Luận án Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống

Trong những năm gần đây, ngữ pháp chức năng hệ thống (systemic functional grammar) được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và nghiên cứu. Theo lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngôn ngữ là nghĩa (meaning) chứ không phải là dạng thức (form). J.R.Firth (1956) là người đặt nền móng và có nhiều đóng cho sự phát triển của ngữ pháp chức năng hệ thống. Theo ông, ba yếu tố ngôn ngữ, văn hóa và xã hội có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, trong đó ngôn ngữ trước hết là công cụ con người sử dụng để thực hiện chức năng xã hội. Firth (1957) cho rằng “ nghĩa được hình thành bởi tổng hòa của các chức năng mà một dạng thức biểu đạt” [93, p.1934-1951. Ở giai đoạn sau, Halliday tiếp tục phát triển ngữ pháp chức năng hệ thống và đồng nhất nghĩa với chức. Halliday (1994) [126] cho rằng ngôn ngữ là một hệ thống biểu đạt nghĩa và chỉ có thể hiện thực hóa thông qua ngôn cảnh cụ thể nhằm thực hiện chức năng giao tiếp. Khác so với ngữ pháp truyền thống, ngữ pháp chức năng hệ thống xem văn bản là đơn vị để phân tích thay vì đơn vị câu trong ngữ pháp truyền thống. Ngữ pháp chức năng hệ thống cho rằng văn bản có 3 nghĩa chính là nghĩa kinh nghiệm, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản nhằm diễn đạt 3 chức năng cơ bản của văn bản là chức năng kinh nghiệm, chức năng liên nhân và chức năng văn bản. Một trong những ứng dụng của ngữ pháp chức năng hệ thống đó là việc sử dụng khung lý thuyết trong việc phân tích diễn ngôn, một trong những hướng nghiên cứu ngôn ngữ phổ biến từ nửa cuối thế kỉ XX nhằm tìm ra cách thức các hiện tượng ngôn ngữ được sử dụng trong các tình huống giao tiếp nói và viết. Trong phân tích diễn ngôn, ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp, mà còn là cầu nối tạo sự tương tác giữa các thành phần tham gia giao tiếp (người nói/ người nghe) trong bối cảnh văn hóa, xã hội, chính trị. Phân tích diễn ngôn sử dụng lí thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống để phân tích và đưa ra các đặc điểm ngôn ngữ trong các văn bản trên cơ sở 3 siêu chức năng của ngôn ngữ là chức năng kinh nghiệm (kinh nghiệm của người nói/viết về thế giới), chức năng liên nhân (mối quan hệ giữa người nói và người viết) và chức năng văn bản (cấu trúc hình thành của diễn ngôn).

pdf293 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 10download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ___________________________ NGUYỄN THỊ THANH HÒA ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ CỦA BÀI BÁO TẠP CHÍ TÀI CHÍNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TỪ QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP HỌC CHỨC NĂNG HỆ THỐNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2022 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ___________________________ NGUYỄN THỊ THANH HÒA ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ CỦA BÀI BÁO TẠP CHÍ TÀI CHÍNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TỪ QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP HỌC CHỨC NĂNG HỆ THỐNG Ngành : Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9.22.20.24 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Kim Bảng 2. PGS.TS. Lâm Quang Đông HÀ NỘI - 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Cách thức giải quyết các vấn đề đặt ra cũng như các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............... 10 1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 10 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 10 1.1.1. Lý thuyết về diễn ngôn ........................................................................... 10 1.1.2. Các nghiên cứu về phân tích diễn ngôn ................................................. 15 1.1.3. Đường hướng phân tích diễn ngôn ......................................................... 19 1.1.4. Nghiên cứu diễn ngôn khoa học kinh tế ................................................. 23 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 25 1.2.1. Lý thuyết về phân tích diễn ngôn .......................................................... 25 1.2.2. Nghiên cứu bài báo khoa học ................................................................. 27 1.2.3. Nghiên cứu dựa vào ngữ pháp chức năng hệ thống ............................... 28 2. Cở sở lý thuyết ..................................................................................................... 