1.1. Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 xác định Tiếng Việt là một môn
học bắt buộc, là nội dung cốt lõi thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học ở cấp
tiểu học. Mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt tiểu học được thể hiện trong Chương
trình Ngữ văn 2018 là Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát
triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn
bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản;
liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số cau,
đoạn, bài văn ngắn chủ yếu là bài văn kể và tả), phát biểu rõ ràng, nghe hiểu ý kiến
người nói . 10 Theo đó, dạy học viết nói chung và dạy học viết sáng tạo nói riêng,
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu
học.
1.2. Đối với hoạt động tạo lập văn bản, viết là hoạt động đòi hỏi yêu cầu sáng
tạo cao. Tất nhiên mức độ của sự sáng tạo này tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại
văn bản. Viết là chia sẻ điều mình cảm nhận, suy nghĩ, quan niệm để bộc lộ, thể
hiện cách đánh giá, nhìn nhận, hay thuyết phục bản thân, thuyết phục người khác.
Đối tượng, mục đích, hoàn cảnh giao tiếp luôn mở, vì vậy, không thể rập khuôn,
máy móc trong việc xây dựng các văn bản - phương tiện và sản phẩm của hoạt động
giao tiếp nếu như muốn đạt hiệu quả cao. Sử dụng công cụ giao tiếp bằng ngôn ngữ
như thế nào để đạt hiệu quả giao tiếp cũng là một nhiệm vụ luôn đòi hỏi sự sáng tạo.
Ý thức về việc khơi dậy và nuôi dưỡng sự sáng tạo của học sinh trong dạy
học đã tạo một luồng sinh khí mới cho việc dạy học trong nhà trường nói chung,
dạy học viết nói riêng. Tuy nhiên thực tế triển khai, bởi nhiều lí do, chúng ta đã tự
đưa mình vào những "quy phạm", đặc biệt là ở lĩnh vực dạy viết. Học sinh không
được thực sự khích lệ viết theo điều các em nghĩ, viết bằng kinh nghiệm, vốn sống
của các em, viết bằng nhãn quan, giọng điệu của các em, điều này đã góp phần
tạo ra sản phẩm giáo dục là những con người thiếu khả năng sáng tạo, không biết
sáng tạo và không dám sáng tạo, chỉ quẩn quanh trong những "vùng an toàn", theo
lối mòn sẵn có, "nói theo", "nghĩ theo", "viết theo" người khác, tự mình đánh mất
chính mình.
268 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 3309 | Lượt tải: 16
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học viết sáng tạo cho học sinh tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
VŨ TRỌNG ĐÔNG
DẠY HỌC VIẾT SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
VŨ TRỌNG ĐÔNG
DẠY HỌC VIẾT SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học tiểu học
Mã số: 9.14.01.10
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS LÊ PHƢƠNG NGA 2. PGS. TS CHU THỊ THỦY AN
Hà Nội - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu của luận án là khách quan, trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2023
Tác giả luận án
Vũ Trọng Đông
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Lê Phương Nga,
PGS.TS. Chu Thị Thủy An đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ để tôi có thể
hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội, PGS TS Đỗ
Xuân Thảo và Ban Chủ nhiệm khoa Giáo dục Tiểu học, Phòng Sau Đại học đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, các bạn đồng
nghiệp, những người luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để tôi có
thể hoàn thành công việc nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2023
Tác giả luận án
Vũ Trọng Đông
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Viết đầy đủ
TLV : Tập làm văn
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
VD : Ví dụ
SGK : Sách giáo khoa
TV : Tiếng Việt
BGD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo
GDTH : Giáo dục Tiểu học
KTĐG : Kiểm tra đánh giá
CT GDPT: Chương trình Giáo dục phổ thông
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sự tương ứng của các giai đoạn sản sinh lời nói với các kĩ năng
làm văn ..................................................................................................... 20
Bảng 2.1: Rubric đánh giá bài văn kể chuyện ........................................................ 152
Bảng 2.2: Rubric đánh giá bài văn miêu tả ............................................................ 165
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tại Trường TH Thị Trấn và Trường TH Hải Hòa,
thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa .................................................................. 185
Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm vòng 1 tại Trường TH Thị Trấn và Trường
TH Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa ............................................ 187
Bảng 3.3. Kết quả thực nghiệm vòng 2 tại Trường TH Thị Trấn và Trường
TH Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa ............................................ 189
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát tại Trường TH Phú Hòa 1 và Trường TH Phú Lợi,
thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương ................................................... 191
Bảng 3.5. Kết quả thực nghiệm vòng 1 tại Trường TH Phú Hòa 1 và Trường
TH Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương .............................. 192
Bảng 3.6. Kết quả thực nghiệm vòng 2 tại Trường TH Phú Hòa 1 và Trường
TH Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương .............................. 193
Bảng 3.7. Kết quả khảo sát tại Trường TH Sơn Trà và Trường TH Lê Mao ......... 195
Bảng 3.8 Kết quả thực nghiệm vòng 1 tại Trường TH Sơn Trà và Trường
TH Lê Mao ............................................................................................. 196
Bảng 3.9 Kết quả thực nghiệm vòng 2 tại Trường TH Sơn Trà và Trường
TH Lê Mao ............................................................................................. 198
Bảng 3.10 Kết quả khảo sát tại Trường TH Nguyễn Thị Định và Trường
