Người lao động là một trong những đối tượng chiếm phần lớn trong tổng
số cơ cấu dân số của Việt Nam. Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, người
lao động có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển, mang lại giá
trị vật chất cho hoạt động của tổ chức. Trong một quốc gia, lực lượng lao
động là nguồn lực chính bảo đảm sự phát triển kinh tế, giữ vững ổn định xã
hội và là lực lượng đông đảo, chiếm phần đa dân số.
Để khuyến khích và nâng cao giá trị sức lao động của người lao động,
Đảng, Nhà nước ta đã ban hành các chính sách nhằm tạo cơ hội, điều kiện để
người lao động phát triển, trong đó có chính sách về khen thưởng cho người
lao động. Nhìn nhận từ lịch sử, chính sách khen thưởng cho người lao động
có biến đổi để phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Cụ thể trong
thời kỳ khôi phục kinh tế sau thống nhất đất nước, Nhà nước có các chính
sách để khôi phục mạnh mẽ các ngành nghề sản xuất, người lao động là lực
lượng nòng cốt, đi đầu trong lao động, làm việc và đưa đất nước đi đến thắng
lợi trên mặt trận kinh tế. Từ một quốc gia không đủ lương thực, thực phẩm,
đất nước đã có những khởi sắc về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế,
ngoại giao. Thông qua các phong trào thi đua được cả nước hưởng ứng, nhất
là đối với người lao động được chú trọng như: “Cả nước chung sức xây dựng
nông thôn mới”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”. đã có nhiều cá nhân là
người lao động tiêu biểu, xuất sắc được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa
phương khen thưởng, tôn vinh. Người lao động trên cả nước đã trở thành
những tấm gương tiêu biểu cho sự cần cù, sáng tạo, vượt khó để phấn đấu
vươn lên trong sự nghiệp, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
183 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chính sách khen thưởng cho người lao động ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THU THỦY
CHÍNH SÁCH KHEN THƢỞNG
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Hà Nội, 2023
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THU THỦY
CHÍNH SÁCH KHEN THƢỞNG
CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Chính sách công
Mã số : 934 04 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN THỊ MINH THI
Hà Nội, 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Phạm Thu Thủy
LỜI CẢM ƠN
Luận án “Chính sách khen thưởng cho người lao động ở Việt Nam
hiện nay” là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu nghiêm túc và tâm
huyết của Nghiên cứu sinh với sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của quý thầy
cô, bạn bè đồng nghiệp và các chuyên gia nghiên cứu về công tác thi đua,
khen thưởng. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới
Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội; Khoa Chính sách công, Học viện
Khoa học xã hội và PGS.TS. Trần Thị Minh Thi, người đã tận tình hướng dẫn
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và hoàn thành luận án.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 02 năm 2023
Phạm Thu Thủy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 4
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, câu hỏi, giả thuyết
nghiên cứu .................................................................................................. 6
5. Đóng góp mới của Luận án ................................................................... 10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án ............................................. 11
7. Cấu trúc Luận án ................................................................................... 11
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................................. 12
1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài luận án .................................................... 12
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về lý luận chính sách và chính sách
khen thưởng ............................................................................................. 12
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thực trạng chính sách khen thưởng......... 20
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về giải pháp thực hiện chính sách khen thưởng ....... 24
1.2. Kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc, những nội dung kế thừa trong
Luận án và một số vấn đề tiếp tục nghiên cứu ........................................... 29
1.2.1. Kết quả nghiên cứu đã đạt được ..................................................... 29
1.2.2. Những nội dung được kế thừa trong Luận án ................................. 30
1.2.3. Những nội dung Luận án tiếp tục nghiên cứu................................. 31
Tiểu kết Chƣơng 1 ......................................................................................... 32
Chƣơng 2: LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KHEN THƢỞNG CHO
NGƢỜI LAO ĐỘNG .................................................................................... 33
2.1. Một số khái niệm có liên quan .............................................................. 33
2.1.1. Người lao động ............................................................................... 33
2.1.2. Khen thưởng .................................................................................... 38
