Luận án Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010

Trong lịch sử Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Sản phẩm của nông nghiệp không những đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của đời sống xã hội, mà còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu và đóng góp một phần quan trọng vào tổng thu nhập kinh tế quốc dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong “Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam”, Hồ Chí Minh khẳng định: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [90, tr.215]. Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của kinh tế nông nghiệp, nên trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là khi tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, Đảng luôn quan tâm và đưa ra những chủ trương về phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), nhằm phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, bền vững với cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp hợp lý, góp phần thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế, điều hòa hợp lý nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy lợi thế của mỗi vùng, miền Đây là một trong những nội dung quan trọng về đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp của Đảng nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

pdf201 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ TRỌNG HÙNG ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VŨ TRỌNG HÙNG ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS TRƯƠNG THỊ THÔNG 2. TS ĐẶNG KIM OANH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Vũ Trọng Hùng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu 22 Chương 2: CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 24 2.1. Những yếu tố tác động đến chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 25 2.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 41 2.3. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 49 Chương 3: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH VĨNH PHÚC LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 67 3.1. Những yếu tố mới tác động đến quá trình hoạch định chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 67 3.2. Chủ trương mới của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc 76 3.3. Quá trình chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 82 Chương 4: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 104 4.1. Một số nhận xét 104 4.2. Kinh nghiệm chủ yếu 127 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153 PHỤ LỤC 176 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCKT Cơ cấu kinh tế CDCCKT Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Vĩnh Phúc (1990-1996) 30 Bảng 2.2: Diện tích và sản lượng một số cây công nghiệp (2001-2005) 58 Bảng 2.3: Số lượng gia súc, gia cầm (1997-2005) 62 Bảng 3.1: Cơ cấu dân số tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 70 Bảng 3.2: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 91 Bảng 3.3: Diện tích và sản lượng cây công nghiệp (2006-2010) 94 Bảng 3.4: Số lượng gia súc, gia cầm (2006-2010) 96 Bảng 3.5: Giá trị sản xuất lâm nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 97 Bảng 3.6: Giá trị sản xuất thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 99 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: So sánh cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc (1997-2005) 55 Biểu đồ 2.2: So sánh cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (1997-2005) 56 Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 88 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2006-2010) 90 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trong lịch sử Việt Nam, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Sản phẩm của nông nghiệp không những đáp ứng yêu cầu sinh hoạt của đời sống xã hội, mà còn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, xuất khẩu và đóng góp một phần quan trọng vào tổng thu nhập kinh tế quốc dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong “Thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam”, Hồ Chí Minh khẳng định: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” [90, tr.215]. Nhận thức rõ vai trò, vị trí quan trọng của kinh tế nông nghiệp, nên trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là khi tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay, Đảng luôn quan tâm và đưa ra những chủ trương về phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), nhằm phát triển một nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, bền vững với cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp hợp lý, góp phần thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế, điều hòa hợp lý nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy lợi thế của mỗi vùng, miền Đây là một trong những nội dung quan trọng về đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp của Đảng nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội Dưới sự lãnh đạo của Đảng, kinh tế nông nghiệp và CCKT nông nghiệp Việt Nam chuyển dịch mạnh mẽ, tạo ra bước phát triển có tính đột phá trên lĩnh vực sản xuất hàng hóa, tác động sâu sắc đến các ngành công nghiệp, dịch vụ... 2 CDCCKT nông nghiệp đúng hướng còn góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và tạo tiền đề, cơ sở cho sự ổn định trong đời sống chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Những thành tựu đạt được trong những năm đổi mới đã chứng minh chủ trương CDCCKT nông nghiệp của Đảng là đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế khách quan, đáp ứng nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế nông nghiệp nước ta còn một số hạn chế: tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp, CCKT nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch chậm; trong nông nghiệp phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phát triển thiếu bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn còn thấp, chênh lệch giàu, nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng cao