Luận án Đặc điểm cấu trúc địa chất và ý nghĩa đối với dầu khí của khu vực trung tâm bồn An Châu
Chế độ biến dạng ưu thế tạo nên các đới này là biến dạng trượt (shear strain) làm cho đá ở cánh của đới bị dịch chuyển tương đối với nhau theo 2 chiều ngược nhau theo phương song song với ranh giới của đới. Nhìn chung, các đới trượt thường là các đới tương đối hẹp, có ranh giới gần song song với nhau, nằm giữa các thân đá bị biến dạng kém hơn và có cấu trúc bên trong không đồng nhất. Các đới hoặc mặt trượt không liên tục có thể kết nối với nhau tạo ra các đới biến dạng cao vây quanh các khối đá có mức độ biến dạng thấp hơn. Mặc dù biến dạng trượt thuần túy (pure shear; biến dạng không xoay) có thề đóng vai trò quan trọng trong đới trượt nhưng cơ chế biến dạng chủ đạo trong các đới trượt là kiểu trượ̂t thường (simple shear): tức là yếu tố trượt và sự dịch chuyển song song với ranh giới của trượt đóng vai trò chủ đạo. Sự dịch chuyển trong đới trượt có quy mô hết sức khác nhau, từ vi mô tới hàng chục, thậm chí hàng trăm km. Ở quy mô khu vực, các đới trượt thường có dạng tấm hoặc dạng mặt và thường có tỳ lệ chiều dài/chiều dày trên bình đồ lớn hơn 5/1, mặc dù có sự biến đồi cục bộ theo đường phương. Biểu hiện hình thái và quy mô của đới trượt tại thực địa phụ thuộc vào mức độ xuất lộ của đá ở các độ sâu khác nhau. Các đới trượt được thành tạo ở những độ sâu lớn trong vỏ Trái đất, nơi đá có mức độ biến chất cao hơn, thường có quy mô lớn hơn nhiều so với các đới trượt hình thành trong chế độ biến chất thấp ở gần mặt đất. Các đới trượt gần mặt đất thường đi cùng sự dập vỡ của đá và sự dịch trượt thường diễn ra dọc các mặt riêng biệt, được gọi là đứt gãy.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_dac_diem_cau_truc_dia_chat_va_y_nghia_doi_voi_dau_kh.pdf
- Thong tin tom tat ve KL moi cua LATS-Ng Van Thang.pdf
- Tom tat LATS T.Anh-Nguyen Van Thang.pdf
- Tom tat LATS T.Viet- Nguyen Van Thang.pdf