Giao thông đường bộ (GTĐB) là một bộ phận quan trọng trong hệ
thống kết cấu hạ tầng (KCHT) quốc gia, là một ngành kinh tế làm tiền đề cho
phát triển các ngành kinh tế, xã hội khác. Sự phát triển của GTĐB sẽ tạo ra
điều kiện khơi dạy tiềm năng, thu hút đầu tư và tối ưu hóa các nguồn lực của
các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành dịch vụ trong nền kinh tế.
Chính vì vậy, việc phát triển và hoàn thiện mạng lưới GTĐB luôn là nhiệm vụ
quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đầu tư xây
dựng mạng lưới GTĐB là một trong các nhiệm vụ được ưu tiên phát triển.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành sự quan
tâm lớn cho đầu tư phát triển GTĐB. Nguồn vốn đầu tư phát triển GTĐB
ngày càng lớn và đa dạng. Ngoài nguồn vốn của Nhà nước, đã và đang mở
rộng sự tham gia của toàn xã hội, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp vào các
dự án giao thông và đóng góp tự nguyện của nhân dân vào phát triển giao
thông nông thôn. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn
ngân sách và trái phiếu chính phủ, các dự án GTĐB còn sử dụng nguồn vốn
từ đa dạng hóa (ĐDH) chủ đầu tư theo phương thức xây dựng - kinh doanh -
chuyển giao (BOT) và xây dựng - chuyển giao (BT) và bằng nguồn vốn khác.
Các công trình hạ tầng GTĐB hoàn thành và đưa vào khai thác mang lại
nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, rút ngắn thời gian vận
chuyển, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí sửa chữa, khấu hao phương tiện. Đã
đầu tư xây dựng được một số công trình hiện đại đạt tiêu chuẩn khu vực và
quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước
177 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN XUÂN CƯỜNG
ĐA DẠNG HÓA VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN XUÂN CƯỜNG
ĐA DẠNG HÓA VỐN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. AN NHƯ HẢI
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Nguyễn Xuân Cường
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐA DẠNG HÓA VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ 7
1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đa dạng hóa vốn đầu tư
xây dựng đường bộ 7
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 19
1.3. Kết luận rút ra từ những công trình liên quan đến đề tài luận án và vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu 22
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐA DẠNG HÓA VỐN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM 26
2.1. Vốn đầu tư, tính quy luật và sự cần thiết phải đa dạng hóa vốn đầu tư xây
dựng đường bộ ở Việt Nam 26
2.2. Các hình thức, nguyên tắc và điều kiện thực hiện đa dạng hóa vốn đầu tư
xây dựng đường bộ 48
2.3. Kinh nghiệm của một số nước về thực hiện đa dạng hóa vốn đầu tư xây
dựng đường bộ 61
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY 72
3.1. Bối cảnh về vốn đầu tư xây dựng đường bộ ở Việt Nam trước năm 2011 72
3.2. Cơ chế, chính sách và hình thức thực hiện đa dạng hóa vốn đầu tư xây
dựng đường bộ ở Việt Nam từ năm 2011 đến nay 77
3.3. Đánh giá thực trạng đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ ở Việt
Nam từ năm 2011 đến nay 86
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY ĐA DẠNG
HÓA VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM 111
4.1. Mục tiêu phát triển giao thông đường bộ Việt Nam và quan điểm thúc đẩy
đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ đến năm 2025 111
4.2. Các giải pháp thúc đẩy đa dạng hóa vốn đầu tư xây dựng đường bộ ở Việt
Nam thời gian tới 122
KẾT LUẬN 145
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 147
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148
PHỤ LỤC 161
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB : Asian Development Bank, tiếng Việt: Ngân hàng Phát triển
châu Á
ADF : Asian Development Fund, tiếng Việt: Quỹ phát triển châu Á
BLT : Build - Lease - Transfer tiếng Việt: xây dựng - cho thuê-
chuyển giao
BOT : Build - Operate - Transfer, tiếng Việt: xây dựng - kinh
doanh - chuyển giao
BT : Build - Transfer, tiếng Việt: xây dựng - chuyển giao
BTL : Build - Transfer-Lease tiếng Việt: xây dựng - chuyển giao -
cho thuê
BTO : Build - Transfer -Operate, tiếng Việt: xây dựng - chuyển
giao - vận hành
CIEM : Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
CTCP : Công ty cổ phần
DBFO : Design-Build-Finance-Operate, tiếng Việt: thiết kế - xây
dựng - tài chính - kinh doanh (vận hành).
