Luận án Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Mai Quốc Dũng, “Phát huy nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong quá trình xây dựng chính phủ kiến tạo” [49]. Tác giả đã khẳng định, với tư cách là một bộ phận không tách rời, là nguồn lực của dân tộc, người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng sẽ có những đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng Chính phủ kiến tạo tại Việt Nam. Từ đó tác giả tập trung đề xuất các giải pháp phát huy nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng chính phủ kiến tạo hiện nay. Đoàn Thanh Thủy, “Phát huy vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong thời kỳ đổi mới” [153]. Tác giả khẳng định, cộng đồng NVNONN ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng, đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Với quan điểm nhất quán, Đảng và Nhà nước đã khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời, một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đồng thời từng bước hoàn thiện chủ trương, chính sách nâng cao hiệu quả công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian qua. Bài viết nêu bật quan điểm bao điểm bao trùm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về người Việt Nam ở nước ngoài, khẳng định những kết quả đạt được trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người Việt Nam ở nước ngoài thông qua những đóng góp của cộng đồng đối với đất nước trong thời kỳ đổi mới. Trần Thị Vui, “Phát huy vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài, tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh hiện nay” [179]. Bài viết tập trung nhấn mạnh ba nội dung chính: Một là, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với NVNONN trong bối cảnh hiện nay. Hai là, tình hình NVNONN và những yêu cầu mới của công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Ba là, vai trò và những đóng góp của NVNONN trong bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay. Nhờ bộ phận NVNONN, Đảng đã tập hợp và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giúp Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín trên trường quốc tế như ngày nay.

pdf199 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 86 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU TRANG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2023 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU TRANG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI HIỆN NAY THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 931.02.04 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN VĂN THẾ 2. TS. LÊ THỊ THU HỒNG HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án............................... 7 1.2. Khái quát về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu ................................................. 31 Chương 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI......................................................... 35 2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài .................................... 35 2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài...................................................................................... 41 2.3. Giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài...................................................................................... 74 Chương 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA..................................... 83 3.1. Tình hình cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay ........... 83 3.2. Thực trạng công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài (2004 - 2022) dưới góc nhìn tư tưởng Hồ Chí Minh.............................................. 85 3.3. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài............................................................................................. 127 Chương 4. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH.............................................. 133 4.1. Những nhân tố tác động đến công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài................................................................................................ 133 4.2. Phương hướng và giải pháp tăng cường công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài trong thời gian tới theo tư tưởng Hồ Chí Minh ........ 150 KẾT LUẬN................................................................................................... 175 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................. 178 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 179 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCT : BBT : CNXH : Bộ Chính trị Ban Bí thư Chủ nghĩa xã hội ĐCS : Đảng Cộng sản KHCN : NVNONN : Nxb : Khoa học công nghệ Người Việt Nam ở nước ngoài Nhà xuất bản XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) là một bộ phận gắn bó máu thịt, không thể tách rời và là nguồn lực to lớn của dân tộc Việt Nam trong mọi thời kỳ cách mạng. Công tác vận động NVNONN là nội dung quan trọng của công tác vận động quần chúng của Đảng để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp đem lại thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sinh thời, Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định vai trò của cộng đồng NVNONN và coi trọng công tác vận động kiều bào với những nội dung, phương pháp khoa học, phù hợp với tình hình thực tế. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động NVNONN được thể hiện sâu sắc trong các bài nói, bài viết, thư, lời kêu gọi đồng bào, đồng thời còn được thể hiện sinh động, phong phú qua thực tiễn vận động NVNONN của Người, nhất là ở các nước Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Lào. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động NVNONN mang bản chất cách mạng, khoa học và nhân văn sâu sắc. Ngày nay hoàn cảnh lịch sử đã có nhiều thay đổi nhưng tư tưởng này của Người vẫn có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, là cơ sở để Đảng, Nhà nước ta vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách vận động NVNONN, nhằm tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhận thức sâu sắc về giá trị to lớn, bền vững của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động NVNONN, trong nhiều năm qua, cùng với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết cụ thể nhằm đổi mới nội dung, phương pháp vận động NVNONN. Nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW (26-3- 2004) của Bộ Chính trị, khoá IX về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” đã tạo điều kiện cơ sở chính trị thuận lợi cho NVNONN sinh sống, lao 2 động, học tập, công tác; đồng thời, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; thu hút tiềm năng kinh tế, tri thức khoa học, công nghệ của NVNONN đóng góp cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, làm cho mối quan hệ giữa kiều bào với đất nước ngày càng gắn bó hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, công tác vận động NVNONN cũng còn những hạn chế cần khắc phục cả về nội dung, hình thức, sử dụng lực lượng, phương tiện vận động. Công tác vận động NVNONN chưa theo kịp những chuyển biến mới của bối cảnh quốc tế và trong nước. Một bộ phận NVNONN còn thiếu địa vị pháp lí, sự hội nhập quốc tế còn chậm. Vì vậy, chưa phát huy tối đa nguồn lực NVNONN trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những hạn chế trong công tác vận động NVNONN rất cần phải được khắc phục theo những nguyên nhân cả về khách quan và chủ quan. Trong hơn hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế có những biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tác động cả thuận lợi và khó khăn đến công tác vận động NVNONN và đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác này. Trong khi đó, công cuộc đổi mới đất nước nhằm đưa nước ta trở thành nước phát triển, hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc đang đòi hỏi phải tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phát huy các nguồn lực, trong đó có nguồn lực của cộng đồng NVNONN. Vì thế, cần nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động NVNONN và xuất phát từ thực tiễn hiện nay để vận dụng sáng tạo trong xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác vận động NVNONN, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động NVNONN và sự vận dụng của Đảng trong công tác vận động NVNONN là một yêu cầu cần thiết, là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết thực. 3 Với những lý do chủ yếu nêu trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm Luận án Tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động NVNONN và đánh giá thực trạng vận dụng, luận án đề xuất giải pháp tăng cường công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, khái quát những kết quả đạt được và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu. - Phân tích làm rõ những quan điểm cơ bản và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động NVNONN. - Đánh giá thực trạng công tác vận động NVNONN trong giai đoạn từ 2004 - 2022 và xác định những vấn đề đặt ra từ thực trạng dưới góc nhìn từ tư tưởng Hồ Chí Minh. - Phân tích những nhân tố tác động, đưa ra phương hướng và giải pháp tăng cường công tác vận động NVNONN hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động NVNONN và sự vận dụng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài và sự vận dụng những quan điểm đó trong công tác vận động NVNONN. - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác vận động NVNONN thể hiện trên các địa bàn chủ yếu như: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan, Lào 4 - Về thời gian: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động NVNONN theo thời gian các bài nói, bài viết, thư gửi kiều bào của Hồ Chí Minh gắn với hoạt động thực tiễn của Người. Nghiên cứu khảo sát thực tiễn công tác vận động NVNONN của Đảng, Nhà nước từ năm 2004 đến năm 2022 (Mốc năm 2004 tính từ khi có Nghị quyết 36- NQ/TW của Bộ Chính trị khoá IX về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và về công tác vận động quần