Luận án Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới

Tìm hiểu về diễn ngôn công dung ngôn hạnh trên truyền thông, chúng ta có thể thấy không chỉ riêng thời điểm này, mà cho tới ngày nay, đây vẫn là một trong những diễn ngôn chủ đạo khi nói về phẩm chất đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam. Nó hiện diện trong “tâm thức” của dân tộc khi nghĩ tới phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam “truyền thống”. Từ khi Pháp xâm lược, ảnh hưởng của Nho giáo suy giảm, nhưng được bắt rễ trong hàng năm lịch sử nên tư tưởng này vẫn ăn sâu trong tâm thức người Việt, đặc biệt là tầng lớp nho học. Với sự phổ biến của những diễn ngôn về “phụ nữ truyền thống” như “tứ đức”, “công dung ngôn hạnh”. Thậm chí một số tân trí thức vẫn duy trì diễn ngôn về phụ nữ truyền thống cùng song hành với diễn ngôn về người phụ nữ thời đại mới. Tư tưởng “nam nữ bình quyền” như là một lớp vỏ mới sáng bóng và tươi mới phủ lên lớp trầm tích của những giá trị bền vững từ truyền thống. Vì vậy mặc dù quan điểm “nam nữ bình quyền”, tự do chức nghiệp, học hành được nhắc đến nhiều nhưng ngay cả những người làm báo của NGC và PNTV cũng cho rằng nhiệm vụ quan trọng nhất của người phụ nữ là học để biết, để làm tròn thiên chức với gia đình (thể hiện trong bài Thế lực người đờn bà – Sương Nguyệt Anh (Nữ Giới Chung số 1) và Cái thiên chức của người làm mẹ - Md Nguyễn Đức Nhuận (Phụ Nữ Tân Văn số 9). Ra đời sau NGC 11 năm, nhưng trong bài báo thể hiện “cái tinh thần” của Phụ Nữ Tân Văn (Bài giới thiệu Chương trình của bổn báo, PNTV số 1) trong vô thức, vẫn thể hiện những định kiến cố hữu trong tiềm thức về người phụ nữ, với “thiên chức” của mình, và với vai trò của người vợ người mẹ “khuyên chồng, dạy con” trong gia đình vẫn không thay đổi. Việc tăng cường học tập, chức nghiệp cuối cùng chỉ để làm tốt hơn phần “trách nhiệm” của phụ nữ Nữ Giới Chung cũng kết luận “nếu không học hỏi thì biết đâu mà dạy dỗ lại con, không coi sách thì biết đâu phần trách nhiệm của mình” (T.H1). Còn với Phụ Nữ Tân Văn trong vô thức, vẫn thể hiện những định kiến cố hữu trong tiềm thức về người phụ nữ, với “thiên chức” của mình, và với vai trò của người vợ người mẹ “khuyên chồng, dạy con” trong gia đình vẫn không thay đổi. Việc tăng cường học tập, chức nghiệp cuối cùng chỉ để làm tốt hơn phần “trách nhiệm và thiên chức” của người phụ nữ (T.H 20).

