Thuật ngữ tiểu thuyết tự truyện (tiếng Pháp gọi là autofiction, tiếng Anh/
Mỹ gọi là autobiographical novel), đến nay không còn quá xa lạ trong đời sống văn
học. Thuật ngữ này được biết đến lần đầu tiên vào năm 1977, khi Serge Doubrovsky
“đã sáng chế thuật ngữ ghép hai từ auto (chính mình) và fiction (hư cấu) dính liền
với nhau” [20, tr.34]. Trên thế giới, tiểu thuyết tự truyện bắt đầu nở rộ từ thế kỷ
XX, gắn liền với những tên tuổi lớn như: Ch. Dickens (với David Copperfil), M.
Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi), L. Tolstoy (Thời thơ
ấu, Thời niên thiếu, Thời thanh niên), Aragon (Gã dân quê), Claude Simon (Điền
viên, Cây keo), M. Duas (Người tình). Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó đã
trở nên quen thuộc với mọi đối tượng độc giả cũng như được mọi người trong giới
nghiên cứu, phê bình văn học thừa nhận. Vì, ngay trong cách định nghĩa về thể loại,
giới nghiên cứu, phê bình cũng không đồng nhất: có tài liệu thì định nghĩa tiểu
thuyết tự truyện là tự truyện viết dưới dạng trần thuật qua bút pháp hư cấu; có tài
liệu thì định nghĩa tiểu thuyết tự truyện là Truyện trong đó tác giả vừa là người kể
vừa là nhân vật, họ cùng chia sẻ chung một danh hiệu với nhau, còn tên gọi thì
chứng tỏ đó là tiểu thuyết [20, tr. 34 - 35]. Ở Việt Nam, đến nay, tiểu thuyết tự
truyện vẫn chưa có được một danh xưng thể loại cụ thể. Tuy nhiên, trong hành trình
sáng tạo nghệ thuật, rất nhiều nhà văn đã sử dụng yếu tố tự truyện làm chất liệu
trong tiểu thuyết. Từ những thử bút ban đầu của các nhà văn ở chặng đường nửa
đầu thế kỷ XX như Tản Đà, Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Lan Khai. cho đến
những cây bút sáng tác ở đô thị miền Nam: Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Duyên
Anh, Võ Hồng, Túy Hồng Đặc biệt, từ sau thời kỳ đổi mới, con số những tiểu
thuyết có tính chất tự truyện xuất hiện khá đầy đặn trên văn đàn, tạo thành một dòng
chảy mạnh mẽ. Rất nhiều những cây bút đã sử dụng yếu tố tự truyện như một thủ
pháp nghệ thuật để cách tân, làm mới tiểu thuyết
159 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN VĂN TỔNG
ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT
TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
THẾ KỶ XX
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
HUẾ - 2019
i
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
NGUYỄN VĂN TỔNG
ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT
TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
THẾ KỶ XX
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 62.22.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. TÔN THẤT DỤNG
TS. HÀ NGỌC HÕA
HUẾ, 2019
ii
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn TS. Tôn Thất Dụng và TS. Hà Ngọc Hòa - những
người Thầy đã tận tâm giúp đỡ, dẫn dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Vô cùng biết ơn quý Thầy Cô khoa Ngữ văn trường Đại học Khoa học,
Đại học Huế và Viện Văn học đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong học tập,
nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Khoa học, Đại học Huế; Phòng
Đào tạo Sau đại học trường Đại học Khoa học Huế; Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào
tạo Phú Yên; Lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Trường Tộ đã động viên, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian qua.
Xin cảm tạ cha mẹ, những người thân trong gia đình, đồng nghiệp, bạn bè
đã chia sẻ cùng tôi suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Nguyễn Văn Tổng
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong
bất kỳ một công trình nào khác.
