Luận án Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Cách đây nhiều thập kỷ, sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhận thức về tự do hóa thương mại là “đòn bẩy” giúp khôi phục nền kinh tế, hơn năm mươi quốc gia trên thế giới đã nỗ lực thành lập Tổ chức Thương mại quốc tế (International Trade Organization - ITO) để điều chỉnh quan hệ hợp tác quốc tế. Trước khi thông qua Hiến chương thành lập ITO, hai ba trong số hơn năm mươi quốc gia đã đàm phán và đi đến quyết định giảm và ràng buộc thuế quan đối với các loại hàng hóa giữa các quốc gia với nhau, kết quả là sự ra đời của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT), tiền thân của Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO), GATT trở thành công cụ để điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế đa phương cho đến năm 1995, khi chính thức WTO ra đời. Việt Nam đã mở cửa giao thương, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khá sớm với các tư tưởng canh tân của Lê Qúy Đôn, Nguyễn Trường Tộ, v.v, nhiều thế kỷ trước đây đã nhìn thấy tầm quan trọng của việc mở cửa nền kinh tế, giao lưu buôn bán với nước ngoài1. Cùng với đó, những khu phố thương mại tự do đã được hình thành như Phố Hiến (thế kỷ XIII-XIV), Hội An (thế kỷ XVI) với sự tự do giao thương giữa người Việt Nam với người Hoa, Anh, Pháp. Sau chiến thắng Cách mạng tháng Tám, Đảng đã chú trọng ngay đến việc hợp tác phát triển kinh tế, điều này được thể hiện rõ nét trong lời kêu gọi Liên Hợp quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 12 năm 19462.

pdf184 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Chủ thể thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ---------- MAI XUÂN HỢI CHỦ THỂ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ---------- MAI XUÂN HỢI CHỦ THỂ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 62 38 01 07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN THỊ DUNG 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHUNG HÀ NỘI - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tác giả. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này. Hà Nội, ngày tháng . năm 2022 Tác giả Luận án Mai Xuân Hợi MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ............................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................ 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................................... 7 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 8 6. Kết cấu của Luận án ............................................................................................. 9 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................................... 10 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án ............................. 10 1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về thiết chế điều tra phòng vệ thương mại .... 10 1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về chủ thể yêu cầu điều tra phòng vệ thương mại.. 16 1.3. Các công trình nghiên cứu về chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại .......................................................................................... 20 1.4. Các công trình nghiên cứu về chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại ................................................................. 22 1.5. Các công trình nghiên cứu về chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại .......................................................................... 23 2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án ..................... 25 2.1. Những kết quả nghiên cứu mà Luận án kế thừa và tiếp tục phát triển ........ 25 2.2. Các vấn đề còn bỏ ngỏ hoặc chưa được giải quyết thấu đáo cần tiếp tục nghiên cứu........................................................................................................... 26 3. Cơ sở lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................... 27 3.1. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu đề tài ................................................................ 27 3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................. 28 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỦ THỂ THỰC THI PHÁP LUẬT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ THỰC THI PHÁP LUẬT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .................................................................................. 30 1.1. Lý luận về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .............................................................................. 30 1.1.1. Khái niệm phòng vệ thương mại và pháp luật phòng vệ thương mại ...... 30 1.1.2. Khái niệm về thực thi pháp luật phòng vệ thương mại ............................ 35 1.1.3. Khái niệm về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại ................ 38 1.1.4. Đặc điểm và các loại chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại .... 45 1.1.4.1. Đặc điểm về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại ........... 45 1.1.4.2. Các loại chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại .................. 48 1.1.5. Một số xu hướng thiết lập mô hình chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................................................................. 59 1.1.5.1. Một số xu hướng thiết lập mô hình chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ................................. 59 1.1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng mô hình chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế................... 70 1.2. Lý luận pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ........................................................... 73 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại .......................................................................................................... 73 1.2.2. Nội dung pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................ 78 1.2.3. Các yếu tố chi phối nội dung pháp luật về chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ......................... 83 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 87 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ THỰC THI PHÁP LUẬT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .................................................................................. 