Luận án Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường giai đoạn hiện nay

Bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố rất quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sức khỏe của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội; ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “ bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung của phát triển bền vững” [60, tr.141]. Nhận thức rõ tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, Đảng ta luôn coi BVMT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu song hành với nhiệm vụ phát triển, bền vững kinh tế - xã hội ở nước ta. Lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đã làm thay đổi diện mạo của đất nước và đời sống của nhân dân trong giai đoạn hiện nay là tất yếu. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong lãnh đạo, quản lý về công tác bảo vệ môi trường (CTBVMT) của Đảng, Nhà nước và các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao nên ở nhiều địa phương môi trường chưa được bảo vệ tốt. Ở khá nhiều nơi môi trường xuống cấp nhanh chóng, đáng báo động, tác động xấu đến sự phát triển mọi mặt, nhất là kinh tế - xã hội. Ở một vài nơi, ô nhiễm môi trường tiềm ẩn những yếu tố trở thành vấn đề chính trị. Từ thực trạng đó, Đảng ta đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị về BVMT và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách quyết liệt. Cụ thể, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nghị quyết chỉ rõ: “Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên” [50, tr.3]

pdf191 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HÀ VÂN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HÀ VÂN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. ĐỖ NGỌC NINH 2. TS. NGUYỄN THỊ TỐ UYÊN HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của Tôi; các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Trần Thị Hà Vân MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 6 1.1. Các công trình nghiên cứu về môi trường và bảo vệ môi trường 6 1.2. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với các lĩnh vực đời sống xã hội 20 1.3. Kết quả và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ 27 Chương 2: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA - NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29 2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác bảo vệ môi trường ở nước ta 29 2.2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường nước ta - khái niệm, nội dung và phương thức 60 Chương 3: CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 68 3.1. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường ở nước ta 68 3.2. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường - thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm 76 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA ĐẾN NĂM 2030 112 4.1. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường nước ta đến năm 2030 112 4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đến năm 2030 120 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 166 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội CTBVMT : Công tác bảo vệ môi trường HTCT : Hệ thống chính trị MTST : Môi trường sinh thái MTTQ : Mặt trận Tổ quốc PTLĐ : Phương thức lãnh đạo TNTN : Tài nguyên thiên nhiên XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Bảo vệ môi trường (BVMT) là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố rất quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sức khỏe của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xã hội; ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Đảng ta khẳng định: “bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung của phát triển bền vững” [60, tr.141]. Nhận thức rõ tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, Đảng ta luôn coi BVMT là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu song hành với nhiệm vụ phát triển, bền vững kinh tế - xã hội ở nước ta. Lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đã làm thay đổi diện mạo của đất nước và đời sống của nhân dân trong giai đoạn hiện nay là tất yếu. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong lãnh đạo, quản lý về công tác bảo vệ môi trường (CTBVMT) của Đảng, Nhà nước và các cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với ý thức trách nhiệm của người dân chưa cao nên ở nhiều địa phương môi trường chưa được bảo vệ tốt. Ở khá nhiều nơi môi trường xuống cấp nhanh chóng, đáng báo động, tác động xấu đến sự phát triển mọi mặt, nhất là kinh tế - xã hội. Ở một vài nơi, ô nhiễm môi trường tiềm ẩn những yếu tố trở thành vấn đề chính trị. Từ thực trạng đó, Đảng ta đã ban hành các nghị quyết, chỉ thị về BVMT và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách quyết liệt. Cụ thể, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nghị quyết chỉ rõ: “Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mọi người đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên” [50, tr.3]. Nghị quyết Đại hội Đại XII của Đảng tiếp tục khẳng định: Ngăn chặn từng bước và khắc phục sự xuống cấp của môi trường do con người, nhất là các dự án phát triển kinh tế gây ra. Hạn chế, tiến tới khắc 2 phục tình trạng hủy hoại, làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, khu đô thị. Ban hành các chế tài đủ mạnh để bảo vệ môi trường, ngăn chặn, xử lý theo pháp luật nhằm chấm dứt tình trạng gây ô nhiễm môi trường... [60, tr.31-32]. Thực hiện các nghị quyết, quan điểm, chủ trương nêu trên của Đảng; trong thời gian qua, CTBVMT ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực: Nhà nước đã cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, quan điểm, các nghị quyết của Đảng về BVMT thành chính sách, pháp luật, chương trình, đề án và tổ chức thực hiện trong toàn xã hội. Nhận thức về BVMT của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân được nâng lên một bước; mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố về môi trường từng bước được hạn chế; công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học có tiến bộ rõ rệt Những chuyển biến tích cực và kết quả đó, đã tạo tiền đề để Đảng lãnh đạo CTBVMT đạt kết quả lớn hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, công tác BVMT còn nhiều hạn chế, yếu kém; ý thức BVMT của cán bộ, đảng viên và nhiều người dân, nhìn chung còn thấp; việc hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về môi trường còn chậm; đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn hạn chế về năng lực, trình độ chuyên môn; việc xử lý, giải quyết ô nhiễm môi trường hiệu quả thấp; thiếu kiên quyết trong xử lý vi phạm pháp luật về BVMT. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi tiếp tục gia tăng với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống nhân dân đang là vấn đề báo động. Những hạn chế yếu kém nói trên cùng với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và mặt trái của hội nhập quốc tế đặt ra cho công tác BVMT nhiều thách thức lớn trước mắt và lâu dài. Những yếu kém trong CTBVMT chủ yếu từ những hạn chế, bất cập trong lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT. Cụ thể là, Đảng còn lúng túng trong xác định nội dung và phương thức lãnh đạo (PTLĐ) CTBVMT; chưa xác định rõ trọng tâm, trọng điểm lãnh đạo trong từng khoảng thời gian nhất định; còn lúng túng trong lãnh đạo Nhà nước về BVMT; sự phân công, phân cấp trách nhiệm của các cấp ủy 3 đảng về lãnh đạo CTBVMT có một số điểm chưa cụ thể, rõ ràng; công tác tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên và nhân dân về CTBVMT còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Sự lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng trong xác minh và xử lý tập thể, cá nhân vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường có lúc chưa kịp thời, quyết liệt và nghiêm minh; việc lãnh đạo hợp tác quốc tế về BVMT còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp Nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống, tìm giải pháp khả thi phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT giai đoạn hiện nay thực sự là vấn đề rất cấp thiết. Để góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sỹ “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo CTBVMT, luận án đề xuất giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ra kết quả đạt được và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ. - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo CTBVMT trong giai đoạn hiện nay; - Khảo sát, đánh giá thực trạng CTBVMT và thực trạng Đảng lãnh đạo CTBVMT ở nước ta trong những năm qua; chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nhiệm. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với CTBVMT nước ta giai đoạn hiện nay. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với CTBVMT từ năm 2004 đến nay; phương hướng và giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2030. Về không gian: Luận án nghiên cứu CTBVMT và Đảng lãnh đạo CTBVMT; tập trung nghiên cứu vấn đề này ở một số tỉnh đặc thù của ba miền nước ta; miền Bắc (Hà Nội), miền Trung (Hà Tĩnh), miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh). Đây là những tỉnh, thành phố tập trung khu công nghiệp, khu chế xuất, đông dân cư tiềm ẩn lớn sự ô nhiễm môi trường. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về môi trường, BVMT và sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực đời sống xã hội 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực tiễn CTBVMT ở nước ta và sự lãnh đạo CTBVMT của Đảng từ năm 2004 - 2018 qua nghiên cứu thực tế và các đánhg giá của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy, chính quyền ở một số tỉnh, thành điển hình. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp: logíc kết hợp với phương pháp lịch sử; phân tích kết hợp với tổng hợp; thống kê, so sánh; điều tra xã hội học; coi trọng phương pháp khảo sát, tổng kết thực tiễn. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo CTBVMT là toàn bộ hoạt động của Đảng, như: xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị về BVMT; quán triệt, tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các tổ chức đảng và đảng viên, các tổ chức trong hệ thống chính trị (HTCT), tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và nhân dân theo quy định làm cho môi trường trong lành, cân bằng, bền vững. 5 - Hai kinh nghiệm về Đảng lãnh đạo CTBVMT từ năm 2004 đến nay. Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của HTCT, các tổ chức, và toàn dân, mọi nguồn lực trong và ngoài nước để BVMT. Hai là, Đảng đặc biệt coi trọng lãnh đạo việc xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức và cá nhân vi phạm Luật BVMT. - Hai giải pháp đột phá tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTBVMT đến năm 2030: thứ nhất, xây dựng Nhà nước và chính quyền các cấp vững mạnh, bảo đảm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về BVMT. Thứ hai, xây dựng và phát huy vai trò của các tổ chức cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên, nhất là các đảng bộ xã, phường, thị trấn thực hiện tốt việc tuyên truyền, vận động, tổ chức nhân dân BVMT. 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo CTBVMT nước ta giai đoạn hiện nay. Luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng nghiên cứu xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo CTBVMT trong những năm tới. Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ học tập, nghiên cứu môn xây dựng Đảng ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng, Nhà nước ta, nhất là ở Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, thành phố trong cả nước. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 1.1.1. Công trình khoa học ở Việt Nam - Nguyễn Đức Khiển, Nguyễn Kim Hoàng, “Đạo đức môi trường” [92]. Các tác giả nhận định, sự phát triển của loài người song hành cùng sự phát triển của khoa học công nghệ, của máy móc hiện đại đã để lại nhiều tác động đến môi trường. Tác giả đã giành chương 4 tập trung cho vấn đề đạo đức môi trường, bàn về khía cạnh đạo đức trong BVMT. Từ thực trạng của sự suy thoái môi trường hiện nay, tác giả luận giải, con người là nạn nhân của ô nhiễm, nhưng chính bản thân họ cũng là những thủ phạm gây nên những thảm họa về môi trường. Trong quá trình sinh sống do khai thác tài nguyên, thiên nhiên không hợp lý làm cho môi trường tự nhiên bị suy kiệt; do thiếu ý thức mà con người xả rác bừa bãi, nhận thức và ý thức BVMT kém đã làm cho môi trường bị suy thoái ngày càng nghiêm trọng - Đỗ Thị Ngọc Lan, “Môi trường tự nhiên trong hoạt động cuộc sống của con người” [99]. Tác giả nhận định: con người và xã hội loài người là bộ phận đặc biệt của tự nhiên, cho nên trước khi biến đổi được tự nhiên con người cần phải thích nghi được với nó; nhưng trong thực tế, con người hầu như không quan tâm tới mối liên hệ biến đổi và thích nghi, bất chấp quy luật tự nhiên, bất chấp sự giới hạn của giới tự nhiên và môi trường. Theo tác giả, chính sự khai thác tài nguyên quá mức của con người đã làm suy thoái môi trường; phá vỡ tính đa dạng sinh học; hủy hoại các hệ sinh thái. Tác giả khẳng định, để phát triển bền vững mối quan hệ thích nghi và biến đổi môi trường tự nhiên, cần có những giải pháp đồng bộ; như, giữ tỷ lệ tăng dân số một cách hợp lý; trong sự tăng trưởng kinh tế cần có sự cân nhắc giữa chi phí và lợi ích, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; nhanh chóng áp dụng thành tựu của khoa học công nghệ mới vào khai thác tài nguyên và xử lý chất thải; đẩy mạnh giáo dục nhận thức về môi trường sống. 7 - Nguyễn Minh Hằng, “Môi trường sinh thái - vấn đề của mọi người” [72] Tác giả khẳng định, môi trường suy thoái (MTST) là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Vì vậy, chỉ cần rối loạn, bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng. Trong quá trình sinh sống, con người là chủ thể bồi đắp cho thiên nhiên; nhưng cũng vì lợi ích và nhu cầu của cuộc sống, đã khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN) làm suy thoái MTST, dần dần con người trở nên đối lập với thiên nhiên. Suy thoái môi trường làm cho trái đất nóng lên do “hiệu ứng nhà kính”; ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng; tầng ôzon suy thoái tác động mạnh đến mọi sinh vật trên trái đất, làm giảm khả năng miễn dịch của con