Nguyễn Văn Tổng
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii
Lời cam đoan ............................................................................................................ iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5
5. Đóng góp của luận án .......................................................................................... 5
6. Cấu trúc luận án ................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................... 7
1.1. Những nghiên cứu về tự truyện trên thế giới được giới thiệu ở Việt Nam ...... 7
1.2. Những nghiên cứu về tự truyện và tiểu thuyết có tính chất tự truyện ở
Việt Nam .......................................................................................................... 8
1.3. Nhận xét và đánh giá về các tác phẩm cụ thể ................................................. 16
1.3.1. Giai đoạn trước 1945 ................................................................................ 16
1.3.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 ..................................................................... 20
1.3.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX ....................................................... 24
1.4. Đánh giá về tình hình nghiên cứu và hướng triển khai đề tài ......................... 28
1.4.1. Đánh giá về tình hình nghiên cứu ............................................................ 28
1.4.2. Hướng triển khai đề tài ............................................................................. 29
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ DIỆN MẠO TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH
CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX ................. 31
2.1. Giới thuyết về thể loại .................................................................................... 31
2.1.1. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện ............................................................ 31
2.1.2. Quan niệm về tự truyện ............................................................................ 35
2.1.3. Quan niệm về tiểu thuyết tự truyện .......................................................... 37
2.1.4. Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong mối quan hệ với các thể loại
tương cận .................................................................................................. 39
2.1.5. Cơ sở hình thành tiểu thuyết có tính chất tự truyện ................................. 43
v
2.2. Diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện thế kỷ XX ........................... 48
2.2.1. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945 ...................................................... 48
2.2.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 ..................................................................... 52
2.2.3. Giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX ....................................................... 55
CHƢƠNG 3. TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN
HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX - NHÌN TỪ CẢM QUAN HIỆN THỰC VÀ
CON NGƢỜI ........................................................................................................... 58
3.1. Hiện thực cuộc đời qua chiêm cảm của người trong cuộc ............................. 58
3.1.1. Hiện thực được tái hiện theo dòng hoài niệm .......................................... 59
3.1.2. Hiện thực qua cái nhìn hồi cố, chiêm nghiệm .......................................... 64
3.1.3. Hiện thực qua góc nhìn phản tư ............................................................... 69
3.2. Từ nguyên mẫu nhà văn đến nhân vật ............................................................ 75
3.2.1. Từ con người thực đến nhân vật tự trình bày ........................................... 75
3.2.2. Từ con người thực đến nhân vật hồi cố, chiêm nghiệm ........................... 79
3.2.3. Từ con người thực đến nhân vật phản tư .................................................. 87
CHƢƠNG 4. TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN
HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX - NHÌN TỪ PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN .... 96
4.1. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật....................................................... 96
4.1.1. Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn bên trong và sự thay đổi
điểm nhìn ................................................................................................. 96
4.1.2. Người kể chuyện ở ngôi thứ ba với điểm nhìn bên trong ...................... 103
4.2. Ngôn ngữ của tiểu thuyết có tính chất tự truyện .......................................... 111
4.2.1. Ngôn ngữ kể và sự hòa phối giữa kể - tả - bình luận ............................. 111
4.2.2. Ngôn ngữ gián tiếp tự do (lời nửa trực tiếp) .......................................... 116
4.3. Giọng điệu trần thuật .................................................................................... 119
4.3.1. Giọng trữ tình, hoài niệm ....................................................................... 120
4.3.2. Giọng triết lý, chiêm nghiệm .................................................................. 127
4.3.3. Giọng tự trào, giễu nhại .......................................................................... 130
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 141
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thuật ngữ tiểu thuyết tự truyện (tiếng Pháp gọi là autofiction, tiếng Anh/
Mỹ gọi là autobiographical novel), đến nay không còn quá xa lạ trong đời sống văn
học. Thuật ngữ này được biết đến lần đầu tiên vào năm 1977, khi Serge Doubrovsky
“đã sáng chế thuật ngữ ghép hai từ auto (chính mình) và fiction (hư cấu) dính liền
với nhau” [20, tr.34]. Trên thế giới, tiểu thuyết tự truyện bắt đầu nở rộ từ thế kỷ
XX, gắn liền với những tên tuổi lớn như: Ch. Dickens (với David Copperfil), M.
Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi), L. Tolstoy (Thời thơ
ấu, Thời niên thiếu, Thời thanh niên), Aragon (Gã dân quê), Claude Simon (Điền
viên, Cây keo), M. Duas (Người tình)... Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó đã
trở nên quen thuộc với mọi đối tượng độc giả cũng như được mọi người trong giới
nghiên cứu, phê bình văn học thừa nhận. Vì, ngay trong cách định nghĩa về thể loại,
giới nghiên cứu, phê bình cũng không đồng nhất: có tài liệu thì định nghĩa tiểu
thuyết tự truyện là tự truyện viết dưới dạng trần thuật qua bút pháp hư cấu; có tài
liệu thì định nghĩa tiểu thuyết tự truyện là Truyện trong đó tác giả vừa là người kể
vừa là nhân vật, họ cùng chia sẻ chung một danh hiệu với nhau, còn tên gọi thì
chứng tỏ đó là tiểu thuyết [20, tr. 34 - 35]. Ở Việt Nam, đến nay, tiểu thuyết tự
truyện vẫn chưa có được một danh xưng thể loại cụ thể. Tuy nhiên, trong hành trình
sáng tạo nghệ thuật, rất nhiều nhà văn đã sử dụng yếu tố tự truyện làm chất liệu
trong tiểu thuyết. Từ những thử bút ban đầu của các nhà văn ở chặng đường nửa
đầu thế kỷ XX như Tản Đà, Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Lan Khai... cho đến
những cây bút sáng tác ở đô thị miền Nam: Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Duyên
Anh, Võ Hồng, Túy Hồng Đặc biệt, từ sau thời kỳ đổi mới, con số những tiểu
thuyết có tính chất tự truyện xuất hiện khá đầy đặn trên văn đàn, tạo thành một dòng
chảy mạnh mẽ. Rất nhiều những cây bút đã sử dụng yếu tố tự truyện như một thủ
pháp nghệ thuật để cách tân, làm mới tiểu thuyết.
Như vậy, có thể nói, dù chưa thực sự trở thành “thương hiệu” cụ thể của
một nhà văn nào, và trong sự nghiệp sáng tác của từng nhà văn, tiểu thuyết có tính
2
chất tự truyện cũng xuất hiện khá khiêm tốn, con số những tác phẩm được xếp vào
hàng kết tinh nghệ thuật cũng chưa thể sánh bằng với sự lớn mạnh của tiểu thuyết.
Song, tiểu thuyết có tính chất tự truyện thực sự là một thực thể đang hiện hữu
trong đời sống văn học Việt Nam. Sự hiện diện của nó với tư cách là một tiểu loại
tiểu thuyết là điều hoàn toàn không thể phủ nhận.
Mặc dù đã hiện diện từ lâu trong đời sống văn học và nó vắt mình qua hai thế
kỷ, nhưng vẫn còn đó tâm lý nghi ngại: liệu ở Việt Nam đã có tiểu loại tiểu thuyết
có tính chất tự truyện? Đây cũng là vấn đề tạo không ít áp lực cho người nghiên
cứu, nhưng đồng thời cũng kích thích sự hứng khởi khi đến với tiểu loại tiểu thuyết
này. Bởi, chúng tôi đang khảo sát và nghiên cứu một tiểu loại “rồi đây sẽ phát triển
thế nào, biến hóa ra sao? Chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi này” [20, tr. 40].
1.2. Những thập niên gần đây, tiểu thuyết có tính chất tự truyện ra đời ngày
một nhiều. Cùng với đó là những nghiên cứu về tiểu thuyết có tính chất tự truyện
cũng nhiều hơn. Song, dù có thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình
nhưng xung quanh nó vẫn còn ngổn ngang nhiều vấn đề: từ cách định danh, tiêu chí
nhận diện đến đặc điểm tiểu loại... vẫn còn là vấn đề chưa được giới nghiên cứu đi
đến sự thống nhất. Ra đời vào những thập niên đầu thế kỷ XX, nhưng rõ ràng trong
hệ thống thể loại tiểu thuyết Việt Nam, nó vẫn là “đứa con sinh sau”, và nhịp lưu
chuyển của nó vẫn còn trong quá trình vận động không ngừng, huống hồ nó cũng chỉ
mới được lưu tâm nhiều ở những năm gần đây. Những bài báo, tham luận, những
nghiên cứu trực tiếp về tiểu loại, cùng với một số luận văn, luận án đi vào nghiên cứu
một giai đoạn cụ thể nào đó vẫn chưa thể khái quát được toàn diện về tiểu loại này.
Đây cũng là trở ngại lớn cho những người yêu thích tiểu thuyết có tính chất tự truyện.
Đọc một tác phẩm mà trong công trình nghiên cứu này thì xếp vào hàng tự truyện,
hoặc tiểu thuyết, còn ở công trình kia thì lại cho là “tự truyện bất thành”, hoặc một
hồi ký, giả tự truyện... khiến người đọc không khỏi phân vân.
