Công cụ thị trường mở được coi là một công cụ linh hoạt và hiệu quả nhất trong việc điều hành
CSTT, vì vậy năm 2005 NHTW Lào đã chính thức khai trương hoạt động thị trường mở. Trải qua hơn
8 năm hoạt động, nghiệp vụ thị trường mở đã được thực hiện an toàn, góp phần quan trọng vào việc
điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng của NHTW Lào. Tuy nhiên, cũng như các công cụ chính
sách tiền tệ khác của NHTW, nghiệp vụ thị trường mở đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Số lượng
các tổ chức tín dụng tham gia thị trường mở quá ít; doanh số giao dịch rất nhỏ; hàng hoá giao dịch
chưa nhiều và chưa đa dạng chủng loại; Lãi suất trên thị trường mở chưa phản ánh được lãi suất trên
thị trường; các quy định về quy trình, xử lý lãi suất và thông tin chưa hoàn thiện. Vì vậy, nhu cầu đổi
mới cơ cấu hoạt động, hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở và sử dụng công cụ này như thế
nào cho hợp lý với điều kiện kinh tế của nước Lào của chúng tôi là vấn đề hết sức cấp bách và cần
thiết. Nhận thức được điều đó tác gia đã chọn đề tài: “Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước
CHDCND Lào”.
14 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
------------
Thonmy KEOKINNALY
C¤NG Cô NGHIÖP Vô THÞ TR¦êNG Më
T¹I N¦íC Céng hßa d©n chñ nh©n d©n LµO
Chuyªn ngµnh: Tµi chÝnh - Ng©n hµng
M· sè: 62 31 12 01
Hµ néi, n¨m 2014
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Người hướng dẫn khoa học:
pGS. TS. §µM V¡N HUÖ
Phản biện 1: PGS.TS L£ HOµNG NGA
ñy ban chøng khoµn nhµ níc
Phản biện 2: ts. ®µo minh phóc
Ng©n hµng nhµ níc viÖt nam
Phản biện 3: ts. Lª anh tuÊn
Bé tµi chÝnh
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước,
họp tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân,
Vào hồi ........ giờ, ngày ....... tháng ........ năm 201
Có thể tìm hiểu luận án tại
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Công cụ thị trường mở được coi là một công cụ linh hoạt và hiệu quả nhất trong việc điều hành
CSTT, vì vậy năm 2005 NHTW Lào đã chính thức khai trương hoạt động thị trường mở. Trải qua hơn
8 năm hoạt động, nghiệp vụ thị trường mở đã được thực hiện an toàn, góp phần quan trọng vào việc
điều tiết và kiểm soát lượng tiền cung ứng của NHTW Lào. Tuy nhiên, cũng như các công cụ chính
sách tiền tệ khác của NHTW, nghiệp vụ thị trường mở đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Số lượng
các tổ chức tín dụng tham gia thị trường mở quá ít; doanh số giao dịch rất nhỏ; hàng hoá giao dịch
chưa nhiều và chưa đa dạng chủng loại; Lãi suất trên thị trường mở chưa phản ánh được lãi suất trên
thị trường; các quy định về quy trình, xử lý lãi suất và thông tin chưa hoàn thiện... Vì vậy, nhu cầu đổi
mới cơ cấu hoạt động, hoàn thiện công cụ nghiệp vụ thị trường mở và sử dụng công cụ này như thế
nào cho hợp lý với điều kiện kinh tế của nước Lào của chúng tôi là vấn đề hết sức cấp bách và cần
thiết. Nhận thức được điều đó tác gia đã chọn đề tài: “Công cụ nghiệp vụ thị trường mở tại nước
CHDCND Lào”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về chính sách tiền tệ, các công cụ của CSTT và nghiệp vụ thị
trường mở của ngân hàng Trung ương.
- Nêu lên thực trạng hoạt động của Nghiệp vụ thị trường mở trong những năm qua.
- Phân tích và đánh giá hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Lào từ năm 2005 – 2012.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn công cụ thị trường mở tại nước CHDCND Lào đến năm
2020 nhằm phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội Lào và thực hiện quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế trong lĩnh vực tài chính tiền tệ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động nghiệp vụ thị trường mở của NHTW Lào trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc
gia.
