tuyến yên là loại u phát triển từ tế bào của thùy trước tuyến yên. Đây
là loại u lành tính thường gặp nhất trong các u vùng hố yên và chiếm tỷ lệ từ
10%-15% tất cả các u trong sọ, chiếm hàng thứ 3 sau u tế bào thần kinh đệm
và u màng não [7],[33],[45],[51].
UTY gây ra các triệu chứng do việc ức chế hoặc tiết quá mức các
hormone và hoặc do hiệu ứng choán chỗ chèn ép các cấu trúc xung quanh.
Ngày nay nhờ những tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh, những thăm dò nội
tiết chính xác, các khối u này đã được chẩn đoán sớm hơn khi bệnh nhân chỉ
có một số rối loạn nội tiết và kích thước u còn nhỏ. Do đó đã cải thiện đáng
kể chất lượng điều trị.
Điều trị các khối u này chủ yếu vẫn là phẫu thuật. Hiện nay phương
pháp được lựa chọn trong phần lớn các trường hợp là qua xoang bướm. Năm
1907, Schloffer đã thực hiện ca phẫu thuật lấy UTY qua XB đầu tiên. Từ thập
niên 60 của thế kỷ trước, với sự ra đời của kính hiển vi phẫu thuật mổ lấy
UTY qua XB đã trở nên phổ biến và trở thành kỹ thuật an toàn, hiệu quả
[30],[66].
Ngành Phẫu thuật Thần kinh đã có những bước phát triển rất vượt bậc
trong những năm 90 của thế kỷ trước và xu hướng là đi vào phẫu thuật xâm
lấn tối thiểu (Minimally Invasive Neurosurgery), trong đó ứng dụng nội soi
trong phẫu thuật thần kinh cũng là một khuynh hướng chủ đạo. Kỹ thuật mổ
nội soi lấy UTY qua XB đã được mô tả bởi Jho vào năm 1997 đã mang đến
sự quan sát rõ và tốt hơn tổn thương u và các cấu trúc quanh UTY. Cho đến
hiện nay, phẫu thuật nội soi qua XB lấy UTY đã được hoàn thiện rất nhiều do
sự phát triển của hệ thống nguồn sáng và các dụng cụ trong phẫu thuật2
[2],[11],[23],[53],[73]. Kỹ thuật này đã được ứng dụng trong phẫu thuật lấy đi
những tổn thương khác của vùng yên và trên yên như: u sọ hầu, u màng
não, [24],[98]
152 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua xoang bướm điều trị u tuyến yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHẠM ANH TUẤN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI
QUA XOANG BƯỚM
ĐIỀU TRỊ U TUYẾN YÊN
Chuyên ngành: Ngoại Thần kinh – Sọ não
Mã số: 62720127
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS.TRƯƠNG VĂN VIỆT
Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu mà tôi là người thực
hiện chính. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................... i
Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh Việt ................................................................ ii
Danh mục các bảng ....................................................................................... iii
Danh mục các biểu đồ .................................................................................... v
Danh mục các hình ........................................................................................ vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Vài nét về ứng dụng nội soi trong phẫu thuật lấy u tuyến yên qua
xoang bướm ...................................................................................................... 4
1.2. Giải phẫu tuyến yên và các cấu trúc liên quan ................................................... 6
1.3. Biểu hiện lâm sàng của u tuyến yên ................................................................ 17
1.4. Chẩn đoán cận lâm sàng ................................................................................. 22
1.5. Chỉ định phẫu thuật trong điều trị u tuyến yên ................................................ 31
1.6. Kết quả của phẫu thuật nội soi qua XB lấy UTY ............................................. 32
1.7. Phẫu thuật lấy UTY qua xoang bướm ............................................................. 33
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 40
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 40
2.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 40
2.3. Biến số nghiên cứu ......................................................................................... 41
2.4. Phương pháp tiến hành ................................................................................... 49
2.5. Vai trò của người nghiên cứu .......................................................................... 56
2.6. Xử lý và phân tích số liệu ............................................................................... 56
2.7. Lợi ích mong đợi ............................................................................................ 57
2.8. Y đức trong nghiên cứu .................................................................................. 58
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 59
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ........................................................................... 59
3.2. Lý do nhập viện và thời gian khởi bệnh .......................................................... 60
3.3. Triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật ........................................................... 62