Nhìn trên phương diện lý thuyết về tiểu loại cũng như thực tế sáng tác, tiểu
thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đang bỏ
ngỏ, đòi hỏi cần phải có một sự tiếp tục. Đây cũng chính là lý do để chúng tôi chọn
“Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ XX” làm
3
đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra sự vận động, quá trình phát triển cũng như những
thành tựu đạt được cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật, góp phần làm rõ hơn
diện mạo của tiểu thuyết có tính chất tự truyện, một tiểu loại khá giàu tiềm năng
đang trong quá trình vận động.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt
Nam thế kỷ XX, tác giả luận án đặt mục tiêu nhận diện, lý giải những đặc điểm
của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam suốt chiều dài của
thế kỷ XX.
Mục tiêu cụ thể
- Thông qua khảo sát tư liệu, nhận diện quá trình vận động và phát triển của
tiểu thuyết có tính chất tự truyện, bước đầu xác lập cơ sở lý thuyết về tiểu loại tiểu
thuyết này.
- Phân tích, lý giải đặc điểm tiểu thuyết có tính chất tự truyện dựa trên những
nét đặc trưng cơ bản: từ nguyên mẫu nhà văn - đề tài - nhân vật, mối quan hệ giữa
sự thật và hư cấu trong tác phẩm.
- Phân tích, lý giải những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết có tính chất tự truyện
dựa trên những phương thức thể hiện: người kể chuyện, ngôn ngữ, giọng điệu. Trên cơ
sở đó, làm rõ hơn gương mặt tiểu loại cũng như những đóng góp của tiểu thuyết có tính
chất tự truyện trong việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết.
2.2. Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa các hướng nghiên cứu, tiếp cận tiểu thuyết có tính chất tự
truyện đã có, phân tích, lý giải nhằm làm rõ hơn những chỗ còn bỏ ngỏ và xác định
hướng nghiên cứu cụ thể.
- Xác định rõ tiền đề cơ sở cho sự phát triển của tiểu thuyết có tính chất
tự truyện.
- Khái quát một cách thật ngắn gọn về đối tượng nghiên cứu trong mối tương
quan tổng thể đời sống văn học Việt Nam và các lý thuyết vận dụng trong quá trình
nghiên cứu.
4
- Phân tích quá trình hình thành, phát triển của tiểu thuyết có tính chất tự
truyện dựa trên mối quan hệ giữa hiện thực cuộc đời tác giả và thế giới nghệ thuật
trong tác phẩm qua các chặng đường khác nhau nhằm tìm ra quy luật vận động và
những đặc điểm cơ bản trong nội dung phản ánh và nghệ thuật thể hiện của tiểu
thuyết có tính chất tự truyện ở Việt Nam thế kỷ XX.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát của luận án là những tiểu thuyết có tính chất tự truyện
trong văn học Việt Nam thế kỷ XX. Đặc biệt, luận án sẽ đi vào khảo sát những tiểu
thuyết có tính chất tự truyện hiện lên khá rõ nét. Cụ thể là những tác phẩm tiêu biểu
sau: Giấc mộng lớn (Tản Đà), Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng), Dã tràng (Thiết
Can), Bốc đồng (Đỗ Đức Thu), Chiếc cáng xanh (Lưu Trọng Lư), Ngậm miệng, Hai
người điên giữa kinh thành Hà Nội (Nguyễn Bính), Mực mài nước mắt (Lan Khai),
Sống nhờ (Mạnh Phú Tư), Sống mòn (Nam Cao), Hoa bươm bướm và Người về đầu
non (Võ Hồng), Trường cũ (Duyên Anh), Bếp lửa (Thanh Tâm Tuyền), Tôi nhìn tôi
trên vách (Túy Hồng), Vòng tay học trò (Nguyễn Thị Hoàng), Thời xa vắng (Lê
Lựu), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Miền thơ ấu (Vũ Thư Hiên), Chuyện kể năm
2000 (Bùi Ngọc Tấn), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát và nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện Việt
Nam trong thế kỷ XX, bao gồm những tác phẩm ra đời từ đầu cho đến hết thế kỷ
XX. Chọn mốc thời gian từ đầu cho đến hết thế kỷ XX, bởi chúng tôi nhận thấy
rằng đây là một giai đoạn mà tiểu thuyết có tính chất tự truyện đã góp phần rất lớn
vào quá trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam theo hướng hiện đại.