ĐB : Đường bộ
ĐDH : Đa dạng hóa
FDI : Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP : Gross Domestic Product, tiếng Việt: Tổng giá trị sản phẩm
trong nước
GTĐB : Giao thông đường bộ
GTVT : Giao thông vận tải
IBRD : International Bank for Reconstruction and Development,
tiếng Việt: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế
IDA : International Development Association, tiếng Việt: Hiệp
hội Phát triển Quốc tế (của WB)
KCHT : Kết cấu hạ tầng
MNEs : Multinational Cporation - Công ty đa quốc gia
MRG : Minimum Revenue Guarantee Concept, tiếng Việt: Quỹ
bảo lãnh doanh thu tối thiểu
NĐ : Nghị định
O&M : Operation and Maintenance, tiếng Việt: Vận hành và Bảo trì
OCR : Ordinary Capital Resources, tiếng Việt: Nguồn vốn thông thường
ODA : Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD : Organization for Economic Cooperation and Development,
tiếng Việt: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
PICKO : Private Infrastructure Investment Center of Korea, tiếng Việt:
Trung tâm đầu tư cơ sở hạ tầng riêng của Hàn Quốc
PIMAC : Private Infrastructure Investment Management Center,
tiếng Việt: Trung tâm quản lý đầu tư hạ tầng tư nhân
PPI : Private Participation in Infrastructure, tiếng Việt: Tham gia
của tư nhân trong kết cấu hạ tầng
PPP : Public-Private Partnerships, tiếng Việt: Quan hệ đối tác
công - tư
PTA : Preferential Trade Arangements - Thỏa thuận thương mại
ưu đãi
QL : Quốc lộ
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
UNCTAD : United Nation Conference on Trade and Development, tiếng
Việt: Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển.
UNIDO : Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp quốc
USD : United States dollar - Đô la Mỹ
WB : World Bank, tiếng Việt: Ngân hàng Thế giới
XDĐB : Xây dựng đường bộ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Năng lực hạ tầng giao thông đường bộ của Việt Nam năm 2010 73
Bảng 3.2: Tổng vốn đầu tư xây dựng quốc lộ ở Việt Nam giai đoạn
2011-2015 87
Bảng 3.3: Nguồn vốn của các chủ đầu tư xây dựng đường quốc lộ ở
Việt Nam giai đoạn 2011-2015 91
Bảng 3.4: Kết quả thực hiện các hình thức đa dạng hóa vốn đầu tư xây
dựng đường bộ ở Việt Nam đến tháng 3/2016 91
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: PPI đầu tư kết cấu hạ tầng toàn cầu năm 2015 và PPI đường
bộ trên thế giới 1998-2015 42
Hình 3.1: Tình hình gia tăng của vốn đầu tư tư nhân trong các dự án
xây dựng đường quốc lộ ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015 89
Hình 3.2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư giao thông đường bộ ở Việt Nam
giai đoạn 2011-2015 89
Hình 3.3: Cơ cấu nguồn vốn đa dạng hóa trong tổng vốn xây dựng
đường quốc lộ ở Việt Nam năm 2011 và 2015 90
Hình 3.4: Cơ cấu nguồn vốn đa dạng hóa trong các dự án BOT xây
dựng đường quốc lộ ở Việt Nam từ năm 1997 đến 3/2016 92
Hình 3.5: Vốn PPP tại các dự án BOT và BT giao thông đường bộ ở
Việt Nam từ năm 1997 đến 3/2016 99
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông đường bộ (GTĐB) là một bộ phận quan trọng trong hệ
thống kết cấu hạ tầng (KCHT) quốc gia, là một ngành kinh tế làm tiền đề cho
phát triển các ngành kinh tế, xã hội khác. Sự phát triển của GTĐB sẽ tạo ra
điều kiện khơi dạy tiềm năng, thu hút đầu tư và tối ưu hóa các nguồn lực của
các ngành công nghiệp, nông nghiệp và các ngành dịch vụ trong nền kinh tế.