pdf234 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 06/01/2025 | Lượt xem: 54 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HỒ THỊ GIANG DIỄN NGÔN VỀ GIỚI TRÊN TRUYỀN THÔNG SAU ĐỔI MỚI Ngành: Văn hoá học Mã số: 9 22 90 44 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS PHẠM QUỲNH PHƯƠNG Hà Nội - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố ở bất kì một công trình nào khác. Luận án có kế thừa và sử dụng một số tài liệu đã công bố có liên quan đến đề tài để tham khảo. Các nguồn tài liệu ấy đều được chú thích rõ ràng, chính xác. Hà Nội, ngày tháng năm 2023 Tác giả Hồ Thị Giang MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1 ......................................................................................................... 10 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BỐI CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI ............................................................................... 10 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 10 1.2 Cơ sở lý luận ................................................................................................... 22 1.3. Bối cảnh xã hội Việt Nam sau đổi mới 1986 ................................................. 36 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................. 42 CHƯƠNG 2. MỘT SỐ DIỄN NGÔN VỀ GIỚI TRÊN TRUYỀN THÔNG 43 2.1. Diễn ngôn về “thiên chức” và phẩm chất của người phụ nữ ......................... 44 2.2. Diễn ngôn về “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” .............................................. 52 2.3. Diễn ngôn về người phụ nữ tự chủ ................................................................ 61 2.4. Diễn ngôn về bình đẳng giới .......................................................................... 74 CHƯƠNG 3. TÍNH TIẾP NỐI VÀ ĐỘNG NĂNG MỚI CỦA DIỄN NGÔN VỀ GIỚI TRÊN TRUYỀN THÔNG ................................................................. 99 3.1. Tính tiếp nối của các diễn ngôn về giới trên truyền thông .......................... 100 3.2. Điều kiện khả thể sau Đổi Mới cho sự duy trì, tiếp nối và củng cố các diễn ngôn về giới ........................................................................................................ 125 3.3. Điều kiện khả thể của sự hình thành các diễn ngôn mới ............................. 135 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................... 150 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 151 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GS TS PGS GS.TS PGS.TS Nxb Xb Tr. Báo PNVN HLH PNVN NGC PNTV P.V TP HCM HN T.H BĐG Dantri ĐHQGHN KHXH&NV : Giáo sư : Tiến sỹ : Phó Giáo sư : Giáo sư Tiến sỹ : Phó Giáo sư Tiến sỹ : Nhà xuất bản : Xuất bản : Trang : Báo Phụ nữ Việt Nam : Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam : Nữ giới chung : Phụ nữ Tân Văn : Phóng Viên : Thành phố : Hồ Chí Minh : Hà Nội : Trường hợp : Bình đẳng giới : Dantri.com : Đại học Quốc gia Hà Nội : Khoa học ã hội và Nhân Văn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên một game show truyền hình “Ai là triệu phú” phát sóng phát sóng trên VTV, khi được hỏi “canh cua nấu với rau gì”, câu trả lời “không biết” của cô gái dự thi đã dấy lên một cuộc tranh luận về việc tại sao một người phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành, sẵn sàng bước vào cuộc sống hôn nhân, lại không biết một điều tưởng như là tất yếu đối với mỗi người phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh quan điểm việc đó là điều “không