32 2.1. Diễn ngôn và văn bản ................................................................................ 32 2.2. Phân tích diễn ngôn ................................................................................... 34 2.3. Ngôn ngữ nói ngôn ngữ viết ...................................................................... 34 2.4. Khái niệm và cấu trúc của bài báo khoa học ............................................. 35 2.5. Đặc điểm của bài báo tạp chí chuyên ngành tài chính .............................. 36 2.6. Phong cách và phong cách khoa học ......................................................... 37 2.7. Khái niệm về thể loại ................................................................................. 37 2.8. Ngữ cảnh .................................................................................................... 38 2.9. Ngữ vực (register) ..................................................................................... 38 2.10. Ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday (Systemic Functional Grammar) ......................................................................................................... 40 2.11. Cú trong tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................ 44 2.12. Lý thuyết ngôn ngữ so sánh đối chiếu ..................................................... 45 3. Tiểu kết ................................................................................................................. 46 iii Chƣơng 2: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CỦA TRƢỜNG TRONG BÀI BÁO TẠP CHÍ TÀI CHÍNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT .................................... 48 2.1. Các kiểu quá trình trong bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt ........ 48 2.1.1. Quá trình quan hệ trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ...... 50 2.1.2. Quá trình quan hệ trong bài báo TCCNTC tiếng Việt ........................... 54 2.1.2. Quá trình vật chất trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ...... 56 2.1.3. Quá trình hiện hữu trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt .... 66 2.1.4. Quá trình tinh thần trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt .... 69 2.1.5. Quá trình phát ngôn trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt .......... 74 2.1.6. Quá trình hành vi trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ...... 78 2.2. Chu cảnh trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ......................... 80 2.2.1. Chu cảnh thời gian trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt .... 82 2.2.2. Chu cảnh không gian trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ........... 85 2.3. Chu cảnh quan điểm trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ...... 87 2.3.1. Chu cảnh quan điểm trong bài báo TCCNTC tiếng Anh ....................... 88 2.3.2. Chu cảnh quan điểm trong bài báo TCCNTC tiếng Việt ....................... 89 2.4. Điểm tƣơng đồng và khác biệt trong việc sử dụng Trƣờng của bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt .................................................................. 91 2.4.1. Điểm tương đồng .................................................................................... 91 2.4.2. Điểm khác biệt ........................................................................................ 91 2.5. Tiểu kết .............................................................................................................. 96 Chƣơng 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CỦA KHÔNG KHÍ TRONG BÀI BÁO TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ........................................................................................................... 98 3.1. Thức trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ................................ 98 3.1.1. Thức trong bài báo TCCNTC tiếng Anh ................................................ 99 3.1.2. Thức trong bài báo TCCNTC tiếng Việt .............................................. 101 3.2. Tình thái trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ........................ 100 iv 3.2.1. Tình thái trong bài báo TCCNTC tiếng Anh ........................................ 105 3.2.2. Tình thái trong bài báo TCCNTC tiếng Việt ........................................ 