89 2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật của Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế............................................................................................................................. 89 2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật của chủ thể yêu cầu điều tra phòng vệ thương mại ........................................................................... 103 2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật của chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại .................................. 111 2.3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh ............................ 111 2.3.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại của cơ quan hải quan ..................................................... 117 2.3.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại của các bộ và cơ quan ngang bộ ....................................... 120 2.4. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật của chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát việc áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại . 122 2.5. Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực thi pháp luật của chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại ................. 128 Kết luận chương 2 ................................................................................................... 130 Chương 3. YÊU CẦU, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT CỦA CHỦ THỂ THỰC THI PHÁP LUẬT PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............................................................................................ 132 3.1. Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .................................................................................................... 132 3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại ........................................................................... 133 3.1.2. Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể yêu cầu điều tra phòng vệ thương mại .............................................................. 134 3.1.3. Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại ............................. 136 3.1.4. Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát việc áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại ...... 138 3.1.5. Yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại ............. 138 3.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của thể thực thi pháp luật phòng vệ thương mại ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế .................................................................................................... 139 3.2.1. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại ........................................................................................ 139 3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật về Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại ..... 139 3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của Cơ quan điều tra phòng vệ thương mại ..................................................................................................... 145 3.2.2. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể yêu cầu điều tra phòng vệ thương mại ........................................................................... 146 3.2.2.1. Hoàn thiện pháp luật về chủ thể yêu cầu điều tra phòng vệ thương mại ...... 146 3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể yêu cầu điều tra phòng vệ thương mại ..................................................................................... 148 3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại ............................................ 153 3.2.3.1. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi trách nhiệm phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại của chính quyền địa phương cấp tỉnh ................................................................................................................. 153 3.2.3.2. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi trách nhiệm phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại của hải quan ............................ 155 3.2.3.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi trách nhiệm phối hợp điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại của các bộ và cơ quan ngang bộ ......................... 157 3.2.4. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể ra quyết định áp dụng, rà soát việc áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại ................ 159 3.2.5. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể giám sát hoạt động điều tra, áp dụng pháp luật phòng vệ thương mại ........................... 160 Kết luận chương 3 ................................................................................................... 162 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................ 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 165 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ 1 ADA Hiệp định về Chống bán phá giá 2 BCT Bộ Công thương 3 BOPP Sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen 4 CQLCT Cục Quản lý cạnh tranh 5 CPVTM Cục Phòng vệ thương mại 6 CTKLM Cạnh tranh không lành mạnh 7 DOC Bộ Thương mại 8 EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam 9 GATT Hiệp ước chung về Thuế quan và Mậu dịch 10 IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế 11 ITC Ủy ban Thương mại quốc tế 12 ITO Tổ chức Thương mại quốc tế 13 MOF Bộ Tài chính 14 METI Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp 15 PVTM Phòng vệ thương mại 16 EU Liên minh châu Âu 17 FTA Hiệp định Thương mại tự do 18 SCMA Hiệp định Trợ cấp và các biện pháp đối kháng 19 UBCTQG Ủy ban Canh tranh quốc gia 20 UBND Ủy Ban nhân dân 21 USDOC Bộ Thương mại Hoa Kỳ 22 USITC Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ 23 USFTC Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ 24 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 25 WTO Tổ chức Thương mại thế giới 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Cách đây nhiều thập kỷ, sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhận thức về tự do hóa thương mại là “đòn bẩy” giúp khôi phục nền kinh tế, hơn năm mươi quốc gia trên thế giới đã nỗ lực thành lập Tổ chức Thương mại quốc tế (International Trade Organization - ITO) để điều chỉnh quan hệ hợp tác quốc tế. Trước khi thông qua Hiến chương thành lập ITO, hai ba trong số hơn năm mươi quốc gia đã đàm phán và đi đến quyết định giảm và ràng buộc thuế quan đối