Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (tộc người). Dân tộc Kinh là dân tộc đa số, các
dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại cư trú trên diện tích rộng lớn tới ¾ lãnh thổ, thường ở
khu vực miền núi, biên giới. Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các dân tộc
đã luôn đoàn kết, sát cánh bên nhau với truyền thống: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy
rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Thấy rõ đặc điểm ấy, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã xác định vấn đề dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối
với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân.
Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân
tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng và không ngừng phát triển, hoàn
thiện chính sách dân tộc (CSDT). Chính sách dân tộc là bộ phận cấu thành chính sách
chung của Đảng và Nhà nước, vạch ra những nguyên tắc, biện pháp đối xử và giải
quyết vấn đề dân tộc. CSDT thể hiện quan điểm chính trị của Đảng trong việc giải
quyết mối quan hệ dân tộc, bao gồm những chính sách tác động trực tiếp đến các dân
tộc và quan hệ giữa các dân tộc, nhằm mục đích phát triển các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng ở các vùng dân tộc thiểu số; xây dựng khối
đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc.
Chính sách dân tộc của Đảng luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất
quán trong mọi thời kỳ. Qua các giai đoạn lịch sử cụ thể, CSDT của Đảng luôn được
bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước. Khi
bước vào thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, CSDT của Đảng được triển
khai ngày càng hiệu quả ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nhiều đồng bào các dân tộc
sinh sống. Trong đó tỉnh Đắk Lắk là một trong những vùng có tính đặc thù
195 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Đắk lắk lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2003 đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM NGỌC ĐẠI
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM NGỌC ĐẠI
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC
TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2015
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 62 22 03 15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. TRẦN THỊ THU HƯƠNG
2. TS. NGUYỄN THẮNG LỢI
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Phạm Ngọc Đại
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 7
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7
1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình liên quan và những nội
dung luận án tập trung nghiên cứu 20
Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
DÂN TỘC CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2010 22
2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình thực hiện chính sách dân tộc
ở tỉnh Đắk Lắk 22
2.2. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc
trong điều kiện lịch sử mới (2003-2010) 38
Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮK LẮK LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 76
3.1. Yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về thực
hiện chính sách dân tộc 76
3.2. Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo thực hiện chính sách dân tộc trên
các lĩnh vực cụ thể 88
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 112
4.1. Một số nhận xét 112
4.2. Một số kinh nghiệm 134
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 171
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
BCH Ban Chấp hành
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
CSDT Chính sách dân tộc
DCTD Di cư tự do
DTTS Dân tộc thiểu số
HĐND Hội đồng Nhân dân
HTCT Hệ thống chính trị
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
UBND Ủy ban Nhân dân
XĐGN Xóa đói, giảm nghèo
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các nhóm dân cư tỉnh Đắk Lắk năm 2005 25
Biểu số 3.1: Tốc độ gia tăng dân số tỉnh Đắk Lắk 79
Biểu số 3.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Lắk 81
Biểu số 4.1: Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tỉnh
Đắk Lắk 122
Biểu số 4.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân tỉnh Đắk Lắk 127
Biểu số 4.3: Tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số tại chỗ so với tỷ lệ hộ
nghèo chung tỉnh Đắk Lắk 129
Biểu số 4.4: Số hộ có nhu cầu đất ở, đất sản xuất và nhà ở tỉnh Đắk Lắk 130
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (tộc người). Dân tộc Kinh là dân tộc đa số, các
dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại cư trú trên diện tích rộng lớn tới ¾ lãnh thổ, thường ở
khu vực miền núi, biên giới. Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các dân tộc
đã luôn đoàn kết, sát cánh bên nhau với truyền thống: “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy
rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Thấy rõ đặc điểm ấy, ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã xác định vấn đề dân tộc có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối
với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân.
Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân
tộc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng và không ngừng phát triển, hoàn
thiện chính sách dân tộc (CSDT). Chính sách dân tộc là bộ phận cấu thành chính sách
chung của Đảng và Nhà nước, vạch ra những nguyên tắc, biện pháp đối xử và giải
quyết vấn đề dân tộc. CSDT thể hiện quan điểm chính trị của Đảng trong việc giải
quyết mối quan hệ dân tộc, bao gồm những chính sách tác động trực tiếp đến các dân
tộc và quan hệ giữa các dân tộc, nhằm mục đích phát triển các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng ở các vùng dân tộc thiểu số; xây dựng khối
đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc.
Chính sách dân tộc của Đảng luôn được quán triệt và triển khai thực hiện nhất
quán trong mọi thời kỳ. Qua các giai đoạn lịch sử cụ thể, CSDT của Đảng luôn được
bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực tiễn và sự phát triển của đất nước. Khi
bước vào thời kỳ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, CSDT của Đảng được triển
khai ngày càng hiệu quả ở các vùng sâu, vùng xa, vùng nhiều đồng bào các dân tộc
sinh sống. Trong đó tỉnh Đắk Lắk là một trong những vùng có tính đặc thù.
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược đặc biệt
quan trọng về kinh tế, quốc phòng - an ninh và môi trường sinh thái của vùng Tây
Nguyên và cả nước. Ngay sau ngày giải phóng (3-1975), xác định công tác dân tộc là
nhiệm vụ chiến lược, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng và quan tâm đến CSDT:
Vấn đề kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên luôn gắn chặt với vấn đề dân tộc, nếu không
2
nói là vấn đề dân tộc có tính chất quyết định đối với các nội dung kinh tế - xã hội trên
địa bàn này... Có thể trong xu thế phát triển chung, tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số
giảm đi trong tổng số dân, nhưng tầm vóc của việc thực hiện CSDT không hề giảm
nhẹ, ngược lại ngày càng phải được đề cao [146, tr.50-51].
Để thực hiện mục tiêu “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát
triển" giữa các dân tộc, Đảng và Nhà nước đã đề ra các chủ trương, CSDT, đặc biệt là
được thể hiện tập trung toàn diện tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
(BCH) Trung ương Đảng (khóa IX, năm 2003) về công tác dân tộc. Triển khai nghị
quyết, nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Trung ương và
của tỉnh Đắk Lắk đã được thực hiện nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các
dân tộc, giữa các khu vực dân cư. Thực hiện hệ thống CSDT khá toàn diện, với
nguồn lực thực hiện lớn, đã tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội; cơ sở hạ
tầng từng bước tăng cường; giảm tỉ lệ hộ nghèo; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân được nâng lên. Diện mạo vùng DTTS, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn đã có những thay đổi căn bản.
Tuy nhiên, cho đến năm 2015, vùng DTTS tỉnh Đắk Lắk vẫn là một trong
những nơi khó khăn nhất. Nhiều vấn đề quan hệ dân tộc bức xúc ở Đắk Lắk chưa
được giải quyết tốt, như mức sống, trình độ phát triển giữa vùng đồng bào DTTS so
với vùng đồng bào Kinh ngày càng cách xa; tác động tiêu cực của di cư tự do
(DCTD) và mâu thuẫn về quyền sở hữu - sử dụng đất, rừng diễn biến phức tạp; lĩnh
vực an ninh chính trị luôn tiềm ẩn những yếu tố bạo loạn; hệ thống chính trị (HTCT)
ở cơ sở hiệu quả hoạt động còn thấp. Các chính sách được ban hành nhiều, nhưng
hiệu lực, hiệu quả chưa cao, nhiều đầu mối quản lý. Phương thức hỗ trợ của một số
chính sách còn chưa phù hợp. Nguồn lực đầu tư chính sách chưa bảo đảm thực hiện
các mục tiêu; cơ chế phối hợp tổ chức thực hiện chính sách có mặt chưa đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ.
Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá quá trình lãnh đạo thực hiện CSDT trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết lần thứ 7 BCH Trung ương
Đảng (khóa IX) và cũng là hơn 10 năm đầu chia tách tỉnh (2003-2015) là việc làm
cần thiết, để từ đó rút ra những kinh nghiệm thành công và chưa thành công, góp
phần thực hiện tốt hơn CSDT của Đảng.
