Luận án Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam

Trước yêu cầu của hội nhập AFTA và theo cam kết trong ASEAN, từ 2014 đến 2018, Việt Nam sẽ cắt giảm dần thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc đạt hàm lượng giá trị khu vực từ 40% trở lên, từ 60% (2014) xuống 50% (2015), 40% (2016), 30% (2017) và 0% vào ngày 01/01/2018 đối với mọi loại xe nhập khẩu từ ASEAN; các cam kết trong ASEAN + 6 cũng có xu hướng cắt giảm thuế đối với ô tô. Vì vậy, đã đặt ra những thách thức rất lớn cho hướng đi của công nghiệp (CN) ô tô và công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành sản xuất (SX) ô tô nước ta. Trong thời gian qua, sự phát triển của CNHT ngành SX ô tô nước ta vẫn chưa mạnh mẽ, chưa tương xứng với tiềm năng, kết quả chưa được như kỳ vọng theo mục tiêu đề ra. Trước yêu cầu thực hiện “Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” và “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; cụ thể hơn là “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và “Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô được thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030”;. Do vậy, việc nghiên cứu để tìm giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT ngành ô tô ở nước ta hiện nay là rất cần thiết. Để góp phần vào giải quyết những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài “Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam” để nghiên cứu làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị

pdf29 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG NAM TRUNG CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 62 31 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khắc Thanh Phản biện 1: ....................................................................................... Phản biện 2: ....................................................................................... Phản biện 3: ....................................................................................... Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi .. giờ , ngày .. tháng năm 2017 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước yêu cầu của hội nhập AFTA và theo cam kết trong ASEAN, từ 2014 đến 2018, Việt Nam sẽ cắt giảm dần thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc đạt hàm lượng giá trị khu vực từ 40% trở lên, từ 60% (2014) xuống 50% (2015), 40% (2016), 30% (2017) và 0% vào ngày 01/01/2018 đối với mọi loại xe nhập khẩu từ ASEAN; các cam kết trong ASEAN + 6 cũng có xu hướng cắt giảm thuế đối với ô tô. Vì vậy, đã đặt ra những thách thức rất lớn cho hướng đi của công nghiệp (CN) ô tô và công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành sản xuất (SX) ô tô nước ta. Trong thời gian qua, sự phát triển của CNHT ngành SX ô tô nước ta vẫn chưa mạnh mẽ, chưa tương xứng với tiềm năng, kết quả chưa được như kỳ vọng theo mục tiêu đề ra. Trước yêu cầu thực hiện “Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” và “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; cụ thể hơn là “Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”, “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” và “Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô được thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030”;... Do vậy, việc nghiên cứu để tìm giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT ngành ô tô ở nước ta hiện nay là rất cần thiết. Để góp phần vào giải quyết những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài “Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam” để nghiên cứu làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về CNHT ngành SX ô tô trong điều kiện hiện nay để phân tích, đánh giá thực 2 trạng CNHT ngành SX ô tô Việt Nam giai đoạn 2011 - 2016, đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển ngành kinh tế này trong thời gian tới 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ: i) Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về CNHT ngành SX ô tô Việt Nam trong điều kiện hiện nay; ii) Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển CNHT ngành SX ô tô ở một số nước, rút ra bài học cho Việt Nam; iii) Phân tích, đánh giá thực trạng CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2016; iv) Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu vấn đề CNHT của ngành SX ô tô với tư cách là chủ thể, công đoạn quan trọng của ngành CN ô tô, có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Trong luận án, tác giả tập trung nghiên cứu nội dung phân tích và đánh giá thực trạng SX linh kiện và phụ tùng nhằm cung ứng cho sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm cuối cùng là ô tô trong giai đoạn 2011 – 2016. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu CNHT ngành SX ô tô trên lãnh thổ Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu kinh nghiệm phát triển CNHT loại này ở một số nước mà Việt Nam có nhiều tương đồng. - Phạm vi về thời gian: Thời gian phân tích và đánh giá thực trạng CNHT ngành SX ô tô Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2016. Sở dĩ lựa chọn việc phân tích thực trạng từ năm 2011 bởi vì tác giả muốn xem xét thực tiễn kể từ khi nước ta chính thức ban hành Chính sách phát triển CNHT tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011. Phạm vi đề xuất phương hướng và giải pháp được xác định đến năm 2025 tầm nhìn 2035. 3 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét bản chất của CNHT, vai trò và xu hướng của nó trong phát triển ngành CN ô tô. Các nghiên cứu, về cơ chế chính sách và thực tiễn phát triển CNHT ngành SX ô tô còn dựa quan điểm, đường lối đổi mới, nhất là đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp thích hợp với nghiên cứu Kinh tế chính trị, trong đó chủ yếu là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, tổng kết thực tiễn, so sánh. Ngoài ra, sử dụng các phương pháp: tổng kết thực tiễn, mô hình và đồ thị, thu thập thông tin từ nhà quản lý, hiệp hội, nhà đầu tư, doanh nghiệp (DN), kỹ sư; thu thập tài liệu, văn bản về chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật; từ các đề tài khoa học, các báo cáo, bài viết, số liệu được công bố chính thức trong nước có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài, kế thừa có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố. 5. Những đóng góp mới của luận án Về lý luận: Bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế tiếp cận từ Kinh tế chính trị học. Về thực tiễn: i) Đánh giá thực trạng CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2016, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó. ii) Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển CNHT ngành SX ô tô ở Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 4 chương, 11 tiết. 4 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Nghiên cứu về vai trò và mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô - Vai trò công nghiệp hỗ trợ đối với sự phát triển ngành sản xuất ô tô Tác giả luận thấy được công trình của tác giả và tổ chức quốc tế liên quan bàn luận những vấn đề thị trường và linh kiện hỗ trợ cho ngành SX ô tô dưới tác động của Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến ngành SX ô tô đòi hỏi nhiều công ty phải thay đổi chiến lược của mình, cần phải tổ chức lại các nhà liên kết cung cấp sản phẩm hỗ trợ cho ngành ô tô. Vì ngành CN ô tô là một ngành CN quan trọng, là một ngành tiêu dùng rất lớn hàng hóa và dịch vụ từ nhiều lĩnh vực khác, bao gồm cả nguyên liệu, xây dựng, máy móc thiết bị, quy phạm pháp luật, máy tính và chất bán dẫn, tài chính, quảng cáo,... nên ngành CN ô tô là một động lực chính của sự đóng góp vào tăng trưởng kinh tế ở các nước công nghiệp phát triển. - Nghiên cứu về mô hình phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Tìm hiểu một số mô hình phát triển CNHT ngành SX ô tô, trường hợp của Ấn Độ, so sánh mô hình ba nước Mexico, Trung Quốc và Ấn Độ; về Chính sách phát triển CNHT ô tô ở Thái Lan; kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan trong phát triển CNHT. Những chính sách phát triển CNHT của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan qua các thời kỳ, việc trợ giúp phát triển CNHT tại Thái Lan, Malaysia, Indonesia thông qua SX linh kiện có vốn đầu tư từ Nhật Bản. 1.1.2. Nghiên cứu điều kiện cần thiết, giải pháp chính sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Tác giả luận án thấy được chính sách phát triển công nghệ tự động trong ngành CN ô tô, thu hút đầu tư FDI dưới hình thức liên minh và liên 5 doanh giữa các nhà SX ô tô quốc tế và các đối tác, từ đó cho thấy chủ động về chiến lược là một điều kiện quan trọng. Điều kiện và giải pháp chính sách nội địa hóa sản phẩm thông qua CNHT là yếu tố quyết định thành công ngành CN này thời gian qua; điều kiện để các DN tìm kiếm hướng phát triển CN SX ô tô và những CNHT phục vụ cho việc SX này. Điều kiện hiện tại của CNHT ngành SX ô tô: Chính sách của chính phủ, công nghệ, thị trường lao động; các yếu tố bên trong bao gồm quản lý SX, chiến lược tổ chức, lãnh đạo, văn hóa tổ chức, triết lý nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm hỗ trợ. Từ đó khuyến nghị, cần tập trung vào chiến lược phát triển nguồn lực con người, coi đó là vốn trí tuệ trong phát triển. 1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ Ở TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ 1.2.1. Nghiên cứu lý luận liên quan đến công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Luận án tìm hiểu hướng nghiên cứu của các công trình khoa học: "Chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ: Lý luận, thực tiễn và định hướng cho Việt Nam", “Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành ô tô để đáp ứng nhu cầu của các DN lắp ráp ô tô tại Việt Nam (tập trung nghiên cứu các DN tại Nhật Bản)”, “Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”; “Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam”, “Phân công quốc tế và chuyên môn hóa trong ngành công nghiệp ô tô ở châu Á và phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam” Từ đó rút