Trước tình hình đó, Đảng cần tiếp tục bổ sung và phát triển chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến việc CDCCKT nông nghiệp, tái cấu trúc nền kinh tế nông nghiệp theo hướng văn minh, hiện đại, phát triển bền vững. Vĩnh Phúc là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi, có vị trí phát triển kinh tế thuận lợi - tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, nên có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có kinh tế nông nghiệp. Trong thời kỳ cùng nhân dân cả nước thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại, trên cơ sở đánh giá thực tiễn quản lý và củng cố hợp tác xã (HTX); từ thực trạng nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, ngày 10-9-1966, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TU “Về một số vấn đề quản lý lao động trong HTX nông nghiệp hiện nay” (gọi tắt là Khoán hộ). Với Nghị quyết số 68-NQ/TU, Vĩnh Phúc trở thành một trong những địa phương tiên phong thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động ngay từ những năm 1966-1968 và đã có những đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp trong cả nước. 3 Phát huy truyền thống quê hương “Khoán hộ”, bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới của Đảng theo hướng CNH, HĐH, từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến năm 2010, nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là vấn đề CDCCKT nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng và kịp thời hoạch định những chủ trương về CDCCKT nông nghiệp sát hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và từng bước tổ chức thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Thực hiện chủ trương, đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp của Đảng, trong những năm 1997-2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, kinh tế nông nghiệp và CCKT nông nghiệp Vĩnh Phúc đạt được nhiều thành tựu khá to lớn: Kinh tế nông nghiệp tăng trưởng khá nhanh, CCKT nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản; cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, mùa vụ chuyển trong nội ngành nông nghiệp chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tích cực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đời sống người nông dân từng bước được cải thiện và ngày càng nâng cao. Những thành tựu đạt được trong kinh tế nông nghiệp cũng góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực về mặt xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; đồng thời khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc được củng cố, tăng cường, đáp ứng nhu cầu phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên, do còn nhiều khó khăn, nhất là những khó khăn của một nền kinh tế thuần nông, điểm xuất phát thấp, nên trong quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, còn bộc lộ một số hạn chế. Tốc độ CDCCKT nông nghiệp chưa mạnh, sự chuyển dịch chưa đều và bền vững, dẫn đến hiệu quả kinh tế nông nghiệp chưa cao, chưa 4 tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phải tiếp tục đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái và có sức cạnh tranh cao trên thị trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, đánh giá khách quan quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo thực hiện chủ trương của Đảng về CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, góp phần cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc có những chỉ đạo đúng đắn, hiệu quả trong lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp, góp phần đưa kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển theo hướng CNH, HĐH; đồng thời đúc rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề về nhận thức lý luận và chỉ đạo hoạt động thực tiễn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, là việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Với ý nghĩa đó, Nghiên cứu sinh chọn đề tài "Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010" làm Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo, chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010. Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp và bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích những yếu tố tác động đến CDCCKT nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm 1997-2010. 5 - Hệ thống hóa, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng tỉnh Vĩnh Phúc về CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010, qua hai giai đoạn 1997-2005 và 2006-2010. - Đánh giá ưu, khuyết điểm, làm rõ nguyên nhân và đúc rút những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng bộ Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp trong những năm 1997-2010. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về CDCCKT ngành nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung khoa học: Luận án nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về CDCCKT nông nghiệp. Trong đó, luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về sự chuyển dịch giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và chuyển dịch cơ cấu nội ngành. - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu từ năm 1997 (năm tái lập tỉnh) đến năm 2010 (năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, là mốc đánh dấu hoàn thành các Chương trình kinh tế trọng điểm đề ra đầu nhiệm kỳ Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp. 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp... để làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp. 5. Nguồn tư liệu - Các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thông tư của Đảng, Chính phủ, Nhà nước và của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc và các sở, ban, ngành chuyên môn của tỉnh có liên quan về phát triển kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp. - Kế thừa kết quả nghiên cứu của một số luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của tập thể, cá nhân các nhà khoa học. - Tài liệu điền dã: Chủ yếu là nguồn tài liệu nghiên cứu sinh khảo sát thực tế ở địa phương về CDCCKT nông nghiệp. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận án 6.1. Ý nghĩa khoa học - Luận án góp phần hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển kinh tế nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp tế từ năm 1997 đến năm 2010. - Bước đầu nêu một số nhận xét về ưu điểm, hạn chế và đúc rút một số kinh nghiệm chủ yếu của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong quá trình lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp từ năm 1997 đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh, góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn của Đảng trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 7 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần tổng kết thực tiễn, gợi mở những bài học kinh nghiệm để vận dụng trong lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh hiện nay. - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng, lịch sử địa phương thời kỳ đổi mới. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến đề tài luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong lịch sử Việt Nam, nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng. Nhận thức rõ vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế nông nghiệp, nên trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc CDCCKT nông nghiệp theo hướng văn minh, hiện đại. Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996), vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được Đảng xác định là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Việc nghiên cứu chủ trương, đường lối về CDCCKT nông nghiệp, tổng kết, đánh giá những thành công và hạn chế trong quá trình thực hiện đường lối đó của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà quản lý, được thể hiện trong nhiều tác phẩm, nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Đến nay, trên những cấp độ khác nhau, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về CDCCKT nông nghiệp, có thể khái quát và phân loại thành một số nhóm công trình sau: 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Nhóm đề tài khoa học nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn Đề tài “Luận cứ khoa học và kiến nghị những giải pháp đồng bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng, thành phần trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Ngô Đình Giao [68]. Đề tài nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh xuất khẩu và coi đó là phương hướng cơ bản đối với việc CDCCKT trong quá trình CNH, HĐH, trên cơ sở đó xây dựng các tiêu chí lựa chọn các ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm trong giai đoạn 1994-2000. Đặc 9 biệt, đề tài đã kiến nghị những giải pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy CDCCKT ngành, vùng, thành phần trong quá trình CNH, HĐH. Như vậy, đề tài cung cấp cho tác giả luận án những luận cứ khoa học quan trọng để đánh giá chủ trương của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong việc đề xuất các giải pháp nhằm CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Đề tài “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn” của Ban Kinh tế Trung ương [5]. Đề tài đánh giá thực trạng CCKT nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1994, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh CDCCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Đặc biệt, đề tài đã rút ra một số vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn, như các khái niệm cơ bản về cơ cấu, CCKT và CDCCKT nông nghiệp, nên đã cung cấp cho tác giả luận án những cơ sở khoa học trong việc xác định CCKT, CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đề án “Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [15], đã nêu rõ phương thức CDCCKT giữa các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong toàn quốc. Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, đề án đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình CDCCKT nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 Đề án đã cung cấp cho tác giả luận án cái nhìn bao quát về CDCCKT nông nghiệp theo nghĩa rộng trong cả nước, là cơ sở quan trọng để phân tích, đánh giá quá trình CDCCKT nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Nhìn chung, những công trình khoac học trên đã nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, sâu sắc lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhất là những nội dung có liên quan về vấn đề CDCCKT nông nghiệp. Các công trình tổng kết lý luận và thực tiễn sự phát triển kinh tế nông nghiệp và 10 CDCCKT nông nghiệp trong toàn quốc, nhờ đó đã tái hiện lại bức tranh toàn cảnh của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới; khảo sát thực tiễn ở một số tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, một số đề tài nêu rõ khái niệm về CCKT, CCKT nông nghiệp và CDCCKT nông nghiệp, nông thôn; đồng thời làm rõ phương hướng, mục tiêu, giải pháp chủ yếu để thực hiện thành công CDCCKT nông nghiệp thời kỳ đổi mới, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn những năm 1997-2010. Tuy nhiên, nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc, có hệ thống về vấn đề Đảng lãnh đạo CDCCKT nông nghiệp ở Vĩnh Phúc giai đoạn 1997-2010 thì chưa có công trình nào. - Nhóm các công trình, các sách chuyên ngành về kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân” của Ngô Đình Giao [69]. Cuốn sách đã cung cấp cho tác giả luận án những căn cứ khoa học để hiểu rõ hơn những khái niệm cơ bản về CCKT, CDCCKT. Trên cơ sở đó, tác giả luận án hiểu rõ hơn chủ trương, quan điểm, sự chỉ đạo CDCCKT nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam” của Đỗ Hoài Nam [94], đã tổng kết và phân tích một cách sâu sắc một số lý thuyết về CDCCKT ngành, trong đó có kinh tế nông nghiệp. Công trình đã chỉ ra các tiêu chí có tính chủ đạo để xác định ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói riêng, nhất là quá trình CDCCKT ngành để tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm, mũi nhọn. Công trình đã cung cấp cho tác giả luận án cái nhìn bao quát về các ngành kinh tế trọng
Luận văn liên quan