thể chấp nhận” đối với phụ nữ mà “công dung ngôn hạnh” là phẩm chất cần thiết, thì cũng có nhiều ý kiến bênh vực cô gái và phản bác quan điểm nữ công gia chánh vẫn bị xem là phẩm chất của người phụ nữ hiện đại. Sự khác biệt trong quan điểm này phần nào bộc lộ những thay đổi trong đời sống xã hội Việt Nam cũng như những sự níu kéo của truyền thống đối với người phụ nữ nói riêng và thực hành giới nói chung.1 Từ đầu thế kỷ XX, với sự phát triển của báo chí và sự va đập của văn hoá Việt Nam với văn hoá phương Tây, cũng như xuyên suốt lịch sử cách mạng của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vai trò của người phụ nữ nói riêng và vấn đề bình đẳng giới nói chung trở thành chủ đề then chốt của vấn đề giới. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã giành được rất nhiều thành tựu về bình đẳng giới, ví dụ như luôn duy trì tỉ lệ nữ giới tham gia lực lượng lao động ở mức cao; sức khoẻ và trình độ học vấn của họ cũng ngày càng được cải thiện. Trong quá trình thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (CLQG) từ 2011 - 2020), Việt Nam cũng đã đạt được 14 trên tổng số 22 chỉ tiêu (chiếm 2/3) (UN Women, 2021, tr.11) dẫn theo Ngô Thị Phương Lan và cộng sự [67, tr. 228]. Bên cạnh đó, với sự hình thành và phát triển của các phương tiện truyền thông, nhiều diễn ngôn về giới được được thiết chế hoá và có tác động sâu sắc tới xã hội. Điều này càng thể hiện đặc biệt rõ nét trên truyền thông từ sau Đổi mới. Năm 1986, với chính sách đổi mới, Việt Nam mở cửa đón nhận những nguồn lực từ nước ngoài mà trước tiên là những nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp và cũng là cơ hội để người dân tiếp xúc những nguồn thông tin toàn cầu, nâng cao hiểu biết và rút ngắn dần khoảng cách tụt hậu so với thế giới. Chỉ sau 1 Tính đến 1/10/2013, 66% ý kiến được khảo sát trên Vnẽpress.vn coi đây là một hiện tượng không bình thường, trong khi 34% coi là bình thường. Links https://vnexpress.net/nu-ky-su-thi-ai-la-trieu-phu-nghi-el- nino-la-mot-loai-sua 2 gần bốn thập kỷ Đổi mới, báo chí, báo chí truyền thông Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng và toàn diện nhất. Tính đến ngày 30/11/2021, cả nước có 816 cơ quan báo chí, trong đó 114 cơ quan báo thực hiện hai loại hình báo chí (in và điện tử), 116 tạp chí thực hiện hai loại hình, 557 báo và tạp chí in, 29 báo và tạp chí điện tử; 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát thanh truyền hình. Sau giai đoạn phát triển của báo in và báo hình, gần đây, cùng với kỷ nguyên của internet và điện thoại thông minh, báo mạng và mạng xã hội đã và đang chiếm lĩnh vai trò đối với truyền thông. Với ưu điểm nhanh, cập nhật và có thể xem ở mọi nơi, xem đi xem lại, có thể xem cả hình lẫn âm thanh, báo mạng và mạng xã hội đã thực sự đóng vai trò quan trọng của truyền thông Việt Nam hiện nay.2 Chính trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của truyền thông chính thống và truyền thông mạng xã hội, những diễn ngôn về giới cũng trở nên đa chiều hơn và cũng có tính lan toả hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đặc thù của văn hóa Việt Nam, có sự khác biệt về mối quan tâm giữa giới nam và giới nữ. Trong tác phẩm Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ XX, nhà nghiên cứu Lê Thị Nhâm Tuyết có đặt ra câu hỏi: “Tại sao đàn ông cứ bình thản là đàn ông, trong khi phụ nữ lúc nào cũng là nạn nhân của mọi thứ định kiến, đồng thời lại là đối tượng được nâng niu trân trọng trong vai trò của ngọn nguồn nghệ thuật sáng tạo văn học nghệ thuật?” [159, tr. 11-12]. Câu hỏi này