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2005 -2012 và định hướng đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Trung ương nói chung và hoạt động thị mở
của Ngân hàng Trung ương Lào nói riêng, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học
cơ bản, bao gồm:
(1). Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở phân tích nội dung cơ bản về hoạt động thị
trường mở của NHTW, luận án tổng hợp các kết quả nghiên cứu về hoạt động thị trường mở trên cả
phương diện lý thuyết và thực tiễn ở Lào;
(2). Phương pháp mô tả và so sánh: Dùng để mô tả hoạt động thị trường mở của Ngân hàng Trung
ương Lào qua các năm, trên cơ sở đó đưa ra những so sánh đảm bảo hiệu quả nội dung phân tích;
(3). Phương pháp logic biện chứng: nhằm nghiên cứu hoạt động thị trường mở một cách golic từ lý
thuyết đến thực tiễn, dùng spss qua các mô hình ở Lào.
(4). Phương pháp diễn giải và quy nạp: Luận án diễn giải hoạt động thị trường mở của NHTW, trên
cơ sở đó tổng hợp vào mô hình nghiên cứu.
(5). Phương pháp thống kê: dùng để thu thập số liệu về hoạt động thị trường mở của NHTW Lào và
các số liệu khác qua các năm.
(6). Luận án còn sử dụng phương pháp toán học với việc sử dụng mô hình hồi quy hai biến và phân
tích định lượng hoạt động thị trường mở của NHTW Lào trong mối quan hệ với các chỉ số kinh tế vĩ
mô.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận án nghiên cứu cụ thể những vấn đề cơ bản về CSTT,các công cụ của CSTT và đặc biệt đi sâu
nghiên cứu nghiệp vụ thị trường mở của NHTW. Trên cơ sở đánh giá hoạt động nghiệp vụ thị trường mở
của NHTW Lào, so sánh đối chiếu với cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực thi hoạt động thị trường mở của
một số nước trong khu vực và một số nước phát triển trên thế giới, luận án đưa ra những một số giải pháp
có tính khả thi để cải cách hoạt động nghiệp vụ thị trường mở cho phù hợp với điều kiện thực tế của Nước
CHDCND Lào nhằm góp phần đưa hoạt động thị trường mở mạnh hơn và đảm bảo hiệu quả cao.
6.Kết cấu của luân án
Luận án gồm 4 chương:
2
- Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở của NHTW
- Chương 2: Thực trạng hoạt động thị trường mở tại NHTW Lào giải đoạn năm 2005-2012.
- Chương 3: Đánh giá thực trạng hoạt động thị trường mở tại Nước CHDCND Lào giải đoạn năm
2005-2012.
- Chương 4: Giải pháp hoàn thiện công cụ thị trường mở tại NHTW Lào đến năm 2020.
7. Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách tiền tệ và công cụ thị trường mở
Các công trình nghiên cứu của nước ngoại và trong nước CHDCND Lào nhằm hỗ trợ cho việc
nghiên cứu hoàn thiền công cụ thị trường mở của ngân hàng trung ương Lào trong năm tới đạt hiệu
quả khá cao.
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ
THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NHTW
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
1.1.1 Khái quát về Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương là ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia. Ngân hàng Trung ương là cơ
quan quản lý và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trong phạm vi toàn quốc. NHTW là bộ máy tài
chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đồng thời là
ngân hàng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế.
