Luận án Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực

Trong nhà trường Tiểu học, Tiếng Việt được coi là môn học công cụ, có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Trên cơ sở sử dụng thành thạo tiếng Việt, các em mới có thể học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác. Việc sử dụng thành thạo tiếng Việt thể hiện ở các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt. Đọc là một trong bốn kĩ năng sử dụng tiếng Việt và có thể nói là kĩ năng quan trọng hàng đầu đối với học sinh Tiểu học. Hoạt động đọc giúp con người thu nhận được lượng thông tin nhiều nh t, nhanh nh t, dễ dàng, thông dụng và tiện lợi nh t để không ngừng bổ sung và nâng cao vốn hiểu biết, vốn sống của mình.

pdf293 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 10423 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 -------------------- TRỊNH CAM LY D¹Y HäC §äC HIÓU V¡N B¶N CHO HäC SINH LíP 4, 5 THEO TIÕP CËN N¡NG LùC LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 -------------------- TRỊNH CAM LY D¹Y HäC §äC HIÓU V¡N B¶N CHO HäC SINH LíP 4, 5 THEO TIÕP CËN N¡NG LùC LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Chuyên ngành : Giáo dục học (Tiểu học) Mã số : 62 14 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Trọng Hoàn 2. TS. Nguyễn Thị Kiều Anh HÀ NỘI – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận án Trịnh Cam Ly LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới TS. Nguyễn Trọng Hoàn và TS. Nguyễn Thị Kiều Anh, những người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng Sau Ðại học, các Phòng - Ban chức năng, các thầy giáo, cô giáo là cán bộ giảng viên và cộng tác viên Trường Ðại học Sư phạm Hà Nội 2 đã trực tiếp giảng dạy, đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh lớp 4 và lớp 5 các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát, thực nghiệm để có những số liệu tin cậy phục vụ nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các Phòng - Ban chức năng, các thầy cô là cán bộ giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học Trường Ðại học Sài Gòn và Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội (nay là Ðại học Thủ đô Hà Nội) đã động viên, chia sẻ, tạo mọi điều kiện ủng hộ tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng, tôi xin gửi những tình cảm sâu sắc tới các anh chị nghiên cứu sinh ngành Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học) Trường Ðại học Sư phạm Hà Nội 2, bạn bè và gia đình luôn quan tâm, động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2015 Tác giả luận án Trịnh Cam Ly MỤC LỤC Trang MỞ ÐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC ÐỌC HIỂU VĂN BẢN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TIỂU HỌC 8 1.1. Tổng quan những nghiên cứu có liên quan 8 1.2. Lí luận về dạy học đọc hiểu văn bản ở Tiểu học 18 1.3. Lí luận về dạy học đọc hiểu văn bản theo tiếp cận năng lực ở Tiểu học 37 Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC ÐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 45 2.1. Đặc điểm và yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 45 2.2. Thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 từ góc độ tiếp cận năng lực ở một số trường tiểu học 51 Chƣơng 3: CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC ÐỌC HIỂU VĂN BẢN CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 69 3.1. Dạy học đọc hiểu văn bản dựa vào vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và năng lực ngôn ngữ nền tảng của học sinh 69 3.2. Dạy học đọc hiểu dựa vào đặc trưng phong cách ngôn ngữ văn bản 75 Chƣơng 4: THỰC NGHIỆM KHOA HỌC 111 4.1. Mục đích thực nghiệm 111 4.2. Ðối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm 111 4.3. Nội dung thực nghiệm 113 4.4. Phương pháp và kĩ thuật tiến hành 114 4.5. Nhận định chung về thực nghiệm 135 