Luận án Chợ ở tỉnh Nam Định từ năm 1831 đến năm 1890

Chợ không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa, mà còn hàm chứa nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, văn hóa. Nghiên cứu chợ giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống kinh tế của nhân dân, qua đó có thể lý giải nhiều vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử và sinh hoạt của người dân các vùng miền. Với những vai trò và ý nghĩa trong đời sống, chợ đã và đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sử học, Kinh tế học, Dân tộc học, Văn hoá học, Xã hội học Riêng đối với Sử học, chợ từ lâu đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu lịch sử Cổ - Trung đại Việt Nam. Bởi, hơn ở đâu hết, chợ cùng với đình, chùa, làng xã chính là những nơi còn in dấu đậm nét về truyền thống văn hóa của nhân dân từ xa xưa. Như vậy, về mặt khoa học, nghiên cứu chợ mang nhiều ý nghĩa quan trọng và thiết thực, là một vấn đề có tính cấp thiết và hoàn toàn có cơ sở để đi vào nghiên cứu chuyên sâu. Trên thực tế các chợ hiện nay đang phát huy vai trò tích cực trước hết là trên lĩnh vực kinh tế, trao đổi, mua bán hàng hóa. Mặc dù trong đời sống hiện đại xuất hiện nhiều loại hình thương mại mới như mua bán tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, mua bán qua các kênh truyền hình, thương mại điện tử, mua bán hàng qua các nền tảng ứng dụng Zalo, Facebook trên internet Nhưng hoạt động mua bán tại các chợ không vì thế mà giảm sút, nó vẫn giữ vai trò chủ đạo trong thương mại. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2020, trên cả nước có 8.581 chợ đang hoạt động [167, tr.622]. Tính chung trên cả nước, giá trị hàng hóa dịch vụ qua hệ thống chợ chiếm hơn 40%. Số lượng chợ gấp gần 13 lần các loại hình thương mại khác. Tổng số người buôn bán tại các chợ là hơn 2 triệu người, riêng các chợ khu vực nông thôn chiếm 78,35% tổng số chợ. Vì vậy, một yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần có quy hoạch tổng thể hệ thống chợ trên quy mô toàn quốc cũng như ở từng địa phương. Để làm được việc này, trước hết phải nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về các chợ xưa và nay làm cơ sở cho việc lập quy hoạch. Việc nghiên cứu chợ cũng mang ý nghĩa thực tiễn.

pdf227 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chợ ở tỉnh Nam Định từ năm 1831 đến năm 1890, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------------- BÙI VĂN HUỲNH CHỢ Ở TỈNH NAM ĐỊNH TỪ NĂM 1831 ĐẾN NĂM 1890 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Hà Nội - 2023 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --------------------------- BÙI VĂN HUỲNH CHỢ Ở TỈNH NAM ĐỊNH TỪ NĂM 1831 ĐẾN NĂM 1890 Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9229013 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Minh Tường LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Hà Nội - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, xây dựng trên cơ sở kế thừa những ý tưởng khoa học của các tác giả đi trước. Kết quả nghiên cứu của luận án này là trung thực. Những tư liệu trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác./. Tác giả luận án Bùi Văn Huỳnh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của các thầy, cô, cơ quan, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè. Tôi xin được gửi tới những người đã đồng hành cùng bản thân trong quá trình học tập, nghiên cứu, viết luận án lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Trước hết, tôi xin kính trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Minh Tường – người thầy hướng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất nhiều về mặt phương pháp, kiến thức và tư duy để hoàn thành luận án này cũng như trong nhiều công việc chuyên môn khác. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cơ quan Viện Sử học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập, công tác. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Sử học qua các thời kỳ, cảm ơn các đồng nghiệp đã cổ vũ, động viên tôi. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong hội đồng đánh giá luận án qua các cấp đã góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Thư viện Viện Sử học, Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Thư viện tỉnh Nam Định, Thư viện tỉnh Thái Bình, Bảo tàng tỉnh Nam Định... Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến cơ sở đào tạo Học viện Khoa học xã hội. Tôi trân quý gửi lời cảm ơn gia đình, bố mẹ, vợ con, anh chị em và bạn bè đã giúp đỡ về mặt vật chất, tinh thần, động viên, khích lệ cho tôi tham gia học chương trình nghiên cứu sinh và hoàn thành luận án này. Và cuối cùng, luận án này được hoàn thành như một nén tâm nhang tôi thành kính tri ân người thầy đã quá cố của mình là PGS.TS. Hà Mạnh Khoa – người đã hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi trong một nửa thời gian đầu của quá trình học nghiên cứu sinh và làm luận án. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, mùa Xuân 2023 Tác giả Bùi Văn Huỳnh MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 8 7. Cấu trúc của luận án 8 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 9 1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước 9 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội có đề cập đến chợ 9 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chợ 13 1.1.3. Các công trình nghiên cứu của tỉnh Nam Định, Thái Bình có đề cập đến chợ 18 1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài 22 1.3. Những nội dung luận án kế thừa 24 1.4. Những nội dung luận án tiếp tục giải quyết 24 Chương 2: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHỢ Ở TỈNH NAM ĐỊNH (1831 – 1890) 26 2.1. Một số khái niệm và các loại hình chợ 26 2.1.1. Một số khái niệm về chợ 26 2.1.2. Các loại hình chợ 27 2.2. Những yếu tố tác động đến sự hình thành và hoạt động của chợ 28 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 28 2.2.2. Yếu tố chính trị 32 2.2.3. Yếu tố kinh tế 36 2.2.4. Yếu tố văn hoá, xã hội 43 2.2.5. Mạng lưới giao thông 49 2.2.6. Chính sách quản lý chợ của triều Nguyễn 54 Tiểu kết chương 2 60 Chương 3: NGUỒN GỐC, QUY MÔ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỢ Ở TỈNH NAM ĐỊNH (1831 – 1890) 62 3.1. Nguồn gốc chợ 62 3.1.1. Thời gian hình thành 62 3.1.2. Hình thức ra đời 64 3.1.3. Cách đặt tên 66 3.2. Quy mô của chợ 70 3.2.1. Chợ tỉnh 70 3.2.2. Chợ phủ, chợ huyện 75 3.2.3. Chợ làng 80 3.3. Hoạt động của chợ 83 3.3.1. Hoạt động mua, bán 83 3.3.2. Thuế chợ và các hoạt động quản lý chợ 96 Tiểu kết chương 3 103 Chương 4: ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CHỢ Ở TỈNH NAM ĐỊNH (1831 – 1890) 105 4.1. Đặc điểm của chợ ở tỉnh Nam Định 105 4.1.1. Số lượng chợ nhiều 105 4.1.2. Sự phân bố chợ không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh 109 4.1.3. Quy mô của chợ còn nhỏ, sự liên kết giữa các chợ chưa nhiều, chưa tạo thành một hệ thống 112 4.1.4. Vị trí xây chợ được lựa chọn khá kỹ lưỡng 115 4.1.5. Loại hình chợ tâm linh khá phát triển 119 4.2. Vai trò của chợ 122 4.2.1. Đối với đời sống kinh tế ở địa phương 122 4.2.2. Đối với đời sống văn hoá, xã hội 128 4.2.3. Vai trò của chợ đối với quá trình đô thị hoá ở đô thị Nam Định 138 Tiểu kết chương 4 142 KẾT LUẬN 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC 165 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB: Chủ biên HĐND: Hội đồng nhân dân KHXH: Khoa học xã hội NXB: Nhà xuất bản UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1. Bảng 2.1: Số nhân đinh làm nghề buôn bán ở phủ Xuân Trường và phủ Nghĩa Hưng đầu thế kỷ XX 47 2. Bảng 2.2: Đơn vị tiền tệ thời Nguyễn 58 3. Bảng 2.3: Đơn vị đo trọng lượng thời Nguyễn 59 4. Bảng 2.4: Đơn vị đo chiều dài thời Nguyễn 59 5. Bảng 2.5: Đơn vị đo dung lượng thời Nguyễn 60 6. Bảng 2.6: Tên chữ Hán và tên Nôm của một số chợ trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 1831 - 1890 68 7. Bảng 4.1: Số chợ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ giữa thế kỷ XIX 105 8. Bảng 4.2: Số chợ và đơn vị hành chính ở phủ Xuân Trường và phủ Nghĩa Hưng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX 107 9. Bảng 4.3: Tỷ lệ đất đai so với số chợ ở phủ Xuân Trường và phủ Nghĩa Hưng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 108 10. Bảng 4.4: Số nhân khẩu và số chợ ở phủ Xuân Trường và phủ Nghĩa Hưng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 108 11. Bảng 4.5: Vị trí của các chợ ở huyện Nam Trực cuối thế kỷ XIX so với hiện nay 117 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chợ không chỉ là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hóa, mà còn hàm chứa nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, văn hóa. Nghiên cứu chợ giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống kinh tế của nhân dân, qua đó có thể lý giải nhiều vấn đề liên quan đến văn hóa ứng xử và sinh hoạt của người dân các vùng miền. Với những vai trò và ý nghĩa trong đời sống, chợ đã và đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Sử học, Kinh tế học, Dân tộc học, Văn hoá học, Xã hội học Riêng đối với Sử học, chợ từ lâu đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu lịch sử Cổ - Trung đại Việt Nam. Bởi, hơn ở đâu hết, chợ cùng với đình, chùa, làng xã chính là những nơi còn in dấu đậm nét về truyền thống văn hóa của nhân dân từ xa xưa. Như vậy, về mặt khoa học, nghiên cứu chợ mang nhiều ý nghĩa quan trọng và thiết thực, là một vấn đề có tính cấp thiết và hoàn toàn có cơ sở để đi vào nghiên cứu chuyên sâu. Trên thực tế các chợ hiện nay đang phát huy vai trò tích cực trước hết là trên lĩnh vực kinh tế, trao đổi, mua bán hàng hóa. Mặc dù trong đời sống hiện đại xuất hiện nhiều loại hình thương mại mới như mua bán tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích, mua bán qua các kênh truyền hình, thương mại điện tử, mua bán hàng qua các nền tảng ứng dụng Zalo, Facebook trên internet Nhưng hoạt động mua bán tại các chợ không vì thế mà giảm sút, nó vẫn giữ vai trò chủ đạo trong thương mại. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2020, trên cả nước có 8.581 chợ đang hoạt động [167, tr.622]. Tính chung trên cả nước, giá trị hàng hóa dịch vụ qua hệ thống chợ chiếm hơn 40%. Số lượng chợ gấp gần 13 lần các loại hình thương mại khác. Tổng số người buôn bán tại các chợ là hơn 2 triệu người, riêng các chợ khu vực nông thôn chiếm 78,35% tổng số chợ. Vì vậy, một yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần có quy hoạch tổng thể hệ thống chợ trên quy mô toàn quốc cũng như ở từng địa phương. Để làm được việc này, trước hết phải nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về các chợ xưa và nay làm cơ sở cho việc lập quy hoạch. Việc nghiên cứu chợ cũng mang ý nghĩa thực tiễn. 2 Khu vực đồng bằng Bắc Bộ là nơi có mật độ chợ dày đặc nhất cả nước. Nam Định và Thái Bình là hai tỉnh có nhiều chợ được hình thành từ lâu đời, đang hoạt động phục vụ đời sống nhân dân. Hoạt động thương mại thông qua chợ ở Nam Định và Thái Bình khá phát triển so với các tỉnh lân cận. Cũng theo Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 12 năm 2020 trên địa bàn tỉnh Nam Định có 201 chợ lớn nhỏ, tỉnh Thái Bình có 218 chợ, tỉnh Hải