3.4. Đặc điểm cận lâm sàng trước phẫu thuật ......................................................... 65
3.5. Kết quả phẫu thuật .......................................................................................... 68
3.6. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị......................................................... 74
3.7. Các biến chứng của phẫu thuật ....................................................................... 78
Chương 4 BÀN LUẬN .............................................................................. 81
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ........................................................................... 81
4.2. Lý do nhập viện và thời gian khởi bệnh .......................................................... 83
4.3. Triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật ........................................................... 84
4.4. Đặc điểm cận lâm sàng trước phẫu thuật ......................................................... 89
4.5. Kết quả phẫu thuật .......................................................................................... 91
4.6.Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.......................................................... 94
4.7. Biến chứng của phẫu thuật ............................................................................ 101
KẾT LUẬN ............................................................................................... 108
KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 110
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
- Phụ lục 1: Bảng thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và chấp
thuận tham gia nghiên cứu
- Phụ lục 2: Phiếu thu thập số liệu
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHT Cộng hưởng từ
CLVT Cắt lớp vi tính
ĐM Động mạch
DNT Dịch não tủy
TM Tĩnh mạch
TY Tuyến yên
UTY U tuyến yên
XB Xoang bướm
XH Xoang hang
ii
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH – VIỆT
Adrenocorticotropic hormone Hormone hướng vỏ thượng thận
Antidiuretic Hormone Hormone kháng lợi niệu
Corticotropin releasing hormone Hormone giải phóng ACTH
Diabetes mellitus Đái tháo nhạt
Follicle stimulating hormone Hormone kích thích nang trứng
Galactorrhea Tiết nhiều sữa
Giant adenoma U tuyến yên khổng lồ
Gonadotropin releasing hormone Hormone giải phóng GH
Growth hormone Hormone tăng trưởng
Hypothalamus Hạ đồi
Insulin-like growth factor Yếu tố tăng trưởng giống insulin
Luteinizing hormone Hormone tạo hoàng thể
Macroadenoma U tuyến yên kích thước lớn
Magnetic resonance imaging Cộng hưởng từ
Microadenoma U tuyến yên kích thước nhỏ
Neuronavigation Hệ thống định vị thần kinh có dẫn đường
Pituitary apoplexy Đột quỵ tuyến yên
Prolactin Hormone kích thích tuyến vú
Prolactinoma UTY bài tiết prolactin
Subthalamus Dưới đồi
Thyroid stimulating hormone Hormone kích thích tuyến giáp
Thyrotropin releasing hormone Hormone giải phóng TSH
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Tóm tắt việc lượng giá các hormone tuyến yên ............................ 23
Bảng 1.2: Ý nghĩa của mức prolactin ........................................................... 24
Bảng 2.1: Các biến số trong nghiên cứu ....................................................... 45
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu. ....................................... 59
Bảng 3.2: Lý do nhập viện và thời gian khởi bệnh....................................... 60
Bảng 3.3: Triệu chứng lâm sàng trước phẫu thuật ....................................... 62
Bảng 3.4: Mối liên quan giữa kết quả chụp hình hai đáy mắt trong
mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 63
Bảng 3.5: Lý do nhập viện và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân trong
nhóm UTY không chế tiết ............................................................................ 64
Bảng 3.6: Đặc điểm cận lâm sàng trước phẫu thuật ..................................... 65
Bảng 3.7: Mối liên quan giữa loại u và kích thước u .................................... 67
Bảng 3.8: Mối liên quan giữa kích thước u và sự xâm lấn xoang hang ......... 67
Bảng 3.9: Kết quả phẫu thuật ...................................................................... 69
Bảng 3.10: Hướng điều trị tiếp theo sau 3 tháng ........................................... 72
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa kích thước u và hình ảnh chụp CHT
sau mổ 3 tháng ............................................................................................. 74
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa sự xâm lấn xoang hang và hình ảnh chụp
CHT sau mổ 3 tháng..................................................................................... 75
Bảng 3.13: Thay đổi nội tiết sau phẫu thuật ở nhóm u chế tiết ..................... 72
Bảng 3.14: Kết quả điều trị đối với nhóm u chế tiết..................................... 76