đã động chạm cốt lõi đến vấn đề giới ở Việt Nam khi hình ảnh và diễn ngôn3 về giới ở Việt Nam phần lớn các các diễn ngôn về nữ giới. Những dàn xếp xã hội và văn hoá đã khiến người đàn ông chỉ cần “bình thản là đàn ông” hay mặc nhiên được trao quyền, trong khi người phụ nữ trở thành trung tâm của diễn ngôn về giới trong lịch sử Việt Nam và sau Đổi mới. Đặc biệt, sau Đổi mới, những diễn ngôn về giới bao chứa cả hai khuynh hướng: vừa định kiến với những khuôn mẫu giới, vừa cổ suý bình đẳng giới. Bối cảnh sau Đổi mới cũng cho thấy sự tương tác giữa các diễn ngôn về giới và nhận thức, thực hành văn hóa, ứng xử, lối sống của người dân. Hiện thực phức tạp này đòi hỏi cần có một nghiên cứu cụ thể về diễn ngôn về giới trên truyền thông sau đổi mới, trong cái nhìn có tính lịch sử tiếp nối và bao quát của cả bối cảnh về giới ở Việt Nam trong hơn một thế kỷ qua để hiểu được tại sao cả 2 https://vov.gov.vn/bao-dien-tu-la-mat-tran-moi-cua-bao-chi-truyen-thong-dtnew-337656 3 “Diễn ngôn” (discourse) là một thuật ngữ được dùng khá phổ biến, đặc biệt trong các nghiên cứu gần đây và được dùng sớm nhất trong ngôn ngữ học, nhằm ám chỉ phương thức hoạt động của ngôn từ, vượt ra ngoài văn bản và có thể xem xét sự vận hành của ngôn từ để khám phá các quan hệ quyền lực chi phối sự tạo thành và vận hành của chúng trong thực tiễn đời sống (Dẫn theo Phạm Quỳnh Phương, Hoàng Cầm [97, tr.50]. 3 hai khuynh hướng diễn ngôn áp đặt khuôn mẫu giới và cổ suý cho bình đẳng giới cùng song song tồn tại. Đặt vấn đề nghiên cứu diễn ngôn về giới trên truyền thông, cho phép không chỉ nghiên cứu sự thịnh hành của những quan điểm về giới được tái hiện trên truyền thông, mà còn giúp chúng ta hiểu được những điều kiện khả thể cho phép diễn ngôn được duy trì củng cố, cũng như các diễn ngôn mới được nảy sinh. Nghiên cứu diễn ngôn về giới trên truyền thông sau Đổi mới, do đó, sẽ là một góc nhìn giúp nhận diện vấn đề giới trong sự biến đổi xã hội ở Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Luận án khám phá tính tiếp nối và biến đổi của các diễn ngôn thịnh hành về giới trên truyền thông sau Đổi Mới, qua đó chỉ ra các khả thể của việc duy trì và tái củng cố diễn ngôn cũ đồng thời kiến tạo các diễn ngôn mới, trong những động năng mới của xã hội Việt Nam đương đại. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu về diễn ngôn nói chung và diễn ngôn về giới nói riêng để làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu vấn đề diễn ngôn về giới trên truyền thông. Thứ hai, lịch sử hoá các diễn ngôn về phụ nữ trong lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến thời kỳ trước Đổi mới để hiểu về tính tiếp nối của diễn ngôn trong sự chuyển dịch của bối cảnh xã hội. Thứ ba, dựa vào các nguồn tư liệu báo chí và mạng xã hội, khám phá các diễn ngôn về khuôn mẫu và vai trò giới, cũng như bình đẳng giới từ thời kỳ trước được duy trì và tái củng cố sau Đổi mới. Thứ tư, tìm hiểu các điều kiện khả thể cho sự duy trì các diễn ngôn cũ và sự nảy sinh của các diễn ngôn mới, cũng như mối quan hệ giữa diễn ngôn và sự biến đổi xã hội ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung vào các diễn ngôn liên quan đến giới trong bối cảnh truyền thông. Nếu như giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ, thì “giới” là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội (CSAGA) [93]. Giới là phạm trù xã hội, vì vậy những diễn ngôn về giới cũng là sự 4 kiến tạo có tính tri thức nằm trong bối cảnh văn hoá và xã hội nhất định. Mặc dù chủ đề luận án là diễn ngôn về giới, nhưng như đã trình bày ở