108 3.3. Đối chiếu đặc điểm Không khí trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................................................ 111 3.3.1. Điểm tương đồng .................................................................................. 111 3.3.2. Điểm khác biệt ..................................................................................... 115 3.4. Tiểu kết ............................................................................................................ 121 Chƣơng 4: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁCH THỨC TRONG TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT ......... 123 4.1. Đề ngữ đơn trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ................... 123 4.1.1 Đề chủ đề .............................................................................................. 123 4.1.2. Đề văn bản trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt .............. 130 4.1.3. Đề liên nhân trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ............ 132 4.1.4. Đề liên nhân trong bài báo TCCNTC tiếng Anh .................................. 133 4.1.5. Đối chiếu Đề ngữ đơn trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ... 152 4.2. Đề ngữ đa ........................................................................................................ 153 4.2.1. Đề ngữ đa trong bài báo TCCNTC tiếng Anh ..................................... 153 4.2.2. Đề ngữ đa trong bài báo TCCNTC tiếng Việt ..................................... 155 4.2.3. Đối chiếu Đề ngữ đa trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ..... 156 4.3. Quy chiếu trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ...................... 157 4.3.1. Quy chiếu trong bài báo TCCNTC tiếng Anh ...................................... 158 4.3.2. Quy chiếu trong bài báo TCCNTC tiếng Việt ...................................... 161 4.3.3. Đối chiếu quy chiếu trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ......... 162 4.4. Liên kết logic ................................................................................................... 163 4.4.1. Liên kết logic trong bài báo TCCNTC tiếng Anh ................................ 164 4.4.2. Liên kết logic trong bài báo TCCNTC tiếng Việt ................................ 169 4.4.3. Đối chiếu liên kết logic trong bài báo TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt .................................................................................................................. 172 4.5. Tiểu kết ............................................................................................................ 174 v KẾT LUẬN ............................................................................................................ 175 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 178 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 179 PHỤ LỤC vi DANH MỤC QUY ƢỚC VIẾT TẮT 1. BĐNT Bị đồng nhất thể 2. CC Chu cảnh 3. CT Cảm thể 4. ĐNĐD Đề ngữ đánh dấu 5. ĐNKĐD Đề ngữ không đánh dấu 6. ĐNT Đồng nhất thể 7. ĐT Đương thể 8. ĐT Đích thể 9. HHT Hiện hữu thể 10. HT Hành thể 11. HT Hiện tượng 12. PD Phần dư 13. PN Phát ngôn 14. PNT Phát ngôn thể 15. NNCN Ngôn ngữ chuyên ngành 16. QT: QH Quá trình quan hệ 17. QT:HH Quá trình hiện hữu 18. QT:PN Quá trình phát ngôn 19. QT:TT Quá trình tinh thần 20. QT:VC Quá trình vật chất 21. Tác tử ĐTTT Tác tử động từ tình thái 22. Tác tử TT Tác tử tình thái 23. TCCNTC Tạp chí chuyên ngành Tài chính 24. TT Thuộc tính 25. TTHĐ Tác tử hữu định 26. VBHĐ Văn bản hợp đồng 27. VBTMBT Văn bản thuyết minh bảo tàng vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng cú và phân bổ các kiểu quá trình trong TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ........................................................................................... 49 Bảng 2.2. Sự phân bổ của các loại chu cảnh trong các TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ........................................................................................................ 81 Bảng 3.1. Số lượng cú và phân bổ các kiểu thức trong TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ........................................................................................................ 98 Bảng 3.2. Số lượng cú và phân bổ tình thái trong TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ...... 104 Bảng 4.1. Đối chiếu Đề chủ đề trong TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt .............. 