Luận án Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng Thanh Nghệ Tĩnh

MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤ P THIẾ T CỦ A ĐỀ TÀI LUÂṆ Á N Phát triển kinh tế trên quan điểm liên kết vùng đã được quan tâm từ thế kỷ XIX và đạt được nhiều thành tựu [55]. Liên kết vùng được nghiên cứu nhằm xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch, đầu tư, dịch vụ công, chính sách đặc thù của mỗi vùng [103]. Xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, một số quốc gia đã bắt đầu tiến hành liên kết các vùng kinh tế nhỏ lẻ để cạnh tranh tốt hơn. Ở Việt Nam, liên kết vùng đã được các nhà lãnh đạo đề cập trong các định hướng phát triển kinh tế của quốc gia từ những năm 1996 tại Đại hội VIII của Đảng, nhiều tổ chức và ban chỉ đạo đã được thành lập sau đó nhằm tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển liên vùng. Năm 2016, liên kết vùng đã được thí điểm áp dụng trong chính sách phát triển kinh tế của vùng Sông Cửu Long với nguyên tắc và các bước cụ thể [74].

pdf226 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 11427 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng Thanh Nghệ Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- HOÀNG THỊ CƯỜNG ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG VÙNG THANH NGHỆ TĨNH LUẬN ÁN TIẾN SỸ ĐỊA LÝ HÀ NỘI, 2017 BÔ ̣GIÁO DUC̣ VÀ ĐÀO TAỌ VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ...*** HOÀNG THỊ CƯỜNG ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG VÙNG THANH NGHỆ TĨNH LUẬN ÁN TIẾN SỸ Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 62 44 02 19 Người hướng dẫn khoa học: 1.TS. Nguyễn Đình Kỳ 2. PGS.TS. Đặng Duy Lợi Hà Nôị, 2017 VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Hoàng Thị Cường ii LỜI CÁM ƠN Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa Lý, Học viện Khoa học và Công nghệ dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Đình Kỳ và PGS.TS. Đặng Duy Lợi. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy - những người đã luôn tận tâm dạy bảo, động viên tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được những chỉ bảo và góp ý quý báu của các thầy, cô trong và ngoài Học viện: GS.TSKH. Phạm Hoàng Hải, GS.TS. Nguyễn Khanh Vân, PGS.TS. Phạm Quang Vinh, PGS.TS. Uông Đình Khanh, TS. Đào Đình Châm, PGS.TS. Nguyễn Thục Nhu, PGS.TSKH. Nguyễn Văn Cư, PGS.TS. Lại Vĩnh Cẩm, PGS.TS. Nguyễn Hiệu, PGS.TS. Nguyễn An Thịnh, PGS. TS. Nguyễn Đăng Hội, TS. Nguyễn Lâp̣ Dân, TS. Nguyễn Quyết Chiến, TS. Nguyễn Mạnh Hà, TS. Hoàng Lưu Thu Thủy, TS. Đỗ Văn Thanh, TS. Lê Thị Thu Hiền. Tác giả xin chân thành cảm ơn những chỉ bảo và góp ý quý báu đó của quý thầy, cô. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả cán bộ, thầy cô giáo trong khoa Địa Lý, Học viện Khoa học và Công nghệ đã tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến các công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa; Công chức, viên chức của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với người dân địa phương vùng nghiên cứu đã hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian tác giả thực địa thực hiện luận án. Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả cán bộ, thầy cô giáo và đồng nghiệp Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội - Học viện Hành chính Quốc gia cũng như bạn bè và gia đình đã động viên tác giả rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận án. Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2017 Tác giả iii MUC̣ LUC̣ DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.........................................................................vi DANH MỤC BẢNG................................................................................................vii DANH MỤC HÌNH...................................................................................................ix MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUÂṆ ÁN ....................................................... 