1.1.1.1 Mô hình của NHTW
Ngân hàng Trung ương của mỗi quốc gia có tổ chức mô hình khác nhau như:
(i) Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ: NHTW là một bộ máy của Chính phủ, là một cơ
quan ngang Bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc
gia (ví dụ: Việt Nam, Lào, Malaysia, Inđônêsia, Trung Quốc...). Mô hình này có nhược điểm: Khả
năng sử dụng công cụ phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách dễ dàng xẩy ra, từ đó gây ra lạm
phát(ii) NHTW độc lập với chính phủ.NHTW có vị trí độc lập với Chính phủ, được tổ chức và chỉ đạo
trực tiếp từ Quốc hội. Hoạt động của ngân hàng Trung ương trong trường hợp này không chịu chi phối
của Chính phủ, vì vậy NHTW thể hiện tính độc lập cao trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
1.1.1.2 Vai trò của ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương là cơ quan quản lý vĩ mô trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Ngân hàng Trung
ương có vai trò và vị trí rất quan trọng, được coi là thể chế tài chính đặc biệt và là một trong những
công cụ quan trọng nhất trong quản lý nhà nước. Là cơ quan điều tiết và quản lý vĩ mô trong lĩnh vực
tiền tệ ngân hàng, hoạt động của Ngân hàng Trung ương có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát
triển của nền kinh tế, đồng thời có ảnh hưởng đến tình hình tài chính tiền tệ của một quốc gia
1.1.2 Khái quát về chính sách tiền tệ
1.1.2.1. Khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó ngân hàng Trung ương sử dụng các
công cụ của mình để điều tiết và kiểm soát các điều kiện tiền tệ của nền kinh tế nhằm đảm bảo sự ổn
định giá trị tiền tệ, tạo nền tảng thúc đẩy sự tăng trường kinh tế và duy trì các mục tiêu xã hội hợp lý.
Chính sách tiền tệ theo nghĩa hẹp: là chính sách bảo đảm sao cho khối lượng tiền cung ứng tăng
thêm trong một năm tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế và chỉ số lạm phát nhằm ổn định giá trị
của đồng tiền, góp phần đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương: là tổng thể tất cả các biện pháp, công cụ mà NHTW
sử dụng nhằm điều tiết khối lượng tiền tệ, tín dụng, ổn định tiền tệ, góp phần đạt được các mục tiêu
kinh tế vĩ mô
Chính sách tiền tệ quốc gia: là tổng thể các biện pháp của Nhà nước pháp quyền nhằm cung ứng
đầy đủ các phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, trên cơ sở đó không ngừng ổn định giá trị đồng
tiền quốc gia.
Dù quan niệm CSTT theo nghĩa nào thì CSTT đều nhằm mục tiêu cuối cùng là ổn định tiền tệ, góp
phần đạt được các mục tiêu của chính sách kinh tế. Trong một khoảng thời gian nhất định, tuỳ theo điều
kiện cụ thể của nền kinh tế, CSTT có thể được hoạch định theo hai hướng:
Chính sách tiền tệ mở rộng: Theo hướng này, CSTT nhằm tăng lượng tiền cung ứng, khuyến khích
đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và tạo việc làm. Trong trường hợp này, CSTT nhằm chống suy
thoái kinh tế và thất nghiệp.
3
Chính sách tiền tệ thắt chặt: Theo hướng này, CSTT nhằm giảm lượng tiền cung ứng, hạn chế đầu
tư, kìm hãm sự phát triển quá cao của nền kinh tế. Trường hợp này, CSTT nhằm chống lạm phát kìm
hãm sự phát triển “quá nóng” của nền kinh tế.
1.1.2.2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là một bộ phận trong tổng thể các chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, CSTT cũng
có mục tiêu và tính chất riêng khi hướng tới mục tiêu chung. Tuỳ từng quốc gia và những giai đoạn phát
triển khác nhau, CSTT có thể có những mục tiêu khác nhau cơ bản đều thống nhất là hướng tới mục tiêu
tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền, tạo việc làm cho người lao động.
1.1.2.3. Mục tiêu tổng quát/ mục tiêu cuối cùng
Mục tiêu CSTT hầu như thống nhất ở các nước. Sự điều chỉnh lượng tiền cung ứng nhằm mục tiêu
trước hết là ổn định giá trị tiền tệ, trên cơ sở đó góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm.
Ngoài các mục tiêu vĩ mô trên, một số nước còn tập trung vào các mục tiêu cụ thể, tuỳ thuộc vào đặc
điểm kinh tế phát triển đặc thù quốc gia.
1.1.2.4. Mục tiêu điều hành
Các mục tiêu chính sách trên chỉ là mục tiêu cuối cùng mà các CSTT nhằm tới. Đây là các mục tiêu
mang tính định tính nên để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình điều hành CSTT, các NHTW đều xây
dựng hệ thống mục tiêu điều hành mang tính định lượng cụ thể hơn.