Bảng 3.15: Các biến chứng của phẫu thuật .................................................. 78
Bảng 4.1: Độ tuổi thường gặp của u tuyến yên ............................................. 81
Bảng 4.2: Phân bố giới tính của u tuyến yên ................................................. 82
Bảng 4.3: So sánh triệu chứng lâm sàng giữa các nghiên cứu ....................... 84
iv
Bảng 4.4: So sánh biểu hiện lâm sàng trong nhóm UTY không chế tiết
với các tác giả khác ...................................................................................... 86
Bảng 4.5: So sánh các kiểu rối loạn thị giác giữa các nghiên cứu ................. 87
Bảng 4.6: So sánh các hội chứng lâm sàng trong UTY giữa các nghiên cứu. 88
Bảng 4.7: So sánh tỷ lệ xâm lấn xoang hang trong các nghiên cứu ............... 90
Bảng 4.8: Kết quả lấy u ................................................................................ 92
Bảng 4.9: Đánh giá kết quả thị lực sau mổ tại thời điểm 24 tháng ................ 93
Bảng 4.10: So sánh với các tác giả về tỷ lệ lấy hết u và chữa khỏi
về nội tiết ..................................................................................................... 97
Bảng 4.11: Kết quả chữa khỏi về nội tiết và kích thước u đối với UTY
tiết GH ......................................................................................................... 98
Bảng 4.12: Kết quả chữa khỏi về nội tiết và kích thước u đối với UTY
tiết prolactin ............................................................................................... 100
Bảng 4.13: Các biến chứng liên quan đến phẫu thuật trong nghiên cứu ...... 101
Bảng 4.14: Tỷ lệ biến chứng thường gặp của phẫu thuật nội soi qua
xoang bướm ............................................................................................... 103
v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Tình trạng lâm sàng sau phẫu thuật .......................................... 68
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ các mạch máu của hệ thống cửa TY và các đường
vận chuyển của TY sau. ................................................................................. 7
Hình 1.2: Vùng hạ đồi và tuyến yên ............................................................... 8
Hình 1.3: Khung xương của khoang mũi ........................................................ 9
Hình 1.4: Mạch máu và thần kinh của khoang mũi ....................................... 10
Hình 1.5: Hình ảnh nội soi XB ..................................................................... 12
Hình 1.6: Loại mặt dốc của XB .................................................................... 14
Hình 1.7: Hoành yên và các cấu trúc liên quan ............................................. 15
Hình 1.8: Thiết đồ cắt ngang xoang hang ..................................................... 16
Hình 1.9: Hình ảnh khối UTY lớn xâm lấn XH và lan lên vùng trên yên
trên CHT ...................................................................................................... 29
Hình 1.10: Lỗ mũi sau và các cấu trúc liên quan .......................................... 34
Hình 1.11: Giai đoạn khoang mũi: ................................................................ 35
Hình 1.12: Bộc lộ thành trước XB ................................................................ 36
Hình 1.13: Giai đoạn hố yên ......................................................................... 36
Hình 2.1: Lỗ mũi sau và các cấu trúc liên quan ............................................ 51
Hình 2.2: Giai đoạn khoang mũi ................................................................... 51
Hình 2.3: Bộc lộ thành trước XB .................................................................. 52
Hình 2.4: Lấy đi thành trước XB .................................................................. 52
Hình 2.5: Lấy đi thành sau XB bằng Kerrison và hình ảnh sau khi mở rộng
thành sau ...................................................................................................... 53
Hình 2.6: Lấy u bằng thìa nạo vòng .............................................................. 53
vii
Hình 2.7: Lấy u bằng thìa nạo vòng và hình ảnh khi lấy hết u ...................... 54
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
U tuyến yên là loại u phát triển từ tế bào của thùy trước tuyến yên. Đây
là loại u lành tính thường gặp nhất trong các u vùng hố yên và chiếm tỷ lệ từ
10%-15% tất cả các u trong sọ, chiếm hàng thứ 3 sau u tế bào thần kinh đệm
và u màng não [7],[33],[45],[51].
UTY gây ra các triệu chứng do việc ức chế hoặc tiết quá mức các
hormone và hoặc do hiệu ứng choán chỗ chèn ép các cấu trúc xung quanh.
Ngày nay nhờ những tiến bộ trong chẩn đoán hình ảnh, những thăm dò nội
tiết chính xác, các khối u này đã được chẩn đoán sớm hơn khi bệnh nhân chỉ
có một số rối loạn nội tiết và kích thước u còn nhỏ. Do đó đã cải thiện đáng
kể chất lượng điều trị.
