Vùng KTTĐ Bắc Bộ là m ột trong những vùng KTTĐ của cả nước, được xây
dựng và phát triển nhằm hư ớng tới mục tiêu phát huy tối đa các lợi thế so sánh của
vùng KTTĐ, tạo ra các vùng kinh tế có tính chất động lực, có tác động lan tỏa và bứt
phá; lôi cuốn các vùng khác cùng phát triển. Do đó, việc thu hút và quản lý hoạt động
của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI nhằmthúc đẩy vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển
theo hư ớng bền vững là yêu cầu khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế -xã hội
và BVMT c ủa vùng.
Vùng KTTĐ B ắc Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo
Thông báo s ố 108/TB-VPCP ngày 30 tháng 7 năm 2003 v ề kết luận của Thủ tư ớng Chính
phủ về việc bổ sung, mở rộng vùng KTT ĐBắc Bộlà Hà Nội, Hải Phòng, Hải D ương,
Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đ ến 1 -1-2008, Hà Tây đư ợc
sáp nhập vào Hà Nội, nên vùng KTTĐ Bắc Bộchỉ còn 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Đây là vùng giữ vị trí quan trọng chi ến l ư ợc trong tiến trìn
h hội nhập sâu, rộng, hiệu
quả với khu vực và thế giới. Bởi lẽ, vùng KTT Đ Bắc Bộ là vùng duy nh ất có Thủ đô Hà
Nội -là trung tâm kinh t ế, chính trị, văn hoá và quan h ệ quốc tế của cả n ư ớc; nơi h ội tụ
đ ầy đủ các lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế -chính tr ị; hạ tầng kỹ thuật; nguồn nhân lực;
là nơi t ập trung nhiều viện nghiên cứu và các trư ờng đại học nhất trong cả n ư ớc.
Với những lợi thế đặc biệt, riêng có, trong nh ững năm qua, vùng KTTĐ B ắc Bộ là
một trong hai vùng kinh tế c ủac ả nư ớc luôn d ẫnđầu v ề thu hút FDIc ả về số l ư ợng dự án và
qui mô vốn đầu t ư. Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ có những
đóng góp tích c ực vào t ăng trưởng và phát triển kinh tế -xã h ội của vùng. Tuy nhiên, kết
qu ảthu hút FDI và quá trình ho ạt động của khu v ực doanh nghiệpcó v ốn FDI ở vùng
KTTĐ Bắc Bộđã và đang xu ất hiện những biểu hiện tiêu cực, ảnh h ư ởng không nhỏ đến sự
PTBV c ủa vùng trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và BVMT. Mặc dù, k ết quả thu hút
FDIvào vùng KTTĐ Bắc Bộ trong những n ăm qua là rất kh ả quan, song cơ cấu đ ầu t ư theo
ngành c ủa khu vực FDI trong vùng còn m ất cân đối, t ập trung chủ yếu vào những ngành
nghề sử dụng nhiều lao động, những ngành gia công và lắp ráp mà đi ển hình là: giày da, dệt
may, linh kiện điện tử,. chưa chútrọng thu hút FDIvào phát triển các ngành công nghi ệp ít
gây h ại đến môi tr ư ờng , nh ất là ngành sử dụng công nghệ cao và có giá trị gia t ăng cao.
Thực tế đã chứng minh , sau nhiều năm thu hút FDI, sản xuất công nghiệp của vùng tuy có
nhiềuthay đổi, nhưng vùng KTTĐ B ắc Bộvẫn chưa thực sự trở thành trung tâm công
nghiệp hi ện đại , có sức lôi cuốn và tác động lan tỏa đến ngành công nghiệp của các vùng lân
2
cận cùng phát triển. Hầu hết FDIvào các ngành công nghi ệp đều có nguy
cơ gây ô nhiễm
môi trường cao, đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng, nhiệt điện, hóa chất,. Số lư ợng
và qui mô d ự án FDI tập trung vào các lĩnh vựcgiáo d ục đào t ạo, cấp n ư ớc và xử lý chất
th
ải, y tế và trợ giúp xã hội,. còn rất nhỏ bé. Bên cạnh đó, s ự hoạt động của khu vực các
doanh nghi ệp có vốn FDI c ũng đang xu ất hiện những ảnh h ư ởng tiêu cực đến sự PTBV của
vùng KTTĐ Bắc Bộ. Về mặt kinh tế, xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI “lỗ
giả,lãi thật”, trốn thuế làm thất thu thuế của Nhà nước; hiện t ư ợng nợ xấu và chuyển giá
trong các doanh nghi ệp FDI khá phổ biến và có biểu hiện ngày càng gia t ăng. Khu v ực
doanh nghi ệp FDI ch ưa thực sự tạo ra tác động lan tỏa lớn đối với nền kinh tế của vùng.
Mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI còn rất lỏng lẻo.
Về mặt xã hội, khu vực FDI góp phần tạo mở và giải quyết công ăn việc làm cho ngư ời lao
đ ộng trong vùng, song chưa chú tr ọng đến việc nâng cao trình độ tay nghề cho ng ư ời lao
đ ộng;đ ời sống vật chất và tinh thần của ng ư ời lao động chưa được quan tâm một cách thỏa
đáng. V ề mặt môi tr ư ờng, ý thức chấp hành pháp luật BVMT của các doanh nghiệp có vốn
FDI chưa t ốtv ới các biểu hiện như chưa quan tâm đầu t ư cho công tác BVMT, c ố tình vi
ph ạm pháp luật BVMT. đã ảnh h ư ởng rất lớn đến môi tr ư ờng sinh thái và sức khỏe của
dân cư trong vùng. Tất cả những tác động tiêu cực đó đang là rào c ản tiềm ẩn nguy c ơ,
thách thức to lớn đối với sự PTBVc ủa vùng KTT Đ Bắc Bộ
182 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1877 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ TUYẾT LAN
®Çu t trùc tiÕp níc ngoµi theo híng
ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë vïng kinh tÕ träng ®iÓm b¾c bé
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2014
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRẦN THỊ TUYẾT LAN
®Çu t trùc tiÕp níc ngoµi theo híng
ph¸t triÓn bÒn v÷ng ë vïng kinh tÕ träng ®iÓm b¾c bé
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số : 62 31 05 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS PHẠM THỊ KHANH
2. TS NGUYỄN TỪ
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu
của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án
Trần Thị Tuyết Lan
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 6
1.1. Tình hình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát
triển bền vững của các tác giả ngoài nước 6
1.2. Tình hình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển
bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ của các tác giả trong nước 13
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM 26
2.1. Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
theo hướng phát triển bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm 26
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm 40
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về đầu tư trực tiếp nước
ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm và bài
học đối với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 53
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO H ƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGỞ VÙNG KINH TẾ TRỌNGĐIỂM BẮC BỘ 64
3.1. Tiềm năng, lợi thế và khó khăn, thách thức đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 64
3.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững
ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2003 – 2011 71
3.3. Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển
bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 107
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ 120
4.1. Định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bề n vững
vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2011-2020 120
4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng
phát triển bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 125
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 164
BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
BVMT Bảo vệ môi trường
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DNTN Doanh nghiệp trong nước
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐTNN Đầu tư nước ngoài
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTSX Giá trị sản xuất
GTSXCN Giá trị sản xuất công nghiệp
HĐLĐ Hợp đồng lao động
KTTĐ Kinh tế trọng điểm
LĐCN Lao động công nghiệp
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
PTBV Phát triển bền vững
TSCĐ Tài sản cố định
TƯLĐTT Thỏa ước lao động tập thể
WTO Tổ chức Thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực FDI trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 -2011................................................. 85
Bảng 3.2: Mức trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn cho một lao động và doanh nghiệp
của khu vực FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010 phân theo
địa phương.................................................................................................... 105
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 3.1: So sánh số dự án FDI ở 3 vùng KTTĐ của Việt Nam giai đoạn
2003-7/2012 .......................................................................................... 71
Biểu đồ 3.2: Vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện ở vùng KTTĐ Bắc Bộ
giai đoạn 2003-2011.............................................................................. 72
Biểu đồ 3.3: So sánh tổng vốn FDI đăng ký ở 3 vùng KTTĐ của Việt Nam
giai đoạn 2003-7/2012 .......................................................................... 73
Biểu đồ 3.4: Qui mô dự án FDI tại 3 vùng KTTĐ của Việt Nam giai đoạn
2003-7/2012 .......................................................................................... 74
Biểu đồ 3.5: Cơ cấu FDI theo ngành phân theo số dự án ở vùng KTTĐ Bắc
Bộ giai đoạn 2003-7/2012..................................................................... 75
Biểu đồ 3.6: Cơ cấu FDI theo ngành phân theo vốn đăng ký ở vùng KTTĐ
Bắc Bộ giai đoạn 2003 -7/2012.............................................................. 75
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư phân theo số dự án ở vùng
KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-7/2012.................................................. 77
Biểu đồ 3.8: 6 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI đăng ký trên 2 tỷ USD
ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -7/2012...................................... 78
Biểu đồ 3.9: Cơ cấu FDI phân theo địa bàn đầu tư ở vùng KTTĐ Bắc Bộ
giai đoạn 2003-7/2012 .......................................................................... 79
Biểu đồ 3.10: Tốc độ tăng GDP của khu vực FDI và vùng KTTĐ Bắc Bộ giai
đoạn 2004-2011..................................................................................... 80
Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ GDP của các thành phần kinh tế so với GDP vùng KTTĐ
Bắc Bộ giai đoạn 2003 -2011................................................................. 80
Biểu đồ 3.12: Vốn đầu tư của khu vực FDI và tổng vốn đầu tư xã hội ở vùng
KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010 ..................................................... 81
Biểu đồ 3.13: So sánh tốc độ và tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực FDI với tổng
vốn đầu tư XH ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -2010 ................ 82
Biểu đồ 3.14: Thu ngân sách từ khu vực FDI và tổng thu ngân sách vùng
KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010 ..................................................... 83
Biểu đồ 3.15: So sánh tốc độ và tỷ lệ thu ngân sách từ khu vực FDI với tổng
thu ngân sách vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010..................... 84
Biểu đồ 3.16: Giá trị xuất khẩu so với vốn thực hiện của khu vực FDI tại một
số tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -2011 .............. 87
Biểu đồ 3.17: Giá trị xuất nhập khẩu, nhập siêu của một số tỉnh, thành phố
vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2011 ............................................ 88
Biểu đồ 3.18: GTSXCN khu vực FDI so với GTSX, GTSXCN vùng KTTĐ
Bắc Bộ giai đoạn 2006-2011 ................................................................. 89
Biểu đồ 3.19: Tỷ trọng GTSXCN khu vực FDI so với GTSX, GTSXCN vùng
KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2006-2011 ..................................................... 90
Biểu đồ 3.20: Cơ cấu GTSXCN theo thành phần ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai
đoạn 2005-2011..................................................................................... 91
Biểu đồ 3.21: Cơ cấu GTSX theo thành phần ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn
2005-2011 ............................................................................................. 91
Biểu đồ 3.22: Số lao động và LĐCN của khu vực FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ
giai đoạn 2003-2010.............................................................................. 92
Biểu đồ 3.23: Tốc độ tăng số lao động và LĐCN của khu vực FDI ở vùng
KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010 ..................................................... 93
Biểu đồ 3.24: Tỷ lệ LĐCN so với số lao động đang làm việc trong khu vực
FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003 -2010 ................................. 94
Biểu đồ 3.25: Tiền lương bình quân chia theo loại hình doanh nghiệp ....................... 95
Biểu đồ 3.26: Thu nhập bình quân của người lao động trong các loại hình
doanh nghiệp ......................................................................................... 96
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa FDI với PTBV về kinh tế, xã hội và môi trường
vùng KTTĐ.....................................................................................................35
Sơ đồ 2.2: Tam giác hành vi của ba chủ thể trong hoạt động FDI theo hướng
PTBV vùng KTTĐ..........................................................................................38
1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong những vùng KTTĐ của cả nước, được xây
dựng và phát triển nhằm hướng tới mục tiêu phát huy tối đa các lợi thế so sánh của
vùng KTTĐ, tạo ra các vùng kinh tế có tính chất động lực, có tác động lan tỏa và bứt
phá; lôi cuốn các vùng khác cùng phát triển. Do đó, việc thu hút và quản lý hoạt động
của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI nhằm thúc đẩy vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triển
theo hướng bền vững là yêu cầu khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội
và BVMT của vùng.
Vùng KTTĐ Bắc Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo
Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30 tháng 7 năm 2003 về kết luận của Thủ tướng Chính
phủ về việc bổ sung, mở rộng vùng KTTĐ Bắc Bộ là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương,
Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đến 1 -1-2008, Hà Tây được
sáp nhập vào Hà Nội, nên vùng KTTĐ Bắc Bộ chỉ còn 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Đây là vùng giữ vị trí quan trọng chiến lược trong tiến trìn h hội nhập sâu, rộng, hiệu
quả với khu vực và thế giới. Bởi lẽ, vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng duy nhất có Thủ đô Hà
Nội - là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và quan hệ quốc tế của cả nước; nơi hội tụ
đầy đủ các lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế - chính trị; hạ tầng kỹ thuật; nguồn nhân lực;
là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu và các trường đại học nhất trong cả nước...