Luận án tập trung nghiên cứu tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học
Việt Nam thế kỷ XX trên các phương diện cơ bản: Cách định danh tiểu loại; tiền đề
cơ sở hình thành; sự vận động của tiểu thuyết có tính chất tự truyện qua các chặng
đường khác nhau; các phương thức thể hiện của tiểu loại tiểu thuyết này.
Trên cơ sở đó, chúng tôi tổng hợp, đánh giá một cách khách quan những vấn
đề chung, liên quan đến lý thuyết về tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học
5
Việt Nam. Đồng thời, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi chú trọng đến đặc
điểm nổi bật nhất của tiểu loại tiểu thuyết này trong mối quan hệ với các thể loại
văn học khác.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiểu sử
Chúng tôi vận dụng phương pháp tiểu sử nhằm tìm hiểu tác phẩm thông qua
mối quan hệ giữa tác giả và văn bản nghệ thuật do nhà văn sáng tạo nên. Đây là một
trong những phương pháp quan trọng giúp cho luận án có thêm cơ sở để tìm hiểu
dấu ấn tự truyện cũng như mối quan hệ giữa sự thật và hư cấu trong tiểu thuyết.
4.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Chúng tôi chọn lựa phương pháp này để tiếp cận đối tượng nghiên cứu nhằm
thống kê, phân loại, hệ thống hóa và chọn lựa tài liệu.
4.3. Phương pháp liên ngành
Nhằm để có một góc nhìn sâu hơn về tính chất tự truyện trong tiểu thuyết
Việt Nam thế kỷ XX, chúng tôi sẽ vận dụng một số lí thuyết về văn hóa học, thi
pháp học và tự sự học.
4.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Với phương pháp này, luận án hướng đến “giải mã” những đặc trưng của tính
chất tự truyện trong tiểu thuyết và khu biệt giữa tự truyện trong tiểu thuyết với các
loại hình tiểu thuyết khác. Qua đó, luận án chỉ ra những nét đặc sắc của đặc điểm tự
truyện trong tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX.
5. Đóng góp của luận án
- Từ việc hệ thống hóa lý luận về tiểu thuyết có tính chất tự truyện, luận án
đưa ra những kiến giải có tính thực tiễn nghiên cứu để khái quát một số khái niệm
mang tính đặc trưng của tiểu thuyết có tính chất tự truyện.
- Định rõ những đặc trưng về mặt lý luận của tiểu thuyết có tính chất tự
truyện, lấy đó làm nền tảng cơ sở để soi rọi vào tác phẩm nhằm thấy được những
nét đặc trưng của tiểu thuyết có tính chất tự truyện.
- Là một công trình nghiên cứu chuyên biệt, hệ thống về tiểu loại tiểu thuyết
có tính chất tự truyện nhằm hướng đến tái hiện toàn bộ gương mặt của tiểu loại này
trong cả hành trình một thế kỷ (thế kỷ XX).
6
- Khẳng định rõ vai trò, vị trí của tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong quá
trình vận động và phát triển của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của Luận án sẽ được triển khai thành các chương cụ thể sau:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý luận và diện mạo tiểu thuyết có tính chất tự truyện
trong văn học Việt Nam thế kỷ XX
- Chương 3: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế
kỷ XX - Nhìn từ cảm quan hiện thực và con người
- Chương 4: Tiểu thuyết có tính chất tự truyện trong văn học Việt Nam thế kỷ
XX - Nhìn từ phương thức thể hiện
7
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về tự truyện trên thế giới đƣợc giới thiệu ở Việt Nam
Tự truyện trong nguyên ngữ Hy Lạp là autos (chính mình), bios (cuộc đời),
và graphein (viết), nghĩa là “viết về chính cuộc đời mình”. Cách kết hợp ba thành tố
này tạo thành autobiography trong tiếng Anh và sau đó được sử dụng trong tiếng
Pháp autobiographie, nhưng cách viết này trở thành một thuật ngữ thông dụng ở
Châu Âu từ giữa thế kỷ XIX.
Những tác phẩm tự truyện đầu tiên trên thế giới bắt đầu xuất hiện từ thời cận
đại ở Tây Âu. Tuy nhiên, danh từ tự truyện chính thức được sử dụng phải đợi đến
cuối thế kỷ XVIII, khi mà thể loại này bắt đầu nở rộ ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Những
tài liệu nghiên cứu đầu tiên về thể loại tự truyện xuất hiện vào kho