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNCB này trong thời gian qua, chỉ ra những thành tựu và hạn chế, khuyết điểm cùng những nguyên nhân. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Nhà nước Lào trong thời gian tới. - Khăm Phăn Phôm Ma Thắt, Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới [40]. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quan điểm mác xít; đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng ưu, khuyết điểm, hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong thời gian qua; chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở nước Lào trong thời gian tới. - Thong Chăn Khổng Phum Khăm, Công tác quy hoạch cán bộ thuộc diện Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quản lý trong giai đoạn hiện nay [84]. Tác giả đã luận giải những cơ sở lý luận của công tác quy hoạch cán bộ diện Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào quản lý thực trạng và giải pháp. Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ diện Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào quản lý. Đó là một khâu trọng yếu trong công tác cán bộ nhằm xây dựng một ĐNCB có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu 9 nhiệm vụ công cuộc đổi mới. Các giải pháp có giá trị tham khảo đối với luận án: nâng cao nhận thức về công tác quy hoạch cán bộ; tăng cường sự lãnh đạo thống nhất và đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ đối với công tác quy hoạch cán bộ; rà soát, đánh giá ĐNCB; cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ; xây dựng và thực hiện tốt quy trình lập dự án quy hoạch cán bộ; định kỳ kiểm tra, đánh giá, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ; kiện toàn, nâng cao chất lượng ĐNCB và cơ quan tham mưu cho Trung ương Đảng về công tác tổ chức cán bộ. Các công trình khoa học trên đã đề cập đến một số nội dung có giá trị tham khảo đối với luận án như: chế độ cán bộ lãnh đạo phải biết phát hiện và tiến cử người tài để đem lại lợi ích cho quốc gia, xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi về xây dựng ĐNCB dự bị, luôn luôn coi trọng xây dựng ĐNCB tố chất cao. Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý; xây dựng tập thể và cá nhân cán bộ. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của các nhà khoa học chưa có điều kiện đi sâu phân tích cán bộ lãnh đạo, quản lý trường học. Đây là nội dung mà luận án tiếp tục nghiên cứu, lý giải trong cả phần lý luận và thực tiễn. 1.1.
Luận văn liên quan