Luận án Đặc điểm sử thi dân tộc Xơ Đăng

Cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch. cốt truyện là một phương diện bộc lộ nhân vật là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội” (Lê Bá Hán & ctg., 2007, tr. 99 – 100). Sử thi Xơ Đăng thuộc loại cốt truyện phức tạp bởi nó dung chứa nhiều nội dung văn hóa, lịch sử, xã hội. Cốt truyện trở thành yếu tố quan trọng không thể thiếu trong loại hình tự sự và kịch. Kiểu cốt truyện Cốt truyện (plot) trong sử thi theo cách phân chia phổ biến dựa vào các tiêu chí khác nhau (Lê Huy Bắc, 2008, tr. 39 – 41). Nếu dựa vào tiêu chí sự kiện (event), sử thi Xơ Đăng thuộc loại cốt truyện liền mạch (chrono logical plot) tức các sự kiện quan hệ theo mạch nhân quả, được triển khai liên tục, đầy kịch tính cho đến hết truyện. Dựa vào tiêu chí thời gian (time) sử thi Xơ Đăng thuộc loại cốt truyện tuyến tính (linear plot) tức tự sự theo mạch thời gian truyện gì trước kể trước, quan hệ nhân quả được duy trì, kịch tính được chú trọng. Nếu dựa vào tiêu chí nhân vật (character) sử thi Xơ Đăng lại thuộc loại cốt truyện hành động (active plot) tức không miêu tả tâm lý nhân vật, loại cốt truyện này ra đời từ rất sớm trong lịch sử tự sự và đây là đặc trưng của cốt truyện thần thoại, sử thi, cổ tích Ngoài ra theo nhiều nhà nghiên cứu cốt truyện có hai kiểu: cốt truyện mở và cốt truyện đóng, sử thi Xơ Đăng thuộc loại thứ nhất.

pdf212 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 61 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm sử thi dân tộc Xơ Đăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT LÊ NGỌC BÍNH ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC XƠ ĐĂNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM Lâm Đồng, năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT LÊ NGỌC BÍNH ĐẶC ĐIỂM SỬ THI DÂN TỘC XƠ ĐĂNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 9220121 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ HỒNG PHONG Lâm Đồng, năm 2023 i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. iv LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................ vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .............................................................................................. vii DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. ix TÓM TẮT .......................................................................................................................... x ABSTRACT ...................................................................................................................... xi MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3 4.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Đóng góp của luận án .................................................................................................. 4 6. Cấu trúc luận án ........................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC XƠ ĐĂNG, TÌNH HÌNH SƯU TẦM VÀ NGHIÊN CỨU SỬ THI XƠ ĐĂNG ................................................................................ 7 1.1. Tổng quan về dân tộc và văn hoá Xơ Đăng ............................................................. 7 1.1.1. Kinh tế ............................................................................................................... 8 1.1.2. Tổ chức xã hội ................................................................................................ 12 1.1.3. Văn hóa ........................................................................................................... 14 1.2. Tổng quan về sưu tầm, nghiên cứu sử thi Tây Nguyên ......................................... 20 1.3. Tổng quan về sưu tầm, nghiên cứu sử thi Xơ Đăng............................................... 22 1.3.1. Về danh từ hơ m’uan ...................................................................................... 24 1.3.2. Việc nghiên cứu nội dung, nghệ thuật ............................................................ 24 1.3.3. Vấn đề nghiên cứu thể loại ............................................................................. 25 Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................................... 26 ii CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA SỬ THI XƠ ĐĂNG .............................. 28 2.1. Nội dung lịch sử - xã hội trong sử thi Xơ Đăng ..................................................... 28 2.1.1. Chiến tranh ...................................................................................................... 29 2.1.2. Tổ chức xã hội ................................................................................................ 34 2.1.3. Sự cố kết cộng đồng ........................................................................................ 36 2.1.4. Quan hệ giữa các dân tộc ................................................................................ 41 2.2. Nội dung văn hóa trong sử thi Xơ Đăng ................................................................ 44 2.2.1. Sinh hoạt kinh tế truyền thống ........................................................................ 