Điều trị các khối u này chủ yếu vẫn là phẫu thuật. Hiện nay phương
pháp được lựa chọn trong phần lớn các trường hợp là qua xoang bướm. Năm
1907, Schloffer đã thực hiện ca phẫu thuật lấy UTY qua XB đầu tiên. Từ thập
niên 60 của thế kỷ trước, với sự ra đời của kính hiển vi phẫu thuật mổ lấy
UTY qua XB đã trở nên phổ biến và trở thành kỹ thuật an toàn, hiệu quả
[30],[66].
Ngành Phẫu thuật Thần kinh đã có những bước phát triển rất vượt bậc
trong những năm 90 của thế kỷ trước và xu hướng là đi vào phẫu thuật xâm
lấn tối thiểu (Minimally Invasive Neurosurgery), trong đó ứng dụng nội soi
trong phẫu thuật thần kinh cũng là một khuynh hướng chủ đạo. Kỹ thuật mổ
nội soi lấy UTY qua XB đã được mô tả bởi Jho vào năm 1997 đã mang đến
sự quan sát rõ và tốt hơn tổn thương u và các cấu trúc quanh UTY. Cho đến
hiện nay, phẫu thuật nội soi qua XB lấy UTY đã được hoàn thiện rất nhiều do
sự phát triển của hệ thống nguồn sáng và các dụng cụ trong phẫu thuật
2
[2],[11],[23],[53],[73]. Kỹ thuật này đã được ứng dụng trong phẫu thuật lấy đi
những tổn thương khác của vùng yên và trên yên như: u sọ hầu, u màng
não,[24],[98]
Ngành Phẫu thuật Thần kinh Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong những
năm gần nay. Nhiều kỹ thuật mới đã được áp dụng và liên tục cập nhật trong
đó có vi phẫu thuật lấy UTY qua XB. Phẫu thuật này đã được áp dụng thường
qui tại các trung tâm Phẫu thuật Thần kinh lớn tại BV Việt Đức, BV Chợ Rẫy,
BV Đại học Y Dược TPHCM cho thấy có tính an toàn và hiệu quả cao. Phẫu
thuật nội soi qua xoang bướm lấy u tuyến yên đã bắt đầu thực hiện tại một số
bệnh viện lớn với sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài cũng như sự phối
hợp giữa phẫu thuật viên thần kinh và tai mũi họng. Chúng tôi áp dụng kỹ
thuật nội soi trong phẫu thuật qua XB lấy UTY từ năm 2008 trên cơ sở đã
thành thạo đường mổ này bằng kỹ thuật vi phẫu, cũng như đã có những kinh
nghiệm nhất định về sử dụng hệ thống nội soi thần kinh. Nhằm đánh giá kết
quả của phương pháp này trong điều trị bệnh lý UTY, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu “Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi qua xoang bướm điều trị u
tuyến yên” với các câu hỏi nghiên cứu như sau:
1. Hiệu quả của phẫu thuật nội soi qua XB trong điều trị bệnh lý u
tuyến yên như thế nào?
2. Các yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật?
3. Tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật và các yếu tố nào liên quan đến
biến chứng của phẫu thuật?
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ thành công của phẫu thuật nội soi qua XB trong điều
trị u tuyến yên.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị.
3. Mô tả tỷ lệ biến chứng và xác định các yếu tố liên quan đến biến
chứng của phẫu thuật.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. VÀI NÉT VỀ ỨNG DỤNG NỘI SOI TRONG PHẪU THUẬT LẤY
U TUYẾN YÊN QUA XOANG BƯỚM
1.1.1. Ngoài nước
Năm 1907, ca mổ UTY qua XB đầu tiên được thực hiện bởi Schloffer
tại Áo theo đường mũi trên. Từ đó đã có vài tác giả cải tiến kỹ thuật này như
Hirsch, Kanavel, Halstead[66].
Năm 1914, Cushing[66] đưa ra kỹ thuật mổ qua XB với đường rạch da
dưới môi trên. Phương pháp này được mang tên ông và áp dụng rộng rãi về
sau.
Năm 1967, Hardy sử dụng kính hiển vi trong phẫu thuật lấy UTY qua
XB. Kể từ đó phương pháp vi phẫu lấy UTY qua XB được nghiên cứu và cải
tiến rất nhiều. Phương pháp này được đánh giá là khá an toàn và hiệu quả.