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 137 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ÐẾN ÐỀ TÀI LUẬN ÁN 146 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148 PHỤ LỤC 158 DANH MỤC BẢNG STT BẢNG TÊN BẢNG TRANG 1.1 Các thời kì và các giai đoạn phát triển năng lực đọc 13 1.2 Phân loại văn bản Tập đọc lớp 4, 5 31 4.1 Thống kê các trường thực nghiệm, sĩ số học sinh các lớp thực nghiệm, đối chứng 112 4.2 Bảng thống kê kết quả khảo sát sau thực nghiệm tác động bằng văn bản đọc mới 131 DANH MỤC HÌNH STT HÌNH TÊN HÌNH TRANG 4.1 Biểu đồ tổng hợp kết quả khảo sát sau thực nghiệm thăm dò 116 4.2 Biểu đồ tổng hợp kết quả khảo sát sau thực nghiệm tác động 125- 126 4.3 Biểu đồ tổng hợp kết quả khảo sát sau thực nghiệm tác động bằng văn bản đọc mới 132 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong nhà trường Tiểu học, Tiếng Việt được coi là môn học công cụ, có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Trên cơ sở sử dụng thành thạo tiếng Việt, các em mới có thể học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác. Việc sử dụng thành thạo tiếng Việt thể hiện ở các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt. Đọc là một trong bốn kĩ năng sử dụng tiếng Việt và có thể nói là kĩ năng quan trọng hàng đầu đối với học sinh Tiểu học. Hoạt động đọc giúp con người thu nhận được lượng thông tin nhiều nh t, nhanh nh t, dễ dàng, thông dụng và tiện lợi nh t để không ngừng bổ sung và nâng cao vốn hiểu biết, vốn sống của mình. Thông qua hoạt động đọc mà thế hệ sau có thể tiếp thu được những kinh nghiệm, thừa hưởng được những tinh hoa từ thế hệ trước để lại, đồng thời cập nhật được những thành tựu khoa học tiến bộ của loài người, góp phần thúc đ y xã hội không ngừng phát triển. Trước đây, trong nhà trường, công việc giảng dạy và giáo dục phần lớn dựa vào chương trình và sách. Ngày nay, bên cạnh sách, học sinh còn thu nhận được khối lượng thông tin khổng lồ qua mạng internet. Tuy nhiên, để có thể chọn lọc, thu thập được lượng thông tin phù hợp học sinh cần có kĩ năng đọc, đọc để thu nhận thông tin trong học tập và trong cuộc sống. Hoạt động đọc bao gồm cả mặt kĩ thuật và mặt thông hiểu nội dung. Trong đó, thông hiểu nội dung (đọc hiểu) chính là đích của hoạt động đọc. Vì vậy, có thể khẳng định đọc hiểu là một trong những yếu tố của năng lực ngôn ngữ và là một trong những năng lực cốt lõi cần hình thành cho học sinh. 1.2. Vai trò của đọc hiểu một lần nữa được khẳng định khi cùng với Toán học và Khoa học, Đọc hiểu được chọn là một trong ba lĩnh vực để đánh giá năng lực học tập của học sinh trong độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo 2 dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế gọi tắt là PISA (Programme for International Student Assessment) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development viết tắt là OECD) khởi xướng và triển khai. Để kết quả đánh giá đọc hiểu thực sự có ch t lượng theo thang chu n đánh giá quốc tế, ch t lượng dạy đọc hiểu không những là yêu cầu thách thức với c p Trung học cơ sở mà còn r t cần thiết được dạy thực sự có ch t lượng ngay từ những năm cuối của c p Tiểu học, tạo tiền đề cho những c p học tiếp sau. 1.3. Dạy đọc hiểu cho học sinh tiểu học được thực hiện chủ yếu thông qua phân môn Tập đọc. Tuy nhiên, vì những lí do khách quan lẫn chủ quan, dạy đọc hiểu chưa được chú trọng đúng mức. Trong giờ Tập đọc lớp 4, 5, đọc hiểu được dạy chủ yếu thông qua hoạt động tìm hiểu bài. Nhiều học sinh lớp 4, 5 chưa thật hứng thú với giờ Tập đọc, với văn bản đọc và lúng túng khi đọc hiểu một văn bản mới, không có trong sách giáo khoa. Các em chưa thành thạo các kĩ năng đọc hiểu văn bản, đa số chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện và hiểu nghĩa văn bản (nghĩa từ ngữ, câu, đoạn, văn bản); nhiều em chưa phát hiện được những chi tiết quan trọng; kết nối thông tin trong văn bản và vận dụng những thông tin này vào giải quyết những v n đề trong học tập và đời sống. Đa số giáo viên chưa có sự đầu tư thích đáng cho môn học, dạy học Tập đọc theo quy trình được hướng dẫn, sử dụng hệ thống câu hỏi được thiết kế sẵn trong sách giáo khoa, dạy theo lối mòn dẫn đến giảm hứng thú của người dạy cũng như người học. Đặc biệt, dạy đọc hiểu ở lớp 4, 5 hiện nay chỉ dừng lại ở dạy từng văn bản cụ thể, chưa chú trọng đến hình thành kĩ năng đọc, hướng tới mục tiêu phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh. 1.4. Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4/11/2013 tại Hội nghị lần thứ 8 khoá XI của Ban Ch p hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 3 quốc tế, sau khi chỉ ra những hạn chế và yếu kém của giáo dục đã khẳng định quan điểm chỉ đạo: Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Cùng với việc khẳng định quan điểm đó, Nghị quyết cũng chỉ ra nhiệm vụ và giải pháp cụ thể đối với ngành giáo dục: Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Thực hiện tinh thần của Nghị quyết 29, đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học đang diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp. Dạy học đọc hiểu t t yếu phải đổi mới cùng với các môn học khác trong nhà trường. Vì những lí do đã nêu ra ở trên, chúng tôi chọn đề tài Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực với mong muốn thông qua việc nghiên cứu lí luận, khảo sát thực trạng đề xu t một số biện pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả việc dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xu t một số biện pháp cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Dạy học theo tiếp cận năng lực của học sinh. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực. 4 4. Giả thuyết khoa học Dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo chương trình, sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học hiện hành bên cạnh những thành công vẫn còn một số tồn tại. Nếu giáo viên áp dụng các biện pháp luận án đề xu t ở chương 3: dạy đọc hiểu văn bản dựa vào vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và năng lực ngôn ngữ nền tảng của học sinh; dạy đọc hiểu dựa vào đặc trưng phong cách ngôn ngữ văn bản sẽ góp phần nâng cao ch t lượng, hứng thú, hiệu quả dạy học cũng như hình thành năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xác định cơ sở lí luận của dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực. 5.2. Xác định cơ sở thực tiễn của dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực. 5.3. Đề xu t các biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực. 5.4. Tổ chức thực nghiệm khoa học bước đầu kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đề xu t. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Phạm vi nội dung - Đề tài phân tích và lí giải v n đề dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 thông qua chương trình Tiểu học và ngữ liệu dạy học Tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, 5 hiện hành. - Các biện pháp được đề xu t trong luận án hướng tới việc dạy học đọc hiểu văn bản theo từng phong cách ngôn ngữ khác nhau theo tiếp cận năng lực đọc của học sinh lớp 4, 5. Do mục đích nghiên cứu, đề tài chưa bàn đến các kĩ thuật đánh giá kết quả dạy học đọc hiểu theo tiếp cận năng lực. 6.2. Phạm vi địa bàn khảo sát và thực nghiệm - Địa bàn khảo sát: 20 trường tiểu học thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội. 5 - Địa bàn thực nghiệm: 8 trường tiểu học thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang và thành phố Hà Nội. 6.2. Phạm vi đối tượng khảo sát và thực nghiệm Giáo viên và học sinh lớp 4, 5. 6.3. Phạm vi nội dung thực nghiệm Thực nghiệm thông qua phân môn Tập đọc lớp 4, 5. 6.4. Phạm vi thời gian khảo sát và thực nghiệm - Thời gian khảo sát: Năm học 2011 - 2012. - Thời gian thực nghiệm: + Thực nghiệm thăm dò: Học kì 1 - Năm học 2014 - 2015. + Thực nghiệm tác động: Học kì 2 - Năm học 2014 - 2015. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, nghiên cứu các công trình trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu, tổng hợp các số liệu, tri thức có được từ hoạt động phân tích tài liệu. Từ đó, đưa ra những luận giải, nhận xét và đề xu t của tác giả luận án ở các chương về thực trạng và quan điểm, biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực. - Phương pháp chuyên gia được dùng để tham khảo ý kiến những nhà khoa học có kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp khảo sát được sử dụng để tìm hiểu thực trạng dạy đọc hiểu văn bản ở lớp 4, 5 và đánh giá mức độ hiểu văn bản của học sinh lớp thực nghiệm, đối chứng sau khi tiến hành thực nghiệm. - Phương pháp thực nghiệm dạy học được sử dụng để bước đầu kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đề xu t. 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Về mặt lí luận - Góp phần vào việc tìm hiểu những v n đề cơ bản của lí thuyết dạy học hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực. 6 - Hệ thống, lí giải và phân loại các văn bản được lựa chọn làm ngữ liệu dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4, 5 theo phong cách chức năng của ngôn ngữ. - Hệ thống các kĩ năng đọc hiểu văn bản cần rèn luyện cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực. 8.2. Về mặt thực tiễn - Khái quát thực trạng và chỉ ra một số hạn chế trong dạy học đọc hiểu cho học sinh lớp 4, 5 ở trường tiểu học hiện nay. - Đề xu t hai nhóm biện pháp cụ thể giúp giáo viên dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực và khẳng định tính khả thi của các biện pháp. - Định hướng cho giáo viên trong việc thiết kế bài giảng dạy học đọc hiểu văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác nhau cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực. 9. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận của dạy học đọc hiểu văn bản theo tiếp cận năng lực ở Tiểu học Cơ sở lí luận của việc dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực gồm tổng quan những nghiên cứu có liên quan, các v n đề lí luận về văn bản và dạy học đọc hiểu văn bản, lí luận về dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh Tiểu học theo tiếp cận năng lực. Chương 2: Cơ sở thực tiễn của dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực Cơ sở thực tiễn của việc dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực được tổng kết trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm và yêu cầu của việc dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5; khảo sát thực trạng, quan sát và tổng kết kinh nghiệm dạy học. 7 Chương 3: Các biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực Chương 3 đề xu t biện pháp dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5: dạy học đọc hiểu văn bản dựa vào vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và năng lực ngôn ngữ nền tảng của học sinh; dạy đọc hiểu dựa vào đặc trưng phong cách ngôn ngữ văn bản. Chương 4: Thực nghiệm khoa học Chương 4 mô tả việc thực nghiệm theo hai giai đoạn. Sau giai đoạn thực nghiệm thăm dò, những biện pháp đã được điều chỉnh phù hợp hơn trước khi tiến hành giai đoạn thực nghiệm tác động. Kết quả thực nghiệm góp phần khẳng định tính khả thi của những biện pháp được đề xu t ở chương 3. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC ÐỌC HIỂU VĂN BẢN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC Ở TIỂU HỌC 1.1. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.1.1. Những nghiên cứu về đọc hiểu và dạy học đọc hiểu Không đơn giản để xác định thật chính xác về mặt thời gian sự xu t hiện thuật ngữ đọc hiểu. Thuật ngữ kép đọc hiểu (reading comprehension) có thể xu t hiện từ r t sớm. Tuy nhiên, lí thuyết đọc hiểu xu t hiện muộn hơn. Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Âu - Mĩ và Liên Xô cũ, lí thuyết đọc hiểu được quan tâm và nghiên cứu từ nhiều thập kỉ trước với r t nhiều công trình khoa học, bài báo viết về v n đề đọc hiểu và dạy học đọc hiểu. Mỗi công trình đề cập đến đọc hiểu và dạy học đọc hiểu từ một góc độ song các tác giả đều nh n mạnh vai trò của hoạt động đọc và đưa ra một số giải pháp để dạy đọc hiểu có hiệu quả, tác động và tiếp nhận vẻ đẹp, giá trị ngôn từ và những đặc trưng cuộc sống từ những văn bản văn học được giảng dạy trong nhà trường. Trong cuốn Đọc sách như một nghệ thuật (How to read a book) [115], tác giả Mortimer J.Adler đã tập trung giải quyết v n đề quan niệm về cách học đọc với các mức độ đọc khác nhau để thu nhận thông tin và để hiểu biết về một cuốn sách. Đóng góp quý giá của công trình là hết sức chú ý trình bày các thao tác, kĩ năng và kinh nghiệm đọc hiểu nói chung. Tác giả gợi ý đọc truyện cần đọc thật nhanh với sự chú tâm cao, đọc một mạch không nghỉ; đọc kịch giống như đọc một câu chuyện và tưởng tượng mình đang xem vở kịch diễn ra trước mắt; đọc thơ phải đọc liền một mạch cho dù có hiểu hay không để nhìn ra tính thống nh t của bài thơ, đọc lại và đọc to lên, đọc đi đọc lại nhiều lần. Đây cũng là một trong những gợi ý cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu và đề xu t biện pháp dạy kĩ thuật đọc văn bản dựa vào đặc trưng phong cách ngôn ngữ. Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến công trình Reading and Study skills (Các kĩ năng đọc hiểu) [126]. Tác giả người Mỹ John Langan bày tỏ quan điểm dạy 9 đọc hiểu không chỉ được xem là dạy kĩ năng cho một môn học, một phân môn mà cần được coi là rèn luyện một kĩ năng quan trọng phục vụ nhu cầu học tập suốt đời. Điều này có nghĩa là, dạy đọc hiểu cần được chú trọng đúng mức và học sinh cần được học các cách đọc khác nhau tuỳ vào loại tài liệu và mục đích đọc. Tác giả đã dành một chương với 120 trang viết để trình bày mười kĩ năng hỗ trợ quá trình đọc hiểu văn bản: Kĩ năng xác định các định nghĩa và ví dụ; kĩ năng xác định các chuỗi luận điểm; kĩ năng xác định các đầu đề và đầu đề phụ; kĩ năng xác định các từ chỉ dẫn; kĩ năng xác định ý chính trong đoạn văn; kĩ năng lập dàn ý; kĩ năng tóm tắt; kĩ năng hiểu các bảng biểu và đồ thị; kĩ năng suy luận; kĩ năng tư duy phản biện. Trong số các kĩ năng trên, ở Việt Nam, trong quá trình dạy học đọc hiểu văn bản cho học sinh lớp 4, 5, các kĩ năng xác định các định nghĩa và ví dụ, xác định các chuỗi luận điểm, xác định các từ chỉ dẫn, suy luận và tư duy phản biện chưa được chú trọng rèn luyện; các kĩ năng xác định các đầu đề chính và đầu đề phụ, tóm tắt, hiểu các bảng biểu và đồ thị bắt đầu được chú ý; kĩ năng xác định ý chính và lập dàn ý r t được chú trọng rèn luyện song cách thức thực hiện chưa phong phú. Quan niệm của Jonh Langan là một trong những quan điểm tiến bộ về đọc hiểu và chính là một trong những gợi ý cho chúng tôi khi hệ thống các kĩ năng đọc hiểu văn bản cần rèn luyện cho học sinh lớp 4, 5 theo tiếp cận năng lực. Ở nước ta, việc dạy đọc hiểu mặc dù đã có “bề dày lịch sử” cùng với “bề dày lịch sử” của việc dạy chữ quốc ngữ song về mặt lí luận, dạy đọc hiểu mới được đặt ra như một v n đề độc lập cần được nghiên cứu khoảng từ đầu thập kỉ chín mươi của thế kỉ XX. Ở trung học cơ sở và trung học phổ thông, các tác giả Nguyễn Thanh Hùng, Trần Đình Sử, Nguyễn Trọng Hoàn, Phạm Thị Thu Hương, là những người quan tâm sâu sắc đến v n đề đọc hiểu, có nhiều công trình và các bài viết liên quan đến đọc hiểu và dạy học đọc hiểu văn bản đăng trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín. 10 Tác giả Phạm Thị Thu Hương với cuốn sách tham khảo Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông [48] đã đưa ra một số chiến thuật khá mớ
Luận văn liên quan