Bài viết “Về xây dựng giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” [82] của tác giả Cao Đình Nhân đã làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về nhiệm vụ của TCCĐ trong việc tuyên truyền, giáo dục để xây dựng GCCN tiến bộ. Tác giả cũng đề cập Hồ Chí Minh đánh giá công đoàn chưa phát huy hết vai trò trong công tác giáo dục công nhân lúc bấy giờ nên vẫn còn chung chung, chính trị suông, chưa biết nắm chính trị để thúc đẩy sản xuất, động viên mọi người làm tròn trách nhiệm trong lao động sản xuất. Trên cơ sở vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, TCCĐ Việt Nam đã đề ra một số phương hướng, chủ trương hoạt động để xây dựng GCCN vững mạnh.
Trong bài viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam” [3], tác giả Nguyễn Văn Công chỉ rõ Hồ Chí Minh luôn quan tâm và dành tình cảm đặc biệt cho GCCN và TCCĐ Việt Nam. Bên cạnh khẳng định vai trò, vị trí lãnh đạo của GCCN Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm xây dựng TCCĐ từ việc tạo dựng nền móng tư tưởng, lý luận đến xây dựng tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCĐ. Với những đóng góp to lớn của Người, tác giả đã khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ thiên tài của GCCN và CĐVN.
Bài viết “Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh để tạo đột phá nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn Việt Nam hiện nay” [37] của tác giả Trần Thanh Hải đã nghiên cứu tư tưởng về tổ chức Công hội do Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nêu ra trong cuốn Đường Kách mệnh. Những ý tưởng về tổ chức công hội của Người không chỉ được thực tiễn chứng minh là đúng đắn, sáng tạo, độc đáo mà còn có sức sống mãnh liệt, là tư tưởng mang tính thời đại để đưa phong trào công nhân Việt Nam hòa nhập cùng dòng chảy chung của cách mạng thế giới và tạo những đột phá chiến lược nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động CĐVN. Trong bài viết, tác giả có đề xuất ba giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của CĐVN hiện nay.
210 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 26 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hoạt động của liên đoàn lao động tỉnh từ năm 2001 đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
CHU THỊ THANH TÂM
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG
CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2020
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2023
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
CHU THỊ THANH TÂM
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG
CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH
TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2020
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 922 90 15
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS. Trần Thị Vui
2. TS. Nguyễn Thị Mai
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu,
tài liệu nêu trong luận án là trung thực, khách quan, khoa học, có nguồn
gốc, xuất xứ rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Những kết
luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả Luận án
Chu Thị Thanh Tâm
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8
1.2. Kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài
luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28
Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG
CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 32
2.1. Các yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về
hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh 32
2.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về hoạt động của Liên đoàn
Lao động tỉnh 50
Chƣơng 3: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
HOẠT ĐỘNG CỦA LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH TỪ NĂM 2010
ĐẾN NĂM 2020 77
3.1. Các yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về
đẩy mạnh hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh 77
3.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về đẩy mạnh hoạt động của
Liên đoàn Lao động tỉnh 87
Chƣơng 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 118
4.1. Nhận xét 118
4.2. Một số kinh nghiệm 139
KẾT LUẬN 157
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 161
PHỤ LỤC 176
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
CBCĐ Cán bộ công đoàn
CĐCS Công đoàn cơ sở
CĐVN Công đoàn Việt Nam
CNVCLĐ Công nhân, viên chức, lao động
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
GCCN Giai cấp công nhân
NLĐ Người lao động
Nxb Nhà xuất bản
TCCĐ Tổ chức công đoàn
TLĐLĐVN Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
XHCN Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình hoạt động, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn quan tâm, lãnh
đạo xây dựng giai cấp công nhân (GCCN) và Tổ chức công đoàn (TCCĐ) Việt Nam
lớn mạnh. Nhiều tổ chức cơ sở đảng được thành lập trong các nhà máy, xí nghiệp,
doanh nghiệp nhằm giác ngộ, tuyên truyền, vận động công nhân, người lao động
(NLĐ) đấu tranh chống đế quốc, thực dân và tay sai hướng tới mục tiêu là giành độc
lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH).
