Luận án Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Malaixia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam
Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế (KTQT) ñang ñặt ra nhiều thời cơ và thách thức ñối với các nước ñang phát triển (ðPT), trong ñó có vấn ñề cạnh tranh thu hút nguồn vốn ñầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nguồn vốn FDI có ý nghĩa quan trọng, cần thiết ñối với các nước ðPT, nó chẳng những bổ sung cho nguồn vốn ñầu tư phát triển, góp phần ñẩy nhanh tốc ñộ tăng trưởng kinh tế, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, mà còn tiếp nhận ñược công nghệ, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường. Vấn ñề thu hút FDI trong hội nhập KTQT phụ thuộc nhiều yếu tố, trong ñó có vai trò của chính sách nhằm tạo lập môi trường ñầu tư mang tính cạnh tranh ñể thu hút FDI. Thời gian qua, Malaixia là một trong những nước ñã khá thành công trong việc ñưa ra những chính sách thu hút FDI. ðã tạo thêm nguồn lực ñẩy nhanh công nghiệp hóa (CNH) theo chiến lược hướng ngoại (hướng vào xuất khẩu - HVXK) trong quá trình hội nhập KTQT. Qua mấy thập kỷ pháttriển, Malaixia chuẩn bị gia nhập hàng ngũ các nước công nghiệp mới (NICs). Việt Nam thực hiện công cuộc ñổi mới kinh tế (1986 - nay), với ñường lối "ða dạng hóa, ña phương hóa kinh tế ñối ngoại" chủ trương mở cửa nền kinh tế bằng những chính sách tích cực, ñã ñạt ñược những kết quả nhất ñịnh trong thu hút FDI góp phần thúc ñẩy CNH, hiện ñại hóa (HðH) ñất nước.Tuy nhiên, trong chính sách thu hút FDI vẫn bộc lộ không ít những hạn chế, ảnh hưởng ñến tốc ñộ, quy mô và hiệu quả trong thu hút FDI. Do vậy, việc tìm hiểu kinh nghiệm từ Malaixia là nước ñi trước và ñã có những thành công trong thu hút FDI có ý nghĩa thiết thực về lý luận và thực tiễn ñối với Việt Nam nhằm huy ñộng các nguồn vốn nước ngoài cho ñầu tư phát triển, ñể thực hiện mục tiêu ñến năm 2020 nướcta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vì vậy, NCS chọn vấn ñề: "Chính sách thu hút ñầu tư trực tiếp nước ngoài - 8 -của Malaixia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - thực trạng, kinh nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam"làm ñề tài nghiên cứu của luận án