Với những lợi thế đặc biệt, riêng có, trong những năm qua, vùng KTTĐ Bắc Bộ là
một trong hai vùng kinh tế của cả nước luôn dẫn đầu về thu hút FDI cả về số lượng dự án và
qui mô vốn đầu tư. Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ có những
đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Tuy nhiên, kết
quả thu hút FDI và quá trình hoạt động của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng
KTTĐ Bắc Bộ đã và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến sự
PTBV của vùng trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và BVMT... Mặc dù, kết quả thu hút
FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ trong những năm qua là rất khả quan, song cơ cấu đầu tư theo
ngành của khu vực FDI trong vùng còn mất cân đối, tập trung chủ yếu vào những ngành
nghề sử dụng nhiều lao động, những ngành gia công và lắp ráp mà điển hình là: giày da, dệt
may, linh kiện điện tử,.. chưa chú trọng thu hút FDI vào phát triển các ngành công nghiệp ít
gây hại đến môi trường , nhất là ngành sử dụng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao.
Thực tế đã chứng minh, sau nhiều năm thu hút FDI, sản xuất công nghiệp của vùng tuy có
nhiều thay đổi, nhưng vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn chưa thực sự trở thành trung tâm công
nghiệp hiện đại, có sức lôi cuốn và tác động lan tỏa đến ngành công nghiệp của các vùng lân
2cận cùng phát triển. Hầu hết FDI vào các ngành công nghiệp đều có nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường cao, đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng, nhiệt điện, hóa chất,... Số lượng
và qui mô dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo, cấp nước và xử lý chất
thải, y tế và trợ giúp xã hội,... còn rất nhỏ bé. Bên cạnh đó, sự hoạt động của khu vực các
doanh nghiệp có vốn FDI cũng đang xuất hiện những ảnh hưởng tiêu cực đến sự PTBV của
vùng KTTĐ Bắc Bộ. Về mặt kinh tế, xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI “lỗ
giả, lãi thật”, trốn thuế làm thất thu thuế của Nhà nước; hiện tượng nợ xấu và chuyển giá
trong các doanh nghiệp FDI khá phổ biến và có biểu hiện ngày càng gia tăng. Khu vực
doanh nghiệp FDI chưa thực sự tạo ra tác động lan tỏa lớn đối với nền kinh tế của vùng.
Mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI còn rất lỏng lẻo.
Về mặt xã hội, khu vực FDI góp phần tạo mở và giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động trong vùng, song chưa chú trọng đến việc nâng cao trình độ tay nghề cho người lao
động; đời sống vật chất và tinh thần của người lao động chưa được quan tâm một cách thỏa
đáng. Về mặt môi trường, ý thức chấp hành pháp luật BVMT của các doanh nghiệp có vốn
FDI chưa tốt với các biểu hiện như chưa quan tâm đầu tư cho công tác BVMT, cố tình vi
phạm pháp luật BVMT... đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và sức khỏe của
dân cư trong vùng. Tất cả những tác động tiêu cực đó đang là rào cản tiềm ẩn nguy cơ,
thách thức to lớn đối với sự PTBV của vùng KTTĐ Bắc Bộ.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận về
FDI theo hướng PTBV; đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng FDI theo hướng PTBV
ở vùng KTTĐ Bắc Bộ và tìm kiếm các giải pháp thu hút và quản lý hoạt động của các
doanh nghiệp có vốn FDI như thế nào để đảm bảo PTBV cho vùng KTTĐ Bắc Bộ trên cả
ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường là yêu cầu cấp bách. Nhằm hướng đến việc đáp
ứng yêu cầu đó, đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” được tác giả lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về FDI theo hướng PTBV
vùng KTTĐ; đánh giá đúng đắn thực trạng FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ Bắc Bộ,
luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh đầu tư trực
tiếp nước ngoài theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo
hướng PTBV vùng KTTĐ.
3- Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về đầu tư trực tiếp nước
ngoài theo hướng PTBV và rút ra một số bài học đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài theo
hướng PTBV ở vùng KTTĐ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, bao
gồm những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI theo hướng
PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của l uận án là đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV
ở vùng KTTĐ Bắc Bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư có liên quan đến 2 chủ thể:
nhà ĐTNN và nước tiếp nhận đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt
động này là mục tiêu lợi nhuận, còn mục tiêu của nước tiếp nhận đầu tư là lợi ích
kinh tế - xã hội mà FDI mang lại. Do đó, xét dưới góc độ là nước tiếp nhận đầu tư,
đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV thực chất là việc nước tiếp nhận đầu tư
làm thế nào để hoạt động FDI mang lại nhiều tác động tích cực và đảm bảo mục tiêu
phát triển bền vững cho quốc gia đó, vùng hoặc địa phươ ng đó.
Với ý nghĩa đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, luận án sẽ nghiên cứu
những ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến PTBV của vùng KTTĐ Bắc
Bộ trên cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường . Trên cơ sở phân tích và đánh giá
những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của FDI đến PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ,
luận án chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy FDI theo
hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ. Trong đó:
+ Khái niệm đầu tư được nghiên cứu trong luận án được hiểu là hoạt độ ng đầu tư,
là hoạt động bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích thu lợi nhuận.
+ Luận án không nghiên cứu sự PTBV trong nội tại của khu vực các doanh nghiệp
có vốn FDI, mà nghiên cứu FDI tác động đến PTBV ở nước tiếp nhận đầu tư, cụ thể là
vùng KTTĐ Bắc Bộ.
+ Vai trò quản lý nhà nước về FDI theo hướng PTBV chỉ được xem xét có chừng
mực, dưới lát cắt là những nhân tố ảnh hưởng, là nguyên nhân của những hạn chế đối với
FDI theo hướng PTBV.
4+ Chủ thể tham gia định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV
ở vùng KTTĐ Bắc Bộ là Nhà nước Trung ương, chính quyền địa phương, các doanh
nghiệp FDI và các tổ chức xã hội.
- Về không gian: Luận án nghiên cứu FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc
Bộ, trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Hải
Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc.
- Về thời gian nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ chủ yếu trong
giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011. Ngoài ra, một số nội dung trong luận án được phân
tích với số liệu cập nhật đến năm 2012.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm và chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về huy động v ốn nước
ngoài vào phát triển kinh tế qua các Văn kiện Đại hội; định hướng chiến lược PTBV của
Việt Nam; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương, chính sách thu hút vốn FDI
của vùng KTTĐ Bắc Bộ; tham khảo một số lý thuyết kinh tế học hiện đại về vai trò của FDI
trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, về vấn đề quy hoạch phát triển vùng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệt chú
trọng vào các phương pháp sau đây:
- Phương pháp hệ thống hoá: Phương pháp này được sử dụng trong phần tổng
quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV
(chương 1) và trong phần cơ sở lý luận của đề tài luận án (chương 2), nhằm nhìn nhận vấn
đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, từ đó, xác định được nội dung cần tập trung nghiên
cứu của luận án.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu
trong phần đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài th eo hướng PTBV ở vùng
KTTĐ Bắc Bộ (chương 3), trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng ở Chương 2.
- Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong phần
đánh giá thực trạng ở chương 3.
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Phương pháp này được sử dụng nhằm làm rõ
các khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được dùng để tham vấn và kiểm
nghiệm các luận chứng, phân tích, đánh giá thông qua các chuyên gia đầu ngành nghiên
5cứu về FDI, cũng như các nhà hoạch định chính sách đối với FDI. Những gợi ý chính
sách của các chuyên gia sẽ rất hữu ích cho tác giả trong quá trình đưa ra những giải pháp ở
chương 4.
4.3. Nguồn số liệu
Nguồn số liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm:
- Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương vùng KTTĐ Bắc Bộ;
- Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ
Tài nguyên và Môi trường;
- Số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở
Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng KTTĐ
Bắc Bộ;
- Số liệu điều tra, khảo sát của các Viện nghiên cứu có liên quan như Viện Khoa
học Lao động và Xã hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện PTBV vùng KTTĐ Bắc
Bộ, Viện Khoa học Quản lý Môi trường, Viện Công nhân và Công đoàn,...
- Các kết quả nghiên cứu đã được công bố tại các cuộc Hội thảo, các bài viết đăng
tải trên các tạp chí chuyên ngành.
5. Đóng góp của luận án
- Về mặt lý luận:
+ Xây dựng khái niệm, đặc điểm và chỉ rõ yêu cầu đối với FDI theo hướng PTBV
vùng KTTĐ.
+ Xác định nội dung và các tiêu chí đánh giá FDI theo hướng PTBV ở vùng
KTTĐ trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
+ Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ.
+ Đúc rút những bài học kinh