Hiện nay, trong công cuộc đổi mới toàn diện, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế, TCCĐ Việt Nam đã và đang hoạt
động trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế. TCCĐ là
thành viên trong hệ thống chính trị Việt Nam, giữ vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân viên chức lao động
(CNVCLĐ). Vấn đề này đã được khẳng định trong điều 1 của Luật Công đoàn năm
2012: "Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của GCCN và của NLĐ, được
thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt
Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công
chức, viên chức, công nhân và những NLĐ khác (sau đây gọi chung là NLĐ), cùng
với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã
hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức,
đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động NLĐ học tập nâng cao trình độ, kỹ
năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa" [88, tr.7].
Bắc Ninh là một tỉnh đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng, nằm trong khu vực
kinh tế trọng điểm phía Bắc. Nơi đây, điều kiện tự nhiên có nhiều ưu đãi, nguồn lao
động dồi dào với kinh nghiệm sản xuất phong phú, địa hình bằng phẳng, giao thông
đi lại dễ dàng, thuận lợi cho việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
CNH, HĐH, nhất là phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Điều
đó cũng tạo điều kiện cho Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh phát triển đoàn viên
về số lượng, chất lượng. Trong những năm gần đây, công nghiệp Bắc Ninh phát
2
triển mạnh kéo theo số lượng công nhân tăng lên nhanh chóng, dẫn đến nhiều Công
đoàn cơ sở (CĐCS) được thành lập nhất là ở các khu công nghiệp, nhằm tập hợp
công nhân, NLĐ thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng nói chung
và của Tỉnh ủy Bắc Ninh nói riêng, cho nên cần xây dựng, củng cố phát triển công
đoàn và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với phong trào công nhân, công đoàn
của tỉnh. Thực tế cho thấy sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bắc Ninh đối với Liên đoàn Lao
động tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, nâng cao hiệu quả và chất lượng nhưng
cũng còn bộc lộ một số hạn chế như:
Một số cấp ủy Đảng, chính quyền, địa phương, đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp
chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của TCCĐ trong
sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chưa quan tâm sâu sắc đến lãnh đạo, chỉ
đạo củng cố và phát triển CĐCS; một số nơi, cán bộ công đoàn (CBCĐ) chưa nhận
diện đầy đủ và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc thực thi các quyền,
lợi ích của đoàn viên, CNVCLĐ tại nhiều đơn vị, doanh nghiệp chưa đảm bảo, cũng
như việc đi sâu, đi sát cơ sở nắm bắt tình hình tư tưởng của CNVCLĐ có lúc, có nơi
chưa kịp thời. Một bộ phận CBCĐ còn chưa chuyên nghiệp, chủ yếu là cán bộ kiêm
chức, chưa được đào tạo chính quy, chuyên sâu về hoạt động công đoàn, năng lực
chuyên môn hạn chế. Bên cạnh đó, số lượng ít, cơ cấu, trình độ chuyên môn kỹ thuật,
nghề nghiệp của đoàn viên, công nhân, NLĐ còn thấp, kỷ luật lao động chưa cao, khả
năng ứng dụng các thành tựu tiến bộ của khoa học - công nghệ hiện đại vào sản xuất
còn chậm; sự hiểu biết, nắm vững về những chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế;
nhận thức của công nhân, NLĐ khu vực ngoài nhà nước về công đoàn chưa đầy đủ,
chưa thực sự nhiệt tình tham gia hoạt động công đoàn. Công tác tuyên truyền, giáo
dục CNVCLĐ cũng như việc tổ chức phong trào thi đua ở các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp chưa đạt hiệu quả cao, chồng chéo về nội dung và đối tượng vận động, chưa
thường xuyên, nặng về hình thức
Thực trạng trên cần có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể về công tác lãnh đạo
của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động Công đoàn tỉnh từ năm 2001 đến năm
2020 góp phần vào việc tổng kết thực tiễn lãnh đạo xây dựng TCCĐ tỉnh của Đảng
bộ tỉnh Bắc Ninh để đúc rút những kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác
này trong thời gian tới. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu có hệ thống về Đảng bộ tỉnh lãnh đạo tổ chức công đoàn ở một địa
3
phương cụ thể trong đó có tỉnh Bắc Ninh. Do đó, tác giả chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh
Bắc Ninh lãnh đạo hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh từ năm 2001 đến năm
2020” làm đề tài luận án tiến sĩ Lịch sử, ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hoạt động của Liên
đoàn Lao động tỉnh từ năm 2001 đến năm 2020. Trên cơ sở đó, luận án đúc rút một
số kinh nghiệm quý để vận dụng vào nâng cao hoạt động của Liên đoàn Lao động
tỉnh trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ cụ
thể sau:
Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Hai là, phân tích những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh đối với hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh từ năm 2001 đến năm 2020.
Ba là, làm rõ các chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với
hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh từ năm 2001 đến năm 2020.
Bốn là, nhận xét quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hoạt động của Liên
đoàn Lao động tỉnh từ năm 2001 đến năm 2020.
Năm là, đúc rút một số kinh nghiệm từ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
đối với hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh (2001 - 2020)
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Bắc Ninh đối với hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh từ năm 2001 đến năm 2020.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh ở bốn nội dung
chính là: Kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ CBCĐ, phát triển đoàn viên và xây
dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ; tuyên truyền, giáo dục, vận động và
4
tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; tổ chức các phong
trào thi đua.
Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh gồm 8 đơn vị hành chính.
Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo
hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh từ năm 2001 đến năm 2020 (năm 2001 là
năm diễn ra Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI, nhiệm
kỳ 2000 - 2005, năm 2020 là năm diễn ra Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh
Bắc Ninh, nhiệm kỳ 2020 - 2025). Trong đó, luận án chia ra hai giai đoạn: Từ năm
2001 đến năm 2010 và từ năm 2010 đến năm 2020.
Tuy nhiên, lịch sử là một quá trình liên tục nên trong quá trình nghiên cứu,
luận án có sử dụng một số tài liệu liên quan trước năm 2001 và sau năm 2020.
4. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tài liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của
Nhà nước về công đoàn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là chủ yếu. Bên
cạnh đó, luận án sử dụng các phương pháp khác như: Phân tích, tổng hợp, thống kê,
so sánh, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, phỏng vấn... kết hợp với nhiều
phương pháp liên ngành của khoa học xã hội. Cụ thể:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu trong chương 2, chương 3 để
phân kỳ lịch sử và trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hoạt động của
Liên đoàn Lao động tỉnh qua hai giai đoạn 2001 - 2010 và 2010 - 2020.
- Phương pháp lôgíc chủ yếu được sử dụng để khái quát các sự kiện lịch sử điển
hình về chủ trương của Đảng, chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối
với hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh từ năm 2001 đến năm 2020, từ đó đưa ra
những nhận định, đánh giá về những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đúc rút một số
kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hoạt động của Liên
đoàn Lao động tỉnh từ năm 2001 đến năm 2020.
5
- Phương pháp phân tích và tổng hợp chủ yếu để phân tích, tổng kết những chủ
trương của Đảng về Công đoàn Việt Nam và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh
về công tác công đoàn và hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh.
- Phương pháp thống kê trong luận án được dùng ở chương tổng quan và
chương 2, 3, 4 để thống kê số liệu, kết quả các hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh.