1 2. MUC̣ TIÊU, NHIÊṂ VU ̣NGHIÊN CỨU .............................................................. 2 3. PHAṂ VI NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 3 4. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUÂṆ ÁN .................................................................. 3 5. LUÂṆ ĐIỂM BẢO VÊ ̣........................................................................................... 4 6. Ý NGHIÃ KHOA HOC̣ VÀ THỰC TIỄN ............................................................. 4 7. CƠ SỞ TÀI LIÊỤ CHÍNH ...................................................................................... 4 8. CẤU TRÚC CỦA LUÂṆ ÁN ................................................................................ 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUÂṆ VỀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG VÙNG THANH NGHỆ TĨNH ...................................................... 6 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔNG HƠP̣ ĐIỀU KIÊṆ TỰ NHIÊN PHUC̣ VU ̣PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HÔỊ ..................................... 6 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu .................................................................. 6 1.1.2. Một số vấn đề đặt ra đối với luận án .................................................................. 18 1.2. CƠ SỞ LÝ LUÂṆ ĐÁNH GIÁ TỔNG HƠP̣ ĐIỀU KIÊṆ TỰ NHIÊN PHUC̣ VU ̣ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HÔỊ BỀN VỮNG VÙNG THANH NGHÊ ̣ TIÑH.........................................................................................................................19 1.2.1. Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên ............................................ 19 1.2.2. Mối liên hệ giữa nghiên cứu cảnh quan với điṇh hướng sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế - xa ̃hôị bền vững 20 1.2.3. Đánh giá tổng hơp̣ điều kiêṇ tư ̣nhiên trên cơ sở phân tích và đánh giá cảnh quan ................................................................................................................................ 22 1.2.4. Đánh giá tổng hơp̣ điều kiêṇ tư ̣nhiên phuc̣ vu ̣phát triển bền vững kinh tế - xã hôị bền vững vùng Thanh Nghê ̣Tiñh trên cơ sở lý luâṇ cảnh quan hoc̣ ..................... 23 iv 1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU ................ 26 1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ........................................................................................ 26 1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 29 1.3.3. Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 37 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 39 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG THANH NGHÊ ̣ TIÑH.........................................................................................................................40 2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÙNG THANH NGHỆ TĨNH .............. 40 2.1.1. Vi ̣ trí điạ lý ........................................................................................................... 40 2.1.2. Điạ chất ................................................................................................................ 41 2.1.3. Điạ hình, địa mạo ................................................................................................ 45 2.1.4. Khí hậu ................................................................................................................ 51 2.1.5. Thủy văn .............................................................................................................. 57 2.1.6. Thổ nhưỡng ......................................................................................................... 60 2.1.7. Thảm thực vật ...................................................................................................... 70 2.1.8. Hoạt động của con người .................................................................................... 