Chính vì vậy, việc phát triển và hoàn thiện mạng lưới GTĐB luôn là nhiệm vụ
quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Đầu tư xây
dựng mạng lưới GTĐB là một trong các nhiệm vụ được ưu tiên phát triển.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dành sự quan
tâm lớn cho đầu tư phát triển GTĐB. Nguồn vốn đầu tư phát triển GTĐB
ngày càng lớn và đa dạng. Ngoài nguồn vốn của Nhà nước, đã và đang mở
rộng sự tham gia của toàn xã hội, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp vào các
dự án giao thông và đóng góp tự nguyện của nhân dân vào phát triển giao
thông nông thôn. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn
ngân sách và trái phiếu chính phủ, các dự án GTĐB còn sử dụng nguồn vốn
từ đa dạng hóa (ĐDH) chủ đầu tư theo phương thức xây dựng - kinh doanh -
chuyển giao (BOT) và xây dựng - chuyển giao (BT) và bằng nguồn vốn khác.
Các công trình hạ tầng GTĐB hoàn thành và đưa vào khai thác mang lại
nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp, rút ngắn thời gian vận
chuyển, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí sửa chữa, khấu hao phương tiện. Đã
đầu tư xây dựng được một số công trình hiện đại đạt tiêu chuẩn khu vực và
quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước.
Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống GTĐB ở nước ta vẫn còn nhiều
hạn chế, yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ và kém tính kết nối. Tính đến cuối
năm 2015, trong tổng số gần 20.000 km đường QL của cả nước, chỉ có 47%
số km là đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và trung bình (cấp I, II và III), còn
2
lại 53% là đường cấp thấp (trong đó cấp IV chiếm 32%, cấp V chiếm 21%).
Tỷ lệ đường có chiều rộng nền, mặt đường theo đúng cấp kỹ thuật còn thấp,
chủ yếu có yếu tố hình học về bán kính cong, chiều rộng châm chước; chiều
rộng mặt đường trên 7 m có khoảng 46%, mặt đường 5 m đến dưới 7 m khoảng
33%, còn lại là mặt đường có bề rộng dưới 5 m, chất lượng mặt đường xấu,
không ít đèo dốc nguy hiểm, đường quanh co khúc khuỷ, có nhiều cua gấp,
tầm nhìn hạn chế, độ dốc lớn (phổ biến từ 10 - 12%). Không ít công trình
GTĐB chậm tiến độ, kém chất lượng, chi phí cao. GTĐB nước ta vẫn đang là
điểm nghẽn, cản trở sự phát triển [72].
Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng hạn
chế này, trong đó có nguồn vốn đầu tư còn thiếu do vẫn chủ yếu dựa vào ngân
sách nhà nước, nguồn vốn đi vay từ các ngân hàng thương mại để đầu tư phát
triển các dự án giao thông chủ yếu ngắn hạn và không dồi dào. Tuy đã có cơ
chế, chính sách khuyến khích đầu tư của xã hội vào phát triển GTĐB theo các
hình thức BOT, BT, nhưng chưa tạo được sự ủng hộ mạnh mẽ và chia sẻ
trách nhiệm của các doanh nghiệp và toàn xã hội.