44 2.2.2. Tín ngưỡng ...................................................................................................... 48 2.2.3. Phong tục ........................................................................................................ 51 2.2.4. Lễ hội .............................................................................................................. 60 2.2.5. Ẩm thực .......................................................................................................... 63 Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................................... 65 CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA SỬ THI XƠ ĐĂNG ....................... 66 3.1. Tính tự sự ............................................................................................................... 67 3.1.1. Hệ thống nhân vật ........................................................................................... 67 3.1.2. Đặc điểm cốt truyện ........................................................................................ 89 3.1.3. Nghệ thuật kể chuyện và mô tả ....................................................................... 98 3.1.4. Thời gian và không gian nghệ thuật ............................................................. 100 3.2. Tính trữ tình ......................................................................................................... 105 3.2.1. Các biểu hiện trữ tình .................................................................................... 105 3.2.2. Ngôn ngữ trữ tình .......................................................................................... 107 3.2.3. Các biện pháp tu từ ....................................................................................... 112 3.3. Tính kịch .............................................................................................................. 115 3.3.1. Mâu thuẫn nhân vật ....................................................................................... 115 3.3.2. Xung đột kịch ................................................................................................ 116 3.3.3. Hành động nhân vật và kịch tính .................................................................. 118 3.3.4. Ngôn ngữ đối thoại mang tính kịch .............................................................. 119 Tiểu kết Chương 3 ....................................................................................................... 121 CHƯƠNG 4. SỬ THI XƠ ĐĂNG TRONG VÙNG THỂ LOẠI SỬ THI TÂY NGUYÊN ........................................................................................................................ 122 4.1. Vùng sử thi Tây Nguyên ...................................................................................... 123 iii 4.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 123 4.1.2. Tính thống nhất của sử thi Tây Nguyên ....................................................... 123 4.1.3. Tính đa dạng của vùng sử thi Tây Nguyên ................................................... 125 4.2. Những tương đồng giữa sử thi Xơ Đăng với sử thi một số dân tộc Tây Nguyên 127 4.2.1. Về hệ thống đề tài, kết cấu cốt truyện........................................................... 127 4.2.2. Về việc xây dựng nhân vật trung tâm của sử thi – người anh hùng và các nhân vật phụ ..................................................................................................................... 133 4.2.3. Về các thủ pháp nghệ thuật ........................................................................... 140 4.3. Một vài nét khác biệt giữa sử thi Xơ Đăng với sử thi một số dân tộc Tây Nguyên ..................................................................................................................................... 144 4.3.1. Về thuật ngữ, môi trường và chủ thể diễn xướng sử thi ............................... 144 4.3.2. Về kết cấu cốt truyện, đề tài phản ánh của sử thi ......................................... 145 4.3.3. Về thủ pháp xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử thi .................................... 147 4.4. Nguyên nhân và ý nghĩa của sự tương đồng và khác biệt .................................... 149 4.4.1. Nguyên nhân của sự tương đồng .................................................................. 149 4.4.2. Nguyên nhân của sự khác biệt ...................................................................... 151 4.4.3. Ý nghĩa .......................................................................................................... 152 Tiểu kết Chương 4 ....................................................................................................... 152 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 154 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ..................................................................................................................................... xii TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. xiii PHỤ LỤC ..................................................................................................................... xxvii iv LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án tiến sĩ với tên đề tài “Đặc điểm sử thi dân tộc Xơ Đăng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của tiến sĩ Lê Hồng Phong, Trường Đại học Đà Lạt. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Các trích dẫn đều được chú thích đầy đủ và chính xác. Lâm Đồng, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Lê Ngọc Bính v LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án này, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tiến sĩ Lê Hồng Phong, Trường Đại học Đà Lạt – người đã trực tiếp hướng dẫn, tư vấn và giúp đỡ tôi hoàn thành các nghiên cứu từ bậc cử nhân, thạc sĩ cũng như trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận án tiến sĩ. Xin cảm ơn quý thầy cô, đồng nghiệp Trường Đại học Đà Lạt, phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, khoa Ngữ văn và Lịch sử đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, công tác cũng như khi thực hiện luận án. Chân thành cảm ơn các Sở ban ngành của tỉnh Kon Tum, các cán bộ, già làng và người dân xã Ngọc Wang nói riêng, huyện Đăk Hà nói chung đã cung cấp tài liệu, tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong việc đi điền dã bổ sung tư liệu cho luận án. Cảm ơn các nhà báo thuộc Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân dân, báo Văn hoá thường trú tại tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Kon Tum đã chỉ dẫn, cung cấp hình ảnh từ thực địa. Xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, anh em, bạn bè, học trò đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi thực hiện công trình nghiên cứu này. Lâm Đồng, ngày tháng năm 2023 Nghiên cứu sinh Lê Ngọc Bính vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tần số xuất hiện lốt ........................................................................................... 80 Bảng 3.2: Nhân vật khác nhau cùng tên gọi ...................................................................... 86 Bảng 3.3: Tên các nhân vật khác ....................................................................................... 88 Bảng 3.4: Hệ thống hóa (Sơ đồ 3.1) .................................................................................. 91 Bảng 3.5: Hệ thống hóa (Sơ đồ 3.2) .................................................................................. 91 Bảng 3.6: Hệ thống hóa (Sơ đồ 3.3) .................................................................................. 92 Bảng 3.7: Hệ thống hóa (Sơ đồ 3.4) .................................................................................. 93 Bảng 3.8: Hệ thống hóa (Sơ đồ 3.5) .................................................................................. 95 Bảng 3.9: Hệ thống hóa (Sơ đồ 3.6) .................................................................................. 97 Bảng 3.10: Hát đối đáp, giao duyên (hơ nguăi) .............................................................. 110 Bảng 3.11: Mâu thuẫn nhân vật ....................................................................................... 115 Bảng 3.12: Xung đột kịch ................................................................................................ 117 Bảng 4.1: Các kiểu kết cấu cốt truyện ............................................................................. 132 Bảng 4.2: Hệ thống nhân vật ........................................................................................... 138 vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Kết cấu cốt truyện Dăm Duông bị bắt làm tôi tớ ............................................. 91 Sơ đồ 3.2: Kết cấu cốt truyện Dăm Duông hóa cọp .......................................................... 91 Sơ đồ 3.3: Kết cấu cốt truyện Duông đi theo thần Tung Gur ........................................... 92 Sơ đồ 3.4: Kết cấu cốt truyện Duông làm thủ lĩnh ............................................................ 92 Sơ đồ 3.5: Kết cấu cốt truyện Dăm Duông cứu nàng Bar Mă .......................................... 94 Sơ đồ 3.6: Kết cấu cốt truyện Dăm Duông trong lốt ông già ........................................... 96 viii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tóm tắt tác phẩm .......................................................................................... xxvii Phụ lục 2: Số tác phẩm của từng tộc người xếp theo số lượng tác phẩm .......................... xli Phụ lục 3: Số tác phẩm của từng tộc người xếp theo năm xuất bản .................................. xli Phụ lục 4: Danh sách các tác phẩm sử thi Xơ Đăng chưa xuất bản. ................................. xli Phụ lục 5: Hình ảnh điền dã của tác giả luận án tại tỉnh Kon Tum .................................. xlii ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ctg: Các tác giả ĐH & THCN: KHXH: Đại học và Trung học chuyên nghiệp Khoa học xã hội KHXH & NV: Khoa học Xã hội và Nhân văn NXB: Nhà xuất bản TP: Thành phố TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh tr: Trang VHTT: Văn hóa