Dương có 172 chợ, tỉnh Hưng Yên có 107 chợ, tỉnh Ninh Bình có 110 chợ, tỉnh Hà Nam có 110 chợ, tỉnh Bắc Ninh có 108 chợ, tỉnh Vĩnh Phúc có 126 chợ, thành phố Hải Phòng có 156 chợ [167, tr.622]. Với sự phát triển của hệ thống chợ ở Nam Định và Thái Bình hiện nay, việc nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ ở đây mang tính khoa học và thực tiễn cao. Chợ thường gắn với các hoạt động thương nghiệp, quy mô của hệ thống chợ phản ánh sự phát triển nền thương nghiệp (nhất là lĩnh vực nội thương) ở từng địa phương qua các thời kỳ lịch sử. Tỉnh Nam Định nằm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ là mảnh đất có bề dầy văn hiến, nền tảng kinh tế truyền thống ở đây khá vững chắc so với nhiều địa phương khác. Mặt khác, khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói chung và Nam Định nói riêng là nơi sớm có sự du nhập của Nho giáo, ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho giáo đối với đời sống nhân dân hết sức sâu rộng. Vấn đề kinh tế nói chung, buôn bán nói riêng là những lĩnh vực ít được Nho giáo quan tâm. Phần lớn Nho gia đều chủ trương “Dĩ nông vi bản, dĩ thương vi mạt” (以 農 為 本 以 商 為 末), tức coi nông nghiệp là “bản nghiệp” (本 業) (nghề gốc) của quốc gia, coi thương nghiệp là “mạt nghiệp” (末 業) (nghề ngọn). Vậy, trong bối cảnh triều Nguyễn còn đề cao vai trò của Nho giáo, và với sự phát triển của mạng lưới chợ ở thế kỷ XIX được Nhà nước quân chủ triều Nguyễn ứng xử như thế nào? Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc nghiên cứu về Nho giáo, cần có những nghiên cứu về thương nghiệp nói chung và nghiên cứu chợ nói riêng. Chợ không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà nó còn là nơi thể hiện đời sống văn hóa, xã hội của người dân ở các địa phương. Nhiều nơi xuất hiện loại hình chợ chùa hay những chợ họp gần đình, đền là những địa điểm người dân thường kết hợp việc đi chợ với những hoạt động tâm linh, lễ bái. Chợ cũng là nguồn cảm hứng cho sự ra đời những câu ca dao, tục ngữ nói về những phong tục, tập quán liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Những vấn đề kiêng kỵ khi đi chợ cũng là một phần 3 thể hiện tâm lý xã hội. Bởi vậy, nghiên cứu về chợ còn giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống văn hóa, xã hội truyền thống của nhân dân. Xuất phát từ những ý nghĩa trên, tác giả chọn vấn đề “Chợ ở tỉnh Nam Định từ năm 1831 đến năm 1890” làm đề tài nghiên cứu của luận án này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện luận án Chợ ở tỉnh Nam Định từ năm 1831 đến năm 1890, tác giả nhằm mục đích nghiên cứu về nguồn gốc, quy mô, hoạt động, đặc điểm và vai trò của mạng lưới chợ ở tỉnh Nam Định trong giai đoạn 1831-1890. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích đề ra khi nghiên cứu luận án, tác giả cần hoàn thành các nhiệm vụ sau: - Thứ nhất: Khái quát bức tranh kinh tế, xã hội tỉnh Nam Định từ năm 1831 đến năm 1890 để thấy được những nhân tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến việc hình thành và hoạt động của các chợ. - Thứ hai: Tìm hiểu những chính sách của triều Nguyễn đối với hệ thống chợ nói chung và quá trình thực hiện những chính sách đó ở Nam Định để xây dựng mạng lưới chợ rộng khắp. Thứ ba: Làm rõ nguồn gốc, quy mô và hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 1831 - 1890. Thứ tư: Nghiên cứu mở rộng, so sánh chợ ở Nam Định với một số địa phương lân cận và giữa các địa bàn khác nhau ở Nam Định để thấy được đặc điểm, vai trò của mạng lưới chợ ở Nam Định đối với kinh tế, xã hội địa phương cũng như cả nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng chính của luận án là các chợ, tác giả xin lựa chọn một số chợ tỉnh, chợ phủ, chợ huyện và chợ làng ở Nam Định được hình