124 Bảng 4.2. Các kiểu phụ ngữ liên hợp và phụ ngữ tình thái trong TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................ 133 Bảng 4.3. Đối chiếu sự lựa chọn của các đề ngữ thành phần trong Đề ngữ đa của TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ......................................................... 157 Bảng 4.4. Tần số xuất hiện của quy chiếu ngôi và quy chiếu chỉ định trong TCCNTC tiếng Anh và tiếng Việt ............................................................... 158 Bảng 4.5. Đối chiếu liên kết logic trong TCCNTC tiếng Anh với tiếng Việt ........ 164 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, ngữ pháp chức năng hệ thống (systemic functional grammar) được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm và nghiên cứu. Theo lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống, đối tượng nghiên cứu chủ yếu của ngôn ngữ là nghĩa (meaning) chứ không phải là dạng thức (form). J.R.Firth (1956) là người đặt nền móng và có nhiều đóng cho sự phát triển của ngữ pháp chức năng hệ thống. Theo ông, ba yếu tố ngôn ngữ, văn hóa và xã hội có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, trong đó ngôn ngữ trước hết là công cụ con người sử dụng để thực hiện chức năng xã hội. Firth (1957) cho rằng “ nghĩa được hình thành bởi tổng hòa của các chức năng mà một dạng thức biểu đạt” [93, p.1934-1951. Ở giai đoạn sau, Halliday tiếp tục phát triển ngữ pháp chức năng hệ thống và đồng nhất nghĩa với chức. Halliday (1994) [126] cho rằng ngôn ngữ là một hệ thống biểu đạt nghĩa và chỉ có thể hiện thực hóa thông qua ngôn cảnh cụ thể nhằm thực hiện chức năng giao tiếp. Khác so với ngữ pháp truyền thống, ngữ pháp chức năng hệ thống xem văn bản là đơn vị để phân tích thay vì đơn vị câu trong ngữ pháp truyền thống. Ngữ pháp chức năng hệ thống cho rằng văn bản có 3 nghĩa chính là nghĩa kinh nghiệm, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản nhằm diễn đạt 3 chức năng cơ bản của văn bản là chức năng kinh nghiệm, chức năng liên nhân và chức năng văn bản. Một trong những ứng dụng của ngữ pháp chức năng hệ thống đó là việc sử dụng khung lý thuyết trong việc phân tích diễn ngôn, một trong những hướng nghiên cứu ngôn ngữ phổ biến từ nửa cuối thế kỉ XX nhằm tìm ra cách thức các hiện tượng ngôn ngữ được sử dụng trong các tình huống giao tiếp nói và viết. Trong phân tích diễn ngôn, ngôn ngữ không chỉ là công cụ giao tiếp, mà còn là cầu nối tạo sự tương tác giữa các thành phần tham gia giao tiếp (người nói/ người nghe) trong bối cảnh văn hóa, xã hội, chính trị. Phân tích diễn 2 ngôn sử dụng lí thuyết Ngữ pháp chức năng hệ thống để phân tích và đưa ra các đặc điểm ngôn ngữ trong các văn bản trên cơ sở 3 siêu chức năng của ngôn ngữ là chức năng kinh nghiệm (kinh nghiệm của người nói/viết về thế giới), chức năng liên nhân (mối quan hệ giữa người nói và người viết) và chức năng văn bản (cấu trúc hình thành của diễn ngôn). Tại Việt Nam, phân tích diễn ngôn tập trung nghiên cứu các đối tượng ngôn ngữ như ngôn ngữ của báo chí, pháp luật, nghệ thuật, hành chính, khẩu hiệu-quảng cáo, khoa học hay ngôn ngữ chính trị-xã hội trên phương diện từ vựng, ngữ pháp, thể loại, phong cách và ngữ vực. Qua điều tra, khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số ít các công trình nghiên cứu diễn ngôn khoa học ở khía cạnh từ vựng và cấu trúc thể loại mà chưa có một công trình nào nghiên cứu các diễn ngôn khoa học từ quan điểm Ngữ pháp chức năng hệ thống trên phương diện về ngữ vực. Bài báo tạp chí chuyên ngành tài chính là một loại diễn ngôn khoa học chuyên ngành kinh tế, có những yếu tố phù hợp với phương pháp phân tích diễn ngôn từ quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống trên các bình diện về Trường, Không khí và Cách thức, chi phối việc lựa chọn và cách thức sử dụng ngôn ngữ, tác động đến tư tưởng của nhóm người trong cộng đồng giao tiếp, vì vậy với thực tế trên đây, chúng tôi triển khai đề tài ĐỐI CHIẾU NGÔN NGỮ CỦA BÀI BÁO TẠP CHÍ TÀI CHÍNH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TỪ QUAN ĐIỂM NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG HỆ THỐNG 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống đặt ra ba mục đích cơ bản sau: Thứ nhất, phân tích ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính từ quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday để tìm ra các đặc điểm ngôn ngữ nổi bật