73 2.1.9. Tai biến thiên nhiên và biến đổi khí hậu ............................................................ 77 2.2. PHÂN LOAỊ CẢNH QUAN VÙNG THANH NGHÊ ̣TIÑH ........................... 80 2.2.1. Hê ̣thống phân loaị cảnh quan ............................................................................. 80 2.1.2. Đặc điểm các đơn vị cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh ................................... 81 2.3. PHÂN VÙNG CẢNH QUAN VÙNG THANH NGHÊ ̣TIÑH ......................... 91 2.3.1. Tiêu chí phân vùng cảnh quan ............................................................................ 91 2.3.2. Đăc̣ điểm các vùng và tiểu vùng cảnh quan vùng Thanh Nghê ̣Tiñh ................ 93 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 104 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ ĐỊNH HƯỚNG KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI BỀN VỮNG VÙNG THANH NGHỆ TĨNH ............................................................................................ 105 3.1. ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP ..... 105 3.1.1. Nguyên tắc, đối tượng, mục tiêu đánh giá ........................................................ 105 3.1.2. Xây dựng thang điểm và hệ thống tiêu chí đánh giá .......................................... 105 3.1.3. Kết quả đánh giá ................................................................................................ 111 v 3.2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHO PHÁT TRIỂN DU LIC̣H .................................................................................................... 117 3.2.1. Tiềm năng du lic̣h trong các tiểu vùng ............................................................. 117 3.2.2. Tính toán định lượng tiềm năng phát triển du lịch ........................................... 118 3.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ QUY HOAC̣H PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HÔỊ DƯỚI GÓC ĐÔ ̣PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VÙNG THANH NGHÊ ̣TIÑH ......................................................... 123 3.3.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................... 123 3.3.2. Bộ khung tổ chức lãnh thổ ................................................................................ 126 3.3.3. Phân tích thưc̣ traṇg quy hoac̣h phát triển kinh tế - xã hôị dưới góc đô ̣phát triển bền vững vùng Thanh Nghê ̣Tiñh ............................................................................... 127 3.4. ĐIṆH HƯỚNG KHÔNG GIAN PHUC̣ VU ̣ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HÔỊ BỀN VỮNG .................................................................................................... 132 3.4.1. Điṇh hướng các tuyến truc̣ phát triển kinh tế - xa ̃hôị ...................................... 132 3.4.2. Định hướng không gian sử dụng các loại cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh 141 3.4.3. Định hướng không gian các tiểu vùng cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh.145 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 147 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ........................ 151 TÀI LIÊỤ THAM KHẢO .......................................................................................... II PHU ̣LUC̣ 1 ............................................................................................................ XIII PHU ̣LUC̣ 2 .......................................................................................................... XVII PHU ̣LUC̣ 3 ............................................................................................................. XX PHU ̣LUC̣ 4 ....................................................................................................... XXXV PHU ̣LUC̣ 5 ...................................................................................................... XXXIX vi DANH MUC̣ CHỮ CÁI VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CQ Cảnh quan DTTN Diện tích tự nhiên ĐGCQ Đánh giá cảnh quan ĐGTN Đánh giá thích nghi ĐKTN KCN KKT Điều kiện tự nhiên Khu công nghiêp̣ Khu kinh tế KT-XH Kinh tế - xã hội MT PTBV Môi trường Phát triển bền vững TNTN Tài nguyên thiên nhiên TNMT Tài nguyên môi trường TV Tiểu vùng TVCQ Tiểu vùng cảnh quan UBKH VQG Ủy ban khoa học Vườn quốc gia vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Cơ sở dữ liêụ đươc̣ thu thâp̣ phuc̣ vu ̣nghiên cứu của luâṇ án 29 Bảng 1.2. Phân vùng cảnh quan lãnh thổ Việt Nam (tỷ lệ 1/1.000.000) 33 Bảng 1.3. Ví dụ về ma trận so sánh cặp của 3 yếu tố A, B và C 35 Bảng 2.1. Chú giải bản đồ địa mạo 49 Bảng 2.2. Bức xạ tổng cộng trung bình tháng và năm (kcal/cm²) 52 Bảng 2.3. Cân bằng bức xạ trung bình tháng và năm (kcal/cm2) 52 Bảng 2.4. Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm (°C) 53 Bảng 2.5. Tốc độ gió trung bình tháng và năm (m/s) 54 Bảng 2.6. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm) 55 Bảng 2.7. Độ ẩm tương đối trung bình tháng và năm (%) 56 Bảng 2.8. Phân tích phâũ diêṇ đất phù sa sông, biển 60 Bảng 2.9. Phân tích phâũ diêṇ đất phù sa ngòi, suối 61 Bảng 2.10. Phâũ diêṇ đất nhóm đất thung lũng dốc tụ 61 Bảng 2.11. Phân tích phâũ diêṇ đất nâu đỏ trên đá macma bazo và trung trính 62 Bảng 2.12. Phân tích phâũ diêṇ đất đỏ nâu trên đá vôi 63 Bảng 2.13. Phân tích phâũ diêṇ đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất 63 Bảng 2.14. Phân tích phâũ diêṇ đất vàng đỏ trên đá macma axit 64 Bảng 2.15. Phân tích phâũ diêṇ đất vàng nhaṭ trên đá cát 64 Bảng 2.16. Phân tích phâũ diêṇ đất nâu vàng trên phù sa cổ 66 Bảng 2.17. Phân tích phâũ diêṇ đất đỏ vàng trên đá biến chất 66 Bảng 2.18. Phân tích phâũ diêṇ đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit 67 Bảng 2.19. Phân tích phâũ diêṇ đất cát 68 Bảng 2.20. Phân tích phâũ diêṇ đất mặn 68 Bảng 2.21. Phân tích phâũ diêṇ đất phèn 69 Bảng 2.22. Hệ thống phân loại cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh 81 Bảng 2.23. Diện tích các lớp và phụ lớp cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh 85 Bảng 2.24. Diện tích các hạng cảnh quan của vùng Thanh Nghệ Tĩnh 90 Bảng 2.25. Phân chia vùng và tiểu vùng cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh 92 viii Bảng 3.1. Kết quả đánh giá riêng các tiêu chí cho nhóm cây trồng trong nông nghiệp 108 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá riêng các tiêu chí cho rừng sản xuất 110 Bảng 3.3. So sánh Satty và trọng số AHP đánh giá cho cây lúa 111 Bảng 3.4. Phân hạng mức độ thích nghi từng loại cảnh quan cho cây lúa 112 Bảng 3.5. So sánh Satty và trọng số AHP đánh giá cho cây hằng năm 113 Bảng 3.6. Phân hạng mức độ thích nghi cảnh quan cho cây hằng năm 114 Bảng 3.7. So sánh Satty và trọng số AHP đánh giá cho cây lâu năm 114 Bảng 3.8. Phân hạng mức độ thích nghi cảnh quan cho cây lâu năm 115 Bảng 3.9. So sánh Satty và trọng số AHP đánh giá cho rừng sản xuất 116 Bảng 3.10. Phân hạng mức độ thích nghi cảnh quan cho rừng sản xuất 117 Bảng 3.11. Kết quả tính toán độ ưu thế loại điểm du lịch của 12 tiểu vùng 119 Bảng 3.12. Kết quả tính toán độ phong phú loại điểm du lịch của 12 tiểu vùng 120 Bảng 3.13. Kết quả tính toán độ đa dạng loại điểm du lịch của 12 tiểu vùng 122 Bảng 3.14. Tỉ trọng trong GDP của vùng Thanh Nghệ Tĩnh năm 2010 và 2015 124 Bảng 3.15. Định hướng phát triển các loại cây trồng chủ lực của vùng Thanh Nghệ Tĩnh giai đoạn 2015 - 2020 128 ix DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ tuyến điểm khảo sát vùng Thanh Nghệ Tĩnh 30 Hình 1.2. Sơ đồ quy trình các bước nghiên cứu 38 Hình 2.1. Bản đồ hành chính 40 Hình 2.2. Bản đồ địa chất 44 Hình 2.3. Chú giải bản đồ địa chất 44 Hình 2.4. Bản đồ địa mạo 49 Hình 2.5. Bản đồ thổ nhưỡng 68 Hình 2.6. Bản đồ thảm thực vật vùng Thanh Nghệ Tĩnh 72 Hình 2.7. Cơ cấu sử dụng đất vùng Thanh Nghệ Tĩnh năm 2015 74 Hình 2.8. Sơ đồ hê ̣thống phân loaị cảnh quan vùng Thanh Nghê ̣Tiñh 