TH Lương Thế Vinh, Quận 7, TP Hồ Chí Minh .................................... 200
Bảng 3.11. Kết quả thực nghiệm vòng 1 tại Trường TH Nguyễn Thị Định
và Trường TH Lương Thế Vinh ............................................................. 201
Bảng 3.12. Kết quả thực nghiệm vòng 2 tại Trường TH Nguyễn Thị Định
và Trường TH Lương Thế Vinh, Quận 7, TP Hồ Chí Minh .................. 202
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3
6. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4
8. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 4
9. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC
VIẾT SÁNG TẠO Ở TIỂU HỌC ............................................................................ 6
1.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................... 6
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về dạy học viết sáng tạo ................................ 6
1.1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................. 23
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy học viết sáng tạo .................................... 42
1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 56
1.2.1. Các yêu cầu của dạy học viết ở tiểu học ......................................................... 56
1.2.2. Nội dung dạy học viết sáng tạo trong sách giáo khoa Tiếng Việt .................. 61
1.2.3. Thực trạng dạy học viết sáng tạo của giáo viên và học sinh .......................... 83
Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 92
Chƣơng 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC
VIẾT SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ............................................... 93
2.1. Tổ chức hoạt động trải nghiệm để tạo ý tưởng, nội dung viết bài ..................... 93
2.1.1. Căn cứ đề xuất biện pháp ................................................................................ 93
2.1.2. Nội dung và cách thức tổ chức biện pháp ....................................................... 93
2.2. Xây dựng các đề bài viết sáng tạo .................................................................... 112
2.2.1. Căn cứ đề xuất biện pháp .............................................................................. 112
2.2.2. Nội dung và cách thức tổ chức biện pháp ..................................................... 113
2.3. Hướng dẫn cách viết sáng tạo cho từng phần của bài văn ............................... 139
2.3.1. Căn cứ đề xuất biện pháp .............................................................................. 139
2.3.2. Nội dung và cách tổ chức biện pháp ............................................................. 139
2.4. Xây dựng các tiêu chí cho bài viết thông qua rubric kiểm tra, đánh giá ......... 149
2.4.1. Căn cứ đề xuất biện pháp .............................................................................. 149
2.4.2. Nội dung và cách tổ chức biện pháp ............................................................. 151
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 178
Chƣơng 3. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................ 179
3.1. Khái quát về thực nghiệm sư phạm .................................................................. 179
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................... 179
3.1.2. Nội dung và cách thức thực nghiệm .............................................................. 179
3.1.3. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm................................................................ 181
3.1.4. Thời gian thực nghiệm .................................................................................. 183
3.2. Tổ chức thực nghiệm ........................................................................................ 184
3.2.1. Chuẩn bị thực nghiệm ................................................................................... 184
3.2.2. Tiến hành thực nghiệm .................................................................................. 184
3.2.3. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................... 184
3.2.4. Phân tích kết quả thực nghiệm ...................................................................... 184
3.2.5. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm ....................................................... 204
Kết luận chương 3 ................................................................................................... 205
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 206
1. Kết luận ............................................................................................................... 206
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 208
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .. 209
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 211
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 xác định Tiếng Việt là một môn
học bắt buộc, là nội dung cốt lõi thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học ở cấp
tiểu học. Mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt tiểu học được thể hiện trong Chương
trình Ngữ văn 2018 là Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát
triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn
bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản;
liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số ca u,
đoạn, bài văn ngắn chủ yếu là bài văn kể và tả), phát biểu rõ ràng, nghe hiểu ý kiến
người nói . 10 Theo đó, dạy học viết nói chung và dạy học viết sáng tạo nói riêng,
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu
học.
1.2. Đối với hoạt động tạo lập văn bản, viết là hoạt động đòi hỏi yêu cầu sáng
tạo cao. Tất nhiên mức độ của sự sáng tạo này tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại
văn bản. Viết là chia sẻ điều mình cảm nhận, suy nghĩ, quan niệm để bộc lộ, thể
hiện cách đánh giá, nhìn nhận, hay thuyết phục bản thân, thuyết phục người khác.
Đối tượng, mục đích, hoàn cảnh giao tiếp luôn mở, vì vậy, không thể rập khuôn,
máy móc trong việc xây dựng các văn bản - phương tiện và sản phẩm của hoạt động
giao tiếp nếu như muốn đạt hiệu quả cao. Sử dụng công cụ giao tiếp bằng ngôn ngữ
như thế nào để đạt hiệu quả giao tiếp cũng là một nhiệm vụ luôn đòi hỏi sự sáng tạo.
Ý thức về việc khơi dậy và nuôi dưỡng sự sáng tạo của học sinh trong dạy
học đã tạo một luồng sinh khí mới cho việc dạy học trong nhà trường nói chung,
dạy học viết nói riêng. Tuy nhiên thực tế triển khai, bởi nhiều lí do, chúng ta đã tự
đưa mình vào những "quy phạm", đặc biệt là ở lĩnh vực dạy viết. Học sinh không
được thực sự khích lệ viết theo điều các em nghĩ, viết bằng kinh nghiệm, vốn sống
của các em, viết bằng nhãn quan, giọng điệu của các em, điều này đã góp phần
tạo ra sản phẩm giáo dục là những con người thiếu khả năng sáng tạo, không biết
sáng tạo và không dám sáng tạo, chỉ quẩn quanh trong những "vùng an toàn", theo
2
lối mòn sẵn có, "nói theo", "nghĩ theo", "viết theo" người khác, tự mình đánh mất
chính mình.
1.3. Trong chương trình Tiếng Việt tiểu học, viết đoạn văn, văn bản là kĩ
năng ngôn ngữ có mối quan hệ chặt chẽ với các kĩ năng ngôn ngữ khác, chính vì thể
mà nó được xem là kĩ năng khó dạy học nhất. Những năm gần đây, mặc dù các giáo
viên tiểu học đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển
năng lực, tuy nhiên, việc dạy kĩ năng viết đoạn văn, văn bản sáng tạo cho học sinh
tiểu học vẫn còn nhiều hạn chế. Tài liệu hướng dẫn dạy viết sáng tạo cho học sinh
và giáo viên tiểu học chưa nhiều, do đó việc dạy học viết sáng tạo vẫn gặp nhiều
khó khăn, lúng túng dẫn đến thực tế năng lực viết sáng tạo của học sinh còn chưa
thực sự được phát huy.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định Dạy học viết sáng tạo cho học
sinh tiểu học là đề tài có tính cấp thiết. Nếu thực hiện thành công sẽ góp phần
nâng cao chất lượng dạy học viết sáng tạo.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án hướng tới việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy viết
sáng tạo cho học sinh trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học viết sáng tạo câu, đoạn văn, bài văn cho học sinh tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp phát triển năng lực viết sáng tạo cho học sinh trong quá trình
dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Dạy học viết nói chung, dạy học viết sáng tạo nói riêng đóng vai trò quan
trọng trong việc phát triển các năng lực ngôn ngữ trong môn Tiếng Việt. Nếu đề
xuất và áp dụng được các biện pháp dạy học viết sáng tạo đảm bảo tính khoa học,
tính mới, hấp dẫn và phù hợp thực tiễn thì sẽ giúp nâng cao hiệu quả việc dạy học
viết sáng tạo cho học sinh tiểu học.
3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau:
5.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: vấn đề về dạy viết sáng
tạo, lí thuyết văn bản và tạo lập văn bản, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học.
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của dạy học viết sáng tạo ở nhà trường tiểu học hiện
nay.
5.3. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học viết sáng tạo trong quá trình
dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học.
5.4. Tổ chức thực nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Xuất phát từ mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt tiểu học trong Chương
trình Ngữ văn 2018 là Giúp học sinh viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn chủ
yếu là bài văn kể và tả) , hai thể loại văn kể chuyện và miêu tả chiếm thời lượng
nhiều nhất trong chương trình. Mặt khác, miêu tả và kể chuyện là hai thể loại văn
bản văn học yêu cầu tính sáng tạo cao khi viết, khác với các loại văn bản thông tin
như: thông báo, bản tin ngắn, giấy tờ in sẵn; viết thư Vì thể, trong luận án này,
chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề dạy học viết sáng tạo đối với hai thể loại văn
kể chuyện và miêu tả.
- Ở lớp 1, lớp 2, vốn sống, vốn hiểu biết, vốn từ, câu của học sinh chưa
phong phú, cần tập trung nhiều thời gian để dạy các em viết đúng. Với đối tượng là
học sinh các lớp 3, 4, 5, các yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết cao hơn, các em phải
thực hiện các nhiệm vụ viết đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh, cơ hội để phát huy tính
sáng tạo nhiểu hơn, vì thế, luận án hướng vào việc đề xuất các biện pháp viết sáng
tạo cho học sinh ở các lớp 3, 4, 5.
- Luận án tập trung khảo sát thực trạng và thực nghiệm các biện pháp đã đề
xuất ở các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Dương để đảm bảo sự đa dạng về vùng miền, địa
phương có đặc trưng và điều kiện dạy học khác nhau trên cả nước.
4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng để nghiên cứu cơ sở lý
luận, lịch sử nghiên cứu vấn đề gồm:
7.1.1. Phương pháp thu thập tài liệu: sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau để
phục vụ cho đề tài.
7.1.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: nhằm phân tích, khái quát các
quan điểm về viết sáng tạo và tạo lập văn bản; xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sử dụng để nghiên cứu thực
trạng vấn đề, biện pháp giải quyết vấn đề gồm:
7.2.1. Phương pháp quan sát sản phẩm: tổ chức quan sát các hoạt động giảng dạy,
học tập trong nhà trường liên quan đến việc dạy và học viết sáng tạo ở tiểu học, từ
đó rút ra một số kết luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu: sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông
tin cần thiết về thực trạng dạy và học viết sáng tạo ở tiểu học hiện nay.
7.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nhằm kiểm tra tính hiệu quả của các biện
pháp đề xuất trong quá trình dạy học các kiến thức Tiếng Việt ở trường tiểu học.
7.3. Phương pháp thống kê toán học: nhằm xử lý các số liệu thống kê liên quan
đến thực trạng dạy và học viết sáng tạo, kiểm định độ tin cậy của các biện pháp đề
xuất trong quá trình dạy học viết sáng tạo ở trường tiểu học.
8. Đóng góp mới của luận án
Những đóng góp chính của luận án là:
- Tổng quan đầy đủ về tình hình nghiên cứu về dạy học viết sáng tạo (các quan
điểm về dạy viết sáng tạo; vấn đề dạy viết và viết sáng tạo ở Việt Nam và trên thế giới).
- Tổng hợp, phân tích một cách hệ thống một số vấn đề có liên quan đến đề
tài như: các khái niệm cơ bản (sáng tạo và năng lực sáng tạo; viết sáng tạo; dạy học
viết sáng tạo trong môn Tiếng Việt), các vấn đề về lý thuyết văn bản và tạo lập
văn bản với việc dạy học viết sáng tạo, đặc điểm của học sinh tiểu học và việc dạy
học viết sáng tạo, hoạt động trải nghiệm và vai trò của hoạt động trải nghiệm trong
5
tạo lập văn bản, hứng thú vai trò của hứng thú đối với việc viết sáng tạo
- Tìm hiểu các yêu cầu của dạy học viết sáng tạo ở tiểu học, nội dung dạy
học viết và viết sáng tạo trong sách giáo khoa Tiếng Việt, thực trạng dạy học viết
sáng tạo của giáo viên và học sinh.
- Đề xuất 4 biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học viết sáng tạo cho học sinh
trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học, cụ thể là: Tổ chức hoạt động
trải nghiệm để tạo ý tưởng, nội dung viết bài; Xây dựng các đề bài viết sáng tạo;
Hướng dẫn cách viết sáng tạo cho từng phần của bài văn; Xây dựng các tiêu chí cho
bài viết thông qua rubric kiểm tra, đánh giá.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học viết sáng tạo ở tiểu
học
Chương 2: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học viết sáng tạo cho
học sinh tiểu học
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VIỆC DẠY HỌC VIẾT SÁNG TẠO Ở TIỂU HỌC
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về dạy học viết sáng tạo
1.1.1.1. Các quan điểm về dạy viết sáng tạo
a) Quan điểm dạy viết sáng tạo là dạy một quy trình cụ thể
Vấn đề dạy viết sáng tạo, từ lâu đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu trên thế giới. Trên một diễn đàn về dạy tiếng Anh, trong bài viết
“Approaches to process writing”, Graham Stanley chỉ ra vai trò, lợi ích của cách
tiếp cận viết theo quy trình. Ông giải thích các khái niệm và vai trò của từng thành
tố trong quy trình đó bao gồm: Quy trình viết là gì? Tại sao giáo viên lại quan tâm
đến cách tiếp cận quy trình viết văn? Vai trò thay đổi của giáo viên và học sinh?
Các giai đoạn trong cách tiếp cận quy trình viết? Hoạt động lớp học? Tầm quan
trọng của phản hồi? [84]. Mặc dù bài viết công bố từ năm 2003, nhưng tính thời
sự