với các loại hàng hóa giữa các quốc gia với nhau, kết quả là sự ra đời của Hiệp định chung về Thuế quan và Mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT), tiền thân của Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization - WTO), GATT trở thành công cụ để điều chỉnh quan hệ thương mại quốc tế đa phương cho đến năm 1995, khi chính thức WTO ra đời. Việt Nam đã mở cửa giao thương, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ khá sớm với các tư tưởng canh tân của Lê Qúy Đôn, Nguyễn Trường Tộ, v.v, nhiều thế kỷ trước đây đã nhìn thấy tầm quan trọng của việc mở cửa nền kinh tế, giao lưu buôn bán với nước ngoài1. Cùng với đó, những khu phố thương mại tự do đã được hình thành như Phố Hiến (thế kỷ XIII-XIV), Hội An (thế kỷ XVI) với sự tự do giao thương giữa người Việt Nam với người Hoa, Anh, Pháp. Sau chiến thắng Cách mạng tháng Tám, Đảng đã chú trọng ngay đến việc hợp tác phát triển kinh tế, điều này được thể hiện rõ nét trong lời kêu gọi Liên Hợp quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh tháng 12 năm 19462. Từ đó cho đến nay, đất nước trải qua nhiều biến cố lịch sử, nhưng Đảng và Nhà nước luôn xác định hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, điều này một lần nữa được Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII khẳng định: “Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; 1Trong Di thảo số 55 của mình, Nguyễn Trường Tộ đã ghi rằng: “Tôi xem khắp thiên hạ từ xưa cho đến nay, các nước sở dĩ bảo tồn được lâu dài, không nước nào không do hai điều kiện đó là giàu và mạnh. Mà sở dĩ được giàu và mạnh thì không thể không bắt đầu bằng việc mở rộng đất đai làm đông dân chúng, thông thương qua lại và giao du với các nước”. 2 Lợi kêu gọi có đoạn viết: “Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. 2 giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”3. Với chính sách hội nhập kinh tế của mình, Việt Nam tham gia ký kết và thực thi nhiều Hiệp định Thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA) đa phương lẫn song phương, điều đó đã mở ra cơ hội cho ngành sản xuất hàng hóa phát triển, đồng thời đã thu hẹp các biện pháp thuế quan, phi thuế quan mà Chính phủ sử dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa, trong đó có không ít nhà xuất khẩu đã có chính sách giá không công bằng hoặc có trợ cấp bất hợp pháp từ chính phủ gây thiệt hại hay có hành vi lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM). Như một phản ứng tất yếu, Việt Nam phải thực thi pháp luật PVTM để bảo vệ cho doanh nghiệp và ngành sản xuất trong nước. Tuy vậy, việc thực thi pháp luật PVTM luôn tồn tại hai mặt, một mặt doanh nghiệp và ngành sản xuất trong nước được bảo vệ, mặt khác, gây tác động tiêu cực đến doanh nghiệp và ngành sản xuất nước ngoài, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác kinh tế, ngoại giao giữa các quốc gia thành viên. Trước bối cảnh đó, vấn đề đặt ra là hiệu quả hỗ trợ của pháp luật PVTM đến đâu phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chi phối và quyết định đầu tiên là năng lực và hiệu quả thực thi của các chủ thể. Bởi lẽ, phân tích đến cùng thì con người là chủ thể “trung chuyển” các quy định của pháp luật vào đời sống, dù pháp luật có hoàn thiện đến đâu nếu không có con người – chủ thể thực thi thì các quy định đó cũng chỉ là lý thuyết. Thời gian qua, trên thị trường Việt Nam, nhiều sản phẩm như ô tô, thép xây dựng, phân bón vi sinh, các loại thực phẩm như thịt gà, thịt heo, trứng, mía đường, v.v, từ các quốc gia được nhập khẩu ồ ạt, bán với giá rẻ, giá thấp nhằm triệt tiêu doanh nghiệp trong nước, tiến tới chiếm lĩnh thị trường, tạo vị thế thống lĩnh, vị thế độc quyền. Trước thực tế đó, doanh nghiệp Việt Nam cần được Nhà nước bảo trợ bằng việc thực thi hiệu quả pháp luật PVTM, nhưng tính đến hết năm 2021, Việt Nam mới tiến hành điều tra được tổng cộng 25 vụ việc PVTM đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, trong đó có 16 vụ việc chống bán phá giá, 01 vụ việc 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”. Nxb. Chính trị quốc gia - sự thật. 3 chống trợ cấp, 06 vụ việc tự vệ và 02 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp PVTM4. So với thực tiễn diễn ra, kết quả này khá “khiêm tốn” khi đến hết tháng 12 năm 2021, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là đối tượng của 209 vụ việc điều tra. Riêng trong năm 2021, có 08 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng, bên cạnh nhiều vụ việc cũ đang tiếp tục được điều tra và các vụ việc rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ5. Con số này ngày càng có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ - Trung và khi Việt Nam tham gia nhiều FTA thế hệ mới như EVFTA6. Thực trạng này xuất phát từ chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước về PVTM chưa kịp thời và tương xứng; vị thế về kinh tế, ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế, v.v, nhưng nguyên nhân cốt lõi vẫn là quy định về chủ thể thực thi pháp luật PVTM còn những bất cập, như địa vị pháp lý của thiết chế điều tra PVTM chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; quyền của chủ thể yêu cầu điều tra PVTM chưa được quy định rõ ràng; hoạt động phối hợp của cơ quan nhà nước trong quá trình điều tra PVTM chưa đạt hiệu quả; chưa quy định rõ trách nhiệm chủ thể giám sát quá trình điều tra, áp dụng pháp luật PVTM. Bên cạnh đó, năng lực và nhận thức hạn chế của các chủ thể cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi pháp luật PVTM. Với chính sách, tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng mà Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định, dự báo trong thời gian tới, hàng hóa nhập khẩu nước ngoài vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, tạo ra môi trường cạnh tranh gay gắt và không tránh khỏi những hành vi bán phá giá hay trợ cấp bất hợp pháp, gây thiệt hại cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trước thực tế đó, giải pháp tối ưu giúp Chính phủ và doanh nghiệp trong nước phòng chống hiệu quả, phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật của chủ thể thực thi pháp luật PVTM. Với những lý do phân tích trên đây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chu_the_thuc_thi_phap_luat_ve_phong_ve_thuong_mai_o.pdf
  • pdfBẢN ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN.pdf
  • pdfBẢN ĐIỂM MỚI TIÊNGS ANH.pdf
  • pdfBẢN TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH DÙNG PHẢN BIỆN KÍN.pdf
  • pdfBẢN TÓM TẮT GỬI PHẢN BIỆN KÍN ĐÃ CHỈNH SỬA(1).pdf