3
Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh
đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2003 đến năm 2015 làm đề tài luận án tiến
sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ quá trình lãnh đạo thực hiện CSDT của Đảng bộ tỉnh Đắk
Lắk trong giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2015, từ đó rút ra một số kinh nghiệm chủ
yếu để thực hiện CSDT ở tỉnh nói riêng, cả nước nói chung, trong thời gian tới đạt
hiệu quả cao hơn.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận án hệ thống hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng
sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về chính sách dân tộc từ năm 2003 đến
năm 2015.
- Luận án đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của quá trình chỉ đạo thực
hiện các chính sách dân tộc, từ đó chỉ ra nguyên nhân của sự lãnh đạo và kết quả
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.
- Luận án rút ra 5 kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk thực
hiện chính sách dân tộc sau hơn 10 năm chia tách tỉnh (2003 - 2015).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu quan điểm, chủ trương của Đảng về CSDT và quá trình
Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo thực hiện CSDT từ năm 2003 đến năm 2015.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Lấy mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2003 đến năm
2015 với hai lý do: Một là, nhằm tổng kết Chương trình số 18/TU, ngày 14 tháng 05
năm 2003 của Tỉnh ủy Đắk Lắk, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7
của BCH Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc. Hai là, ngày 26-11-2003,
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đã thông qua Nghị
quyết số 22/2003/QH11 về việc chia tách tỉnh Đắk Lắk thành hai tỉnh Đắk Lắk và
Đắk Nông. Thực hiện Nghị quyết trên, ngày 01-01-2004, tỉnh Đắk Lắk (mới) được
chính thức thành lập.
4
Không gian nghiên cứu: Đề tài luận án chủ yếu khảo sát tại địa bàn tỉnh Đắk
Lắk sau khi chia tách tỉnh (năm 2004 có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, năm 2015
có 15 đơn vị hành chính cấp huyện).
Nội dung nghiên cứu:
- Chính sách là cách thức tác động có chủ đích của một nhóm, tập đoàn xã hội
này vào những nhóm, tập đoàn xã hội khác thông qua các thiết chế khác nhau của
HTCT nhằm thực hiện các mục tiêu đã được xác định trước.
- Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tổng hợp các quan
điểm, nguyên tắc, chủ trương, giải pháp tác động đến các dân tộc, vùng dân tộc, nhằm
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa các dân tộc theo hướng bảo đảm khối đại đoàn kết
thống nhất giữa các dân tộc và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam [14, tr.8].
CSDT là toàn bộ những chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước tác động vào
tất cả các lĩnh vực đời sống của các DTTS, các vùng dân tộc và có thể đối với từng
dân tộc riêng biệt, nhằm thay đổi tình trạng lạc hậu, biệt lập, phân biệt, bất bình đẳng
giữa các dân tộc, hướng tới sự đoàn kết, bình đẳng và tương trợ lẫn nhau cùng phát
triển [90, tr.52-53].
Biểu hiện của CSDT là ở nhiều cấp độ khác nhau, trong nhiều loại hình văn
bản khác nhau: Như các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị do Đảng Cộng sản ban hành
ban hành; Hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh, các loại văn bản quy phạm pháp luật
khác do Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước các cấp ban hành
theo thẩm quyền.
- Chính sách dân tộc có nội dung rất rộng, thể hiện trên tất cả các mặt chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh,... Tuy nhiên, luận án giới hạn ở
năm nhóm chính sách chủ yếu: Phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS; Bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa các DTTS; Xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS và nâng
cao chất lượng HTCT cơ sở; Chính sách quốc phòng - an ninh và một số chính
sách đặc thù khác.
- Thực hiện CSDT là quá trình đưa chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc
sống, đến với người dân. Các ý tưởng của Đảng, mong muốn của người dân đã được
thể hiện trong các văn bản tài liệu, nghị quyết sẽ phải cụ thể hóa thành lợi ích vật chất
xã hội. Công tác tổ chức thực hiện chính sách không chỉ có tác dụng một chiều là đưa
5
chính sách vào cuộc sống mà còn thông qua thực tiễn cuộc sống để điều chỉnh và hoàn
thiện chính sách. Tổ chức thực hiện CSDT của Đảng ở tỉnh Đắk Lắk có sự tham gia
của nhiều lực lượng, cấp quản lý gồm cả cấp trung ương, địa phương (tỉnh, huyện, xã),
cộng đồng (buôn/làng), doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân.
4. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử; lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân tộc và CSDT, đặc biệt là chủ
trương của Đảng về CSDT trong thời kỳ đổi mới.
4.2. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu của luận án chủ yếu dựa vào số liệu khảo sát ở một số địa phương
thuộc tỉnh Đắk Lắk, đồng thời luận án tham khảo, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên
cứu của các công trình có liên quan đã được công bố; các văn kiện của BCH Trung ương
Đảng, Bộ Chính trị, các văn bản pháp luật của Quốc hội, các văn bản điều hành của
Chính phủ, các báo cáo của Uỷ ban Dân tộc, Ban chỉ đạo Tây Nguyên; những văn kiện
của tỉnh Đắk Lắk.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic.
Ngoài ra, tác giả đã vận dụng một số phương pháp khác như: phương pháp tiếp cận
liên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn; phân tích, tổng hợp, so sánh đối
chiếu, phương pháp chuyên gia, phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn các đối
tượng như nhà quản lý, cán bộ thực hiện CSDT, phỏng vấn người dân - đối tượng thụ
hưởng chính sách.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Trên cơ sở phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa tín ngưỡng;
luận án làm sáng rõ tính đặc thù, sự khó khăn phức tạp của điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội, dân cư, tộc người, các nhân tố bên ngoài tác động đến quá trình thực hiện
CSDT ở tỉnh Đắk Lắk.
- Hệ thống hóa chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk về CSDT
từ năm 2003 đến năm 2015.
6
- Đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế; lý giải nguyên
nhân của những thành tựu, hạn chế; rút ra một số nhận xét về ưu, khuyết điểm, những
kinh nghiệm chủ yếu về thực hiện CSDT của Đảng ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 2003 đến
năm 2015.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc
tiếp tục đổi mới, hoàn thiện CSDT và thực hiện CSDT của Đảng ở Đắk Lắk, các tỉnh
Tây Nguyên và cả nước.
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp, các ngành của tỉnh
Đắk Lắk và các tỉnh khu vực Tây Nguyên trong việc thực hiện CSDT. Ở một mức độ
nhất định, kết quả đạt được trong luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy về vấn đề có liên quan đến CSDT và thực hiện CSDT của
Đảng và Nhà nước.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố của tác giả
liên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 4
chương, 8 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Trong quá trình khảo sát tư liệu, tác giả luận án nhận thấy vấn đề “Đảng bộ tỉnh
Đắk Lắk lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc từ năm 2003 đến năm 2015” được đề
cập đến nhiều trong các công trình, bài viết, có thể chia theo 3 nhóm như sau:
1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung về vấn đề dân tộc và chính sách
dân tộc ở Việt Nam
Cuốn sách 50 năm các dân tộc thiểu số Việt Nam (1945-1995) của Bế Viết
Đẳng [38] đã tập trung nghiên cứu khá đầy đủ về các DTTS Việt Nam trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc xây dựng
cuộc sống mới trên các lĩnh vực: xây dựng và phát triển kinh tế; thực hiện định
canh, định cư; xây dựng quan hệ xã hội mới; xây dựng văn hóa và phát triển y tế.
Cuốn sách cung cấp những luận cứ thực tiễn nhằm đổi mới CSDT phù hợp với yêu
cầu và nhiệm vụ mới của cách mạng, nhất là khi bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước. Cuốn sách Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội
ở miền núi của Bế Viết Đẳng [39] đã đánh giá vấn đề dân tộc và việc thực hiện
CSDT ở Việt Nam. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng kinh tế - xã hội và những vấn
đề cấp bách đối với CSDT, tác giả đã đưa ra những nhận định và nêu một số nhận
xét về CSDT trong thời kỳ mới. Trong đó khẳng định: Phát triển kinh tế - xã hội là
cơ sở để thực hiện CSDT.