2.1.3. Chính sách ....................................................................................... 41
2.1.4. Chính sách khen thưởng cho người lao động ................................. 43
2.2. Mục tiêu, nội dung, vai trò của chính sách khen thƣởng cho ngƣời
lao động .......................................................................................................... 46
2.2.1. Mục tiêu của chính sách khen thưởng cho người lao động ............ 46
2.2.2. Nội dung chính sách khen thưởng cho người lao động .................. 48
2.2.3. Vai trò của chính sách khen thưởng cho người lao động ............... 53
2.3. Thể chế và công cụ chính sách khen thƣởng cho ngƣời lao động ..... 55
2.3.1. Thể chế chính sách khen thưởng cho người lao động .................... 55
2.3.2. Công cụ chính sách khen thưởng cho người lao động .................... 57
2.4. Các yếu tố tác động đến chính sách khen thưởng cho người lao động .... 58
2.4.1. Yếu tố về vấn đề chính sách ........................................................... 58
2.4.2. Yếu tố về thể chế chính trị, năng lực lãnh đạo của đảng cầm quyền .... 59
2.4.3. Yếu tố về năng lực của chủ thể tham gia hoạch định chính sách ..... 60
2.4.4. Yếu tố về năng lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi chính sách .. 61
2.4.5. Yếu tố về thời gian và thông tin hoạch định chính sách ................. 62
2.4.6. Yếu tố động cơ, mục đích mà các bên tham gia hoạch định
chính sách .................................................................................................. 63
2.4.7. Yếu tố về các điều kiện bảo đảm thực thi chính sách ..................... 64
2.5. Các tiêu chí đánh giá chính sách khen thƣởng cho ngƣời lao động .. 64
2.5.1. Tiêu chí về mức độ áp dụng chính sách khen thưởng cho người
lao động ..................................................................................................... 65
2.5.2. Tiêu chí về tính phù hợp trong áp dụng hình thức khen, mức
khen cho người lao động ........................................................................... 66
2.5.3. Tiêu chí về khả năng tuân thủ chính sách khen thưởng cho
người lao động .......................................................................................... 67
2.5.4. Tiêu chí về tính hữu ích và bền vững của chính sách khen
thưởng cho người lao động ....................................................................... 68
Tiểu kết Chƣơng 2 ......................................................................................... 69
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KHEN THƯỞNG CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ............................................................. 70
3.1. Khái quát quá trình xây dựng và thực hiện chính sách khen
thƣởng cho ngƣời lao động ........................................................................... 70
3.1.1. Chính sách khen thưởng trong giai đoạn 1946 - 2013 .................... 70
3.1.2. Thực trạng thực hiện chính sách khen thưởng cho người lao
động giai đoạn 1946-2013 [97] ................................................................. 73
3.2. Chính sách khen thƣởng và thực hiện chính sách khen thƣởng
hiện nay .......................................................................................................... 78
3.2.1. Thực trạng chính sách khen thưởng cho người lao động ............... 78
3.2.2. Thực trạng thực hiện chính sách khen thưởng cho người lao động ..... 80
3.3. Kết quả, hạn chế và những vấn đề đang đặt ra hiện nay ................... 99
3.3.1. Kết quả ............................................................................................ 99
3.3.2. Hạn chế.......................................................................................... 103
3.3.3. Những vấn đề đang đặt ra hiện nay .............................................. 108
Tiểu kết Chƣơng 3 ....................................................................................... 114
Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH
SÁCH KHEN THƢỞNG CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM .. 115
4.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách khen thƣởng đối với ngƣời lao
động................................................................................................................ 115
4.1.1. Hoàn thiện chính sách khen thưởng đối với người lao động phải kế
thừa các giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về khen thưởng ...... 115
4.1.2. Hoàn thiện chính sách khen thưởng cho người lao động trên cơ
sở quán triệt các quan điểm của Đảng về khen thưởng .......................... 117
4.1.3. Hoàn thiện chính sách khen thưởng đối với người lao động
gắn với phong trào thi đua, tạo được chuyển biến nhận thức của xã
hội về vị trí, vai trò của người lao động trong phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước ..................................................................................... 119
4.1.4. Khen thưởng cho người lao động cần đồng bộ trong hệ thống
chính sách về khen thưởng và rõ về tiêu chí, điều kiện khen ................. 121
4.1.5. Hoàn thiện chính sách khen thưởng đối với người lao động phù
hợp với hệ thống pháp luật của Nhà nước về khen thưởng và nguyên
