1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, phong trào Tây Sơn, vương triều Tây Sơn
đã đạt được nhiều chiến công hiển hách: Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ
chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, bước đầu đặt nền tảng cho sự thống nhất đất nước. Từ
một phong trào nông dân, Tây Sơn vươn lên làm nhiệm vụ dân tộc: Đánh bại quân
Xiêm, quân Thanh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nhiều công trình sử học đã làm sáng
rõ những bước phát triển của phong trào Tây Sơn, vương triều Tây Sơn.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, trong nội bộ Tây Sơn còn diễn ra một
sự chuyển biến khác: Từ một phong trào nông dân, Tây Sơn từng bước thiết lập các
vương triều phong kiến. Các vương triều đó cũng không thoát khỏi quy luật chung
của chế độ phong kiến Đại Việt cuối thế kỉ XVIII: phân quyền, khủng hoảng, suy
yếu. Nhà Tây Sơn chia rẽ, Nguyễn Ánh tranh thủ cơ hội đó phục hưng lại cơ nghiệp
chúa Nguyễn. Như vậy, trên bước đường phát triển, trong nội bộ nhà Tây Sơn dần
xuất hiện sự chia rẽ, rồi sụp đổ. Tuy nhiên, các công trình sử học chủ yếu tập trung
vào thời kì phát triển của phong trào Tây Sơn, quá trình chia rẽ, suy yếu của vương
triều này vẫn còn nhiều mảng trống chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nghiên cứu đề
tài sẽ góp phần làm rõ quá trình khủng hoảng, sụp đổ của vương triều Tây Sơn và lí
giải nguyên nhân dẫn đến kết cục đó
219 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1834 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cuộc chiến giữa lực lượng tây sơn và nguyễn ánh giai đoạn 1778 - 1802, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HẰNG NGA
CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN
VÀ NGUYỄN ÁNH GIAI ĐOẠN 1778 - 1802
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đào Tố Uyên
2. PGS.TS. Nguyễn Duy Bính
HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất. Các tài
liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về công trình nghiên cứu của mình.
Tác giả
Nguyễn Thị Hằng Nga
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 4
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 4
5. Đóng góp của luận án .............................................................................................. 7
6. Bố cục luận án ......................................................................................................... 8
NỘI DUNG ................................................................................................................ 9
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGUỒN TƢ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .......................................................................................... 9
1.1. Tổng quan nguồn tư liệu ...................................................................................... 9
1.1.1. Nguồn tư liệu trong nước .................................................................................. 9
1.1.2. Nguồn tư liệu nước ngoài ............................................................................... 13
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề ............................................................. 14
1.2.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề trong nước ........................................................ 14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 25
1.3. Những kết quả nghiên cứu được luận án kế thừa và những vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu ................................................................................................................. 29
Chƣơng 2. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CUỐI THẾ KỈ XVIII VÀ SỰ XUẤT HIỆN
CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN VÀ NGUYỄN ÁNH.............. 33
2.1. Bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XVIII ..................................................................... 33
2.1.1. Tình hình thế giới và bối cảnh khu vực cuối thế kỉ XVIII ............................... 33
2.1.2. Tình hình Đại Việt cuối thế kỉ XVIII ............................................................... 36
2.2. Cuộc chiến giữa Tây Sơn và chúa Nguyễn (1771 – 1778), sự hình thành vương
triều Tây Sơn và lực lượng Nguyễn Ánh .................................................................. 38
2.2.1. Tây Sơn khởi nghĩa, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Phú Xuân, lập chính
quyền riêng ................................................................................................................ 38
2.2.2. Tây Sơn liên tiếp tấn công, đánh bại chúa Nguyễn ở Gia Định, vương triều
Tây Sơn thành lập (1776 – 1778) .............................................................................. 42
2.2.3. Nguyễn Ánh nắm quyền thống lĩnh lực lượng chúa Nguyễn (1/1778) ............... 44
Tiểu kết chương 2: .................................................................................................... 45
Chƣơng 3. CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN
VÀ NGUYỄN ÁNH (1778 – 1788) ......................................................................... 47
3.1. Tây Sơn liên tiếp tấn công vào Gia Định, lực lượng Nguyễn Ánh đại bại