chúng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp chung Đề tài luận án thuộc ngành Khoa học chính trị, chuyên ngành Hồ Chí Minh học, nên ngoài các phương pháp chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như kết hợp logic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh, nghiên cứu văn bản học, điều tra xã hội học, phỏng vấn chuyên gia. 4.2.2. Phương pháp cụ thể Các phương pháp được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể như sau: Chương 1, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu văn bản, để đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: “Công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”. Chương 2, tác giả sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá, trừu tượng hóa để xây dựng các khái niệm công cụ. Trong phần 5 trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, tác giả sử dụng phương pháp logic, kết hợp phương pháp logic với phương pháp lịch sử nhằm làm rõ những nội dung và giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài. Chương 3, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích văn bản, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn để làm rõ thực trạng công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài theo tư tưởng Hồ Chí Minh; những vấn đề đặt ra đối với công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài theo tư tưởng Hồ Chí Minh giai đoạn 2004 - 2022. Chương 4, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp dự báo, thống kê, phân tích văn bản, quy nạp, diễn dịch để đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án góp phần làm rõ nội dung cơ bản, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động NVNONN. - Đánh giá khái quát và xác định những vấn đề đặt ra từ thực trạng công tác vận động NVNONN. - Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi để tăng cường công tác vận động NVNONN hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về lý luận Thành công của luận án góp phần phát triển khoa học chuyên ngành Hồ Chí Minh học. Đồng thời cung cấp luận cứ, cơ sở khoa học cho việc đề xuất, thực thi chính sách liên quan đến công tác vận động NVNONN hiện nay. 6.2. Về thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các bộ, ban, ngành, các tổ chức có liên quan tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp vận động, phát huy vai trò của người Việt Nam ở nước ngoài trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. 6 - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về ngành Hồ Chí Minh học cũng như các chuyên ngành khoa học xã hội khác. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả, nội dung luận án gồm 4 chương (10 tiết). 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài Cho đến nay có một số ít những nghiên cứu chuyên sâu tư tưởng Hồ Chí Minh về vận động người Việt Nam ở nước ngoài. Qua khảo cứu tác giả nhận thấy đáng chú ý là các nghiên cứu tiêu biểu sau: Thu Trang trong sách Nguyễn Ái Quốc tại Pari (1917-1923) [158]. Tác giả đã phản ánh tương đối đầy đủ, sâu sắc về một thời kỳ lịch sử trong quãng thời gian 6 năm từ khi Nguyễn Ái Quốc từ Anh trở lại Pháp, đến khi Người rời Pháp sang Nga hoạt động cách mạng. Với hơn 400 trang sách, tác giả đem đến cho người đọc những tư liệu quý hiếm ghi lại những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn hoạt động tại Pháp của Nguyễn Ái Quốc. Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc luôn khẳng định tầm quan trọng của cộng đồng người Việt Nam yêu nước, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của họ cho sự nghiệp cao cả của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Bảo tàng Cách mạng Việt Nam với Hồ Chí Minh ở Pháp năm 1946 [22]. Cuốn sách tập trung phân tích những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chuyến công du nước Pháp năm 1946 theo lời mời chính thức của Chính phủ Pháp; thấy rõ hơn tình cảm của kiều bào, của nhân dân Pháp đối với Người. Mặt khác, qua đó Hồ Chí Minh cũng đã sớm nhận thấy vai trò quan trọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và đã tích cực tạo lập cơ sở, xây dựng tổ chức ở nước ngoài để phục vụ cho cách mạng trong nước. Nguyễn Văn Khoan - Nguyễn Tiến (đồng chủ biên) cuốn sách Bác Hồ ở Xiêm (1928-1929) [96]. Cuốn sách tập hợp một số văn kiện, bài viết, tư liệu về thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh hoạt động trên đất Xiêm cùng với những tình cảm mà bà con kiều bào tại đây dành cho Người. Sự quan tâm của Hồ 8 Chí Minh với kiều bào không chỉ thể hiện ở những định hướng lớn của Người về việc tổ chức, xây dựng phong trào yêu nước của kiều bào tại Xiêm những ngày đầu cách mạng mà còn ở cả trong những công việc cụ thể, thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình phát triển của cách mạng. Mặt khác, bằng lời nói, bằng hành động và bằng chính cuộc sống gần gũi, gương mẫu của mình, Hồ Chí Minh luôn giáo dục kiều bào thương yêu đùm bọc lẫn nhau, luôn hướng về Tổ quốc thông qua cách làm việc và biện pháp cụ thể, đồng thời tôn trọng luật pháp, phong tục, tập quán ở Xiêm, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Xiêm