Thiếu vốn đầu tư cho phát triển GTĐB vẫn đang là một vấn đề nan giải,
cần được nghiên cứu có hệ thống để tìm giải pháp tháo gỡ, khơi thông dòng
chảy. Để góp phần vào giải quyết vấn đề trên, từ thực tiễn hoạt động quản lý
trong lĩnh vực GTVT, tác giả lựa chọn đề tài: “Đa dạng hóa vốn đầu tư xây
dựng đường bộ ở Việt Nam” để nghiên cứu làm Luận án tiến sĩ chuyên ngành
Kinh tế chính trị tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục dích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn
một số nước về đa dạng hóa (ĐDH) vốn đầu tư xây dựng đường bộ (XDĐB),
để phân tích, đánh giá thực trạng ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt Nam từ năm
2011 đến nay, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nguồn
3
vốn đầu tư này góp phần nâng cao năng lực và hiện đại hóa hệ thống GTĐB
Việt Nam đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu nhập tài liệu để hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận
về ĐDH vốn đầu tư XDĐB đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, hiện đại hóa
hệ thống GTĐB góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,
HĐH) và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.
- Tìm hiểu kinh nghiệm thực tiễn ĐDH vốn đầu tư XDĐB của một số
nước, rút ra bài học để Việt Nam có thể tham khảo.
- Phân tích và đánh giá thực trạng ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt Nam
giai đoạn 2011-2015 đến nay, kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy ĐDH vốn đầu tư
XDĐB ở Việt Nam đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ quan niệm ĐDH vốn đầu tư XDĐB là quá trình chuyển
việc đầu tư XDĐB vốn xưa nay là của Nhà nước sang các chủ thể trong và
ngoài nước để phát triển ĐB đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh của xã
hội, nên đối tượng nghiên cứu của luận án là quan điểm, cơ chế, chính sách và
hình thức thực hiện ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở Việt Nam. Chủ thể tham gia
ĐDH thuộc các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, bao gồm các nhà đầu tư là thuộc khu vực nhà nước, khu vực
ngoài nhà nước (chủ tư nhân, công ty cổ phần... trong và ngoài nước) hoạt
động tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung
Đề tài luận án hướng vào nghiên cứu các nội dung: tính quy luật, sự cần
thiết, các hình thức, nguyên tắc và điều kiện thực hiện ĐDH vốn đầu tư
XDĐB ở Việt Nam gắn với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định
4
hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nội dung luận án tập trung nghiên cứu vốn
đầu tư vào hình thái vật chất của GTĐB như đường bộ, cầu đường bộ, hầm
đường bộ, bến xe, bãi đỗ..., mà không nghiên cứu vốn đầu tư là hình thái phi
vật chất như cơ chế, chính sách quản lý hạ tầng, công nghệ thông tin... bảo
đảm phát triển và vận hành GTĐB.
- Phạm vi về không gian
Trong nội dung luận án, tác giả giới hạn phạm vi về không gian ở các
dự án XDĐB do Trung ương, cụ thể là Bộ GTVT trực tiếp quản lý trên lãnh
thổ Việt Nam bao gồm các tuyến QL và đường cao tốc (việc nghiên cứu ĐDH
vốn đầu tư XDĐB do các cấp tỉnh, huyện, xã chỉ có tính bổ trợ). Trong nghiên
cứu kinh nghiệm, tác giả sẽ mở rộng phạm vi không gian sang một số nước mà
Việt Nam có nhiều nét tương đồng và có thể tham khảo học hỏi.