- Phương pháp so sánh, tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm nhằm làm rõ
sự phát triển về chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh qua các giai đoạn,
trên cơ sở đó tổng kết và đúc rút những kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh đối với hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn nhân chứng lịch sử để đánh giá sự lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động của Liên đoàn Lao động tỉnh từ
năm 2001 đến năm 2020.
- Kết hợp với các phương pháp liên ngành của khoa học xã hội để phân tích,
đánh giá sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động của Liên đoàn
Lao động tỉnh, nhất là các hoạt động làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của
đoàn viên, CNVCLĐ Bắc Ninh và xây dựng TCCĐ tỉnh ngày càng vững mạnh.
4.3. Nguồn tài liệu
Luận án chủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu, bao gồm:
- Một số tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về công nhân, công đoàn và
mối quan hệ giữa Đảng với GCCN và TCCĐ Việt Nam...
- Các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII,
XIII của Đảng; các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Ban Bí thư; các văn kiện của Nhà nước về công tác công đoàn, hoạt động công đoàn.
- Các văn kiện Đại hội Công đoàn Việt Nam (CĐVN) lần thứ VIII, IX, X,
XI, XII; các báo cáo tổng kết năm từ năm 2001 đến năm 2020 của Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN).
- Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XV, XVI, XVII, XVIII,
XIX, XX; các nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động, chuyên đề, báo cáo
chuyên đề, đề án... của Tỉnh ủy Bắc Ninh; các báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc
Ninh, các đề án, các báo cáo tổng kết hàng năm; các bài viết, bài phát biểu của đại
6
biểu Tỉnh ủy tại Đại hội Công đoàn tỉnh Bắc Ninh, nội dung của các cuộc làm việc
giữa Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh với Tỉnh ủy hàng năm.
- Các báo cáo Đại hội Công đoàn tỉnh Bắc Ninh lần thứ XI, XII, XIII, XIV,
XV; các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo tổng kết quý, năm, sơ kết, tổng kết các giai đoạn
của Liên đoàn Lao động tỉnh, Đảng ủy khối doanh nghiệp, Ban quản lý khu công
nghiệp tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan đến công tác công đoàn và hoạt
động công đoàn.
- Các công trình khoa học liên quan đến công đoàn, hoạt động của CĐVN,
Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh; các bài tạp chí, bài báo liên quan được đăng tải
trên các tạp chí, báo in, báo điện tử của Trung ương, địa phương, các cơ quan, tổ
chức, ban, ngành, đoàn thể
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Góp phần hệ thống các văn kiện về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng,
TLĐLĐVN về công tác công đoàn, hoạt động công đoàn từ năm 2001 đến năm 2020.
- Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với Liên đoàn Lao động
tỉnh qua hai giai đoạn 2001 - 2010 và 2010 - 2020.
- Nhận xét ưu điểm, hạn chế, phân tích nguyên nhân của những ưu điểm, hạn
chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động của Liên
đoàn Lao động tỉnh trong 20 năm (2001 - 2020).
- Luận án đúc kết một số kinh nghiệm lãnh đạo hoạt động của Liên đoàn Lao
động tỉnh Bắc Ninh, góp phần thực hiện tốt chủ trương của Đảng, của TLĐLĐVN và
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về công tác công đoàn trong 20 năm (2001-2020).
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án dùng làm tài liệu tham khảo, giúp TLĐLĐVN,
Liên đoàn Lao động các cấp, công đoàn cấp trên cơ sở và CĐCS nghiên cứu, tiếp tục
đổi mới tổ chức và hoạt động trong giai đoạn tiếp theo.
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ học tập, nghiên cứu,
giảng dạy các môn học như: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Lý luận và nghiệp vụ
công đoàn... ở các cơ sở nghiên cứu, đào tạo thuộc các khối ngành khoa học xã hội và
nhân văn.