(2/1778 – 1/1785) ...................................................................................................... 47
3.1.1. Tây Sơn xây dựng vương triều riêng, Nguyễn Ánh từng bước thiết lập chính
quyền ở Gia Định (2/1778 – 1/1785) ........................................................................ 47
3.1.2. Tây Sơn liên tiếp tấn công, đánh bật Nguyễn Ánh khỏi Gia Định (2/1778 – 1/1785) ... 49
3.2. Quá trình Nguyễn Ánh từ Xiêm trở về chiếm lại Gia Định, xây dựng căn cứ
chống Tây Sơn (2/1785 – 9/1788) ........................................................................... 55
3.2.1. Tây Sơn phát triển ra Bắc, nội bộ xuất hiện sự chia rẽ (2/1785 – 9/1788) .... 55
3.2.2. Nguyễn Ánh xây dựng lực lượng ở Xiêm, trở về chiếm lại Gia Định (2/1785 –
9/1788) ...................................................................................................................... 62
Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 72
Chƣơng 4. CUỘC CHIẾN GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN
VÀ NGUYỄN ÁNH (1788 – 1802) ......................................................................... 73
4.1. Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh từ tháng 9/1788
đến tháng 7/1792 ....................................................................................................... 73
4.1.1. Quang Trung đánh bại quân Thanh, xây dựng vương triều riêng (9/1788 – 7/1792) ... 73
4.1.2. Nguyễn Ánh xây dựng căn cứ vững chắc ở Gia Định (9/1788 – 7/1792) ....... 77
4.1.3. Những trận chiến “gió mùa” đầu tiên của Nguyễn Ánh (4/1791 – 7/1792)... 89
4.2. Nội bộ Tây Sơn chia rẽ, Nguyễn Ánh liên tiếp tiến hành những trận chiến
“gió mùa” (7/1792 – 8/1795) .................................................................................... 92
4.2.1. Vua Quang Trung băng hà, triều Cảnh Thịnh chia rẽ (7/1792 – 8/1795) ...... 92
4.2.2. Trận chiến Quy Nhơn năm 1793, triều Thái Đức sụp đổ ............................... 94
4.3. Cảnh Thịnh củng cố triều chính, Nguyễn Ánh tăng cường sức mạnh quân sự,
chiếm thành Quy Nhơn (1795 - 1799) ...................................................................... 99
4.3.1. Cảnh Thịnh củng cố lại triều chính (8/1795 – 4/1799) .................................. 99
4.3.2. Nguyễn Ánh tăng cường sức mạnh quân sự (8/1795 – 4/1799) .................... 101
4.3.3. Nguyễn Ánh đánh chiếm Quy Nhơn (8/1795 – 4/1799) ................................ 103
4.4. Triều Cảnh Thịnh suy yếu, Nguyễn Ánh tấn công chiếm Phú Xuân,
Thăng Long (4/1799 – 12/1802) ............................................................................. 105
4.4.1. Tây Sơn bao vây Bình Định, Nguyễn Ánh hạ thành Phú Xuân ..................... 105
4.4.2. Nguyễn Ánh đánh chiếm Thăng Long (1801) .............................................. 111
Tiểu kết chương 4: .................................................................................................. 114
Chƣơng 5. KẾT CỤC, NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ CỦA CUỘC CHIẾN
GIỮA LỰC LƢỢNG TÂY SƠN VÀ NGUYỄN ÁNH GIAI ĐOẠN 1778 - 1802 ..... 116
5.1. Kết cục.............................................................................................................. 116
5.2. Nguyên nhân dẫn đến kết cục nhà Tây Sơn sụp đổ, Nguyễn Ánh khôi phục lại
cơ nghiệp chúa Nguyễn ........................................................................................... 117
5.3. Hệ quả của cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh đến quốc gia Đại Việt
cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX ............................................................................ 139
Tiểu kết chương 5.................................................................................................... 144
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 151
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, phong trào Tây Sơn, vương triều Tây Sơn
đã đạt được nhiều chiến công hiển hách: Lật đổ chúa Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ
chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, bước đầu đặt nền tảng cho sự thống nhất đất nước. Từ
một phong trào nông dân, Tây Sơn vươn lên làm nhiệm vụ dân tộc: Đánh bại quân
Xiêm, quân Thanh bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nhiều công trình sử học đã làm sáng
rõ những bước phát triển của phong trào Tây Sơn, vương triều Tây Sơn.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, trong nội bộ Tây Sơn còn diễn ra một
sự chuyển biến khác: Từ một phong trào nông dân, Tây Sơn từng bước thiết lập các
vương triều phong kiến. Các vương triều đó cũng không thoát khỏi quy luật chung
của chế độ phong kiến Đại Việt cuối thế kỉ XVIII: phân quyền, khủng hoảng, suy
yếu. Nhà Tây Sơn chia rẽ, Nguyễn Ánh tranh thủ cơ hội đó phục hưng lại cơ nghiệp
chúa Nguyễn. Như vậy, trên bước đường phát triển, trong nội bộ nhà Tây Sơn dần
xuất hiện sự chia rẽ, rồi sụp đổ. Tuy nhiên, các công trình sử học chủ yếu tập trung
vào thời kì phát triển của phong trào Tây Sơn, quá trình chia rẽ, suy yếu của vương
triều này vẫn còn nhiều mảng trống chưa được nghiên cứu đầy đủ. Nghiên cứu đề
tài sẽ góp phần làm rõ quá trình khủng hoảng, sụp đổ của vương triều Tây Sơn và lí
giải nguyên nhân dẫn đến kết cục đó.