Căn cứ vào sự phát triển và diễn biến của thị trường tiền tệ, NHTW các nước đều lựa chọn các mục
tiêu điều hành của CSTT. Mục tiêu điều hành của CSTT bao gồm mục tiêu trung gian và mục tiêu hoạt
động.
1.1.3.Các công cụ của chính sách tiền tệ.
1.1.3.1. Dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc (DTBB) là số tiền mà các NHTM buộc phải duy trì trên một tài khoản tiền gửi tại
NHTW trong một thời kỳ nhất định. DTBB được NHTW quy định đối với từng loại tiền gửi cấu thành
nên nguồn vốn hoạt động của một ngân hàng.
1.1.3.2. Chính sách chiết khấu
Chiết khấu là một trong những hình thức cho vay của NHTW đối với các NHTM. Khi cấp một khoản
tín dụng cho NHTM, một mặt NHTW đã làm tăng lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các
NHTM tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực thanh toán của họ.
Chính sách chiết khấu bao gồm các quy định về hạn mức chiết khấu, lãi suất chiết khấu và điều kiện
cho vay của NHTW đối với các ngân hàng. NHTW cho vay ngắn hạn trên cơ sở chiết khấu các chứng
từ có giá của ngân hàng.
1.1.3.3. Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là hoạt động NHTW mua, bán GTCG như tín phiếu kho bạc, trái
phiếu kho bạc, tín phiếu NHTW, chứng chỉ tiền gửi... trên thị trường tiền tệ nhằm làm thay đổi cơ số
tiền tệ mà đặc biệt là tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng, qua đó tác động đến khối lượng tiền cung
ứng.
1.1.3.4. Các công cụ bổ trợ
Bên cạnh những công cụ chủ yếu nêu trên thì NHTW còn sử dụng các công cụ bổ trợ để thực hiện
CSTT. a) Lãi suất được xem là một công cụ gián tiếp thực hiện CSTT trong điều khiển mức cung ứng
tiền cho nền kinh tế, bởi lẽ lãi suất không trực tiếp làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ trong lưu
thông. b) Hạn mức tín dụng là một trong những công cụ can thiệp trực tiếp của NHTW để khống chế
mức tăng khối lượng tín dụng của hệ thống tổ chức tín dụng cung ứng cho nền kinh tế đảm bảo mức
tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toán theo mục tiêu đề ra. c) Tỷ giá hối đoái là tương quan giữa
sức mua của đồng nội tệ và đồng ngoại tệ, hay có thể nói là giá cả của đồng tiền này đo bằng một đồng
tiền khác. Tỷ giá vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa biểu hiện quan hệ cung cầu ngoại tệ.
1.2. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DỤNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ
1.2.1. Khái niệm về nghiệp vụ thị trường mở
“Nghiệp vụ thị trường mở” là một trong các công cụ của CSTT để thực thi chính sách tiền tệ, mang
lại hiệu quả cao nhất trong các công cụ khác đang được các nước trên thế giới sử dụng để điều hành
chính sách tiền tệ. Khi NHTW thực hiện nghiệp vụ thị trường mở sẽ tác động vào mục tiêu của chính
sách tiền tệ về mặt giá trị và về mặt lượng.
1.2.2. Nội dung hoạt động thị trường mở
4
1.2.2.1. Hàng hoá của thị trường mở
Các hàng hoá được hoạt động mua – bán trên thị trường mở :1.Tín phiếu kho bạc (Treasury
Bills);2) Trái phiếu Chính phủ (Government Bonds);3) Tín phiếu Ngân hàng Trung ương (Central
Bank Bills);4) Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit);5) Trái phiếu đô thị (Municipal Bonds).
1.2.2.2. Các chủ thể tham gia thị trường mở
Các chủ thể tham gia là các thành viên thị trường rất đa dạng với các mục đích khác nhau:(1) Ngân
hàng Trung ương là người tổ chức, xây dựng và vận hành hoạt động của thị trường mở theo các mục
tiêu CSTT. 2) Các ngân hàng thương mại;3) Các tổ chức tài chính phi ngân hàng;4) Các nhà giao dịch
trung gian khác.