trên, phụ nữ luôn là trung tâm của những diễn ngôn về giới ở Việt Nam, và cũng vì khuôn khổ có hạn của một luận án, chúng tôi chủ yếu tập trung vào các diễn ngôn về phụ nữ. Trong số các diễn ngôn về giới nói chung, chúng tôi lại giới hạn vào hai cụm diễn ngôn cơ bản, đó là các diễn ngôn về vai trò và khuôn mẫu giới, và diễn ngôn về bình đẳng giới. Về phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi thể loại: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu trong báo chí thuộc hai loại hình tiêu biểu trong truyền thông: Báo chí chính thống có tính định hướng của nhà nước, và báo mạng với sự đa dạng về nguồn tin và tiếng nói của công chúng, các loại hình truyền thông sáng tạo trên mạng xã hội. Trong mỗi loại hình, chúng tôi chọn một nghiên cứu trường hợp: Với báo in là tờ báo Phụ Nữ Việt Nam (thành lập 1955, nhưng chúng tôi chủ yếu quan tâm giai đoạn sau Đổi Mới), báo điện tử là Vnexpress và Dantri, Mạng xã hội webtretho (một trong những diễn đàn phụ nữ lớn nhất Việt Nam), mạng xã hội tiktok, facebook. Ngoài ra, truyền thông đại chúng, với đại diện là phim ảnh, cũng là nơi chứa đựng rất rõ các diễn ngôn thống soát trong xã hội, nơi mà góc nhìn về giới trong cuộc sống được tái trình hiện một cách sinh động và tự nhiên. Trong luận án, chúng tôi lựa chọn cả phim điện ảnh và truyền hình để khảo sát, với những bộ phim được chọn tiêu biểu như phim điện ảnh đạt cánh diều bạc “Trăng nơi đáy giếng” (2008) và hai bộ phim truyền hình đạt cánh diều vàng vài năm gần đây là Về nhà đi con (2019), Thương ngày nắng về (2021). Đây là ba bộ phim đạt nhiều giải thưởng cũng như có được hiệu ứng rất tốt từ khán giả. Chúng tôi coi phim là văn bản và tập trung phân tích các diễn ngôn bộc lộ trên phim để thấy được các diễn ngôn về giới, và cách người ta phản ứng với những diễn ngôn đó, thể hiện quan niệm tư tưởng của con người, cũng như của xã hội thời kỳ nó diễn ra. Cụ thể, luận án khảo sát hơn 1100 trường hợp trên 3 tờ báo và mạng xã hội, bao gồm: gần 600 bài báo trên báo PNVN từ 1986 tới nay và hơn 200 bài báo điện tử (chủ yếu Dantri và Vnexpress) từ 2006 tới 2023, gần 60 bài viết với lượt tương tác thảo luận trên Webtretho. Mạng xã hội Webtretho là trang mạng quan trọng để khảo sát bởi nó đáp ứng nhu cầu của đông đảo chị em phụ nữ thời kỳ những năm đầu của 5 thế kỷ XXI về chia sẻ thông tin, tâm sự, tham khảo ý kiến về mọi lĩnh vực trong đời sống hôn nhân, chăm sóc con, làm đẹp thậm chí những vấn đề khó nói như đời sống phòng the, chuyện lầm lỡ, chuyện tâm linh, con giáp thứ 13, vì vậy các ý kiến khá đa dạng, đa chiều và cập nhật. Trong những năm sau này, khi facebook cùng một số mạng xã hội khác tham gia vào Việt Nam, lượt tương tác vào webtretho có suy giảm, nhưng do lợi thế về bề dày thời gian, với dung lượng kiến thức, chia sẻ “khủng”nên đây vẫn là đối tượng rất quan trọng trong khảo sát về diễn ngôn giới nữ thời kỳ sau đổi mới. Ngoài việc khảo sát báo PNVN để thấy được những diễn ngôn chính thống mang tính định hướng của nhà nước, khảo sát mạng xã hội webtretho để thấy được những diễn ngôn đa chiều của công chúng truyền thông trước những diễn ngôn thống soát, chúng tôi cũng đã khảo sát bộ phim điện ảnh Trăng nơi đáy giếng (2008), và hai bộ phim truyền hình Về nhà đi con (2019) và Thương ngày nắng về (2021). Thể loại phim truyện vốn được đánh giá là loại “nghệ thuật thứ 7” thoả mãn sự sáng tạo của việc mô tả đời sống thực tế. Đời sống con người dưới lăng kính ống quay nghệ thuật, đã thể hiện những khát khao, ẩn ức. Dù đạo diễn có chủ ý hay không thì các diễn ngôn về giới