ra góc độ nghiên cứu riêng có của luận án. 1.2.2. Nghiên cứu về cơ chế chính sách liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Luận án tìm hiểu các công trình liên quan: "Ảnh hưởng của các chính sách tới sự phát triển của ngành CNHT ô tô Việt Nam", “Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam”, “Phát triển công nghiệp phụ trợ trong chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam”, “Cải thiện hoạch định 6 chính sách công nghiệp ở Việt Nam” Từ đó có cách nhìn nhận nghiên cứu vấn đề một cách khách quan. 1.2.3. Nghiên cứu về giải pháp huy động các nguồn lực cho sự phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Tác giả luận án tìm hiểu một số công trình liên quan để từ đó có quan điểm riêng nhằm huy động các nguồn lực cho sự phát triển CNHT ngành SX ô tô nước ta 1.3. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Những kết luận rút ra từ những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án - Các công trình đã công bố trong nước và trên thế giới đã có sự phân tích về vai trò của CNHT đối với sự phát triển ngành SX ô tô, đưa ra các giải pháp. Đồng thời, xác định xu hướng nội địa hóa việc SX sản phẩm hỗ trợ ngành ô tô của một số nước và những giải pháp mạnh mẽ trong thực hiện xu hướng này. - Nghiên cứu điều kiện cần thiết, giải pháp chính sách để phát triển CNHT ngành SX ô tô, trong đó chỉ ra việc chủ động về chiến lược là một điều kiện quan trọng để định hướng phát triển, các chính sách của chính phủ liên quan đến ngành CN ô tô, công nghệ, thị trường lao động; quản lý, SX, chiến lược tổ chức, lãnh đạo, tiếp nhận chuyển giao công nghệ để phát triển SX phụ tùng linh kiện coi là một thành phần quan trọng của nội địa hóa SX ô tô. - Ở trong nước, thời gian gần đây cũng đã có những nghiên cứu hướng vào cơ sở lý luận của phát triển CNHT nói chung, trong đó bàn về quan niệm về CNHT, đặc điểm và vai trò của CNHT trong phát triển các ngành CN trong nước, trong nội địa hóa việc SX, tăng sức cạnh tranh quốc gia, về cơ chế chính sách phát triển CNHT Việt Nam; CNHT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, đề xuất giải pháp thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại cho phát triển CNHT Một số nghiên cứu đi vào tìm kiếm kinh nghiệm phát triển CNHT của một số nước. Nghiên cứu về cơ chế chính sách và các giải pháp về tạo các nguồn lực cho sự phát triển CNHT ngành SX ô tô ở nước ta. 7 Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên còn đang để lại những "khoảng trống" trong lý luận và thực tiễn phát triển CNHT ngành ô tô Việt Nam như sau: Thứ nhất, việc phát triển CNHT của một nước đang phát triển trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến đổi, nhất là trong điều kiện nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào các quan hệ thương mại quốc tế. Thứ hai, Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng KH&CN đã tạo ra những thay đổi lớn trong CNSX ô tô theo hướng sản phẩm có nhiều tiện ích hơn, các phụ tùng linh kiện sử dụng thiết bị tự động và thông minh, sử dụng nguồn năng lượng để vận hành ô tô cũng theo hướng thân thiện với môi trường, xanh sạch v.v Thứ ba, quá trình phát triển CNHT ngành SX ô tô ở nước ta thời gian qua tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng trên thực tế mới chỉ đang trong giai đoạn đầu. Thứ tư, cho đến nay việc nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về CNHT ngành SX ô tô ở nước ta vẫn chủ yếu là lồng ghép trong các công trình về phát triển CNHT nói chung; có rất ít nghiên cứu về CNHT ngành SX ô tô, hầu hết mới chỉ ở những bài viết công bố trên các tạp chí và báo. Việc tiếp cận vấn đề này mới ở một số lĩnh vực khoa học về kinh tế công nghiệp, kinh tế phát triển và quản lý kinh tế; vẫn còn nhiều khoảng trống trong tiếp cận vấn đề CNHT ngành SX ô tô dưới góc độ chuyên ngành Kinh tế chính trị học. 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ về công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô ở Việt Nam Một là, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển CNHT ngành SX ô tô Việt Nam trong điều kiện mới của cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) và xu hướng gia tăng mạnh mẽ các quan hệ thương mại tự do mà chúng ta đã cam kết trong các tổ chức quốc tế. Hai là, Tìm hiểu kinh nghiệm của một số nước về phát triển CNHT ngành SX ô tô và rút ra bài học cho Việt Nam. Ba là, Đánh giá đúng thực trạng phát triển CNHT ngành SX ô tô Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, bất 8 cập và nguyên nhân của thực trạng đó. Bốn là, Xác định phương hướng và đề xuất giải pháp phát triển mạnh CNHT ngành SX ô tô Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 tầm nhìn 2035. Bốn vấn đề nêu trên thực sự đang là những “khoảng trống” về mặt khoa học của CNHT ngành SX ô tô ở nước ta hiện nay. Đây là những vấn đề gắn liền với đề tài luận án của tác giả, do đó, các vấn đề trên sẽ được luận giải, phân tích, đánh giá trong các chương, tiết tương ứng của luận án. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ 2.1. CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1.1. Quan niệm về công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Luận án tập trung làm rõ quan niệm về CNHT của một số học giả, tổ chức và một số nước về CNHT ngành SX ô tô. Từ đó, có thể hiểu CNHT ngành SX ô tô bao gồm nhiều ngành CN SX sản phẩm trung gian, cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, bán thành phẩm, các dịch vụ hỗ trợ SX như thiết kế, nhà xưởng, kho bãi, kiểm tra sản phẩm,... theo các quy trình SX nhất định để lắp ráp, SX ra sản phẩm ô tô hoàn chỉnh trước khi đưa ra thị trường. Nói cách khác, công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô là tổ hợp các ngành sản xuất vật liệu, phụ tùng linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm để cung cấp cho ngành lắp ráp sản phẩm ô tô hoàn chỉnh. 2.1.2. Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Một là, công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô là một tổ hợp sản xuất mang tính xã hội sâu rộng Hai là, sản xuất của công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô dựa trên tích hợp của nhiều loại công nghệ 9 Ba là, sản xuất của công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô được quyết định bởi nhu cầu về sản phẩm cuối cùng 2.1.3. Vai trò của công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô Một là, sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ là nhân tố bảo đảm tính chủ động cho ngành sản xuất ô tô trong nước. Hai là, sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ sẽ thúc đẩy phân công lao động, chuyên môn hóa và hợp tác hóa sản xuất trong ngành công nghiệp này. Ba là, sự phát triển của CNHT sẽ tạo thêm điều kiện để hội nhập việc SX, tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu. Bốn là, công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô phát triển có hiệu quả sẽ tạo điều kiện mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), góp phần tạo tăng trưởng bền vững. Năm là, sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô sẽ góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Sáu là, công nghiệp hỗ trợ ngành SX ô tô có vai trò quan trọng trong đóng góp vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô. 2.2. NỘI DUNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ NGÀNH SẢN XUẤT Ô TÔ CỦA MỘT NƯỚC 2.2.1. Nội dung tiêu chí đánh giá sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô của một nước Từ những cách đánh giá nêu trên, trong đề tài này sử dụng tổng hợp bốn tiêu chí cơ bản như sau: Chất lượng sản phẩm CNHT, giá xuất xưởng, thị phần và mức độ nội địa hóa sản phẩm, tốc độ tăng trưởng và giá trị gia tăng... sẽ làm rõ nội dung của các tiêu chí dùng để đánh giá mức độ phát triển CNHT ngành SX ô tô của một nước. 2.2.2. Các nhân tố tác động đến sự phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô của một nước Thứ nhất, những thay đổi về cầu của người tiêu dùng. Kinh tế học hiện đại đã chứng minh rằng trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều nguồn lực chưa được sử dụng thì lượng cung phụ thuộc vào lượng cầu. Cầu đến đâu thì cung đến đó. Nói cách khác là cầu dẫn cung. Điều này có nghĩa là cầu của người tiêu dùng về ô tô là nhân tố tác động trực tiếp đến việc cung về loại sản phẩm này của nhà SX. 10 Thứ hai, tiến bộ khoa học và công nghệ. Trong ngành công nghiệp ô tô, sự tiến bộ của KH&CN là nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ nhất việc SX và cung ứng ra thị trường những xe ô tô mới ngày càng có nhiều tiện ích hơn, chất lượng tốt hơn, ít tốn năng lượng hơn và với nhiều mẫu mã đáp ứng thị hiếu khách hàng hơn. Tiến bộ KH&CN làm xuất hiện những phương tiện, hình thức di chuyển mới, làm thay đổi quan niệm, cách nhìn về sự di chuyển, đi lại và về những gì mà con người có thể làm với một chiếc ô tô, về trạng thái sở hữu chiếc ô tô. Vì một chiếc ô tô là tích hợp của nhiều ngành CN, nhiều loại công nghệ, nên mỗi tiến bộ về KH&CN của một ngành nào đó có liên quan cũng đều tác động làm ảnh hưởng đến việc nhìn nhận và đánh giá của người tiêu dùng khi họ muốn sở hữu một chiếc ô tô. Ngày nay, với cuộc cách mạng CN 4.0, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào một chiếc ô tô đã và đang có nhiều thay đổi... Thứ ba, sự thay đổi trong quan hệ giữa nhà lắp ráp và nhà cung cấp. Nhân tố này muốn nói đến quan hệ giữa nhà lắp ráp ô tô với nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng phục vụ cho việc lắp ráp ra thành phẩm là chiếc ô tô đó tức là những nhà SX ra sản phẩm CNHT. Về bản chất, đây là quan hệ giữa những nhà SX nằm trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Thứ tư, điều kiện và môi trường sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Điều kiện có tác động đến sự phát triển của CNHT ngành SX ô tô, trước hết là các nguồn lực để đáp ứng cho việc SX của ngành đó gồm vốn, nhân lực, công nghệ và mặt bằng SX. Trong đó, vốn có tác động làm cho các dự án phát triển CNHT được trở thành hiện thực; nhân lực có tác động quyết định năng suất và chất lượng của
Luận văn liên quan