- Phạm vi về thời gian
Nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng ĐDH vốn đầu tư XDĐB
giai đoạn từ năm 2011 đến nay, tức là từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XI của Đảng, nhất là từ khi ban hành Nghị quyết của Ban chấp hành
Trung ương số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 về huy động mạnh mẽ mọi nguồn
lực trong và ngoài nước vào phát triển KCHT kinh tế, xã hội. Phạm vi thời
gian để đề xuất quan điểm và giải pháp dự kiến đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Cơ sở lý luận, phương pháp tiếp cận nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Tác giả luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong học thuyết Mác - Lênin để xem xét xu
hướng và nội dung ĐDH vốn đầu tư XDĐB ở các nước và ở Việt Nam. Các
nghiên cứu, khảo luận còn dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối Đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam và chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
5
- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau:
+ Tiếp cận từ cơ sở lý luận về ĐDH vốn đầu tư XDĐB dưới góc độ
Kinh tế chính trị học.
+ Tiếp cận từ thực tiễn, khảo cứu tài liệu để đánh giá thực trạng ĐDH
vốn đầu tư XDĐB đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực, hiện đại hóa hệ thống
GTĐB góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam trong giai đoạn mới.
+ Tiếp cận từ quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển hệ thống
KCHT đồng bộ của Việt Nam đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực và hiện đại
hóa hệ thống GTĐB đến năm 2025.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp phù hợp với nghiên
cứu kinh tế chính trị, trong đó chú trọng phương pháp trừu tượng hóa khoa
học, phương pháp hệ thống, phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phân tích
và tổng hợp.
Bên cạnh đó, Luận án sử dụng một số phương pháp, gồm: thu thập
tài liệu trên các báo cáo của cơ quan Tổng cục quản lý đường bộ và các
thông tin chính thức về đối tượng nghiên cứu; phương pháp tổng kết thực
tiễn rút ra từ những tư liệu, số liệu thống kê của các cơ quan nhà nước để
đánh giá thực trạng ĐDH vốn đầu tư XDĐB Việt Nam, làm rõ kết quả
ĐDH và mức độ tác động của nó đối với phát triển hệ thống KCHT kinh tế
xã hội của đất nước; và phương pháp so sánh dựa trên dữ liệu công bố
chính thức, kết quả nghiên cứu trong các công trình khoa học đã công bố
nhằm làm rõ đặc điểm của ĐDH vốn đầu tư XDĐB Việt Nam trong phạm
vi thời gian nghiên cứu.
Ngoài ra, trong Luận án, tác giả còn sử dụng phương pháp dự báo để đề
xuất các kiến nghị khoa học về quan điểm và giải pháp thúc đẩy ĐDH vốn
6
đầu tư xây dựng đường bô ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
5. Những điểm mới trong luận án
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về ĐDH vốn đầu tư XDĐB gắn với
đặc điểm, điều kiện thực tế của Việt Nam nhằm nâng cao năng lực, hiện đại
hóa hệ thống GTĐB góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế
trong giai đoạn mới.
- Tổng kết và đánh giá thực trạng ĐDH vốn đầu tư XDĐB Việt Nam
giai đoạn 2011-2015, kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những
hạn chế đó.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy ĐDH vốn đầu tư
XDĐB ở Việt Nam giai đoạn đến năm 2025.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác
giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐA DẠNG HÓA VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐA
DẠNG HÓA VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ
1.1.1. Nghiên cứu sự cần thiết và hình thức của đa dạng hóa vốn
đầu tư xây dựng đường bộ
- Sự cần thiết phải ĐDH vốn đầu tư XDĐB
Trong các phương thức huy động nguồn vốn cho phát triển KCHT
GTĐB (dưới đây gọi là XDĐB), thì ĐDH trong việc thu hút, huy động các
nguồn vốn trong xã hội là một phương thức rất quan trọng. Nó đã được một
số nước áp dụng từ mấy chục năm trước và gần đây nhiều chính phủ đã thông
qua cơ chế, chính sách và nhiều nỗ lực khác nhằm tập hợp mọi nguồn lực
trong xã hội cho phát triển GTĐB để giảm áp lực đối với nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước. Lập luận về sử ra đời hình thức này, có các nghiên cứu,
nổi bật là:
Cuốn: Economic Impact of Public Transportation Investment (Tác
động kinh tế của đầu tư công cộng giao thông vận tải), của Glen Weisbrod,
tác giả thuộc nhóm Nghiên cứu kinh tế và phát triển Hiệp hội Vận tải công
cộng Mỹ. Khi bàn về tác động kinh tế của đầu tư công vào giao thông, đã chỉ
ra sự phát triển của giao thông sẽ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo tính di
động trong hoạt động kinh tế, tạo ra việc làm, tăng trưởng kinh tế, Đầu tư
công vào giao thông có tác động lâu dài, cần coi trọng việc xem xét lợi ích,
chi phí và mức độ đầu tư tối ưu cho giao thông công cộng. Dựa vào phân tích
định lượng về tác động của GTVT công cộng đối với nền kinh tế, tác giả đề
nghị làm thế nào để tăng nguồn vốn đầu tư và lập luận rằng thu hút đầu tư
trong xã hội là một giải pháp tốt nhất có thể thay vì chỉ trông chờ vào nguồn
vốn ngân sách nhà nước [97].