1.2.2.3. Phương thức giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở gồm: Giao dịch song phương và Đấu
thầu
Mỗi phương thức có những đặc điểm phù hợp với từng điều kiện giao dịch trong các trường hợp cụ
thể
1.2.2.4. Hình thức thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
Hoạt động mua – bán các giấy tờ có giá của NHTW được chia thành hai loại: Mua hẳn hoặc bán
hẳn và Mua hoặc bán có kỳ hạn.
1.2.3. Cơ chế tác động của nghiệp vụ thị trường mở
Thông qua hoạt động mua- bán các GTCG trên thị trường mở, NHTW đã tác động trực tiếp đến dự trữ
của các ngân hàng và ảnh hưởng gián tiếp đến các mức lãi suất trên thị trường, từ đó tác động trực tiếp đến
các mục tiêu của chính sách tiền tệ cả về mặt giá và mặt lượng.
1.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của công cụ thị trường mở
1) Ưu điểm(i). NHTW có thể chủ động can thiệp vào thị trường tiền tệ, từ đó tác động trực tiếp vào
khả năng cung ứng tín dụng của các tổ chức tín dụng.(ii).Sử dụng công cụ này đảm bảo độ linh hoạt và
chính xác cao.(iii).NHTW luôn tốn có thể chủ động số lượng tiền “bơm” vào hãy “hút” ra khỏi lưu thông
bằng cách khống chế lượng mua và bán.(iv). NHTW vẫn đảm bảo được tính cạnh tranh của NHTM đặc
biệt là trong đấu thầu lãi suất. Các ngân hàng tham gia nghiệp vụ thị trường mở một cách tự nguyện theo
các nguyên tắc của thị trường, không mang tính chất bắt buộc và không phải chịu một "khoản thuế” như
công cụ dự trữ bắt buộc.(v).Nghiệp vụ thị trường mở có hai loại +/.năng động được thực hiện với mục
đích thay đổi dự trữ của hệ thống ngân hàng. +/. thụ động thực hiện nhằm bù đắp lại những biến động
của các nhân tố khác ảnh hưởng đến dự trữ .
2) Nhược điểm(i) công cụ này sẽ chỉ phát huy tối đa hiệu quả khi có một thị trường tài chính phát
triển. Hàng hoá của thị trường phải phong phú, có khả năng đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách
hàng, NHTW phải có khả năng dự báo tốt vốn khả dụng của toàn bộ hệ thống ngân hàng.
1.2.5 Mối quan hệ giữa nghiệp vụ thị trường mở và các công khác của CSTT.
Trong các công cụ đó thì nghiệp vụ thị trường mở có thể sử dụng rất linh hoạt trong bất kỳ loại chính
sách tiền tệ nào. Nó là công cụ điều tiết vĩ mô. Nghiệp vụ thị trường mở có tác động thông qua "hiệu ứng
thông báo ” ít hơn chính sách lãi suất chiết khấu và chính sách dự trữ bắt buộc. Ngân hàng trung ương
kết hợp chặt chẽ và đồng bộ với các công cụ khác nhằm phát tín hiệu điều hành CSTT theo mục tiêu
trong từng thời kỳ.
1.3 VAI TRÒ VÀ ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ HOẠT ĐỘNG
CÓ HIỆU QUẢ.
1.3.1 Vai trò của Nghiệp vụ thị trường mở đối với việc điều hành CSTT quốc gia
1.3.1.1 Đối với ngân hàng Trung ương.
NHTW là một bộ phận trong bộ máy quản lý của Nhà nước. NHTW là cơ quan duy nhất có quyền phát
hành tiền (in tiền) vì thế nó là Ngân hàng duy nhất không có khả năng bị phá sản. Nó đóng vai trò chủ
Ngân hàng đối với các Ngân hàng thương mại, đảm bảo cho hệ thống Ngân hàng hoạt động không trục
trặc và còn đóng vai trò chủ Ngân hàng đối với Chính phủ, gánh trách nhiệm kiểm soát việc cung ứng tiền
tệ và việc tài trợ cho thâm hụt ngân sách của Chính phủ hoặc về các chính sách tác động đến giá trị tiền tệ
của quốc gia mình.