cũng được hiển lộ một cách tự nhiên qua những tuyến nhân vật trong tác phẩm. Sự biểu đạt của các diễn ngôn này được hình thành bằng cả ý thức và sự vô thức đã thấm đẫm từ trong đời sống xã hội, cho thấy chúng đã trở thành những diễn ngôn thống soát của thời hiện tại. Về phạm vi thời gian: Luận án lấy mốc là từ sau Đổi mới (1986) trở lại đây. Tuy nhiên, vấn đề của diễn ngôn là vấn đề của câu hỏi từ khi nào những quan điểm đó trở thành thống soát (được coi là “truth”/chân lý, theo cách nói của Foucault, 1972), nói cách khác, phân tích diễn ngôn đòi hỏi thao tác lịch sử hoá vấn đề. Diễn ngôn có tính kế thừa và bắt nguồn từ những thời điểm nhất định trong lịch sử, vì vậy luận án cũng làm công việc lịch sử hóa các diễn ngôn giai đoạn đầu thế kỷ XX, chúng tôi khảo sát các tờ báo chuyên viết về giới nữ từ đầu thế kỷ XX tới nay như Nữ giới chung giai đoạn 1918-1919, phụ nữ Tân Văn giai đoạn 1929-1933 và báo Phụ Nữ Việt Nam từ 1955-2020, để thấy những quan điểm về giới nữ xuyên suốt chiều dài lịch sử . Trong phạm vi giới hạn của luận án, chúng tôi không có tham vọng bao quát được toàn bộ các diễn ngôn về giới, mà như đã trình bày ở trên, giới hạn chủ yếu xoay 6 quanh hướng diễn ngôn liên quan đến khuôn mẫu giới/vai trò giới và bình đẳng giới. Luận án nhằm trả lời một câu hỏi nghiên cứu cơ bản: những diễn ngôn phổ biến trên truyền thông sau Đổi mới cho biết gì về dòng chảy lịch sử của vấn đề giới cũng như sự biến đổi của xã hội Việt nam hiện nay? 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp tiếp cận liên ngành, lấy trọng tâm là phương pháp nghiên cứu văn bản Diễn ngôn là phạm trù phân tích có liên quan đến rất nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, chính trị, xã hội, văn hóa...Vì vậy cách tiếp cận liên ngành, trong đó vận dụng các phương pháp nghiên cứu của nhiều ngành như sử học, ngôn ngữ học, tâm lý học, triết học, văn hoá học sẽ làm nổi bật vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, theo Đinh Gia Khánh thì trong tổ chức nghiên cứu liên ngành thường có một ngành khoa học giữ vai trò trung tâm. Vai trò ấy được quy định bởi những điều kiện khác nhau, thí dụ như mục tiêu cuối cùng của đề tài nghiên cứu hoặc tính chất của tư liệu nghiên cứu Như thế trong việc nghiên cứu liên ngành thì các ngành khoa học giữ tính chất độc lập với nhau trong khi vẫn phối hợp chặt chẽ nhau [64, tr.13-14]. Luận án này sử dụng cách tiếp cận và phương pháp tiếp cận liên ngành, lấy văn hoá học làm trung tâm, với cách hiểu về văn hoá như một tiến trình tạo nghĩa và lưu thông về nghĩa (Phạm Quỳnh Phương) [102]. Trong nghiên cứu văn hoá, cách tiếp cận văn hoá như là văn bản (culture as text) được chú trọng, với quan niệm thế giới như là những văn bản chứa đựng những biểu tượng và ý nghĩa, cần phải được diễn giải. Vì vậy, phương pháp phân tích văn bản (textual analysis) cũng là phương pháp được quan tâm trong phân tích tác phẩm. Hai tờ báo chuyên biệt về phụ nữ nổi bật nhất đầu thế kỷ XX là Nữ giới chung và Phụ nữ Tân văn, hay báo Phụ nữ Việt Nam đều là những văn bản bộc lộ các chiều kích về nghĩa của vấn đề giới ẩn sâu trong văn hoá Việt Nam. Báo Phụ nữ Việt Nam là cơ quan ngôn luận của hội LHPNVN, thể hiện tiếng nói và sự định hướng và quan điểm của Đảng và nhà nước ta về vấn đề phụ nữ. Mạng xã hội webtretho (trước đây là cộng đồng web

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dien_ngon_ve_gioi_tren_truyen_thong_sau_doi_moi.pdf
  • pdfQĐ_HoThiGIang.pdf
  • docTrichyeu_HoThiGiang.doc
  • pdfTT Eng HoThiGiang.pdf
  • pdfTT HoThiGiang.pdf
Luận văn liên quan