Phong trào Tây Sơn bùng nổ, chúa Nguyễn bị đánh bại, lưu vong. Công cuộc
phục hưng lại cơ nghiệp chúa Nguyễn của Nguyễn Ánh đầy gian truân. Kết cục là lực
lượng Nguyễn Ánh đã lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên vương triều Nguyễn. Các công
trình sử học cũng đã có những nhìn nhận khách quan về vai trò của các chúa Nguyễn
trong quá trình khai hoang lập ấp và mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Các hội thảo về
vương triều Nguyễn cũng đã đánh giá khách quan hơn những đóng góp của vương
triều Nguyễn đối với lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, khoảng giữa 2 thời kì đó, từ khi chúa
Nguyễn bị Tây Sơn đánh bật khỏi Phú Xuân, suy vong, cho đến khi Nguyễn Ánh lật
đổ vương triều Tây Sơn, hoàn thành công cuộc phục hưng, lập nên vương triều
Nguyễn vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể, một số công trình có đề cập
2
đến nhưng còn nhiều ý kiến trái chiều. Những ý kiến nhìn nhận đó cần được xem xét,
đánh giá lại một cách khoa học.
Lịch sử Đại Việt cuối thế kỉ XVIII diễn ra 2 quá trình đối lập nhau: Tây Sơn
hưng khởi thì chúa Nguyễn bại vong, Tây Sơn suy yếu thì chúa Nguyễn hưng phục.
Tính chất cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và chúa Nguyễn cũng từng bước có sự
chuyển biến: từ cuộc đấu tranh của nông dân chống lại ách thống trị của chúa Nguyễn
đã chuyển dần thành cuộc chiến tranh giữa hai thế lực phong kiến Đại Việt. Kết cục,
Tây Sơn hiển hách nhưng cuối cùng nội bộ lại chia rẽ, rồi bị Nguyễn Ánh lật đổ, còn
Nguyễn Ánh thất thế, lưu vong nhưng vẫn bám trụ ở đất Gia Định, từng bước đánh
bại Tây Sơn khôi phục lại cơ nghiệp chúa Nguyễn. Quá trình chia rẽ, khủng hoảng,
sụp đổ của nhà Tây Sơn và quá trình phục hưng của chúa Nguyễn, hệ quả của hai
quá trình đó chưa được nghiên cứu đầy đủ và còn nhiều ý kiến trái chiều.
Nghiên cứu Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn
1778 – 1802, sẽ làm rõ một số vấn đề còn nhiều nhận định trái chiều hoặc còn bỏ
ngỏ như: Sự chuyển biến trong lực lượng giữa hai bên trong cuộc chiến; nguyên
nhân vì sao phong trào Tây Sơn hiển hách, vương triều Tây Sơn hùng mạnh như
vậy cuối cùng lại khủng hoảng, suy yếu, cuối cùng thất bại trước công cuộc hưng
phục của Nguyễn Ánh. Mặt khác, trong cuộc chiến với Tây Sơn, Nguyễn Ánh có
cầu viện Xiêm, nhờ sự giúp đỡ của phương Tây, vậy, mức độ cầu viện, những tác
động và hệ luỵ của mối quan hệ đó? Nghiên cứu những vấn đề ấy sẽ góp phần làm
rõ thêm sự chuyển biến của cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh,
nguyên nhân và hệ quả cuộc chiến, đặc điểm chế độ phong kiến Đại Việt cuối thế
kỉ XVIII, đồng thời góp phần đánh giá lại vai trò của Nguyễn Ánh trong lịch sử.