8
P.A. Sanmuelson cho rằng hàng hóa công cộng có sự khác biệt với
hàng hóa tư nhân. Nó là một loại hàng mà việc tiêu dùng của người này
không đối địch và không loại trừ tiêu dùng của người khác, người khác khi
tiêu dùng cũng không phải trả giá thêm, ví dụ như đường giao thông. Hàng
hóa công cộng có đặc điểm vốn đầu tư lớn, tỷ suất lợi nhuận thấp, thu hồi vốn
chậm, do đó tư nhân không thích đầu tư. Nhưng những mặt hàng này lại rất
cần cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế và cho đời sống xã hội. Vì
thế, Nhà nước phải đảm nhiệm việc sản xuất hàng hóa công cộng. Ông gọi
việc làm đó là “sự lựa chọn công cộng” rất cần thiết đối với Nhà nước. Song,
sự phát triển hiện đại của kinh tế thị trường cũng đòi hỏi Nhà nước càng phải
mở rộng sự can thiệp nhằm mục tiêu ổn định và thúc đẩy trưởng, phải sử dụng
ngân sách nhà nước vào giải quyết các nhiệm vụ này. Gánh nặng của ngân
sách nhà nước theo đó tăng lên. Việc thu hút các nguồn vốn tư nhân đầu tư
vào hạ tầng giao thông là cần thiết để giảm gánh nặng của ngân sách nhà
nước và để tăng tính hiệu quả của vốn đầu tư [48, tr.442-454].
Đồng quan điểm trên, Roberto và Richard (2005) phân chia hàng hóa
công cộng thành hai loại là hàng hóa công cộng thuần túy và hàng hóa công
cộng không thuần túy. Hàng hóa công cộng thuần túy (như quốc phòng, đèn
hải đăng, phát thanh) có tính không cạnh tranh và không loại trừ. Đối với
hàng hóa này, chi phí cận biên bằng 0 vì tuy có tăng người sử dụng nhưng
không làm tăng thêm chi phí. Còn hàng hóa công cộng không thuần túy như
đường giao thông, sân bay, bến cảng tuy cũng không có tính cạnh tranh,
nhưng lại có tính loại trừ người sử dụng, tức là việc dùng của người trước có
thể gây ảnh hưởng đến việc sử dụng của người sau (ví dụ tắc nghẽn giao
thông ở TP); vì thế, lợi ích của nó có thể định giá và có thể loại trừ bằng giá
để có thể điều tiết việc sử dụng của mọi người. Vì có thể định giá, nên mặc dù
có chi phí giao dịch lớn, nhưng việc sản xuất hàng hóa công cộng vẫn có thể
đưa lại thu nhập trực tiếp cho người đầu tư. Tư nhân cũng hoàn toàn có thể
tham gia cung ứng loại hàng hóa này [121].
9
Yescombe thì cho rằng tư nhân thường cung cấp hàng hóa công cộng
với số lượng ít. Hàng hóa côn