Công trình Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ
dân tộc hiện nay của Phan Hữu Dật [23] và Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam
của Đặng Nghiêm Vạn [192] đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn về quan
hệ tộc người ở Việt Nam, trong đó dành một phần đáng kể đề cập đến quan hệ tộc
người ở Tây Nguyên.
Viện nghiên cứu Chính sách Dân tộc và Miền núi có báo cáo Vấn đề dân tộc và
định hướng xây dựng chính sách dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
[193]. Công trình nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn về CSDT của Đảng và những
8
định hướng cơ bản trong quy hoạch dân cư, đẩy mạnh nhịp độ phát triển kinh tế hàng
hoá phù hợp với đặc điểm từng vùng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn. Kiến nghị những giải pháp nhằm sớm ổn định và cải thiện
đời sống đồng bào dân tộc.
Cuốn Miền núi Việt Nam thành tựu và phát triển những năm đổi mới của Trần
Văn Thuật và các cộng sự [100], trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát về sự đa dạng của
điều kiện tự nhiên - môi trường, văn hóa và kinh tế miền núi Việt Nam, các tác giả đã
nêu định hướng và nguyên tắc phát triển miền núi và vùng DTTS của Đảng. Đánh giá
thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội và đặt ra những vấn đề về phát triển miền núi
trong giai đoạn mới. Nhóm tác giả đã dành một chương bàn về xóa đói, giảm nghèo
(XĐGN), đề ra những giải pháp thực hiện mục tiêu XĐGN. Về vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, vấn đề môi trường tự nhiên - quá trình khai thác,
bảo vệ và biến đổi cũng được nghiên cứu khá đầy đủ.
Cuốn Những vấn đề cơ bản về chính sách dân tộc ở nước ta hiện nay của
Phan Xuân Sơn, Lưu Văn Quảng [90] đã nêu rõ những vấn đề cơ bản về dân tộc
và CSDT của Đảng qua các thời kỳ cách mạng; phân tích những vấn đề đang đặt
ra trong việc thực hiện CSDT và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện
tốt CSDT ở Việt Nam hiện nay. Cuốn sách trình bày những nhận thức cơ bản về
dân tộc và CSDT của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ từ 1930 đến 2006. Cuốn
sách có những đánh giá tổng kết và phân tích sâu sắc đối với những vấn đề đang
đặt ra cho việc thực hiện CSDT ở Việt Nam, như sự tranh chấp nguồn lợi và sự
xung đột dân tộc, vấn đề nghèo đói, hoạt động của các thế lực thù địch. Đồng thời
tác giả bước đầu đưa ra những quan điểm, giải pháp góp phần thực hiện tốt CSDT
hiện nay ở Việt Nam.
Cuốn sách Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay của Hoàng Chí Bảo [12] đã đánh giá
thực trạng công bằng bình đẳng và hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế
- xã hội tại vùng đa dân tộc, cũng như quá trình thực hiện CSDT hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững. Tác giả đã đưa ra 4 giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm công
bằng, bình đẳng trong phát triển kinh tế, xã hội giữa các dân tộc ở miền núi. Cùng
9
với đổi mới nhận thức về dân tộc, xây dựng HTCT và đào tạo nguồn nhân lực thì
thực hiện tốt CSDT trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội được xem là giải pháp
cơ bản để thực hiện công bằng, bình đẳng trong phát triển vùng đa tộc người ở Việt
Nam hiện nay.
Cuốn sách Vấn đề dân tộc và công tác dân tộc sau 5 năm thực hiện Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX của Ủy ban Dân tộc - Viện
Dân tộc [140] đã cung cấp những thông tin đa chiều nhằm làm rõ kết quả, hạn chế,
yếu kém, đề xuất các giải pháp, góp phần đổi mới và thực hiện có hiệu quả Nghị
quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (khóa IX) về công tác dân tộc của Đảng.
Cuốn sách Một số vấn đề về đổi mới xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc
của Hoàng Hữu Bình, Phan Văn Hùng [14] đã tổng kết, đánh giá về công tác dân tộc
và xây dựn