Vì những lí do trên mà tác giả chọn vấn đề: Cuộc chiến giữa lực lượng Tây
Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802 làm đề tài luận án.
2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và
Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802. Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn
Ánh giai đoạn 1778 – 1802 là sự kế tiếp cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và chúa
3
Nguyễn giai đoạn 1771 – 1778. Vì vậy, đề tài có mở rộng nghiên cứu cuộc chiến giữa
Tây Sơn và chúa Nguyễn trước năm 1778 để làm rõ quá trình hình thành, phát triển của
hai lực lượng: Tây Sơn và Nguyễn Ánh và sự chuyển biến về tính chất cuộc chiến.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai
đoạn 1778 – 1802 được nghiên cứu trong bối cảnh chung của quốc gia Đại Việt
cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
Mặt khác, cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh diễn ra trong mối
liên hệ với các quốc gia Đông Nam Á (Xiêm, Chân Lạp, Vạn Tượng), Trung Quốc,
Pháp, Anh, Tây Ban Nha cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, vì vậy, tác giả khai
thác mối liên hệ giữa Đại Việt với một số quốc gia trong khu vực để nghiên cứu.
- Về thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của luận án là cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 - 1802. Thực tế, cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và chúa Nguyễn bắt đầu từ năm 1771, khi Nguyễn Nhạc dấy binh khởi
nghĩa, đánh chiếm Quy Nhơn. Năm 1775, Nguyễn Nhạc dâng đất và được chúa
Trịnh phong cho làm tiên phong tướng quân đi đánh chúa Nguyễn. Trước sự tấn
công của Tây Sơn, năm 1777, Thái thượng vương bị bắt giết, Tân Chính Vương đầu
hàng, từ đây quyền thống lĩnh đã giao lại cho hậu duệ Nguyễn Ánh. Tháng 12 năm
1777, quân Nguyễn Ánh đánh chiếm Sài Gòn, thắng lợi này đã định vị được quyền
uy, vai trò thống lĩnh của Nguyễn Ánh, tháng Giêng năm 1778, các tướng tôn
Nguyễn Ánh lên làm Đại nguyên soái. Như vậy, năm 1777, thực tế Nguyễn Ánh đã
trở thành người đứng đầu lực lượng chúa Nguyễn, nhưng với sự kiện chiếm lại Sài
Gòn năm 1778 mới chính thức khẳng định được uy tín, quyền thống lĩnh tuyệt đối
của Nguyễn Ánh. Vì vậy, mốc thời gian khởi đầu cuộc chiến giữa lực lượng Tây
Sơn và Nguyễn Ánh được giới hạn trong luận án này là năm 1778.
Sau khi chiếm được Thuận Hóa, ngày 1 tháng 5 năm 1802, Nguyễn Ánh đặt
niên hiệu Gia Long. Tháng 6 năm 1802, quân Gia Long đánh ra Thăng Long, lật đổ
triều Bảo Hưng, thống nhất toàn cõi. Đến đây, cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh
đã kết thúc, triều Tây Sơn sụp đổ, vương triều Nguyễn được xác lập.
4
Hai lực lượng trong cuộc chiến này là Tây Sơn và Nguyễn Ánh cho nên khi
thực hiện đề tài, luận án chỉ giới hạn trong phạm vi thời gian từ năm 1778 đến năm
1802. Tuy nhiên, cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh là sự kế tiếp
cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn với chúa Nguyễn, vì vậy, luận án mở rộng phạm
vi thời gian nghiên cứu đến trước năm 1778, giai đoạn hình thành và quy tụ thành
hai lực lượng: Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài, tác giả tái hiện lại cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và
Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802, phân tích, đánh giá những chuyển biến giữa
các lực lượng và sự thay đổi cục diện cuộc chiến; làm rõ kết cục, nguyên nhân, hệ
quả của cuộc chiến. Qua đó, luận án góp phần bổ sung một số mảng khuyết, làm rõ
một số vấn đề còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận án tập trung làm rõ những vấn đề sau:
- Sưu tầm, đánh giá các nguồn tư liệu có liên quan đến cuộc chiến giữa lực
lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802.
- Phân tích bối cảnh lịch sử, những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến cuộc chiến
giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
- Trên cơ sở khai thác nguồn tư liệu, tái hiện lại diễn biến của cuộc chiến giữa
lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802, từ đó xác định rõ sự thay
đổi tính chất của cuộc chiến, nguyên nhân và hệ quả của cuộc chiến.