Lúc đầu các phẫu thuật viên tiếp cận XB theo đường dưới môi trên, về sau
theo đường mũi để giảm bớt việc bóc tách niêm mạc [30],[50],[66].
Tuy nhiên phương pháp vi phẫu lấy UTY qua XB cần phải bóc tách
rộng niêm mạc, đặt banh mũi nên phải đặt mèche mũi sau mổ gây khó chịu
cho người bệnh. Ngoài ra do giới hạn của kính vi phẫu trong việc quan sát các
góc trong hố yên nên vẫn còn một số biến chứng do chấn thương vào ĐM
cảnh và dây thần kinh thị giác.
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, phẫu thuật lấy UTY qua XB tiếp
tục phát triển và đi vào xu hướng xâm lấn tối thiểu. Nhiều kỹ thuật ra đời
được ứng dụng vào phẫu thuật qua XB: nội soi, CHT trong lúc mổ, siêu âm
trong yên, navigation [17],[21],[50],[57],[66].
5
Năm 1997, Jho đã mô tả chi tiết phẫu thuật nội soi lấy UTY qua XB
[53].
Năm 1999, Badie so sánh kỹ thuật nội soi với vi phẫu lấy UTY qua
XB, đã nhận thấy rằng phương pháp nội soi giảm được các khó chịu ở mặt và
mũi sau mổ, giảm thời gian nằm viện [17].
Cappabianca (2002), phân tích 100 trường hợp mổ nội soi lấy UTY qua
XB. Tác giả kết luận rằng: phương pháp này ít gây sang chấn cho vùng mũi
và mặt so với mổ vi phẫu nên ít biến chứng, hiệu quả hơn [23]. Các nghiên
cứu khác với số lượng lớn bệnh nhân đều có kết luận tương tự và nội soi lấy
UTY qua XB đã được áp dụng thường qui tại các trung tâm phẫu thuật thần
kinh trên thế giới [24], [25], [32],[35],[52],[62].
Từ những thành công trong phẫu thuật lấy UTY, những năm gần đây
kỹ thuật nội soi qua XB được ứng dụng để lấy đi các khối u vùng trên yên và
quanh yên [34],[98].
1.1.2. Trong nước
Tại Việt Nam, trước năm 2000, tất cả các UTY được phẫu thuật theo
phương pháp qua sọ với tỷ lệ biến chứng và tử vong còn cao. Phẫu thuật qua
XB dưới kính hiển vi được thực hiện từ sau năm 2000 tại 2 trung tâm lớn là
BV Chợ Rẫy và BV Việt Đức. Các phẫu thuật viên đều sử dụng đường mổ
dưới môi trên cho kỹ thuật này [6],[10]. Năm 2003, Lý Ngọc Liên nghiên cứu
83 trường hợp lấy UTY qua XB cho thấy không có tử vong liên quan đến
cuộc mổ và tỷ lệ biến chứng là 13,2% [6].
Năm 2007, Kiều Đình Hùng báo cáo 86 trường hợp vi phẫu thuật lấy
UTY qua XB, kết quả tốt là 68,6% [3].
Năm 2008, Trần Thiện Khiêm cho thấy navigation có vai trò rất lớn
giúp phẫu thuật lấy u qua XB đạt được độ chính xác cao hơn [5].
6
Ứng dụng nội soi trong phẫu thuật thần kinh bắt đầu từ năm 2003 tại
BV Chợ Rẫy và sau đó là BV Việt Đức. Tuy nhiên chủ yếu là giải quyết các
bệnh lý: não úng thuỷ, nang trong sọ, u trong não thất [15],[16].
Trước năm 2008, phẫu thuật nội soi lấy UTY chưa được áp dụng
thường qui tại Việt Nam. Từ năm 2008 tại BV Đại học Y Dược và BV
Nguyễn Tri Phương, chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật nội soi lấy UTY thay
cho phương pháp vi phẫu trước đây.
Từ năm 2013 đến 2015, Đồng Văn Hệ, Kiều Đình Hùng, Nguyễn
Phong đã báo cáo kết quả của phẫu thuật nội soi lấy UTY qua XB cho thấy
phương pháp này cũng hiệu quả và an toàn [2],[4],[11].
1.2. GIẢI PHẪU TUYẾN YÊN VÀ CÁC CẤU TRÚC LIÊN QUAN
1.2.1. Tuyến yên và vùng hạ đồi