Thông tin x TÓM TẮT Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và tương đối toàn diện về các đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi dân tộc Xơ Đăng ở Tây Nguyên. Thông qua các phương pháp thống kê, phân tích; phương pháp liên ngành văn học với dân tộc học, văn hoá học, sử học, xã hội học, sinh thái học; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp điền dã; phương pháp loại hình, thi pháp học, luận án đã làm rõ các đặc điểm nội dung về văn hóa, xã hội, lịch sử tộc người Xơ Đăng được phản ánh trong sử thi, đồng thời làm rõ các đặc điểm nghệ thuật tự sự, tính trữ tình và tính kịch của các tác phẩm. Cũng thông qua luận án, chúng tôi đưa ra bức tranh tổng quan về dân tộc Xơ Đăng, quá trình sưu tầm, nghiên cứu sử thi của dân tộc này, giới thuyết về các phương pháp nghiên cứu trọng tâm của luận án và cuối cùng đưa ra những tương đồng và khác biệt giữa sử thi Xơ Đăng với sử thi các dân tộc khác ở Tây Nguyên như Êđê, Bahnar, M’nông để thấy được tính thống nhất trong đa dạng của vùng sử thi Tây Nguyên. Cụ thể, nội dung luận án chia làm 4 chương: Chương 1: Trình bày tổng quan về tình hình kinh tế, xã hội và văn hoá của dân tộc Xơ Đăng, về quá trình sưu tầm và việc nghiên cứu sử thi Tây Nguyên cũng như sử thi Xơ Đăng, về thuật ngữ và vấn đề nghiên cứu thể loại. Chương 2: Đi sâu nghiên cứu một số nội dung quan trọng được sử thi phản ánh như các vấn đề lịch sử, xã hội đó là chiến tranh trong sử thi, tổ chức xã hội và sự cố kết cộng đồng, quan hệ giữa các dân tộc trong sử thi Xơ Đăng; tìm hiểu các nội dung văn hoá như sinh hoạt kinh tế truyền thống, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội và văn hoá ẩm thực được thể hiện trong các sử thi. Chương 3: Tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật của sử thi Xơ Đăng như tính tự sự, tính trữ tình và tính kịch. Tính tự sự thể hiện ở việc xây dựng hệ thống nhân vật, đặc điểm cốt truyện, nghệ thuật kể chuyện và mô tả, ngôn ngữ tự sự, thời gian và không gian nghệ thuật; tính trữ tình thể hiện ở nhân vật trữ tình, ngôn ngữ trữ tình, các biện pháp tu từ; tính kịch thể hiện ở mâu thuẫn nhân vật và xung đột, hành động nhân vật và kịch tính, ngôn ngữ đối thoại mang tính kịch. Chương 4: Khảo sát những điểm tương đồng và khác biệt giữa sử thi Xơ Đăng với sử thi các dân tộc Êđê, Bahnar, M’nông về nghệ thuật xây dựng nhân vật, đề tài, cốt truyện, thủ pháp nghệ thuật và đưa ra nguyên nhân, ý nghĩa của mối tương quan giữa sử thi các tộc người. xi ABSTRACT The thesis is an in-depth, systematic and relatively comprehensive scientific research on the content and artistic characteristics of the Xo Dang ethnic epic in the Central Highlands. Through statistical and analytical methods; method of interdisciplinary literature with ethnology, culturology, history, sociology, ecology; method of comparison and contrast; field method; typological methods, poetic... the thesis has clarified the content characteristics of the culture, society and history of the Xo Dang ethnic group reflected in the epic, and at the same time clarified the characteristics of narrative art, the lyricism and drama of the works. Also through the thesis, we give an overview of the Xo Dang ethnic group, the process of collecting and researching epics of this ethnic group, the theory of the main research methods of the thesis and finally show the similarities and differences between the Xo Dang epic and the epics of other ethnic groups in the Central Highlands such as the Ede, Bahnar, and M'nong to show the unity in the diversity of the Central Highlands epics. Specifically, the content of the thesis is divided into 4 chapters: Chapter 1: Presenting an overview of the economic, social and cultural situation of the Xo Dang ethnic group, the process of collecting and studying the Central Highlands epics and the Xo Dang ethnic epics, terminology and genre research issues. Chapter 2: Deeply study some important contents reflected in the epic, such as historical and social issues such as war in the epic, social organization and community cohesion, and relations between nations in the Xo Dang epic; learn about cultural contents such as traditional economic activities, beliefs, customs, festivals and culinary culture expressed in epics. Chapter 3: Learn the artistic features of the Xo Dang epic such as narration, lyricism and drama. Narrativeness is reflected in the construction of the character system, plot characteristics, the art of storytelling and description, narrative language, art time and space; lyricism expressed in lyrical characters, lyrical language, rhetorical measures; drama is expressed in character conflict and conflict, character action and drama, dramatic dialogue language. Chapter 4: Investigate the similarities and differences between the Xo Dang epic and

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dac_diem_su_thi_dan_toc_xo_dang.pdf
  • pdfQĐ TL HD CẤP TRƯỜNG LÊ NGỌC BÍNH.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN LÊ NGỌC BÍNH.pdf
  • pdfTRICH YẾU TIẾNG VIỆT TIẾNG ANH LÊ NGỌC BÍNH.pdf
Luận văn liên quan