tắc chính xác, công khai, công bằng, kịp thời ......................................... 122
4.2. Các giải pháp hoàn thiện chính sách khen thƣởng cho ngƣời lao
động ở nƣớc ta hiện nay ............................................................................... 124
4.2.1. Hoàn thiện nội dung chính sách khen thưởng cho người lao động .... 124
4.2.2. Hoàn thiện các công cụ chính sách khen thưởng cho người
lao động .................................................................................................. 128
4.2.3. Cụ thể hóa chính sách khen thưởng cho người lao động thành
văn bản quy phạm pháp luật để thuận lợi trong thực tiễn thực hiện ....... 129
4.2.4. Hoàn thiện quy định về thủ tục hồ sơ, tiêu chuẩn, tuyến trình đề
nghị khen thưởng đối với người lao động ............................................... 132
4.2.5. Nâng cao năng lực chủ thể chịu sự tác động là người lao động
và chủ thể thực hiện chính sách khen thưởng cho người lao động ......... 135
4.2.6. Tăng cường nguồn lực thực thi chính sách khen thưởng đối với
người lao động ........................................................................................ 143
4.2.7. Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng trong khen thưởng
và bình đẳng giới trong xét khen thưởng cho người lao động ................ 146
4.2.8. Thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách khen thưởng đối với
người lao động ........................................................................................ 147
Tiểu kết Chƣơng 4 ........................................................................................ 149
KẾT LUẬN .................................................................................................. 150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC .................................... 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 154
Phụ lục 1. ...................................................................................................... 163
i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1. BNV Bộ Nội vụ
2. CP Chính phủ
3. CT Chỉ thị
4. ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng
5. DHMT Duyên hải Miền trung
6. HCM Hồ Chí Minh
7. NCS Nghiên cứu sinh
8. ND Nhân dân
9. NĐ Nghị định
10. NLĐ Người lao động
11. NTM Nông thôn mới
12. QPPL Quy phạm pháp luật
13. TĐKT Thi đua - Khen thưởng
14. TDMNPB Trung du miền núi phía Bắc
15. TN Tây Nguyên
16. TP Thành phố
17. TT Thông tư
18. TW Trung ương
19. UBND Ủy ban nhân dân
20. UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội
21. XHCN Xã hội chủ nghĩa
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Tương quan các hình thức khen được trao tặng năm 2020 ....... 81
Bảng 3.2: Số lượng và tỷ lệ người lao động được khen năm 2020 ............ 82
Bảng 3.3: Tỷ lệ tương quan chức danh quản lý với giới tính người được
khen ........................................................................................................ 83
Bảng 3.4: Về ngành nghề khen thưởng cho người lao động ...................... 86
Bảng 3.5: Tỷ lệ người lao động được khen trong các khu vực/khối .......... 86
Bảng 3.6: Tương quan các tuyến trình khen năm 2020 ............................. 87
Bảng 3.7: Thể hiện yêu cầu chịu trách nhiệm của cán bộ, công chức khi
thực hiện công tác khen thưởng ........................................................ 88
Bảng 3.8: Mức độ phát hiện, nhân rộng điển hình tiên tiến ...................... 89
trong khen thưởng đối với người lao động ............................................... 89
Bảng 3.9: Đề xuất bổ sung hình thức khen riêng cho người lao động ....... 90
Bảng 3.10: Tỉ lệ khen thưởng đột xuất cho người lao động ...................... 92
Bảng 3.11: Khen thưởng phong trào:“Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng
lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid -19” .............. 93
Bảng 3.12: Khen thưởng phong trào: “Cả nước chung sức xây dựng
nông thôn mới” ................................................................................. 95
Bảng 3.13: Khen thưởng phong trào: “Cả nước chung tay vì người
nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” ............................................ 97
Bảng 3.14: Khen thưởng phong trào: “Cán bộ, công chức, viên chức thi
đua thực hiện văn hóa công sở” ........................................................ 99
Bảng 3.15: Động lực của khen thưởng .................................................... 102
Bảng 3.16: Tầm quan trọng của chính sách khen thưởng cho người lao
động theo tương quan giữa các vùng miền ....................................... 103
Bảng 3.17. Đánh giá của NLĐ về chính sách khen thưởng hiện nay ....... 107
iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Thể hiện tỷ lệ khen theo nghề nghiệp ................................... 85
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người lao động là một trong những đối tượng chiếm phần lớn trong tổng
số cơ cấu dân số của Việt Nam. Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, người
lao động có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển, mang lại giá
trị vật chất cho hoạt động của tổ chức. Trong một quốc gia, lực lượng lao
động là nguồn lực chính bảo đảm sự phát triển kinh tế, giữ vững ổn định xã
hội và là lực lượng đông đảo, chiếm phần đa dân số.