1.3.1.2 Đối với các NHTM và tổ chức tài chính trung gian.
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong cơ chế thị trường ngày càng da dạng dẫn đến hoạt động
quản lý và sử dụng vốn khả dụng cần phải chủ động và linh hoạt hơn. Hiện nay trong cơ cấu nguồn vốn
của các ngân hàng, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm 70%. Vì vậy,vấn đề cấp bách
5
hiện nay đối với các NH là làm thế nào để sử dụng vốn đó có hiệu quả cao,để đáp ứng nhu cầu tăng trường
kinh tế.
1.3.1.3 Đối với nền kinh tế
Mặc dù thanh viên của thị trường mở chủ yếu là các tổ chức tín dụng, tài chính và NHTW nhưng thị
trường mở cũng có vai trò đối với nền kinh tế. Thông qua việc phát hành,mua bán GTCG trên thị trường
mở đã làm tăng thêm tính thanh khoản cho GTCG này. Điều đó góp phần thúc đẩy các thị trường tài chính
phát triển.Từ đó tạo điều kiện cho các trung gian tài chính thu hút vốn trong nền kinh tế và thay đổi thói
quen tiết kiệm,tiêu dùng của các hộ gia định.
1.3.2 Điều kiện để thị trường mở hoạt động có hiệu quả
Nghiệp vụ thị trường mở được vận hành theo cơ chế thị trường, nó lợi dụng cơ chế thị trường để ảnh
hưởng đến mục tiêu CSTT vì thế cần có điều kiện để NVTTM được vận hành sôi động và có hiệu quả.
1.3.2.1 Về sự phát triển của thị trường tài chính- tiền tệ.
Hoạt động của thị trường mở là công cụ tự nguyện theo nguyên tắc thị trường, do vậy, OMO có sôi
động và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào hành vi tham gia của các chủ thể trên thị trường (chủ
yếu là các NHTM) và số lượng, chủng loại hàng hóa của OMO. Cả hai yếu tố này đều do sự phát triển
của thị trường tài chính – tiền tệ quy định.
1.3.2.2. Về khuôn khổ pháp lý
Khung pháp lý đầy đủ là một trong các điều kiện tiên quyết để OMO phát triển. Trên lý thuyết,
OMO rất đa dạng về hình thức giao dịch, hàng hóa giao dịch, đối tác giao dịch, tần suất giao dịch, kỳ
hạn giao dịch... Mỗi quốc gia có trình độ phát triển khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về hình
thức hoạt động của OMO và các quy định này cũng thay đổi theo trình độ phát triển của quốc gia đó.
1.3.2.3. Về trình độ cán bộ điều hành OMO của NHTW
Với vai trò tổ chức, xây dựng và điều hành hoạt động OMO, trên cơ sở dự báo diễn biến tiền tệ, tình
hình vốn khả dụng của các NHTM, NHTW sẽ quyết định thời điểm, khối lượng chào mua/chào bán
GTCG, thời hạn và phương thức giao dịch OMO nhằm điều tiết thị trường tiền tệ theo mục tiêu đã xác
định.Trình độ đội ngũ cán bộ trong việc điều hành thị trường mở là quan trọng.Vì vậy việc quyết định
thực hiện các phiên giao dịch OMO và kết quả giao dịch OMO sẽ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ dự
báo của cán bộ NHTW.
1.3.2.4. Về hạ tầng công nghệ thông tin
Một trong những yêu cầu của OMO là diễn ra nhanh chóng, Kíp thời đáp ứng các yêu cầu mục tiêu
của CSTT là bơm/hút tiền trong lưu thông, hạn chế độ trễ về thời gian. Muốn đáp ứng được yêu cầu đó
thì các giao dịch OMO phải hoàn tất trong ngày. Điều này đòi hỏi phải có hệ thống thông tin hỗ trợ các
giao dịch OMO.
1.4. KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH THỊ TRƯỜNG MỞ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG MỘT
SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.4.1. Hoạt động thị trường mở của một số nước
1.