Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020

Việt Nam là một nước nông nghiệp, phần lớn dân cư sống quần tụ theo từng dòng họ và theo phạm vi làng, xã ở khu vực nông thôn. Vì vậy, NN, ND, NT có vị trí chiến lược trong tiến trình lịch sử của dân tộc; là cơ sở, lực lượng quan trọng để phát triển KT - XH bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái đất nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, nên việc phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng đời sống mới ở khu vực nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tại Hội nghị Trung ương 7 khóa X ngày 05/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đã đề ra chủ trương lớn về NN, ND, NT nhằm phát triển toàn diện nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, góp phần phát triển KT - XH, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng - an ninh của đất nước; đồng thời, Nghị quyết số 26 cũng là cơ sở để tổ chức đảng các cấp vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM ở địa phương. Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, có vị trí quan trọng trong phát triển KT - XH và củng cố quốc phòng - an ninh đối với khu vực và cả nước; là địa phương có truyền thống thâm canh lúa nước từ lâu đời, người dân luôn đoàn kết, sáng tạo, cần cù, chịu khó và thuần hậu; là tỉnh đầu tiên trong cả nước đạt sản lượng 5 tấn thóc/ha trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong công cuộc đổi mới, Thái Bình là một trong những tỉnh đi đầu thực hiện 6 chương trình lớn ở khu vực nông thôn: điện, đường, trường, trạm, thông tin và nước sạch. Đó là những yếu tố cơ bản làm cho nông thôn Thái Bình có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển dịch tích cực từ đó, được Trung ương chọn là một trong năm tỉnh của cả nước làm điểm xây dựng NTM. Đây là điều kiện thuận lợi, là thời cơ và cũng là trách nhiệm chính trị lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn Tỉnh. Trên cơ sở Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã tập trung lãnh đạo xây dựng NTM trong toàn tỉnh với chủ trương: đẩy mạnh phát triển văn hóa - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng đến năm 2020 Thái Bình trở thành tỉnh NTM. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, từ năm 2010 đến năm 2020 nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình đã có sự chuyển biến căn bản, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi; đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo xây dựng NTM của Tỉnh giai đoạn 2010 - 2020 vẫn còn những hạn chế, bất cập cần tập trung tháo gỡ, khắc phục kịp thời như: tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên của một số cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn xảy ra; các hình thức tổ chức sản xuất chậm được đổi mới; một số xã tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm hơn 3% theo tiêu chuẩn tiếp cận đa chiều; việc duy trì, phát triển chất lượng các tiêu chí theo hướng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu chưa được đầu tư đúng mức, kết quả còn thấp; công tác bảo vệ môi trường tại một số nơi còn thiếu tính bền vững; tình hình an ninh trật tự xã hội có thời điểm còn bất ổn, gây bức xúc trong nhân dân.

doc269 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 64 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G48 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ĐÀO SƠN HẢI §¶ng bé tØnh TH¸I B×NH l·nh ®¹o x©y dùng n«ng th«n míi tõ n¨m 2010 ®Õn n¨m 2020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2023 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ĐÀO SƠN HẢI §¶ng bé tØnh TH¸i B×NH l·nh ®¹o x©y dùng n«ng th«n míi tõ n¨m 2010 ®Õn n¨m 2020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 922 90 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Lê Văn Mạnh 2. TS Nguyễn Văn Trường HÀ NỘI - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu, số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đào Sơn Hải MỤC LỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 27 Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2010 - 2015) 33 2.1. Những yếu tố tác động và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng nông thôn mới 33 2.2. Đảng bộ tỉnh Thái Bình chỉ đạo xây dựng nông thôn mới 54 Chương 3 ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (2015 - 2020) 87 3.1. Những yếu tố mới tác động và chủ trương đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ tỉnh Thái Bình 87 3.2. Sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới 103 Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 135 4.1. Nhận xét Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới (2010 - 2020) 135 4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới (2010 - 2020) 153 KẾT LUẬN 172 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 175 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 176 PHỤ LỤC 206 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Ban Chỉ đạo BCĐ 2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 3. Hội đồng nhân dân HĐND 4. Hợp tác xã HTX 5. Kinh tế - xã hội KT - XH 6. Mục tiêu Quốc gia MTQG 7. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn NN, ND, NT 8. Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NN&PTNT 9. Nông thôn mới NTM 10. Ủy ban nhân dân UBND MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Việt Nam là một nước nông nghiệp, phần lớn dân cư sống quần tụ theo từng dòng họ và theo phạm vi làng, xã ở khu vực nông thôn. Vì vậy, NN, ND, NT có vị trí chiến lược trong tiến trình lịch sử của dân tộc; là cơ sở, lực lượng quan trọng để phát triển KT - XH bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái đất nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, nên việc phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng đời sống mới ở khu vực nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Tại Hội nghị Trung ương 7 khóa X ngày 05/8/2008, Ban Chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết đã đề ra chủ trương lớn về NN, ND, NT nhằm phát triển toàn diện nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, góp phần phát triển KT - XH, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng - an ninh của đất nước; đồng thời, Nghị quyết số 26 cũng là cơ sở để tổ chức đảng các cấp vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM ở địa phương. Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, có vị trí quan trọng trong phát triển KT - XH và củng cố quốc phòng - an ninh đối với khu vực và cả nước; là địa phương có truyền thống thâm canh lúa nước từ lâu đời, người dân luôn đoàn kết, sáng tạo, cần cù, chịu khó và thuần hậu; là tỉnh đầu tiên trong cả nước đạt sản lượng 5 tấn thóc/ha trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong công cuộc đổi mới, Thái Bình là một trong những tỉnh đi đầu thực hiện 6 chương trình lớn ở khu vực nông thôn: điện, đường, trường, trạm, thông tin và nước sạch. Đó là những yếu tố cơ bản làm cho nông thôn Thái Bình có nhiều khởi sắc, cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển dịch tích cực từ đó, được Trung ương chọn là một trong năm tỉnh của cả nước làm điểm xây dựng NTM. Đây là điều kiện thuận lợi, là thời cơ và cũng là trách nhiệm chính trị lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn Tỉnh. Trên cơ sở Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010, Đảng bộ tỉnh Thái Bình đã tập trung lãnh đạo xây dựng NTM trong toàn tỉnh với chủ trương: đẩy mạnh phát triển văn hóa - xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng đến năm 2020 Thái Bình trở thành tỉnh NTM. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, từ năm 2010 đến năm 2020 nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình đã có sự chuyển biến căn bản, bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi; đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo xây dựng NTM của Tỉnh giai đoạn 2010 - 2020 vẫn còn những hạn chế, bất cập cần tập trung tháo gỡ, khắc phục kịp thời như: tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên của một số cấp ủy, chính quyền địa phương vẫn xảy ra; các hình thức tổ chức sản xuất chậm được đổi mới; một số xã tỷ lệ hộ nghèo còn cao chiếm hơn 3% theo tiêu chuẩn tiếp cận đa chiều; việc duy trì, phát triển chất lượng các tiêu chí theo hướng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu chưa được đầu tư đúng mức, kết quả còn thấp; công tác bảo vệ môi trường tại một số nơi còn thiếu tính bền vững; tình hình an ninh trật tự xã hội có thời điểm còn bất ổn, gây bức xúc trong nhân dân. Sự nghiệp xây dựng NTM dưới sự lãnh đạo của Đảng đã và đang được tiếp diễn trên phạm vi cả nước. Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này; đặc biệt, có một số công trình nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng cũng như các đảng bộ địa phương về xây dựng NTM. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách độc lập, có hệ thống về Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020 dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020, đánh giá ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm để phục vụ cho công tác lãnh đạo xây dựng NTM trong thời gian tới là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến năm 2020” làm luận án tiến sĩ, ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020; đúc kết những kinh nghiệm có giá trị tham khảo, vận dụng trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng NTM (2010 - 2020) Hệ thống hóa và phân tích làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020 qua hai giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2020 Nhận xét và đúc kết kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hoạt động lãnh đạo xây dựng NTM của Đảng bộ tỉnh Thái Bình từ năm 2010 đến năm 2020. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Luận án đi sâu làm rõ chủ trương của Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng NTM thể hiện ở những nội dung: quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp; quá trình chỉ đạo xây dựng NTM trên 5 vấn đề cơ bản: (1) thành lập Ban Chỉ đạo, Văn phòng Điều phối và tuyên truyền, thi đua xây dựng NTM; (2) công tác quy hoạch và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; (3) phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; (4) phát triển văn hóa - xã hội và bảo vệ môi trường ở nông thôn; (5) xây dựng hệ thống chính trị và củng cố quốc phòng, an ninh ở cơ sở. Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2020, gắn với hai nhiệm kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnh Thái Bình (lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010 - 2015, lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020). Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài có sử dụng tài liệu, tư liệu trước năm 2010 và sau năm 2020. Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Bình; đồng thời, có sử dụng một số tài liệu, tư liệu của các địa phương như Hải Dương, Hưng Yên để làm cơ sở đối chiếu, so sánh. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về NN, ND, NT. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa vào thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020, trên cơ sở quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng NTM, được thể hiện chủ yếu trong các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo tổng kết... của Đảng bộ, HĐND, UBND tỉnh và các ban, sở, ngành địa phương có liên quan; dựa vào các số liệu trong Niên giám Thống kê của tỉnh Thái Bình từ năm 2010 đến năm 2020. Ngoài ra, còn dựa vào kết quả các công trình đã công bố có liên quan đến xây dựng NTM của tỉnh Thái Bình. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó chủ yếu là các phương pháp: Phương pháp lịch sử, được sử dụng chủ yếu để làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án theo trình tự thời gian; phục dựng quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình hoạch định chủ trương và chỉ đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020, qua hai giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2020. Phương pháp logic, được sử dụng chủ yếu để làm rõ giá trị của các công trình đã tổng quan; khái quát chủ trương, chỉ đạo; rút ra những đánh giá, nhận xét về ưu điểm, hạn chế, làm rõ nguyên nhân, đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020. Ngoài ra, phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng đồng thời với các phương pháp trên để làm rõ những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án hệ thống hóa tư liệu về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020. Góp phần vào việc phục dựng quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020. Đưa ra những nhận xét đánh giá về quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Bình lãnh đạo xây dựng NTM (2010 - 2020) trên cả hai bình diện ưu điểm và hạn chế, làm rõ nguyên nhân, đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Góp phần vào việc tổng kết quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2010 đến năm 2020 (qua thực tiễn tỉnh Thái Bình). Góp thêm luận cứ khoa học cho việc bổ sung, phát triển chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thái Bình về xây dựng NTM trong thời gian tới. Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình, nhất là những vấn đề liên quan đến xây dựng NTM trong và ngoài quân đội. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (08 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các nghiên cứu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở nước ngoài Frank Ellis (1995), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển do Phạm Thị Mỹ Dung dịch [34]. Tác giả đi sâu nghiên cứu quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa gắn liền với phát triển thương mại nông sản trên thế giới; đồng thời, nêu lên mô hình thành công, thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân của các nước đang phát triển. Từ đó tác giả cho rằng, chính sách đầu tư, hỗ trợ của nhà nước đóng vai trò là động lực quan trọng hàng đầu trong thúc đẩy phát triển vùng nông thôn và phát triển kinh tế của mỗi hộ nông dân. Kazuhito Yamashita (2006), “Các vấn đề thực phẩm, nông nghiệp đối với Nhật Bản và thế giới trong thế kỷ XXI” [256]. Tác giả đã nghiên cứu và làm rõ các yêu cầu mới đặt ra đối với nền nông nghiệp trên thế giới nói chung, đối với nước Nhật nói riêng trước sự phát triển hết sức nhanh chóng của đời sống xã hội và khoa học công nghệ. Từ đó tác giả khẳng định: trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang diễn ra hết sức sâu rộng, nông nghiệp Nhật Bản cần cải cách mạnh mẽ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Theo tác giả, việc định hướng cải cách cần phải tập trung đưa khoa học, công nghệ vào sản xuất và chế biến nhằm tăng năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao thu nhập cho người dân. Cát Chí Hoa (2009), Từ nông thôn mới đến đất nước mới [36]. Tác giả đã làm rõ khái niệm, nguồn gốc hình thành và đặc trưng của vấn đề “tam nông”, trong đó khẳng định xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa được coi là nhiệm vụ trọng đại trong tiến trình hiện đại hóa; đồng thời, đi sâu phân tích bối cảnh, yêu cầu, mục tiêu, con đường, phương thức giải quyết vấn đề “tam nông” và những thành tựu to lớn mà Trung Quốc đã giành được trong công cuộc xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa. Từ đó đã rút ra một số kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng NTM ở các địa phương làm điểm của Trung Quốc là: phải lấy quy hoạch làm đầu tàu; thực hiện “làm việc vì quần chúng nông dân”; coi việc tăng thu nhập của nông dân là công tác trọng tâm và phải lấy việc phát triển lực lượng sản xuất nông thôn làm căn bản. Ngoài ra tác giả còn giới thiệu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong việc giải quyết vấn đề xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trác Vệ Hoa (2009), Lý luận và thực tiễn cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc 30 năm [37]. Tác giả đã trình bày tiến trình lịch sử cải cách, phát triển của nông thôn Trung Quốc; những thành tựu và kinh nghiệm quan trọng trong cải cách và phát triển nông thôn Trung Quốc từ năm 1978 đến 2007, qua đó khẳng định: phải “ra sức thúc đẩy cải cách sáng tạo, tăng cường xây dựng chế độ ở nông thôn, tạo động lực lớn mạnh và bảo đảm về chế độ cho phát triển nhịp nhàng kinh tế, xã hội thành thị và nông thôn” [37, tr.55]. Chu Hòa Bình (2009), Tăng cường xây dựng văn hóa nông thôn, nâng cao trình độ văn hóa nông dân, đóng góp cho xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa [12]. Tác giả đã trình bày vai trò to lớn của NN, ND, NT trong phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc và khẳng định vấn đề “tam nông” luôn là tư tưởng chiến lược quan trọng trong quá trình cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó xác định: “xây dựng văn hóa là nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa, đồng thời gánh vác trách nhiệm và sứ mệnh quan trọng tạo sự bảo đảm tư tưởng, động lực, tinh thần và sự ủng hộ văn hóa cho xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa” [12, tr.117]. Trương Hiểu Sơn (2009), Kiên định thúc đẩy xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa [71]. Tác giả khẳng định những thành tựu to lớn đã giành được sau ba năm thực hiện xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa là do sự phát triển trong nhận thức về xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa của toàn Đảng và toàn dân Trung Quốc. Trên cơ sở đó để kiên định với mục tiêu xây dựng NTM xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc, tác giả chỉ ra phải “kiên trì lấy phát triển kinh tế nông thôn làm trung tâm, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nông dân tăng thu nhập” [71, tr.159]. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra bốn giải pháp cơ bản; trong đó, việc hoàn thiện thể chế tài chính, phân quyền tài chính và phân cấp tài chính được xác định là giải pháp quan trọng hàng đầu. Bun-Thoong Chít-ma-ni (2011), Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay [23]. Tác giả luận án đã khái quát những đặc điểm cơ bản của nông dân, nông thôn ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; đồng thời, đi sâu vào phân tích làm rõ những quan niệm về NTM và xây dựng NTM ở Lào cũng như những quan điểm, nội dung và phương thức lãnh đạo xây dựng NTM của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Trên cơ sở đó tác giả rút ra một số kinh nghiệm quan trọng trong quá trình Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng NTM, đề xuất một số phương hướng và 7 giải pháp chủ yếu mang tính đặc thù, có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển NTM ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay. Nguyễn Thành Lợi (2013), “Xây dựng nông thôn mới của Nhật Bản và một số gợi ý cho Việt Nam” [61]. Tác giả khẳng định: con đường ngắn nhất đi đến thành công trong công cuộc xây dựng NTM là nghiên cứu và vận dụng những kinh nghiệm của một số nước đã thành công. Theo tác giả, Nhật Bản là một mô hình phù hợp có thể tham khảo, học hỏi trong quá trình xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những gợi ý quan trọng cho Việt Nam trong quá trình xây dựng NTM đó là: tăng cường đổi mới khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp đặc sắc từng địa phương; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, lòng tin và lòng quyết tâm cho người nông dân. Hoàng Bá Thịnh (2016), “Xây đựng nông thôn mới ở Hàn Quốc và Việt Nam” [74], Trên cơ sở phong trào Làng mới (Saemaul Undong) của Hàn Quốc được tiến hành từ những năm 1970 đã đạt được những thành tựu ấn tượng, có sức lan tỏa, ảnh hưởng lớn đến các nước trong khu vực và trên thế giới, tác giả đã tập trung nghiên cứu về chủ trương, cách thức thực hiện, chính sách hỗ trợ nguồn lực cho xây dựng NTM của Nhà nước Hàn Quốc và làm rõ quan điểm thực hiện phong trào Làng mới ở Hàn Quốc là vận động sự tham gia tích cực của người dân, cộng đồng vào xây dựng NTM; xóa bỏ tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, phát huy cao độ các nguồn lực, tinh thần tự lực, tự cường của cộng đồng dân cư; đồng thời, xây dựng phong trào thi đua sôi nổi giữa các thôn, làng từ đó tác giả khẳng định: phong trào “Làng mới” của Hàn Quốc và xây dựng NTM ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, vì vậy Chương trình xây dựng NTM ở Việt Nam trong những năm tiếp theo có thể vận dụng những bài học kinh nghiệm từ phong trào Làng mới ở Hàn Quốc. Nguyễn Trọng Bình (2018), “Vai trò của Nhà nước và sự tham gia của người dân trong Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc” [14]. Tác giả đã trình bày khái quát vai trò của Phong trào Làng mới ở Hàn Quốc trong cải thiện điều kiện sống và sản xuất nông thôn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị. Theo tác giả, để thực hiện hiệu quả, thành công Phong trào Làng mới trên phạm vi toàn quốc cần phải kết hợp giữa nhà nước và người dân trong thực hiện ba nhiệm vụ chủ yếu là: “Thay đổi nhận thức, nâng cao trình độ văn hóa cho người nông dân; phát triển xã hội; phát triển kinh tế” [14, tr.47]. Phạm Thị Thanh Bình (Chủ biên, 2018), Nghiên cứu so sánh chính sách nông nghiệp ở Trung Quốc, Thái Lan, Israel và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam [15]. Tác giả đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của chính sách phát triển nông nghiệp bền vững ở những quốc gia nói trên; từ đó đã khẳng định: phải phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng môi trường và nguồn nhân lực trong nông nghiệp, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu nông sản cho con người và nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp trong thời tiếp theo. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các tiêu chí đánh giá chung cho chính sách phát triển nông nghiệp bền vững trên ba khía cạnh đó là: kinh tế, xã hội và môi trường; đồng thời, rút ra những bài học kinh nghiệm quý và một số giải pháp cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam theo hướng đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao giá trị sản phẩm, gắn xây dựng NTM với phát triển nông nghiệp bền vững. Ngoài ra có thể kể đến các nghiên cứu như: Barbara Chmielewska (2009), “The Problems of Agriculture and Rural Are

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dang_bo_tinh_thai_binh_lanh_dao_xay_dung_nong_thon_m.doc
  • doc1 BIA LUẬN ÁN - Dao Son Hai.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Dao Son Hai.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Dao Son Hai.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Dao Son Hai.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Dao Son Hai.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Dao Son Hai.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Dao Son Hai.doc
Luận văn liên quan