cho sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Nguyễn Văn Khoan (chủ biên), Người Việt ở Thái Lan (1910-1960) [97]. Công trình đã tập hợp nhiều bài viết nghiên cứu một cách toàn diện hoạt động của kiều bào ở Thái Lan - cầu nối văn hóa trong quan hệ Thái - Việt; Hội viên Việt kiều trên đất Thái Lan và những đóng góp to lớn của họ đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam Cuốn sách cũng đề cập những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian ở Thái Lan và tình cảm to lớn mà Người dành cho kiều bào yêu nước tại đây. Trần Trọng Đăng Đàn với cuốn sách Hồ Chí Minh về kiều dân và kiều bào [55]. Cuốn sách là tập tài liệu được sưu tầm, biên soạn công phu, tập hợp 130 bài viết, bài nói, đoạn trích của Chủ tịch Hồ Chí Minh có liên quan đến kiều dân và kiều bào. Qua đó đã thể hiện rõ những quan điểm, tư tưởng, tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng đối với kiều dân, kiều bào trong các thời kỳ lịch sử của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, góp phần xây dựng và mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc, giúp kiều dân, kiều bào thêm tin tưởng vào con đường phát triển của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Nguyễn Văn Khoan (chủ biên), Bước đầu tìm hiểu cộng đồng Việt kiều trên đất Pháp (1914-1946) [98]. Bốn chương đầu cuốn sách giới thiệu ngắn gọn những nét lớn của quá trình hình thành và phát triển cộng đồng người Việt trên đất Pháp từ đầu cho đến khi Cách mạng Tháng Tám thành công, 9 Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đến năm 1946. Từ đó, nhóm tác giả nêu bật tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với những kiều bào trên đất Pháp. Người khẳng định, kiều bào tại Pháp đã sớm đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, trong đấu tranh cho tự do, bình đẳng, bác ái, là một bộ phận máu thịt không thể tách rời khỏi cơ thể của dân tộc Việt Nam trên mọi mặt của cuộc sống. Phạm Hoàng Điệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh với nước Pháp [71]. Cuốn sách tái hiện những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp từ năm 1911 đến 9/1946 - một giai đoạn hoạt động đầy khó khăn, nguy hiểm trong cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với những suy nghĩ, trăn trở của Người vì nền độc lập tự do của đất nước. Đặc biệt, cuốn sách phản ánh, nêu bật những cống hiến quan trọng của Người trong việc vận động kiều bào yêu nước tại Pháp ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam và kêu gọi kiều bào hướng về Tổ quốc. Trần Thị Vui, “Hồ Chí Minh với công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài” [175]. Bài viết đã phân tích quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các giai đoạn lịch sử, trong đó gắn liền với những quan điểm của Người về đại đoàn kết, vận động người Việt Nam ở nước ngoài. Bài viết cũng phản ánh tình cảm sâu sắc mà Người dành cho kiều bào trong những bối cảnh, thời điểm khác nhau, có tác động tích cực tới tư tưởng, tình cảm của kiều bào, hướng kiều bào về quê hương, đất nước trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội mới. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hành trình theo chân Bác (1911-1941) [23]. Cuốn sách đã hệ thống lại theo thời gian những địa danh ở mỗi nước Nguyễn Ái Quốc đã từng qua, hoạt động và tóm tắt một số sự kiện lịch sử gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại những địa điểm đó. Trong đó, từ trang 177 đến trang 194 của cuốn sách đã khái quát những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc với kiều bào yêu nước tại Xiêm giai đoạn 1928-1930. Tại đây Nguyễn Ái 10 Quốc đã tổ chức và vận động kiều bào đấu tranh cách mạng, đồng thời hòa nhập vào cuộc sống ở nước sở tại. Nguyễn Thị Kim Dung với cuốn Nguyễn Ái Quốc ở Thái Lan [46]. Cuốn sách đã phản ánh những hoạt động phong phú và cống hiến nhiều mặt của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam, đặc biệt là đối với phong trào cách mạng của Việt kiều ở Thái Lan: tuyên truyền, vận động, gây dựng cơ sở cách mạng và gây ảnh hưởng về trong nước; mở các lớp huấn luyện; chỉ đạo xuất bản báo chí để tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ tinh thần yêu nước của Việt kiều Qua đó làm cho phong trào yêu nước của Việt kiều ở Thái Lan có nhiều chuyển biến mới tích cực. Song Thành, Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (1924-1927) [143]. Tác giả đã khái quát những hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu: chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức tuyên truyền và bồi dưỡng cán bộ, tạo cơ sở cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và điều kiện cho việc trở về nước để lãnh đạo phong trào cách mạng. Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc còn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cong_tac_van_dong_nguoi_viet_nam_o_nuoc_ngoai_hien_n.pdf
  • pdfCV đăng tải LATS Nguyễn Thị Thu Trang.pdf
  • pdfTHÔNG TIN LA tiếng việt - Anh.pdf
  • pdfTóm tắt Luận án TA.pdf
  • pdfTóm tắt tiếng việt.pdf
Luận văn liên quan