7
- Ngoài ra, những kinh nghiệm mà luận án đưa ra có giá trị tham khảo đối với
các cấp Công đoàn tỉnh Bắc Ninh nói riêng, công đoàn các địa phương cả nước nói
chung và Tỉnh ủy Bắc Ninh trong việc đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ,
phương pháp xây dựng tổ chức và hoạt động của công đoàn các cấp trong sự nghiệp
đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Phong trào công nhân và công đoàn, sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
công đoàn và TCCĐ Việt Nam là một trong những vấn đề được nhiều nhà khoa học,
nghiên cứu, tiếp cận trên nhiều góc độ khác nhau của các ngành khoa học như: Sử
học, xã hội học, quan hệ lao động, chính trị học, quản trị nhân lực, các nghiên cứu về
tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể... Đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
liên quan đến vấn đề này được công bố. Có thể khái quát thành các nhóm công trình
chủ yếu sau:
1.1.1. Các công trình nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng về công đoàn và hoạt
động công đoàn
* Các công trình nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về công đoàn và hoạt động công đoàn
Cuốn sách “Tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong công nhân,
viên chức, và lao động” [163] của tác giả Nguyễn Viết Vượng đã làm rõ tầm quan
trọng và nội dung của công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong
CNVCLĐ. Trên cơ sở, đề cập đến tình hình CNVCLĐ và vai trò của TCCĐ đối với
công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh, tác giả đã đề xuất năm giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng của Người
trong CNVCLĐ của TCCĐ trong tình hình hiện nay, đó là: Công đoàn đẩy mạnh
công tác nghiên cứu lý luận, quán triệt sâu sắc tư tưởng của Người vào việc xây dựng
GCCN và TCCĐ hiện nay; mở rộng các hình thức tuyên truyền, giáo dục trong
CNVCLĐ đồng thời kết hợp chặt chẽ với phong trào thi đua và nhiệm vụ xây dựng
đời sống văn hóa ở cơ sở. Bên cạnh đó, công đoàn phải chú trọng đào tạo đội ngũ cán
bộ nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh.
Cuốn sách “Lý luận Mác - Lênin về Công đoàn và vận dụng vào hoạt động
Công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường” [164] của tác giả Nguyễn Viết
Vượng đã trình bày hệ thống quan điểm lý luận Mác - Lênin về công đoàn, góp phần
9
nâng cao nhận thức khoa học cho CBCĐ về vị trí, vai trò, chức năng của tổ chức
mình trong hệ thống chính trị XHCN. Trong công trình của mình, tác giả nhấn mạnh:
“Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trước tác động tích cực và tiêu cực của cơ
chế thị trường, trong bối cảnh đa dạng, phức tạp của thời đại, thì chỉ có trên cơ sở lập
trường của GCCN, nắm bắt linh hồn, vận dụng một cách khoa học và sáng tạo những
nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mới có thể luận
giải và giải quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn đang nảy sinh trong phong trào
công nhân và công đoàn” [164, tr.206]. Bên cạnh đó, tác giả còn nhấn mạnh việc vận
dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào từng điều kiện cụ thể nhằm nâng cao vị trí,
vai trò, chức năng và nhiệm vụ của công đoàn trong điều kiện Đảng và Nhà nước chủ
trương thực hiện nhất quán, lâu dài nền kinh tế thị trường hiện nay..
Trong cuốn sách “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào công tác xây
dựng đội ngũ cán bộ công đoàn” [165], tác giả Nguyễn Viết Vượng đi sâu phân tích
tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ đã soi đường cho Đảng nói chung và TCCĐ nói
riêng xây dựng đội ngũ cán bộ có đức, có tài trong tiến trình lịch sử của cách mạng
Việt Nam; những vấn đề đặt ra đối với hoạt động công đoàn hiện nay. Từ đó, tác giả
đã vận dụng tư tưởng của Người về cán bộ vào việc xây dựng đội ngũ CBCĐ trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong cuốn sách “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [166], tác giả Nguyễn Viết Vượng đã
nghiên cứu toàn diện tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua