Luận án Diễn ngôn trần thuật trong sáng tác văn xuôi hư cấu của tác giả nữ Việt Nam đương đại

Lí thuyết diễn ngôn, đặc biệt là diễn ngôn trần thuật đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu sâu rộng trên nhiều bình diện. Bên cạnh tập trung tìm hiểu giọng điệu, kết cấu, điểm nhìn, các nhà trần thuật học còn đi sâu nghiên cứu lời kể, cách kể hoặc nói cách khác là nghiên cứu diễn ngôn trần thuật. Diễn ngôn trần thuật có vai trò lớn trong việc kiến tạo nên những giá trị mới cho tác phẩm tự sự xét từ cấu trúc nội tại của văn bản. Bên cạnh đó, nó còn là phương tiện quan trọng biểu thị quá trình giao tiếp giữa độc giả với tác phẩm, giúp độc giả lí giải nội dung văn bản trên cơ sở phạm vi hiểu biết văn học của mình. Đối với tác phẩm tự sự, diễn ngôn là một nhân tố vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức cấu trúc trần thuật của tác phẩm, thể hiện tư tưởng trong chỉnh thể tác phẩm và quyết định phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Tập trung nghiên cứu lớp diễn ngôn, tức lớp ngôn ngữ trần thuật và các yếu tố tạo nên nó không chỉ giúp ta hiểu mới, hiểu lại các khái niệm đã quen mà còn tiếp cận tổng thể tác phẩm dưới ánh sáng của một lí thuyết văn học mới; tạo cơ sở lí luận vững chắc hơn khi đánh giá nội dung, tư tưởng, những giá trị thẩm mĩ của một chỉnh thể văn học và phong cách nhà văn. Văn xuôi hư cấu của tác giả nữ những năm 1986 đến nay, đặc biệt truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại, được xem là thể loại gặt hái nhiều thành công trong việc đổi mới. Vì vậy, việc nghiên cứu một đối tượng có nhiều đổi mới thành công dưới ánh sáng của một lí thuyết nghiên cứu mới sẽ mang lại những đóng góp nhất định. Việc đánh giá về văn xuôi hư cấu, đặc biệt truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại từ góc nhìn diễn ngôn trần thuật cho thỏa đáng là hết sức cần thiết. Có nhiều công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam thời kì đổi mới, trong đó có nhiều bài viết nghiên cứu về truyện ngắn, tiểu thuyết giai đoạn từ 1986 đến nay. Có thể kể đến các bài viết của nhà nghiên cứu Lã Nguyên, Trần Đình Sử, Bùi Việt Thắng, Đỗ Hải Ninh,. Nhiều hội thảo lớn được tổ chức để nhìn nhận, đánh giá về giai đoạn văn học này, theo trình tự thời gian có thể kể đến các Hội thảo: Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế (tháng 5/2014) tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Sáng tác văn học Việt Nam thời kì đổi mới: thực trạng và triển vọng (tháng 11/2015) tại Viện Văn học; và gần đây nhất là Hội thảo Thế hệ nhà văn sau 1975 tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hội thảo Thành tựu văn học Việt Nam 30 năm đổi mới của Trường Đại học Khoa học Huế,. Các hội thảo nhằm tạo ra diễn đàn khoa học để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh thế hệ cầm bút sau năm 1975, hướng tới việc tiếp cận kĩ càng và khách quan hơn về thế hệ nhà văn và giai đoạn văn chương này. Có thể nói, nghiên cứu sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết sau 1986 đã có một sự quan tâm thích đáng và không ít thành tựu, tuy nhiên, bởi nhiều lí do, vẫn còn nhiều khoảng trống hay bất cập. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu mới chỉ chú ý nhiều đến các hiện tượng cụ thể theo những điểm, những góc khám phá, tiếp cận riêng mà chưa có cái nhìn hệ thống khái quát; hoặc cách tiếp cận vẫn còn khá cũ, chưa vận dụng được những thành tựu mới của thi pháp học, lí thuyết thể loại, lí thuyết tự sự/trần thuật học,. để nhìn nhận đánh giá có cơ sở khoa học hơn.

doc253 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 135 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Diễn ngôn trần thuật trong sáng tác văn xuôi hư cấu của tác giả nữ Việt Nam đương đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁI THỊ PHƯƠNG THẢO DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT TRONG SÁNG TÁC VĂN XUÔI HƯ CẤU CỦA TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁI THỊ PHƯƠNG THẢO DIỄN NGÔN TRẦN THUẬT TRONG SÁNG TÁC VĂN XUÔI HƯ CẤU CỦA TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI 2. TS. TRẦN VIẾT THIỆN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Thái Thị Phương Thăo MỤC LỤC Trang phụ bìa MỞ ĐẦU 1. Lí do nghiên cứu Lí thuyết diễn ngôn, đặc biệt là diễn ngôn trần thuật đang ngày càng được quan tâm nghiên cứu sâu rộng trên nhiều bình diện. Bên cạnh tập trung tìm hiểu giọng điệu, kết cấu, điểm nhìn, các nhà trần thuật học còn đi sâu nghiên cứu lời kể, cách kể hoặc nói cách khác là nghiên cứu diễn ngôn trần thuật. Diễn ngôn trần thuật có vai trò lớn trong việc kiến tạo nên những giá trị mới cho tác phẩm tự sự xét từ cấu trúc nội tại của văn bản. Bên cạnh đó, nó còn là phương tiện quan trọng biểu thị quá trình giao tiếp giữa độc giả với tác phẩm, giúp độc giả lí giải nội dung văn bản trên cơ sở phạm vi hiểu biết văn học của mình. Đối với tác phẩm tự sự, diễn ngôn là một nhân tố vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức cấu trúc trần thuật của tác phẩm, thể hiện tư tưởng trong chỉnh thể tác phẩm và quyết định phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Tập trung nghiên cứu lớp diễn ngôn, tức lớp ngôn ngữ trần thuật và các yếu tố tạo nên nó không chỉ giúp ta hiểu mới, hiểu lại các khái niệm đã quen mà còn tiếp cận tổng thể tác phẩm dưới ánh sáng của một lí thuyết văn học mới; tạo cơ sở lí luận vững chắc hơn khi đánh giá nội dung, tư tưởng, những giá trị thẩm mĩ của một chỉnh thể văn học và phong cách nhà văn. Văn xuôi hư cấu của tác giả nữ những năm 1986 đến nay, đặc biệt truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại, được xem là thể loại gặt hái nhiều thành công trong việc đổi mới. Vì vậy, việc nghiên cứu một đối tượng có nhiều đổi mới thành công dưới ánh sáng của một lí thuyết nghiên cứu mới sẽ mang lại những đóng góp nhất định. Việc đánh giá về văn xuôi hư cấu, đặc biệt truyện ngắn của tác giả nữ Việt Nam đương đại từ góc nhìn diễn ngôn trần thuật cho thỏa đáng là hết sức cần thiết. Có nhiều công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam thời kì đổi mới, trong đó có nhiều bài viết nghiên cứu về truyện ngắn, tiểu thuyết giai đoạn từ 1986 đến nay. Có thể kể đến các bài viết của nhà nghiên cứu Lã Nguyên, Trần Đình Sử, Bùi Việt Thắng, Đỗ Hải Ninh,... Nhiều hội thảo lớn được tổ chức để nhìn nhận, đánh giá về giai đoạn văn học này, theo trình tự thời gian có thể kể đến các Hội thảo: Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế (tháng 5/2014) tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Sáng tác văn học Việt Nam thời kì đổi mới: thực trạng và triển vọng (tháng 11/2015) tại Viện Văn học; và gần đây nhất là Hội thảo Thế hệ nhà văn sau 1975 tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Hội thảo Thành tựu văn học Việt Nam 30 năm đổi mới của Trường Đại học Khoa học Huế,... Các hội thảo nhằm tạo ra diễn đàn khoa học để nhìn nhận, đánh giá, tôn vinh thế hệ cầm bút sau năm 1975, hướng tới việc tiếp cận kĩ càng và khách quan hơn về thế hệ nhà văn và giai đoạn văn chương này. Có thể nói, nghiên cứu sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết sau 1986 đã có một sự quan tâm thích đáng và không ít thành tựu, tuy nhiên, bởi nhiều lí do, vẫn còn nhiều khoảng trống hay bất cập. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu mới chỉ chú ý nhiều đến các hiện tượng cụ thể theo những điểm, những góc khám phá, tiếp cận riêng mà chưa có cái nhìn hệ thống khái quát; hoặc cách tiếp cận vẫn còn khá cũ, chưa vận dụng được những thành tựu mới của thi pháp học, lí thuyết thể loại, lí thuyết tự sự/trần thuật học,... để nhìn nhận đánh giá có cơ sở khoa học hơn. Đó là những lí do chủ yếu khiến chúng tôi chọn, nghiên cứu đề tài “Diễn ngôn trần thuật trong tác phẩm văn xuôi hư cấu của tác giả nữ Việt Nam đương đại” để thực hiện luận án Tiến sĩ. Câu hỏi đặt ra đối với luận án là: Diễn ngôn trần thuật trong tác phẩm văn xuôi hư cấu của tác giả nữ Việt Nam đương đại có những đặc điểm nổi bật, những thành tựu và đóng góp gì khi nhìn từ mã trần thuật của chủ thể nữ, khi nhìn từ ý thức nữ quyền và nhìn từ các lớp phát ngôn? 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu về “Diễn ngôn trần thuật trong tác phẩm văn xuôi hư cấu của tác giả nữ Việt Nam đương đại”, luận án này nhằm hướng tới các mục đích sau: - Tìm hiểu truyện ngắn và tiểu thuyết của tác giả nữ Việt Nam đương đại từ phương diện diễn ngôn trần thuật để thấy được quá trình phát triển, hiện đại hóa của văn xuôi hư cấu đương đại; khẳng định đóng góp của các nhà văn nữ (nhất là trên bình diện thể tài, nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn, tiểu thuyết). - Trên cơ sở miêu tả đặc điểm nội dung và hình thức truyện ngắn, tiểu thuyết của tác giả nữ Việt Nam đương đại từ góc nhìn diễn ngôn, khẳng định thêm về những giá trị, đóng góp của sáng tác nữ giai đoạn này nhìn từ đặc điểm thể tài và cấu trúc trần thuật. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề về diễn ngôn trần thuật trong tác phẩm văn xuôi hư cấu của tác giả nữ Việt Nam đương đại. Với đối tượng nghiên cứu là những vấn đề về diễn ngôn trần thuật trong văn xuôi hư cấu của tác giả nữ Việt Nam đương đại, trong khuôn khổ có hạn, luận án chủ yếu tập trung khảo sát sáng tác của một số tác giả tiêu biểu như Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Thùy Mai, Lê Minh Hà, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Phan Thị Vàng Anh, Lê Minh Khuê, Đỗ Hoàng Diệu, Thuận, Lý Lan, Phong Điệp, Quế Hương, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Võ Diệu Thanh, Nguyễn Thị Kim Hòa, Đoàn Minh Phượng, Trong số các tác giả nghiên cứu, luận án sẽ tập trung nghiên cứu một số tác giả có sự thành công trong diễn ngôn trần thuật làm đối tượng khảo sát trung tâm: Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Đỗ Hoàng Diệu, Quế Hương, Trần Thùy Mai, Đỗ Bích Thúy, Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư, Thuận; bên cạnh đó khảo sát nhiều tác giả vệ tinh khác. Nguyên tắc lựa chọn mẫu theo các tiêu chí như sau: Tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết của tác giả nữ từ 1986 đến nay. Tác phẩm tiêu biểu cho các chủ đề lớn liên quan đến nữ quyền và tiêu biểu cho các vùng miền Bắc – Trung – Nam, trong nước và hải ngoại. Tác phẩm tiêu biểu cho các tác giả nữ được khẳng định. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài        Bằng việc nghiên cứu một cách hệ thống “Diễn ngôn trần thuật trong tác phẩm văn xuôi hư cấu của tác giả nữ Việt Nam đương đại”, luận án góp thêm một tiếng nói khẳng định những đóng góp và vị trí sáng tác văn xuôi hư cấu của tác giả nữ Việt Nam đương đại. Về mặt lí luận, luận án muốn soi sáng đặc điểm nội dung và nghệ thuật sáng tác văn xuôi hư cấu của tác giả nữ Việt Nam đương đại bằng các thành tựu lí luận mới. Về thực tiễn, luận án muốn góp phần đánh giá thỏa đáng đóng góp của truyện ngắn, tiểu thuyết của tác giả nữ Việt Nam đương đại cho sự nghiệp đổi mới văn học nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lí luận của luận án là lí thuyết thể tài và lí thuyết diễn ngôn nói chung, lí thuyết diễn ngôn nữ quyền trong trần thuật nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu mà luận án sử dụng là một tổng hòa các phương pháp chủ yếu sau đây: - Phương pháp loại hình (nhằm loại hình hóa các mô thức trần thuật): phương pháp loại hình giúp chúng tôi xem xét sáng tác của nhà văn từ góc độ loại hình thể tài, loại hình văn xuôi nghệ thuật. Cụ thể khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi quan tâm đến những đặc trưng nghệ thuật của thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn để khẳng định những đổi mới và sáng tạo độc đáo của sáng tác nữ đương đại trong loại hình văn xuôi hư cấu từ 1986 đến nay. - Phương pháp tự sự học: Chúng tôi sử dụng hệ phương pháp hình thức phân tích văn bản trong ngôn ngữ để khai thác phân tích diễn ngôn, phân tích tác phẩm thành các đơn vị nhỏ hơn. Từ đó đặt ngôn ngữ trong hành động nói, trong bối cảnh giao tiếp để giải quyết nội dung mà luận án cần đạt. - Phương pháp hệ thống: Dưới ánh sáng của lí thuyết tự sự học, luận án nghiên cứu hệ thống những sáng tác văn xuôi hư cấu nữ đương đại. Điều này giúp chúng tôi tìm hiểu và làm rõ các nét đặc trưng của đối tượng nghiên cứu trên các phương diện: mã trần thuật của chủ thể nữ, ý thức nữ quyền và cách kiến tạo các lớp phát ngôn. - Phương pháp so sánh: luận án kết hợp so sánh đồng đại với so sánh lịch đại. Trong quá trình triển khai luận án, để làm rõ hơn đặc điểm diễn ngôn trần thuật trong tác phẩm văn xuôi hư cấu nữ đương đại, chúng tôi có so sánh với các nhà văn nam cùng thời hay với một số nhà văn nữ trong khu vực và trên thế giới. Từ đó có cơ sở khẳng định nét độc đáo trong cách xây dựng diễn ngôn trần thuật trong sáng tác của tác giả nữ Việt Nam đương đại. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: nhìn vấn đề từ nhiều nguồn tri thức nhằm xác định những lí thuyết tương quan đồng đẳng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, nhằm minh giải cho các phương diện của diễn ngôn trần thuật nữ trong văn học đương đại. - Phương pháp phê bình cổ mẫu: Vận dụng phương pháp này để đi tìm và phân tích các biểu tượng tự nhiên, xã hội, thân thể nữ mang tính cổ mẫu, có hàm lượng ý nghĩa biểu đạt bền vững, phổ quát bắt nguồn từ văn hóa, tôn giáo, lịch sử, xã hội của dân tộc.  Ngoài ra, luận án cũng thường xuyên sử dụng một số thao tác nghiên cứu như thống kê, phân tích, tổng hợp nhằm đưa ra những luận chứng cụ thể, sinh động chứng minh cho những luận điểm được tác giả trình bày trong luận án. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và thư mục Tài liệu tham khảo, Nội dung luận án được triển khai thành bốn chương: - Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Giới thuyết các khái niệm, công cụ cơ bản và xác định cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu đối tượng ở ba chương sau. - Chương 2. Diễn ngôn trong sáng tác văn xuôi hư cấu của các tác giả nữ Việt Nam đương đại nhìn từ chủ thể và mã trần thuật: Nghiên cứu về các vấn đề diễn ngôn gắn với chủ thể trần thuật nữ và mã trần thuật (đề tài, thể loại, hình tượng, biểu tượng). - Chương 3. Diễn ngôn trần thuật trong sáng tác văn xuôi hư cấu của các tác giả nữ Việt Nam đương đại nhìn từ ý thức nữ quyền: Nghiên cứu những biểu hiện nữ quyền của tác giả nữ trên phương diện ý thức: về vấn đề thiên chức và ý thức cá nhân gắn với ý thức về “giới thứ hai”; ý thức cộng sinh trong môi trường sinh thái tự nhiên và sinh thái tinh thần; thiên tính nữ trong nếp sống và cách hành xử trước các tình huống đời sống. - Chương 4. Diễn ngôn trần thuật trong sáng tác văn xuôi hư cấu của các tác giả nữ Việt Nam đương đại nhìn từ các lớp phát ngôn: Nghiên cứu các vấn đề đặc điểm cấu trúc diễn ngôn của người kể chuyện, đặc điểm cấu trúc diễn ngôn của nhân vật trong sáng tác nữ đương đại và “thiên tính nữ” trong cách tổ chức hòa phối các lớp diễn ngôn trần thuật. Chương 1. TỔNG QUAN VỂ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan về diễn ngôn 1.1.1. Diễn ngôn – ba hướng tiếp cận khái niệm và hướng tiếp cận của luận án 1.1.1.1. Ba hướng tiếp cận khái niệm (ngữ học, phong cách học, xã hội học) “Diễn ngôn” (Discourse) là thuật ngữ mới được đề xuất bởi các nhà lí luận phương Tây thế kỉ XX. Từ trước thế kỉ XX, khái niệm diễn ngôn đã xuất hiện, song ở giai đoạn này, phạm vi sử dụng của nó chủ yếu bó hẹp trong lĩnh vực ngôn ngữ học và diễn ngôn thường được hiểu theo nghĩa là tu từ học. Từ thế kỉ XX đến nay, trong bối cảnh sự chuyển hướng mạnh mẽ của hệ hình lí thuyết (hay còn gọi là khúc ngoặt ngôn ngữ), diễn ngôn đã được bổ sung thêm những hàm nghĩa mới, gắn liền với một mô hình nghiên cứu văn học, văn hóa hoàn toàn mới, đồng thời trở thành một trong những thuật ngữ mang tính chất chìa khóa trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Hiện nay, diễn ngôn xuất hiện rất nhiều trong các nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nói như Trần Đình Sử là “nhiều đến mức không sao có thể định nghĩa thông suốt hết” (Trần Đình Sử, 2013). Vì vậy, việc xác lập một cách hiểu thống nhất về diễn ngôn là điều không dễ dàng bởi đây là khái niệm khoa học có tính liên ngành, đa ngành, đa nghĩa. Có thể nói đây là khái niệm còn bỏ ngỏ bởi mỗi người nghiên cứu sử dụng theo cách hiểu riêng của mình, người đọc phải căn cứ vào ngữ cảnh để hiểu cách dùng trong từng trường hợp cụ thể. David Nunan đưa ra quan điểm: “ thuật ngữ diễn ngôn lại để chỉ việc giải thuyết sự kiện giao tiếp trong ngữ cảnh” (David Nunan, 1997, tr.21). Trần Đình Sử cho rằng: “Trong lí luận hiện nay có ba khuynh hướng nghiên cứu. Một là ngữ học do các nhà ngữ học đề xuất. Hai là lí luận văn học do M. Bakhtin nêu ra và ba là xã hội học, lịch sử tư tưởng mà tiêu biểu là M. Foucault” (Trần Đình Sử, 2013). Trong thực tế, ba khuynh hướng nghiên cứu này như ba vòng tròn đồng tâm và trong quá trình phát triển, chúng sẽ giao thoa, xâm lấn, tác động, ảnh hưởng vào địa hạt của nhau khiến cho ranh giới giữa chúng bị nhòe mờ. Trong luận án của mình, chúng tôi cố gắng nắm bắt những dòng mạch chính trong nghiên cứu diễn ngôn hiện nay, phác thảo ba cách tiếp cận chủ yếu, đồng thời giới thiệu những tư tưởng gia và những quan điểm lí thuyết có ảnh hưởng lớn nhất trong nghiên cứu diễn ngôn. Trên cơ sở đó xác định một cách tiếp cận khả dụng, phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. * Hướng tiếp cận ngôn ngữ học Trong thực tiễn nghiên cứu về diễn ngôn ở Phương Tây, khái niệm diễn ngôn trước hết thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, là sản phẩm được tạo ra từ “bước ngoặt ngôn ngữ”. Nói tới “bước ngoặt ngôn ngữ”, các nhà nghiên cứu đều nhắc đến F. de Sausure và tư tưởng học thuật của ông. Phần lớn họ cho rằng ngôn ngữ học cấu trúc của F. de Saussure có hạn chế lớn là đem đối lập ngôn ngữ với lời nói. Saussure cho rằng ngôn ngữ là một hệ thống, một kết cấu tinh thần trừu tượng, khái quát trong khi lời nói là sự vận động của ngôn ngữ trong mọi cảnh huống cụ thể, được sử dụng bởi một cá nhân cụ thể; ngôn ngữ là kho tàng của cộng đồng, còn lời nói là hướng đi của cá thể. Theo đó, ngôn ngữ học chỉ nghiên cứu phương diện ngôn ngữ (bao gồm hệ thống các nguyên tắc chi phối sự vận dụng ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, cú pháp) còn lời nói do thuộc sở hữu của các cá nhân nên không nằm trong đối tượng xem xét của ngôn ngữ học. Sự đối lập lời nói/ngôn ngữ trong quan điểm của Saussure đã làm nền tảng cho sự phân biệt giữa discourse (diễn ngôn) và text (văn bản). Văn bản (text) là cấu trúc ngôn ngữ mang tính chất tĩnh, còn diễn ngôn (discourse) là cấu trúc lời nói mang tính động. Dần dần, nhận thấy sự thiên lệch trong nghiên cứu của Saussure, một số nhà ngôn ngữ học thấy cần thiết phải nghiên cứu lời nói, nghiên cứu diễn ngôn. Sự xuất hiện của thuật ngữ diễn ngôn hẳn nhiên phải xuất phát từ chính nhược điểm vừa nêu, đúng như nhận định của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử: “Một thuật ngữ mới chỉ xuất hiện khi nào phát hiện chỗ khiếm khuyết trong hệ hình tiếp cận cũ” (Trần Đình Sử, 2013). Trên cơ sở sự đối lập giữa văn bản và diễn ngôn, vào những năm 1960, ngôn ngữ học đã rẽ sang hai hướng: một hướng đi sâu nghiên cứu cấu trúc nội tại của các văn bản như một hệ thống chỉnh thể, khép kín và biệt lập, và hướng còn lại, chuyên nghiên cứu cấu trúc diễn ngôn trong mối quan hệ với ngữ cảnh phát ngôn, nhân vật phát ngôn Từ quan điểm của Saussure, các tác giả tiêu biểu của trường phái cấu trúc như R. Barthes, T. Todorov, G. Genette đã tiếp tục bổ sung và phát triển các định nghĩa về diễn ngôn. Họ xem diễn ngôn như một đơn vị lớn hơn câu và phân tích diễn ngôn chính là phân tích những yếu tố cấu tạo nên câu đó. Trong Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể, R. Barthes cho rằng: Bất cứ văn bản tự sự nào cũng đều xây dựng theo mô hình câu mặc dù nó không phải là tổng thể các câu, bất cứ một truyện nào cũng là một câu lớn và câu kể chính là sự tỉnh lược của một truyện nhỏ. Trong văn bản tự sự có thể tìm thấy sự hiện diện của các phạm trù cơ bản như thể, thời, dạng, ngôi. Hơn nữa, ngay cả các chủ thể lẫn cụm chủ vị trong văn bản cũng đều tuân theo các quy tắc cấu tạo câu. (Đỗ Lai Thúy, 2004) Chính vì quan niệm như thế, R. Barthes đã phân tích văn bản bằng những thao tác phân tích câu, và lược quy cấu trúc của văn bản vào những đơn vị ngữ pháp của câu. Tzvetan Todorov lại khẳng định: “Mỗi tác phẩm văn học là sự hiện thực hóa của một cấu trúc lớn hơn” (Tzvetan Todorov,1978). Trên cơ sở đó, Todorov không quan tâm đến việc phân tích các văn bản văn học cụ thể, ông coi mỗi văn bản văn học là một ví dụ, là chất liệu để nghiên cứu thuộc tính chung, trừu tượng của văn học.  Trên cơ sở đó, việc phân tích văn bản văn học bao gồm phân tích các phương diện: phương diện ngữ nghĩa (được phát triển thành hai nhóm: nhóm các yếu tố cùng hiện diện trong một văn bản và nhóm  các yếu tố vắng mặt); những kiểu ghi của ngôn ngữ (được phân chia thành các phạm trù: tính cụ thể/ trừu tượng của lời nói, những hình thái tu từ như tính hình tượng và hoa mĩ của văn bản; tính đơn trị văn bản không gợi lên ở người đọc những liên hệ với những phương thức diễn ngôn đã có trước đó; tính chủ quan/khách quan); phương diện từ (gồm có dạng nói về mức độ tồn tại của các sự kiện được miêu tả trong văn bản và thời tức là quan hệ giữa hai trục thời gian: trục vốn có của văn bản tác phẩm và trục thời gian của sự kiện, nhân vật hư cấu trong một thế giới vốn được tổ chức phức tạp hơn nhiều, và cuối cùng là cách nhìn mà từ nó các sự kiện được tri giác); phương diện cú pháp (các cấu trúc văn bản như sự tổ chức thời gian, tổ chức không gian) (Nguyễn Thị Ngọc Minh, 2012). Trong Diễn ngôn tự sự (Narrative discourse), trên cơ sở phân biệt discourse và story, G. Genette cho rằng diễn ngôn tự sự là cách thức trình bày một câu chuyện. Tác giả đã phân chia diễn ngôn tự sự thành các phạm trù ngữ pháp như: thời, thức và giọng. Trong đó, thời và thức nằm ở cấp độ mối quan hệ giữa câu chuyện và diễn ngôn tự sự, giọng chỉ ra mối quan hệ giữa hoạt động kể và diễn ngôn tự sự, giữa hoạt động kể và câu chuyện. Genette đã dùng những phạm trù ngữ pháp này để phân tích cấu trúc tự sự của Đi tìm thời gian đã mất của M. Proust (G. Genette, 1988). Có thể nói, đến G. Genette, việc nghiên cứu diễn ngôn đã có được kết quả hoàn thiện, đạt đến đỉnh cao và sau đó người ta phải tìm hướng tiếp cận mới. Cũng trong giai đoạn này, khái niệm diễn ngôn bắt đầu được sử dụng rộng rãi và đặc biệt trở thành một khái niệm trung tâm trong trường phái Phân tích diễn ngôn (hay còn gọi là nghiên cứu diễn ngôn), một hướng nghiên cứu có phạm vi và ảnh hưởng rất rộng rãi, bao trùm rất nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ học, xã hội học, tâm lí xã hội học, nghiên cứu văn học Như vậy, trong cái nhìn của các nhà ngôn ngữ học và cấu trúc học, diễn ngôn là một đơn vị trên câu, có cấu trúc nội tại khép kín được cấu thành từ các thành tố như thể, thời, giọng, ngôi. Theo tác giả Diệp Quang Ban, “Hiểu một cách cụ thể hơn thì Phân tích diễn ngôn là đường hướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn ngôn/văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực mà nội dung hết sức phong phú đa dạng” (Diệp Quang Ban, 2009, tr.57). Nếu như ngữ pháp văn bản chuyên nghiên cứu văn bản một cách biệt lập, hoàn toàn tách rời khỏi ngữ cảnh thì phân tích diễn ngôn nhằm làm nổi bật mối quan hệ chặt chẽ giữa kết cấu ngôn từ bên trong văn bản với những yếu tố ngoài văn bản (hay còn gọi là ngôn vực). Các yếu tố này bao gồm trường (field) (hoàn cảnh bao quanh diễn ngôn), thức (mode) (vai trò của ngôn ngữ trong tình huống), không khí chung (tennor) (các vai xã hội trong giao tiếp). Trong giai đoạn này, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi ngôn ngữ học Saussure và chủ nghĩa cấu trúc, các nhà nghiên cứu văn họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_dien_ngon_tran_thuat_trong_sang_tac_van_xuoi_hu_cau.doc
  • docMAU 5.5. TRANG THONG TIN TV MOI CUA LUAN AN.doc
  • pdfMAU 5.5. TRANG THONG TIN TV MOI CUA LUAN AN.pdf
  • docMAU-5.5.IN-TRANG-THONG-TIN-TA-.doc
  • pdfMAU-5.5.IN-TRANG-THONG-TIN-TA-.pdf
  • pdfQĐ HỘI ĐỒNG NCS THÁI THỊ PHƯƠNG THẢO.pdf
  • pdfTOÀN VĂN LUẬN ÁN - THÁI THẢO.pdf
  • pdfTOM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT- THÁI THẢO.pdf
  • docxTOM TAT LA TIẾNG ANH - THÁI THẢO.docx
  • pdfTOM TAT LA TIẾNG ANH.pdf
  • docTOM TAT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT - THÁI THẢO.doc
Luận văn liên quan