Để khuyến khích và nâng cao giá trị sức lao động của người lao động,
Đảng, Nhà nước ta đã ban hành các chính sách nhằm tạo cơ hội, điều kiện để
người lao động phát triển, trong đó có chính sách về khen thưởng cho người
lao động. Nhìn nhận từ lịch sử, chính sách khen thưởng cho người lao động
có biến đổi để phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Cụ thể trong
thời kỳ khôi phục kinh tế sau thống nhất đất nước, Nhà nước có các chính
sách để khôi phục mạnh mẽ các ngành nghề sản xuất, người lao động là lực
lượng nòng cốt, đi đầu trong lao động, làm việc và đưa đất nước đi đến thắng
lợi trên mặt trận kinh tế. Từ một quốc gia không đủ lương thực, thực phẩm,
đất nước đã có những khởi sắc về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế,
ngoại giao. Thông qua các phong trào thi đua được cả nước hưởng ứng, nhất
là đối với người lao động được chú trọng như: “Cả nước chung sức xây dựng
nông thôn mới”, “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”... đã có nhiều cá nhân là
người lao động tiêu biểu, xuất sắc được Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa
phương khen thưởng, tôn vinh. Người lao động trên cả nước đã trở thành
những tấm gương tiêu biểu cho sự cần cù, sáng tạo, vượt khó để phấn đấu
vươn lên trong sự nghiệp, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Trong nhiều năm qua, chính sách khen thưởng đúng đắn và tạo điều
kiện thuận lợi tối đa cho sự cống hiến sức lao động của người lao động là một
2
trong những mục tiêu nhà nước quan tâm, thực hiện. Thể hiện bằng các Nghị
quyết, văn bản của Ban Chấp hành Trung ương Đảng qua nhiều thời kỳ như:
Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa X; Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07/4/ 2014 của Bộ
Chính trị ban hành về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, trong đó
nhấn mạnh: “Chú trọng khen thưởng đối với công nhân, nông dân, người trực
tiếp lao động, sản xuất”. Các văn bản được ban hành từ trung ương đến địa
phương như chương trình, nghị quyết, quyết định về khen thưởng cho người
lao động, cụ thể Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2021-2025, theo đó các phong trào thi đua được phát động trên
cả nước, nhằm động viên tinh thần và phát huy các nguồn lực của xã hội đối
với người lao động. Phong trào chung tay vì người nghèo không để ai bị bỏ lại
phía sau; Thi đua lập thành tích trong lao động, sản xuất, chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc; Phong trào vì ngày mai lập nghiệp; Phong trào tương thân, tương ái,
gương người tốt, việc tốt. Thông qua các hoạt động cụ thể, các cấp, các ngành,
đoàn thể, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân... đã có nhiều hoạt động
cụ thể, thiết thực để khuyến khích sự tận tâm cống hiến, phấn đấu, hăng say
làm việc của người lao động, qua đó, kết quả công tác khen thưởng cho người
lao động cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, chính sách khen thưởng cho người lao động và thực hiện
chính sách này trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, khen thưởng cho người lao
động vẫn chưa được hoàn toàn được chú trọng. Cụ thể:
Một là, chính sách khuyến khích khen thưởng để tạo động lực tinh thần
cho người lao động chưa rõ, chưa cụ thể. Chính sách khen thưởng cho người
lao động chưa được tách bạch riêng, thành một chính sách lớn, quan trọng
3
nhằm thúc đẩy vai trò, vị trí của người lao động trong đời sống xã hội. Vì
cùng chung chính sách khen thưởng đối với các đối tượng khác, nên người lao
động chưa thực sự được chú tâm, khuyến khích, để tâm trong quá trình xét
khen thưởng. Dẫn đến, tỷ lệ khen thưởng cho người lao động trong nhiều năm
qua chưa cao, khi đề xuất khen thưởng các cơ quan, đơn vị, bộ, ngành, địa
phương chú trọng phần nhiều đến người giữ chức vụ lãnh đạo mà chưa quan
tâm lớn đến công lao cống hiến, đóng góp của người lao động.
Thứ hai, chính sách về các hình thức khen thưởng cho người lao động
hiện nay vẫn đang khó thực hiện trên thực tiễn do vướng các tiêu chuẩn, điều
kiện khen theo quy định. Người lao động ít có cơ hội được tặng thưởng, khen
thưởng ở bậc cao, lao động nữ được khen ít hơn lao động nam hoặc trong một
môi trường công tác, người lao động ít có cơ hội được vinh danh khen thưởng
các hình thức khen cấp Nhà nước như khen thưởng Huân chương Lao động
các hạng, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Do chính sách khen thưởng
hiện nay vẫn còn thực trạng “khen thấp rồi mới được khen cao”; “cộng dồn
thành tích”; “lũy kế thành tích” mà chưa chú trọng đến công trạng, cống hiến
lớn lao, mang tính thời sự, lan tỏa, thể hiện tinh thần vì cộng đồng, chưa chú
trọng đến yêu cầu của thực tiễn là: “thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó”,
dẫn đến vấn đề khen thưởng cho người lao động ở Việt Nam còn chưa hợp lý.
Thứ ba, chính sách về điều kiện khen thưởng cho người lao động vẫn
còn hạn chế do trình tự thủ tục phức tạp, nhiều cấp, nhiều ngành và thiếu
chính sách về công khai, minh bạch, tường minh, thông suốt thông tin trong
khen thưởng. Cụ thể, trong nhiều trường hợp khen thưởng đột xuất đối với
người lao động hoặc họ có cống hiến xuất sắc cho cộng đồng, xã hội, việc
khen thưởng cũng khá khó khăn bởi quy trình, thủ tục cần qua Hội đồng thi
đua, khen thưởng các cấp xem xét, có tờ trình, hồ sơ, các giấy tờ minh chứng
liên quan, các bước thực hiện khen qua nhiều cấp. Điều này chưa phù