người, gia tăng bệnh tật. Tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm, trong cuốn sách “Môi trường sinh thái - vấn đề và giải pháp” [161]. Tác giả khẳng định: mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên là mối quan hệ biện chứng. Theo tác giả, nghiên cứu, xem xét mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên thông qua cơ sở lý luận, phương pháp luận. Thứ nhất, tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của sự thống nhất biện chứng giữa xã hội, tự nhiên với con người; thứ hai, sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên; thứ ba, sự phụ thuộc của con người, xã hội và tự nhiên vào trình độ phát triển của xã hội. Tác giả nhận định, cùng với sự phát triển của xã hội, sự tác động của con người, làm cho môi trường biến đổi theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Nguyên nhân chính là từ nhận thức và ý thức của con người đối với môi trường hạn chế. Để BVMT cần phải thay đổi quan niệm về tự nhiên; coi vấn đề giáo dục trở thành một nột dung quan trọng trong chương trình giáo dục và đào tạo. - Hà Huy Thành, Lê Cao Đoàn, “Vấn đề môi trường trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội theo hướng bền vững ở Việt Nam” [149]. Các tác giả đã phân tích và nhận định: tài nguyên, môi trường, một mặt, là cơ sở nền tảng của sự phát triển xã hội, bao gồm phát triển kinh tế và các lĩnh vực xã hội ngoài kinh tế; mặt khác, tài nguyên, môi trường là một bộ phận cấu thành của một hệ thống kinh tế xã hội; BVMT là bảo vệ nguồn lợi và nguồn vốn của con người thu được từ thiên nhiên. 8 Các tác giả đã dành một chương để trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng những vấn đề môi trường và nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường; cụ thể là, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chủ yếu dựa vào khai thác, sử dụng nhiều TNTN mà không quan tâm đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT. Điều đó đã dẫn đến tình trạng tàn phá, hủy diệt, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên; môi trường nước, không khí, rác thải ở cả đô thị và nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng gây nhiều hệ lụy cho sự phát triển kinh tế, xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người; trong khi đó, việc quản lý nhà nước về môi trường còn nhiều bất cập. - Nguyễn Thị Khương, “Vai trò của Nhà nước trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay” [97]. Dưới góc độ triết học, tác giả tập trung làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế với BVMT sinh thái và khẳng định: tăng trưởng kinh tế tác động tới bảo vệ MTST thông qua yếu tố người lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học và công nghệ - là những yếu tố cơ bản quyết định tới sự tăng trưởng của nền kinh tế và ảnh hưởng tới quá trình bảo vệ MTST. Ngược lại, MTST giữ vai trò tiền đề, điều kiện tiên quyết cho sự hình thành, phát triển của con người cũng như nền sản xuất vật chất của xã hội; nó cung cấp những điều kiện vật chất - tức là nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn để con người sản xuất ra của cải, duy trì sự sinh tồn và phát triển. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ MTST là hai nhiệm vụ quan trọng xuyên suốt, luôn đồng hành với nhau trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức, hàng loạt mâu thuẫn nẩy sinh giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ MTST đòi hỏi phải nhận thức, tìm cách giải quyết để đưa đất nước phát triển ngày càng bền vững. - Nguyễn Đức Trí, Nguyễn Thị Hoàng Yến, “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam” [162]. Các nhà khoa học nhận định, muốn phát triển bền vững phải tính đến yếu tố môi trường. Môi trường tự nhiên và sản xuất xã hội có quan hệ chặt chẽ, khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau. Chính trong quá trình sản xuất, con người do thiếu ý thức, thiếu hiểu biết, tận khai thác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường; hủy hoại những giá trị của môi trường. Các tác giả đã đánh giá cụ thể về hiện trạng của ô 9 nhiễm môi trường; như, mức độ ô nhiễm ở hạ lưu các con sông ngày càng tăng, chất lượng đất và diện tích đất canh tác bị thu hẹp, ô nhiễm không khí, tiếng ồn giao thông sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu cho đời sống, sức khỏe con người, cho sự phát triển kinh tế - xã hội; hậu quả đó không phải chỉ một quốc gia phải gánh chịu và còn gây hậu quả trên phạm vi toàn cầu. - Trần Thiết, “Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững” [155]. Tác giả chỉ rõ, mức độ nguy hiểm của biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm môi trường; trong đó, Việt Nam là nước ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo tác giả, nguyên nhân dẫn t
Luận văn liên quan