thành, hoạt động trong giai đoạn 1831 – 1890 để nghiên cứu. Trong trường hợp cần thiết, tác giả cũng tìm hiểu thêm một số hoạt động của các làng nghề, làng buôn, phố buôn ở Nam Định liên quan đến việc trao đổi sản phẩm tại chợ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Luận án có giới hạn khung thời gian nghiên cứu chính là từ năm 1831 đến năm 1890. Năm 1831, vua Minh Mệnh tiến hành cuộc cải cách hành 4 chính bỏ đơn vị hành chính “trấn”, chia đất Bắc Thành làm 11 tỉnh, từ đây ra đời tỉnh Nam Định. Năm 1890 là năm chính quyền Pháp tách một số huyện của tỉnh Nam Định, kết hợp với một số huyện của tỉnh Hưng Yên để thành lập tỉnh Thái Bình. - Về không gian: Luận án nghiên cứu trên vùng đất Nam Định đặt trong không gian hành chính từ năm 1831 đến năm 1890 bao gồm các phủ: Thiên Trường (Xuân Trường), Nghĩa Hưng, Kiến Xương, Thái Bình, và phân phủ Nghĩa Hưng, phân phủ Thái Bình thuộc tỉnh Nam Định trong khoảng thời gian trên. - Về nội dung: Luận án nghiên cứu về chợ ở tỉnh Nam Định trong giai đoạn 1831 – 1890, bao gồm các nội dung: + Nguồn gốc, quy mô và những hoạt động chính trong chợ ở tỉnh Nam Định. + Đặc điểm và vai trò của chợ Nam Định đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương. 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Phương pháp luận Thực hiện đề tài, tác giả dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử không nghiên cứu những mặt riêng biệt của sinh hoạt xã hội mà nghiên cứu toàn bộ xã hội với tất cả các mặt, các quan hệ xã hội, các chính sách nhằm quản lý xã hội... Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ ra những quy luật chung nhất của sự vận động, phát triển xã hội, chỉ ra vị trí và vai trò của mỗi mặt đời sống trong hệ thống xã hội nói chung, vạch ra những nét cơ bản nhất của các giai đoạn phát triển của xã hội loài người. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để đảm bảo tính khách quan và khoa học, hai phương pháp chính được sử dụng là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử: Được tác giả vận dụng để trình bày điều kiện và quá trình hình thành, hoạt động, phát triển của các chợ ở Nam Định. Nhiệm vụ của phương pháp lịch sử là thông qua các nguồn tư liệu để nghiên cứu các vấn đề theo tiến trình lịch đại. Đối với luận án này, phương pháp lịch sử là trình bày sự ra đời lần lượt của các loại hình chợ và những chợ tiêu biểu cụ thể ở tỉnh Nam Định. Nhiều chợ ra đời từ thời kỳ trước nhưng vẫn còn duy trì hoạt động trong khoảng thời gian nghiên cứu của đề tài; cũng có những chợ ra đời trong khoảng thời gian trên nhưng do điều kiện khách quan hay chủ quan mà nó duy trì phát triển hay bị lụi tàn ở thời 5 điểm nào đó. Phương pháp logic: Là phương pháp nghiên cứu tổng quát các sự kiện, hiện tượng lịch sử để thấy bản chất của các hiện tượng, từ đó thấy được những bài học và xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Với đề tài này, phương pháp logic được dùng nhằm xâu chuỗi các sự kiện, hiện tượng liên quan đến quá trình hình thành, hoạt động và phát triển của các chợ. Cùng với 2 phương pháp chính trên, tác giả còn kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như: Phương pháp so sánh: Nhằm tìm ra những điểm khác biệt của chợ ở tỉnh Nam Định với những địa phương khác trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ cũng như trên cả nước và sự khác biệt ngay trong tỉnh ở những giai đoạn lịch sử khác nhau. Từ đó đưa ra những cơ sở cho việc nhìn nhận, đánh giá vấn đề. Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích và tổng hợp: Xây dựng các bảng thống kê những số liệu cần thiết. Trên cơ sở các bảng thống kê đã được lập, tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu để rút ra những nhận định, đánh giá khách quan, chân thực về vấn đề nghiên cứu. Phương pháp điền dã: Với một đề tài nghiên cứu về một khu vực địa lý cụ thể thì việc sử dụng phương pháp điền dã có vai trò quan trọng. Phương pháp điền dã để khảo sát thực địa, thu thập tư liệu địa phương góp phần bổ khuyết cho những tư liệu chính sử giúp nghiên cứu trở nên cụ thể, khách quan và có những đánh giá chính xác hơn trong nghiên cứu. Phương pháp liên ngành: Là phương pháp nhằm nghiên cứu nhiều mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Nam Định. Tác giả sử dụng kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác như Khảo cổ học, Dân tộc học, Văn hoá học, Kinh tế học, Xã hội học... từ đó tìm ra mối liên hệ, tác động qua lại giữa các vấn đề, rút ra những đánh giá về nguyên nhân - hệ quả của một sự kiện, hiện tượng đối với đối tượng khác. 4.3. Nguồn tài liệu Để hoàn thành luận án, tác giả tập hợp và nghiên cứu những tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau cả các tài liệu thành văn, tư liệu dân gian, tư liệu hiện vật và tài liệu thực tế, gồm: - Những bộ sách được biên soạn dưới thời Nguyễn như: 6 + Đại Nam thực lục: Là bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn. Bộ sách được Quốc sử quán triều Nguyễn tổ chức biên soạn trong 88 năm (từ năm Minh Mệnh thứ 2 – 1821 đến năm Duy Tân thứ 3 – 1909). Công trình được biên soạn theo lối biên niên (chép sự kiện theo trình tự năm, tháng) gồm 2 phần Tiền biên và Chính biên: Đại Nam thực lục tiền biên (còn gọi là Liệt thánh thực lục tiền biên) ghi chép về sự nghiệp của 9 đời chúa Nguyễn: từ khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến năm Nguyễn Phúc Thuần mất (1777). Đại Nam thực lục chính biên ghi chép lịch sử triều Nguyễn, từ thời Nguyễn Ánh đến thời Đồng Khánh. Đây là bộ sử gốc quý giá, có giá trị lớn cho việc nghiên cứu các vấn đề lịch sử triều Nguyễn. + Đại Nam thực lục chính biên Đệ lục kỷ phụ biên: Tiếp theo bộ Đại Nam thực lục trên, bộ sách này chép lịch sử thời Thành Thái (1889 – 1907) và Duy Tân (1907 – 1916). Sách được biên soạn khoảng từ năm 1922 đến năm 1942. + Đại Nam nhất thống chí: Là bộ sách địa lý học – lịch sử lớn được biên soạn dưới thời vua Tự Đức (1848 – 1883). Bộ sách cung cấp khá nhiều tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung. Đối với đề tài này, Đại Nam nhất thống chí có những thống kê, ghi chép về số chợ của từng tỉnh ở giữa thế kỷ XIX . + Đại Nam liệt truyện (Tiền biên và Chính biên): Là bộ sách được Quốc sử quán triều Nguyễn khởi soạn từ năm Thiệu Trị thứ nhất (1841) đến năm Duy Tân thứ 3 (1909). Sách chép về tiểu sử, sự nghiệp của các vị Hậu phi, Hoàng tử, Công chúa, các bề tôi trung thành với chúa Nguyễn, quan lại có công với triều Nguyễn, những người tiết nghĩa. Trong sách cũng chép một số truyện về những người chống lại nhà Nguyễn và một số ghi chép về các vương quốc, tiểu quốc láng giềng như: Thủy Xá, Hỏa Xá, Vạn Tượng, Cao Miên, Xiêm La, Miến Điện... Bộ sách có ghi chép về một số quan lại người Nam Định đã có công tổ chức khẩn hoang, lập làng, mở chợ ở Nam Định trong thế kỷ XIX. + Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ: Là bộ sách lớn do Nội các triều Nguyễn biên soạn từ năm Thiệu Trị thứ 3 (1843) đến năm Tự Đức thứ 8 (1855) được khắc in. Bộ sách này được biên soạn theo thể Hội điển, chủ yếu chép lại các điển pháp, quy chuẩn và các dữ kiện liên quan đến tổ chức và hoạt động của triều Nguyễn. + Cùng với bộ Hội điển trên, Quốc sử quán Triều Nguyễn còn biên soạn bộ Khâm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cho_o_tinh_nam_dinh_tu_nam_1831_den_nam_1890.pdf
  • pdfKlmoi_BuiVanHuynh.pdf
  • pdfQD_BuiVanHuynh.pdf
  • pdfTrichyeu_BuiVanHuynh.pdf
  • pdfTT BuiVanHuynh.pdf
  • pdfTT Eng BuiVanHuynh.pdf
Luận văn liên quan