- Đưa ra những đánh giá, nhận định khách quan về cuộc chiến giữa lực lượng
Tây Sơn và Nguyễn Ánh giai đoạn 1778 – 1802.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu:
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở khai thác và xử lí các nguồn tư liệu sau:
- Các công trình sử học do các sử gia triều Lê – Trịnh biên soạn: Hoàng Lê
nhất thống chí, Lê Quý dật sử1, Lịch triều tạp kỹ
1
Một số tài liệu ghi tác giả là Bùi Dương Lịch.
5
- Các công trình do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn: Đại Nam thực lục;
Đại Nam liệt truyện tiền biên; Khâm định Việt sử thông giám cương mục; các
công trình của các sử gia nhà Nguyễn: Việt sử cương mục tiết yếu (Đặng Xuân
Bảng); Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức); Phủ biên tạp lục (Lê Quý
Đôn); Tây Sơn thuật lược; Tây Sơn thủy mạt khảo (Đào Nguyên Phổ); Hà Tiên Mạc
thị phong thổ kí
Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Gia Long đã cho đốt hủy gần hết tư liệu liên
quan đến nhà Tây Sơn, cho nên những bộ sử này là nguồn tư liệu chính khi nghiên
cứu cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh. Tuy nhiên, vì đây là những bộ sử của triều
Nguyễn, các sử gia phong kiến đứng trên lập trường phê phán Tây Sơn, bảo vệ nhà
Nguyễn, cho nên, khi sử dụng nguồn tài liệu này, cần gạn lọc những cốt lõi của các
sự kiện lịch sử để tái hiện cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
- Sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi, tài liệu liên quan đến nhà Tây Sơn đã bị đốt
hủy, tuy nhiên một số thư từ, chiếu, chế, biểu, văn kiện bang giao... của nhà Tây
Sơn còn được lưu giữ trong các trước tác của Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích hoặc
lưu giữ ở các địa phương. Một số thư từ trao đổi giữa Tây Sơn với nhà Thanh cũng
được nhà Thanh lưu lại trong bộ sử Thanh thực lục, Khâm định An Nam kỷ lược...
Mặc dù nguồn tài liệu gốc này không nhiều nhưng đây là nguồn sử liệu quý giá để
đánh giá về Tây Sơn và cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
- Để tiến hành cuộc chiến tranh với Tây Sơn, thế cùng, Nguyễn Ánh cầu viện
Pháp thông qua giám mục Pigneau de Béhaine. Các thư từ trao đổi giữa Nguyễn
Ánh với Pigneau de Behaine, giữa Nguyễn Ánh với triều đình Pháp, thư của giám
mục Pigneau de Behaine gửi về gia đình, bạn bè ở Pháp có kể về những sự kiện
chứng kiến tại Nam Hà. Ngoài ra, các thư từ của những người phương Tây đến
Nam Hà, ủng hộ Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với nhà Tây Sơn là nguồn tư liệu
quý giá để nghiên cứu đề tài. Những tư liệu này được Bộ Ngoại giao Pháp, Bộ Hải
quân và Thuộc địa Pháp lưu giữ và được công bố trong các tài liệu: Documents
relatifs à l'époque de Gia-long của L.Cadière; La geste Francaise en Indochine,
tome I, của Georges Taboulet; trên các tạp chí: Bulletin des Amis du Vieux Hue;
6
Bulletin de l'Ecole française d'Extrême-Orient; Bulletin de la Société des Etudes
Indochinoises. Ngoài ra, thời kì này các thương nhân phương Tây đến buôn bán ở
khu vực Đông Nam Á, một số thương nhân đã tiếp xúc với Tây Sơn, Nguyễn Ánh,
chứng kiến cuộc chiến Tây Sơn – Nguyễn Ánh, những ghi chép này được tập hợp
trong các cuốn hồi kí: “A voyage to Cochinchina in the years 1792 – 1793” của
John Barow, Les Espagnols dans l’Empire d’Annam của P. Lorenzo Pérez; Notes
sur le Tonkin của De la Bissachère.
Nguồn sử liệu gốc về cuộc chiến Tây Sơn - Nguyễn Ánh, đặc biệt là nguồn sử
liệu của người phương Tây đến Đại Việt thời kì này là nguồn tư liệu căn bản để tác
giả phục dựng lại cuộc chiến, đồng thời gợi mở cho tác giả những hướng nghiên
cứu tiếp về cuộc chiến giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
Đây là nguồn tư liệu phong phú, từ nhiều nguồn kh