của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt 3 nhằm chứng minh ngôn ngữ thực hiện chức năng xã hội. Thứ hai, đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt để tìm ra điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ của bài báo tạp chí trong hai ngôn ngữ từ quan điểm ngữ pháp chức năng hệ thống. Thứ ba, kết quả của luận án phần nào hỗ trợ các nghiên cứu viên, chuyên viên, sinh viên trong lĩnh vực Tài chính lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ một cách khoa học trong việc biên soạn, thiết kế giáo trình, tài liệu tham khảo, viết và đăng tải các bài báo khoa học chuyên ngành bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án cần trả lời cho ba câu hỏi nghiên cứu sau đây: (1) Đặc điểm ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh là gì? (2) Đặc điểm ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Việt là gì? (3) Điểm tương đồng và khác biệt về ngôn ngữ của bài báo tạp chí tiếng Anh và tiếng Việt là gì? 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra ở trên, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về diễn ngôn, các ứng dụng của phân tích diễn ngôn, phân tích diễn ngôn dựa vào ngữ pháp chức năng hệ thống, thực tiễn vận dụng lý thuyết ngữ pháp chức năng hệ thống trong phân tích văn bản, các bài báo chuyên ngành kinh tế. -Trình bày các khái niệm cơ bản, phác họa cơ sở lý thuyết phục vụ cho việc phân tích ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm của ngữ pháp chức năng hệ thống trên các phương diện Trường, Không khí và Cách thức -Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tài chính tiếng Anh và tiếng Việt trên các phương diện Trường, Không khí và Cách thức để tìm ra các điểm tương 4 đồng và khác biệt, đồng thời rút ra các nhận xét tổng quát về cách sử dụng ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt. 3. Đối tƣợng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung vào việc nghiên cứu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm Ngữ pháp chức năng hệ thống trên các bình diện Trường, Không khí và Cách thức. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của các bài báo tài chính tiếng Anh và tiếng Việt trên các bình diện về Trường, Không khí và Cách thức nhằm thực hiện các chức năng kinh nghiệm, chức năng liên nhân và chức năng văn bản cụ thể là: - Đặc trưng về Trường: luận án tập trung miêu tả các kiểu quá trình chuyển tác và các chu cảnh chuyển tác để thực hiện chức năng kinh nghiệm. - Đặc trưng về Không khí: luận án tập nghiên cứu Thức với các kiểu cú phân theo mục đích nói năng và Tình thái qua các yếu tố tình thái. -Đặc trưng về Cách thức: luận án tập trung nghiên cứu cách thức tổ chức diễn ngôn thông qua các đặc điểm của cấu trúc Đề-Thuyết và liên kết logic trong văn bản. 4. Ngữ liệu nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi lựa chọn và khảo sát nguồn ngữ liệu là các bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt với các lĩnh vực đa dạng như tài chính doanh nghiệp, tài chính công, thuế, kế toán, xuất nhập khẩu - Tổng số bài báo được thu thập là 100 bài báo bao gồm 50 bài báo tiếng Anh và 50 bài báo tiếng Việt được thu thập từ năm 2003-2020. Các bài báo của tạp chí tài chính được lấy từ nhiều nguồn tạp chí đáng tin cậy bằng tiếng Anh và tiếng Việt tiêu biểu như sau: 5 Tiếng Anh: +Journal of Corporate Finance +Review of Radical Political Economics +Journal of Banking&Finance +European Journal of Operational Research + Australian Journal of Management +The Quarterly Review of Economics and Finance +Journal of Economic Surveys +Journal of Economic Methodology +International Review of Financial Analysis + Journal of Social Theory +Review of Finance -Tiếng Việt +Tạp chí Tài chính-Bộ Tài chính +Tạp chí Phát triển Kinh tế- Trường Đại học Kinh tế TP.HCM +Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á +Tạp chí Kinh tế& Phát triển +Tạp chí Khoa học& Đào tạo Ngân hàng-Học viện Ngân hàng +Tạp chí Phát triển Kinh tế Các bài báo của tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt được viết và in ấn theo đúng thể thức của tạp chí khoa học. Các tạp chí luận án chọn để nghiên cứu đều là tạp chí liên quan đến lĩnh vực tài chính,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_doi_chieu_ngon_ngu_cua_bai_bao_tap_chi_tai_chinh_tie.pdf
  • pdfQD_NguyenThiThanhHoa.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenThiThanhHoa.pdf
  • pdfTT NguyenThiThanhHoa.pdf
Luận văn liên quan