83 Hình 2.9. Bản đồ cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh 89 Hình 2.10. Chú giải bản đồ cảnh quan 89 Hình 2.11. Bản đồ phân vùng cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh 92 Hình 3.1. Bản đồ đánh giá thích nghi cảnh quan cho cây lúa vùng Thanh Nghệ Tĩnh 111 Hình 3.2. Bản đồ đánh giá thích nghi cảnh quan cho cây hằng năm vùng Thanh Nghệ Tĩnh 113 Hình 3.3. Bản đồ đánh giá thích nghi cảnh quan cho cây lâu năm vùng Thanh Nghệ Tĩnh 114 Hình 3.4. Bản đồ đánh giá thích nghi cảnh quan cho rừng sản xuất vùng Thanh Nghệ Tĩnh 116 Hình 3.5. Độ ưu thế du lịch theo các tiểu vùng cảnh quan 120 Hình 3.6. Bản đồ đánh giá độ ưu thế các loại điểm du lịch vùng Thanh Nghệ Tĩnh 120 Hình 3.7. Độ phong phú du lịch theo các tiểu vùng cảnh quan 121 Hình 3.8. Bản đồ đánh giá độ phong phú các loại điểm du lịch vùng Thanh Nghệ Tĩnh 121 Hình 3.9. Độ đa dạng du lịch theo các tiểu vùng cảnh quan 122 x Hình 3.10. Bản đánh giá độ đa dạng các loại điểm du lịch vùng Thanh Nghệ Tĩnh 122 Hình 3.11. Bản đồ định hướng không gian sử dụng cảnh quan phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng Thanh Nghệ Tĩnh 144 Hình 3.12. Bản đồ định hướng phát triển bền vững các tiểu vùng cảnh quan vùng Thanh Nghệ Tĩnh 146 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUÂṆ ÁN Phát triển kinh tế trên quan điểm liên kết vùng đã được quan tâm từ thế kỷ XIX và đạt được nhiều thành tựu [55]. Liên kết vùng được nghiên cứu nhằm xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch, đầu tư, dịch vụ công, chính sách đặc thù của mỗi vùng [103]. Xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, một số quốc gia đã bắt đầu tiến hành liên kết các vùng kinh tế nhỏ lẻ để cạnh tranh tốt hơn. Ở Việt Nam, liên kết vùng đã được các nhà lãnh đạo đề cập trong các định hướng phát triển kinh tế của quốc gia từ những năm 1996 tại Đại hội VIII của Đảng, nhiều tổ chức và ban chỉ đạo đã được thành lập sau đó nhằm tổ chức thực hiện các chính sách về phát triển liên vùng. Năm 2016, liên kết vùng đã được thí điểm áp dụng trong chính sách phát triển kinh tế của vùng Sông Cửu Long với nguyên tắc và các bước cụ thể [74]. Đánh giá tổng hợp và ứng dụng thực tiễn sử dụng tiềm năng lãnh thổ phục vụ mục đích phát triển sản xuất, kinh tế là vấn đề cấp bách, thiết thực nhằm phát triển bền vững. Kết quả đánh giá là cơ sở khoa hoc̣ quan troṇg cho viêc̣ đề xuất các điṇh hướng tổ chức lañh thổ sản xuất và xây dưṇg quy hoac̣h tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xa ̃hôị. Thanh Nghệ Tĩnh thuôc̣ vùng Bắc Trung Bô ̣ là môṭ trong 7 vùng địa lý tự nhiên của Việt Nam [36] có thiên nhiên đa daṇg, phân hóa sâu sắc theo cả quy luâṭ điạ đới và phi điạ đới [36]. Trong vùng, đồng bằng sông Mã có diện tích đứng thứ ba cả nước, khả năng thâm canh tăng vụ không kém gì đồng bằng sông Hồng. Rìa phía Tây của vùng nghiên cứu là dãy núi biên giới Việt Lào chạy dài từ Mường Lát (Thanh Hóa) đến dãy núi Hoành Sơn (Hà Tĩnh) nên khu vực này có thế mạnh phát triển ngành nông - lâm nghiệp. Đồng bằng Duyên hải miền Trung kéo dài từ Nga Sơn (Thanh Hóa) đến Kỳ Anh (Hà Tĩnh) với đặc trưng là đồi núi sát biển, điều kiện tự nhiên này là thế maṇh cho phát triển rừng phòng hộ ven biển kết hợp du lịch biển và đánh bắt thủy sản. Trong thời kỳ đổi mới, vùng Thanh Nghệ Tĩnh đa ̃có sư ̣tăng trưởng quan troṇg trên moị măṭ kinh tế - xa ̃hôị. Năm 2015, giá trị sản xuất của khu vực kinh tế nông nghiệp vùng Thanh Nghệ Tĩnh đạt 65.342 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010) [13,14,15]. 2 Tuy nhiên, các tỉnh trong vùng đang đối măṭ với nhiều thách thức. Về kinh tế, chuyển dic̣h cơ cấu của các tỉnh trong vùng còn châṃ, sản xuất nông nghiêp̣ vẫn còn chiếm tỷ lê ̣cao [13,14,15]. Về xa ̃hôị, sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các khu vực trong vùng. Hầu hết dân cư sinh sống ở nông thôn chiếm trên 80%, dân số thành thị chiếm tỷ lệ thấp chỉ khoảng 20%. Cơ cấu lao đôṇg trong nông nghiêp̣ chiếm tỷ lê ̣ ca
Luận văn liên quan